Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU


Quan điểm và chính sách phát triển các hình thức LDVNN của Đảng và Nhà nước ta



tải về 1.54 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.4.2. Quan điểm và chính sách phát triển các hình thức LDVNN của Đảng và Nhà nước ta

Tháng 12 năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành. Trong đó quy định để thành lập xí nghiệp LD, phía nước ngoài có thể góp vốn pháp định bằng: Tiền nước ngoài; Nhà xưởng, các công trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc, dụng cụ, bộ phận rời; bằng sáng chế; bí quyết kỹ thuật; quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.

- Các bên còn có thể thỏa thuận góp vốn bằng nhiều hình thức khác.

- Phần góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất, nhưng không dưới 30% vốn pháp định.

- Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm. Trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn.

- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức từ 15% - 25% lợi nhuận thu được.

Các xí nghiệp SXHXK, hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được, có thể miễn được thuế lợi tức trong thời gian tối đa là hai năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo [57, tr. 288-295].

Về cơ bản, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành vào tháng 12/1987 đã tạo môi trường thuận lợi và tạo cơ sở pháp lý cho các hình thức đầu tư và LD với nước ngoài phát triển. Với mức thuế lợi tức phải nộp từ 15% - 25% lợi nhuận thu được so với mức thuế lợi tức các doanh nghiệp trong nước phải nộp (từ 30 - 45%) trong thời gian đó và so với các nước trong khu vực đây là mức thuế ưu đãi. Luật cũng không hạn chế tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài vào các LD.

Trong thời gian này một số dự án LDVNN đã được triển khai trong ngành thăm dò và khai thác dầu khí, lắp ráp hàng điện tử (công ty điện tử HANEL), các dự án nuôi trồng thủy sản (công ty LD nuôi tôm xuất khẩu Nha Trang)... và một số dự án xây dựng khách sạn, công nghiệp nặng khác

Tuy nhiên, Luật này vẫn còn hạn chế: Thứ nhất luật quy định chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực nhất định và các lĩnh vực này phải do cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài công bố. Các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Đây là những quy định mang tính chất hành chính bao cấp; thứ hai, chưa có định hướng rõ về sự ưu đãi đầu tư theo vùng và theo ngành. Đối với SXHXK chỉ có một ưu đãi duy nhất được đề cập là miễn thuế lợi tức trong 2 năm và 50% trong 2 năm tiếp theo để khi có lãi. Với mức thuế lợi tức từ 15 - 20% thì việc miễn giảm này rất ít có ý nghĩa.

Thời kỳ 1991 - 1996 tình hình quốc tế có những thay đổi lớn. Liên Xô và hệ thống các nước XHCN Đông Âu tan vỡ, chúng ta mất hẳn sự giúp đỡ và hợp tác tương trợ kinh tế từ các nước XHCN anh em. Nguồn vốn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá đã chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên. Thị trường xuất nhập khẩu bị đảo lộn và thay đổi đột ngột. Trong một thời gian ngắn, chúng ta phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống sang thị trường mới; chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá trị của thị trường thế giới.

Song chúng ta cũng có những thuận lợi mới. Quan hệ đối ngoại của nước ta ngày càng mở rộng, trong đó quan hệ với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Indonesia, Malaixia được cải thiện tạo thêm khả năng để mở rộng thị trường và tham gia ngày càng sâu hơn vào sự phân công lao động quốc tế, thu hút nguồn vốn và kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của thế giới để xây dựng đất nước. Nhưng đối với quan hệ đối ngoại và thị trường mới này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên thích ứng với những khắt khe về chất lượng hiệu quả, về quy chế và luật pháp kinh doanh của thị trường thế giới [4, tr. 58-59].

Vì vậy, để mở rộng kinh tế đối ngoại và phát triển xuất nhập khẩu Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định:

Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Huy động tiềm năng của nền kinh tế, phát huy lợi thế tương đối, vừa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước, vừa hướng mạnh về xuất khẩu. Tiếp tục coi trọng các thị trường truyền thống, đồng thời nhanh chóng thâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường khu vực. Cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu mỏ, nông sản, thủy sản. Sớm tạo được một số mặt hàng gia công, lắp ráp, chế biến có công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh trong xuất khẩu... Mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia, phát triển hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Có chính sách thu hút tư sản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết vào lĩnh vực sản xuất, dưới nhiều hình thức [4, tr. 64].

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đại hội VII, năm 1992 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi và điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi và thực sự khuyến khích các hình thức đầu tư LDVNN vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các ngành hàng sử dụng nhiều lao động, sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu, xây dựng hạ tầng, công nghiệp nặng, khai khoáng, luyện kim, trồng cây lâu năm và trồng rừng, các dự án đầu tư vào vùng miền núi và các địa bàn kinh tế khó khăn.

Trong Luật sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1992, để bổ sung các nguồn lực cần thiết cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển SXHXK, Luật này đã mở rộng thêm các hình thức đầu tư trực tiếp như sau:

Quy định "Khu chế xuất" là khu công nghiệp chuyên SXHXK, thực hiện các dịch vụ cho SXHXK và hoạt động xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ quyết định thành lập.

"Xí nghiệp chế xuất" là xí nghiệp được thành lập và hoạt động trong phạm vi khu chế xuất.

" Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao" là văn bản ký kết giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng, khai thác, kinh doanh công trình hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, tổ chức cá nhân nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam.

Các khu chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và được hưởng các ưu đãi khác tùy vào từng loại khu chế xuất.

Trong Nghị định số 18-CP ngày 16/04/1993 của Chính phủ đã quy định chi tiết về các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các vấn đề về chuyển giao công nghệ, tổ chức kinh doanh, quan hệ lao động và các vấn đề về tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Về thuế nhập khẩu, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu trong những trường hợp sau:

1- Thiết bị, máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp, hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2- Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư nhập khẩu. Đối với những hàng hóa này khi nhập khẩu vào Việt Nam phải tạm nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế với tỷ lệ xuất khẩu tương ứng.

3- Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... do bên nước ngoài dùng để góp vốn pháp định của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc dùng làm vốn ban đầu để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.

Về quản lý Ngoại hối: Trừ những trường hợp cá biệt như sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các nguồn thu bằng tiền nước ngoài từ xuất khẩu từ các nguồn thu hợp pháp khác, phải đáp ứng được các khoản chi bằng tiền nước ngoài của xí nghiệp, kể cả lợi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài [57, tr. 340-343].

Để khuyến khích sản xuất xuất khẩu, Nghị định số 33-CP ngày 19/04/1994 của Chính phủ cho phép tất cả hàng hóa đều được xuất khẩu, nhập khẩu trừ một số danh mục như hàng cấm xuất, cấm nhập, hàng quản lý bằng hạn ngạch, hàng chuyên dụng, hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt Nghị định đã bãi bỏ chế độ đặc quyền về xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp nhà nước chuyên doanh xuất nhập khẩu như trước đây mà cho phép tất cả các doanh nghiệp đều có thể là doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu nếu bảo đảm những điều kiện sau:

- Thành lập theo đúng luật pháp hiện hành

- Có mức vốn lưu động tương đương 200.000USD (ở các tỉnh miền núi là các tỉnh khó khăn là 100.000USD)

- Hoạt động đúng ngành nghề đăng ký

- Có đội ngũ cán bộ có trình độ

Riêng doanh nghiệp sản xuất được quyền xuất khẩu trực tiếp hàng hóa do mình sản xuất và nhập khẩu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp không cần mức vốn theo quy định trên.

Để khuyến khích đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu Nghị định cũng quy định áp dụng thuế suất ưu đãi cho các trường hợp sau:

1- Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu đế tạo thêm năng lực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi năng lực sản xuất mới do các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng [34, tr 44].

Nghị định số 89-CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa từng chuyến trong đó có hàng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với những sửa đổi và điều chỉnh này luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các chính sách kinh tế vĩ mô đã thực sự thúc đẩy các hình thức đầu tư và LD với nước ngoài phát triển và tháo gỡ rất nhiều cho các LD sản xuất hàng xuất khẩu trong các thủ tục và quá trình thực hiện xuất nhập sản phẩm và hàng hóa của mình.

Tuy nhiên, trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian này vẫn còn nhiều bất cập như khung giá thuế đất theo quyết định 1477-TC/TCDN ngày 31/12/1994 của Bộ Tài chính vẫn còn cao. Các trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc vì chưa có quy định về tính giá trị (thương quyền) của quyền sử dụng đất. Các ưu đãi về thuế lợi tức còn tràn lan và quá nhiều mức dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng, ít có hiệu lực khuyến khích trong thực tế. Việc hoàn thuế các loại thuế nhập khẩu thiết bị, phương tiện tạo tài sản cố định và nguyên liệu nhập khẩu cho xuất khẩu còn quá phức tạp và chậm trễ gây khó khăn phiền hà cho các doanh nghiệp.



* Luật đầu tư nước ngoài được ban hành lại vào ngày 12/11/1996 và được quy định chi tiết trong Nghị định số 12-CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ.

Về cơ bản Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi được ban hành lại và được sửa đổi có những điểm cần chú ý sau:

Mở rộng đối tượng tham gia hợp tác đầu tư, ngoài các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật công ty còn có các hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân.

* Khuyến khích và ưu đãi đối với các dự án có chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến và hiện đại, tuy nhiên Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định như sau:

Công nghệ chuyển giao vào Việt Nam để thực hiện dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Là công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuất khẩu.

b) Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất.

c) Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và an toàn lao động.

Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới hình thức góp vốn hoặc mua công nghệ nhưng giá trị công nghệ để góp vốn không vượt quá 20% vốn pháp định.

* Thiết bị máy móc vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được tổ chức giám định trước khi lắp đặt.

* Các gói thầu xây dựng phải được tổ chức đấu thầu theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

* Quy định giá thuê đất được ổn định tối thiểu là 5 năm, khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15%.

Trường hợp bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp LD góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận trên cơ sở khung giá thuê đất do Bộ Tài chính quy định.

Khung giá thuê đất được Bộ Tài chính tiếp tục giảm theo quyết định số 179/1998/QĐ-BTC ngày 24/2/1998 cho phù hợp với tình hình thực tế và tăng sức hấp dẫn đầu tư.

* Luật mở rộng đối tượng, tăng mức và thời gian ưu đãi đối với thuế thu nhập cho các dự án đầu tư LDVNN, riêng các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, thuế nhập khẩu được giảm như sau:

- 20% Đối với dự án xuất khẩu ít nhất là 20% trở lên.

- 15% Đối với dự án xuất khẩu ít nhất 80% trở lên

- 10% Đối với các dự án xuất khẩu 100% (dự án đặc biệt khuyến khích)

Mức thuế suất lợi tức 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh [34, tr. 738].

* Ngày 7/6/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 386/Ttg phân cấp cho một số tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương... được quyền xem xét và cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 27 và 28/10/1997 Bộ trưởng Bộ Thương mại ký các quyết định từ 0901TM/XNK đến 0911-TM/XNK ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất cấp Tỉnh xét duyệt...Kế hoạch và quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất.

Các quyết định này đã thực sự đã đơn giản hóa các thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư liên doanh SXHXK và doanh nghiệp chế xuất thực hiện kế hoạch sản xuất và triển khai các hoạt động xuất khẩu của mình.

Để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực, Nghị định số 10-1998/NĐ/CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành đã tháo gỡ được một số vấn đề mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các liên doanh SXHXK còn băn khoăn trong quá trình thực hiện như vấn đề hoàn thuế nguyên liệu SXHXK, vấn đề thẩm định và xét duyệt của các cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm về cung cấp các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, vấn đề thanh tra kiểm tra doanh nghiệp

Quyết định 53/1999/QĐ-Ttg ngày 26/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định các chuyên gia, công chức, người lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng các phương tiện như điện thoại, điện sinh hoạt, nước, ăn ở... cùng một giá như giá của công dân Việt Nam thanh toán. Mức lương tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định bằng đồng tiền Việt Nam. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, linh kiện rời... khi nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ngoài việc miễn thuế nhập khẩu còn được miễn thuế giá trị gia tăng.

Với quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ khi ra đời đến nay, sau quá trình triển khai trong thực tế phát triển và hoạt động của các dự án đầu tư LDVNN, đã được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Luật đầu tư nước ngoài cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai... đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, cho đến ngày 1/6/1999, đã có 2.663 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 35.371 triệu USD. Trong các dự án đầu tư trực tiếp hình thức thành lập các xí nghiệp LD chiếm gần 50% tính theo số dự án và 61,1% tính theo số vốn đầu tư.

Nhìn lại hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các LD nói riêng, trong hơn 10 năm qua có thể thấy rằng khu vực kinh tế này đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận quan trọng cho đầu tư phát triển, là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung và cho SXHXK khẩu nói riêng. Năm 1998, các doanh nghiệp này đã đóng góp một số vốn gần 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các hình thức đầu tư nước ngoài nói chung và các dự án LD nói riêng đã tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý và đào tạo tay nghề cho công nhân, phát triển lực lượng sản xuất, tạo điều kiện để khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước để phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nếu như trong các năm 1988 - 1991 khu vực này mới đạt doanh thu 192 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 52 triệu USD mới chiếm 27,1% và chiếm tỷ trọng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì năm 1998 đã đạt 3 tỷ USD và xuất khẩu đạt 1,990 tỷ USD chiếm 66,3%. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã từ 2 tỷ USD năm 1991 vượt lên hơn 9 tỷ vào năm 1998 và 11 tỷ vào năm 1999, trong đó các dự án đầu tư và LDVNN đóng góp 21,5%.

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài so với xuất khẩu của cả nước


%




21,5

21,3

27




19,5

18




10,8




8,1

8,6

9




4,3

3,9




0,7




0




88-1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 6 th/ 1999



Bảng 1.3: Doanh thu và xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài




Doanh thu
(triệu USD)

Xuất khẩu
(triệu USD)

Tỷ lệ xuất khẩu
với doanh thu %

1988 - 1991

1992


1993

1994


1995

1996


1997

1998


6 tháng 1999

192

230


358

850


1.277

1.675


2.150

3.000


2.079*

52

112


115

350


440

786


1.790

1.990


1.076

27,1

48,7


32,1

41,2


34,5

46,9


83,3

66,3


51,76*

Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương