Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU



tải về 1.54 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghệ An là một tỉnh lớn có điều kiện và tiềm năng để phát triển các mặt hàng xuất khẩu đa dạng từ sản phẩm nông sản nhiệt đới, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, vật liệu xây dựng và các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, dày da, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm nhỏ và thiếu ổn định. Từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, các hình thức đầu tư và LDVNN ở Nghệ An đã bắt đầu phát triển, đã có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và cho SXHXK.Tuy vậy trong quá trình hình thành và phát triển vẫn còn nhiều mặt mâu thuẫn và tồn tại, mâu thuẫn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng kém phát triển và sự bất hợp lý về cơ cấu đầu tư; mâu thuẫn giữa trình độ sản xuất trong nước và nước ngoài và tồn tại lớn nhất là các dự án LDVNN hiệu quả thấp, thậm chí gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp và địa phương.

Có nhiều nguyên nhân nhưng về cơ bản có những nguyên nhân chính như sau: Do những khó khăn khách quan trong sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản xuất khẩu (lợi nhuận thấp, rủi ro cao) đồng thời thiếu những chính sách khuyến khích hỗ trợ đúng mức cho SXHXK để tạo ra động lực thúc đẩy đầu tư và LDVNN. Quá trình quản lý vĩ mô và hướng dẫn thực hiện của các ngành địa phương cũng còn nhiều bất cập chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho các hình đầu tư LD phát triển. Nhưng nguyên nhân cơ bản là sự yếu kém của các doanh nghiệp địa phương trong quá trình lựa chọn các đối tác nước ngoài, việc thực hiện các quy trình thành lập và tham gia vào quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh trong các LD. Để phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, trong thời gian tới cần có những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết được những mâu thuẫn và khắc phục được những tồn tại trên.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC
LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG SẢN XUẤT
HÀNG XUẤT KHẨU Ở NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY




3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC HIỆN NAY - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

Việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK của Nghệ An cũng như cả nước có rất nhiều hạn chế mà hơn mười năm đổi mới vừa qua khắc phục chưa được bao nhiêu, nếu không nhận thức đúng đặc điểm của bối cảnh quốc tế hiện nay và những năm đầu của thập niên kỷ mới để có giải pháp tích cực thì những hạn chế đó vẫn còn tồn tại và làm cho việc phát triển các hình thức LDVNN đi lệch hướng, không những kém thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu phát triển mà còn làm khó khăn thêm cho các ngành hàng sản xuất trong nước. Bởi vậy về nguyên tắc, tác giả phải xuất phát từ những cơ hội và thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay để làm căn cứ xác định phương hướng và các giải pháp thúc đẩy các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An phát triển.



3.1.1. Cơ hội

Một là, sự phát triển ở mức độ cao của công nghệ sinh học, lai tạo giống và biến đổi gien trong nông nghiệp đã làm cho năng suất các loại cây trồng và vật nuôi tăng lên đáng kể, đồng thời các loại hàng hóa chế biến từ sản phẩm của nó cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, thì những mặt tiêu cực của nó cũng không kém phần nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, sự phát triển bất thường của một số loại sinh vật có hại như nạn kiến, nạn sâu bệnh, nạn châu chấu ở châu Phi, nạn ốc vàng ở một số nước châu Á... đang có nguy cơ đe dọa toàn nhân loại. Các loại bệnh nan y như bệnh ung thư, bệnh máu trắng đang phổ biến và một số loại bệnh lạ khác xuất hiện mà nền y học thế giới đang phải bó tay. Đó là hậu quả tiêu cực của quá trình tạo giống, biến đổi gien và sự có mặt của một số loại hóa chất có hại trong các mặt hàng thực phẩm chế biến hiện nay. Mặt khác một số sản phẩm, cây trồng vật nuôi sau khi được lai tạo giống, biến đổi gien sản lượng lớn năng suất cao nhưng chất lượng và mùi vị lại thua kém xa nguồn gốc tự nhiên của nó. Vì vậy với sự phát triển cao của nền văn minh nhân loại, xu hướng tiêu dùng một số loại thực phẩm trên thế giới, nhất là các nước giàu đang hướng về các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên thuần túy. Đó là cơ hội cho các nước còn có nền nông nghiệp tự nhiên như Việt Nam phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm nông sản như lạc, vừng, cam, chanh, ớt, tỏi, các loại thịt gia súc, gia cầm, các loại hải sản như tôm, cá, mực... nếu được đầu tư phát triển tốt, áp dụng công thức bảo quản thu hái phù hợp vẫn có thể tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong thời gian sắp tới.

Hai là, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, đồng thời các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do tốc độ xây dựng và đô thị hóa ngày càng tăng. Dân số thế giới phát triển nhanh và xu hướng lao động thế giới đang chuyển dịch về các ngành công nghiệp, điện tử, tin học, viễn thông, dịch vụ, thương mại, du lịch,... có thu nhập cao và ổn định. Việc các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu bổ sung là tất yếu. Nghệ An cũng như một số địa phương khác trong cả nước đang còn nhiều nguồn tài nguyên có khả năng khai thác như đá vôi, đá vôi trắng, đá xây dựng, thiếc, gỗ, các loại hải sản tự nhiên, đồng thời khả năng phát triển các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như cà phê, chè, cao su, mía, ngô, sắn rất tiềm tàng... Nếu được điều tra khảo sát và quy hoạch chu đáo, có kế hoạch khai thác và phát triển một cách bền vững vẫn tạo ra được điều kiện để thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN vào phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Ba là, sự đổi mới căn bản của phương pháp sản xuất gắn với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ, tính chất quá độ được đặc trưng bởi kỹ thuật và công nghệ vốn đã từng tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong một thế kỷ qua không còn tác dụng tạo nên sự tăng trưởng mới. Có thể thấy tình hình này ở nhiều nước như: Mỹ, Nhật, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh... đó là khả năng sinh lời nội địa của tư bản và tỷ suất lợi nhuận đã đồng loạt giảm tới mức tới hạn do công nghệ truyền thống đã gặp phải những giới hạn như tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, vấn đề ô nhiễm môi trường, những giới hạn về thị trường, vòng đời của sản phẩm bị thu hẹp do tốc độ phát triển nhanh của sản xuất hàng hóa và tác động của công nghệ tin học. Những giới hạn nêu trên đã đặt ra yêu cầu phải thay thế công nghệ hiện có bằng kỹ thuật, công nghệ mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiêu hao ít nhiên liệu, ít ảnh hưởng và tác động đến môi trường. Đối với các nước phát triển, những yêu cầu này đặt ra hết sức cao. Vì vậy xu hướng các công ty đa quốc gia tìm đến các nước đang phát triển, các nước có khả năng nội sinh công nghệ hạn chế như Việt Nam để thực hiện các hình thức đầu tư LD và chuyển giao công nghệ vẫn còn phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc tiếp nhận các công nghệ từ nước ngoài vào phải có sự lựa chọn phù hợp và cân nhắc chu đáo. Nhưng đó vẫn là cơ hội cho các nước đi sau có được những công nghệ cần thiết mà ít phải tốn đến ngoại tệ hiếm hoi của mình.

Bốn là, việc hình thành khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo ra tính năng động đối với các hình thức đầu tư trực tiếp và LDVNN ở các nước thành viên của nó trong đó có Việt Nam. Điều đó có thể hiện trên các mặt sau:

+ Thứ nhất, dưới tác động của phân công lao động quốc tế trong nội bộ các nước ASEAN, các nước phải lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh đồng thời phải mở cửa thị trường của mình cho nhiều mặt hàng xuất khẩu từ ASEAN.

+ Thứ hai, dưới tác động của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (CEPT), chu chuyển mậu dịch giữa các nước ASEAN sẽ được thúc đẩy, các yếu tố đầu vào sẽ được dễ dàng và thuận lợi, giá thành sản phẩm cuối cùng sản xuất tại ASEAN sẽ giảm.

+ Thứ ba, để có cơ hội chiếm lĩnh được thị trường đáng kể ở ASEAN do mức tăng cơ học về dân số và được hưởng các điều kiện ưu đãi đối với các sản phẩm có nguồn gốc 40% từ ASEAN, các nhà đầu tư quốc tế sẽ tích cực đầu tư vào ASEAN và hình thức được ưa chuộng hơn cả là thành lập các công ty LD với các công ty của các nước thành viên ASEAN [13, tr 56-75].

Năm là, sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong tương lai là nhân tố quan trọng trong việc thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN bởi vì khi đó: hàng sản xuất tại Việt Nam không những có chi phí thấp (do có lợi thế về giá nhân công rẻ) mà còn được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu hàng sang các nước thuộc thị trường Bắc Mỹ, tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Bắc Mỹ đầy triển vọng.

3.1.2. Thách thức

Một là, nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế nước ta nói chung và xuất khẩu nói riêng sẽ ngày trở nên nặng nề nếu không tìm được giải pháp tích cực. Trong khi một bộ phận của thế giới mới có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có thì một số nước khác ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và châu Á trong đó có nước ta những gì cần phát triển lại chưa phát triển. Đặc điểm này đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước đi trước. Sự phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An không chỉ nằm trong nguy cơ này mà còn đứng trước nguy cơ đáng lo hơn là tụt hậu xa hơn so với sự phát triển chung của cả nước.

Hai là, sự cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) trong nội bộ các nước thành viên ASEAN khi gia nhập vào AFTA.

AFTA không tác động mạnh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước thành viên với nhau như đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp từ bên ngoài vào ASEAN. Vì thế quan hệ giữa các quốc gia ASEAN về việc thu hút vốn FDI sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn là sự hợp tác.



Xét trên góc độ ngành nghề thì AFTA gần như không ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành sản xuất phi vật chất (ngành dịch vụ). Đồng thời AFTA cũng ít ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp phi chế biến như công nghiệp xây dựng, công nghiệp khai thác, đánh bắt thủy sản và nông nghiệp. Ngược lại, AFTA tác động mạnh trực tiếp tới đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, hóa chất điện tử và vật liệu xây dựng. Hiện tại, Việt Nam có lợi thế so sánh đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may. Còn những ngành công nghiệp chế biến là những ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao, vốn lớn. Việc sản xuất các sản phẩm thuộc ngành này đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều năm và cần có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan. Một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaisia, Indonesia đã có nền tảng và điều kiện thuận lợi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành này. Các nước khác như Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ có trở ngại trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến khi tham gia AFTA. Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản, hải sản xuất khẩu ở Nghệ An.

Ba là, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ kéo dài trong khu vực. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực sẽ còn kéo dài trong 3 - 5 năm tới. Trong bối cảnh như vậy, việc thu hút đầu tư và phát triển SXHXK ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều mặt:

* Thứ nhất, trong khi chúng ta chưa thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững với những tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có tiềm năng về vốn và công nghệ thì đầu tư của các nước trong khu vực chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ kéo dài sẽ làm giảm sút vốn FDI từ các nước trong khu vực vào Việt Nam.

* Thứ hai, do tác động của khủng hoảng tài chính, tiền tệ, nhiều công ty, doanh nghiệp của các nước trong khu vực bị phá sản hàng loạt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại với giá rẻ các cổ tức sẵn có (không phải đầu tư thêm). Hơn nữa, do công nghiệp chế tạo các nước này phát triển, trình độ sản xuất và năng suất lao động cao hơn nên giá các nhân tố sản xuất rẻ hơn tương đối so với Việt Nam khiến cho các nhà đầu tư đổ vốn vào các nước này hơn là Việt Nam.

* Thứ ba, Do khủng hoảng tài chính, tiền tệ, trong quan hệ thương mại và xuất nhập khẩu, Việt Nam cũng phải chịu nhiều sức ép. Các nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaisia, Thái Lan chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mạnh hơn nhiều so với Việt Nam, đồng tiền mất giá khiến cho giá hàng xuất khẩu của họ giảm mạnh. Trong khi đó các nước này có nhiều mặt hàng xuất khẩu tương tự với Việt Nam. Mặt khác tương quan giữa nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN thường nằm trong tỷ lệ 35/25 (gấp 1,5 lần). Do đó làn sóng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng nhanh và xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm sút do sự cạnh tranh về giá xuất khẩu của các nước ASEAN khác (ngoài Việt Nam) sang các nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, Nhật, EU [13, tr 56-75]...

Như vậy, thị trường sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng bị thu hẹp, nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước bao gồm cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị đình đốn và khó khăn trong sản xuất nhất là các doanh nghiệp SXHXK làm giảm sức hấp dẫn đối với việc thu hút các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

Bốn là, tác động cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sức ép về giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và các khu vực khác.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, số nước có tăng trưởng khá là những điều kiện tạo ra sự ổn định về đầu tư. Tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi một cách nhanh chóng mẫu mã, chủng loại đi đôi với việc giảm giá mạnh các loại hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là một thách thức lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.



Năm là, việc cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT/AFTA giữa các nước thành viên ASEAN có tác động trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư cho
sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của các nước nói chung và của Nghệ An
nói riêng.

Theo Hiệp định CEPT/AFTA các mặt hàng xuất khẩu nông sản xuất khẩu thô như lạc, vừng, cà phê,... được xếp vào các mặt hàng "nhạy cảm" và "nhạy cảm cao", lịch trình cắt giảm thuế sẽ chậm hơn nhiều trong khi đó chỉ có Việt Nam là xuất khẩu các mặt hàng này sang các nước ASEAN khác chứ không có chiều ngược lại. Các nước này (trừ Lào, Campuchia, Mianma...) ở mức độ nào đó đang áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp bằng thuế nhập khẩu. Vì vậy việc chậm cắt giảm thuế các mặt hàng nông sản thô sẽ làm cho xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang các nước ASEAN sẽ gặp khó khăn. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản thô hiện nay vẫn đang còn chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Nghệ An. Vì vậy khả năng thu hút các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An do lịch trình cắt giảm thuế này sẽ gặp khó khăn nhiều hơn là thuận lợi.



Tóm lại, Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, cơ hội đối với việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An cũng như trong phạm vi cả nước là có, nhưng thách thức và khó khăn lại rất lớn. Trong thời gian sắp tới, Nghệ An cũng như trong phạm vi cả nước, nếu không có những quan điểm và định hướng phát triển đúng đắn phù hợp, khả năng thu hút các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài nói chung và các hình thức liên doanh SXHXK nói riêng sẽ còn tiếp tục giảm sút. Đồng thời hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án cũng khó được nâng cao. Việc tìm ra những giải pháp khắc phục được những mặt tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực là hết sức cần thiết cho đầu tư phát triển.

3.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

Trước bối cảnh của thời đại, để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế nhằm mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, mỗi địa phương cũng như cả nước nói chung phải biết phát huy vai trò của các hình thức tổ chức kinh tế trong một cơ chế thích hợp. Đối với hình thức LD, để đảm bảo đúng hướng và có hiệu quả, cần nắm vững các quan điểm cơ bản sau đây:



3.2.1. Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK phải trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh, tạo ra lợi ích tối đa cho địa phương và đất nước

Để khai thác các lợi thế so sánh của địa phương và đất nước khi tham gia vào thương mại quốc tế cũng như khai thác được sự tác động của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới nhằm mở rộng quy mô xuất khẩu sản phẩm, cần phải lựa chọn các hình thức đầu tư có hiệu quả. Trong quá trình phát triển các hình thức LD thời gian qua, Nghệ An mới chỉ chú trọng thu hút và tập trung vốn. Tuy đã xây dựng được một số liên doanh SXHXK nhưng mới chú ý đến công nghiệp khai thác và một vài sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng tận dụng lao động giá rẻ. Đó mới chỉ là một phương diện. Một phương diện rất quan trọng chưa được chú ý và hướng đến cần phải có là quan điểm phát triển nền nông nghiệp sinh thái, chất lượng cao và các ngành công nghiệp mới, nhất là công nghiệp điện tử và tin học. Nghệ An và cả nước ta có nhiều lợi thế về các ngành này.

Trong khi nhấn mạnh quan điểm coi trọng phát triển các hình thức liên doanh SXHXK, phải triệt để khai thác và phát huy lợi thế so sánh, cần phê phán và loại trừ những biểu hiện phát triển doanh nghiệp LD ở bất cứ ngành nghề nào miễn là tập trung, thu hút được vốn. Bài học vừa qua cho thấy do không đánh giá đúng lợi thế so sánh nên việc xây dựng doanh nghiệp LD lúc đầu là nhằm xuất khẩu sản phẩm, nhưng về sau - khi đã xây dựng xong và đi vào hoạt động - lại chỉ là thay thế nhập khẩu trong điều kiện có bảo hộ bởi hàng rào phi thuế quan và thuế quan cao.


  • Quan điểm khai thác triệt để lợi thế so sánh tạo ra lợi ích tối đa cho đất nước trong phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có ý nghĩa định hướng việc lựa chọn ngành, sản phẩm và lĩnh vực LD.

3.2.2. Gắn phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH

Phát triển hình thức LDVNN trong SXHXK không chỉ là hình thức tập trung vốn cho mở rộng đầu tư triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mà còn là giải pháp về việc làm, mở rộng năng lực khai thác các nguồn lực tự nhiên, tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu, qua đó mà tạo ra tiềm lực công nghệ và tài chính, tạo nguồn ngoại tệ cho đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Nếu trước đây chúng ta tiến hành CNH hướng nội trên cơ sở tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính đồng thời tranh thủ sự viện trợ của các nước XHCN anh em, thì ngày nay quan điểm chiến lược CNH, HĐH được xác định là hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Đây là một chiến lược đúng đắn, cho phép phát huy lợi thế của nước đi sau trong phát triển công nghiệp để rút ngắn đáng kể thời gian, sớm có được nền công nghiệp hiện đại. Gắn phát triển các LDVNN trong SXHXK với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trước hết phải thể hiện thông qua việc thực hiện quan điểm chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp LD phải trở thành lực lượng "đầu tàu" trong việc thu hút và tập trung vốn, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phải hướng mục đích của các hình thức LDVNN trong SXHXK đến với quá trình trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế quốc dân để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và quốc tế. Tức là nội dung cơ bản của CNH, HĐH sẽ được thực hiện thông qua nhiều hình thức tổ chức kinh tế, trong đó có hình thức LD.

Việc quán triệt quan điểm này đòi hỏi phải chống tư tưởng LD chỉ vì lợi ích trước mắt, vì bản thân các đối tác LD mà thiếu quan tâm đến yêu cầu phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế và nhiệm vụ trọng đại của toàn dân tộc đang phải triển khai thực hiện là đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.



3.2.3. Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK phải trên cơ sở đa dạng hóa về chế độ sở hữu, phát huy cao độ nội lực của dân tộc, khai thác tối đa thế mạnh của các vùng và các ngành sản xuất

Trong các hình thức LDVNN hiện nay, hầu hết các đối tác trong nước đều từ các doanh nghiệp nhà nước, đó là một hạn chế lớn gây ảnh hưởng đến việc huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cho phát triển kinh tế nói chung và cho sản xuất khẩu nói riêng. Vì vậy trong thời gian sắp tới để phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK cần chú ý các mặt sau:

Phải đa dạng hóa chế độ sở hữu, kể cả đan xen về chế độ sở hữu ngay trong mỗi doanh nghiệp LD. Ở đó, có thể các đối tác là các doanh nghiệp cùng thuộc một loại hình sở hữu (chẳng hạn các doanh nghiệp nhà nước LD với nhau, hoặc các đối tác là doanh nghiệp tư nhân LD với nhau v.v...) và cũng có thể là các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau (chẳng hạn, LD giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư bản nước ngoài...). Sự LD trên cơ sở đa dạng về chế độ sở hữu như vậy là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta về phát triển nền kinh tế nhiều ngành nhiều thành phần. Và chỉ như vậy mới huy động được các nguồn nội lực, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, gắn kết với các nguồn nội lực để thúc đẩy phát triển.

Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện đang tồn tại các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể của những tiểu chủ trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ, sở hữu tư bản tư nhân và sở hữu hỗn hợp giữa các hình thức kinh tế tư bản nhà nước, trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo, có vị trí hết sức quan trọng. Việc tổ chức các hình thức LDVNN trong SXHXK trong từng thời gian không nên câu nệ về quan hệ tỷ lệ giữa các hình thức sở hữu và sự đan xen có mặt tất cả các hình thức sở hữu tại một doanh nghiệp. Ngoại trừ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu, then chốt mà sở hữu nhà nước phải nắm tỷ lệ khống chế trong doanh nghiệp LD, còn các doanh nghiệp LD khác không nên quy định về tỷ lệ sở hữu của mỗi thành phần kinh tế tham gia LD, miễn sao LD đó ra đời và hoạt động phù hợp với pháp luật, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.



3.2.4. Phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK trên cơ sở đa dạng hóa về thị trường và đa phương hóa về đối tác

Để thực hiện tốt chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, bên cạnh các hình thức đầu tư khác, cần đẩy mạnh phát triển hình thức LD cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng tức là các doanh nghiệp LD ngày càng tăng lên không chỉ ở khu vực doanh nghiệp nhà nước mà còn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không chỉ là các LD thuần túy SXHXK mà còn các hình thức LD khác như thương mại, dịch vụ, LD tổng hợp cả sản xuất và tiêu thụ, liên doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực... Về chất lượng tức là các doanh nghiệp LD được thành lập phải có nội dung hoạt động, phải thể hiện khả năng hoạt động ổn định, các khoản lợi ích mà doanh nghiệp LD thu được cho mình và tạo ra cho đất nước ngày càng tăng; trong các LDVNN, phía Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng lớn, tiềm lực công nghệ hiện đại cũng như các ngành mũi nhọn được hình thành; tiềm lực xuất khẩu cho đất nước qua LD được mở rộng.

Muốn vậy, phải gắn phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK với chiến lược đa dạng hóa về thị trường và đa phương hóa về đối tác. Đa dạng hóa về thị trường là nhằm mở rộng thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

Đa phương hóa về đối tác là đòi hỏi bức xúc của xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và những năm tiếp theo. Để vận động theo xu thế này và cũng là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, trong quan hệ LD cần phải ra sức mở rộng quan hệ thị trường và đối tác nước ngoài. Giữ vững và tạo thêm quan hệ với các đối tác truyền thống, tìm kiếm đối tác trên thị trường mới. Đặc biệt, cần chủ động góp vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để tiếp nhận chuyển giao "công nghệ gốc". Mở rộng LD với các đối tác thuộc các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các nước Bắc Âu...



Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương