Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU


Khái niệm về hình thức liên doanh



tải về 1.54 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.1.2. Khái niệm về hình thức liên doanh

Cho đến nay có nhiều tác phẩm đề cập đến hình thức LD, đặc biệt là các nhà kinh tế học tư sản. J.H.Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh" cho rằng:

LD là một quan hệ bạn hàng tạm thời nhưng đôi khi có tính chất lâu dài được thành lập từ hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định trong đó có rủi ro và thua lỗ nhưng vẫn có thể mong đợi một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Các bên liên doanh cùng chia sẻ các khoản chi phí và lợi nhuận theo các tỷ lệ được thỏa thuận 98, tr. 218.

Quan niệm trên xác định một LD phải được hình thành ít nhất từ hai công ty khác nhau. Động lực để một LD được thành lập là lợi nhuận. Trách nhiệm, mức độ hưởng lợi nhuận cũng như rủi ro được phân chia cho các bên tham gia LD theo tỷ lệ vốn góp đã thỏa thuận. Tuy nhiên, quan niệm của J.H.Adam vẫn chưa được đề cập đến khía cạnh pháp lý - một yếu tố không thể thiếu được để duy trì quan hệ giữa các bên tham gia và điều tiết lợi ích giữa chúng.

- Trong Luật kinh doanh của Mỹ có nêu "LD là một quan hệ bạn hàng trong đó hai hay nhiều chủ thể cùng đóng góp lao động hoặc tài sản để thực hiện một mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ các khoản lợi nhuận và rủi ro ngang nhau hoặc do các bên thỏa thuận" 99, tr. 669.

Giống quan niệm của J.H.Adam, điều luật này nêu rõ một LD phải có ít nhất là hai hay hơn hai đối tác tham gia, không loại trừ đó là các đối tác cùng quốc tịch hay khác quốc tịch. Điểm mới của điều luật này ở chỗ nó đã đề cập đến khía cạnh sở hữu của LD. Các bên tham gia là các chủ đóng góp tài sản để cùng sở hữu tài sản của LD. Song ở đây khía cạnh pháp lý của LD còn mờ nhạt.

Trong Từ điển kinh tế "The Happen Colling Dictionary Economics" xuất bản năm 1991 có đề cập "LD là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và Chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. LD làm cho tổng số nguồn được sử dụng lớn hơn trong việc ứng dụng hàng hóa và dịch vụ, và có thể có hiệu quả đặc biệt trong việc khai thác nguồn bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp tri thức về quá trình sản xuất và đóng góp kiến thức về thị trường" [52, tr. 8].

Quan điểm này cho rằng các bên tham gia LD có thể là các hãng, các công ty nhưng có thể một bên là một công ty nhưng bên kia là một chính phủ của một quốc gia. Tài sản đóng góp vào LD có thể là tiền vốn, tài sản hữu hình nhưng cũng có thể là tài sản vô hình như tri thức, kiến thức về thị trường. Tuy vậy, quan niệm này mới chỉ dừng lại ở LD với sự tham gia của hai bên. Khía cạnh pháp lý của nó chưa được đề cập thích đáng. Hơn nữa LD không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, mà còn cả trong hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OECD) cho rằng:

"Trên quan điểm cạnh tranh, LD là một hình thức nằm giữa hợp đồng và liên minh trong đó hai hoặc nhiều công ty liên kết hoạt động với nhau trong một hoặc hơn các lĩnh vực sau đây:



a. Tiến hành các hoạt động mua bán.

b. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển hoặc điều hành các hoạt động sản xuất.

c. Nghiên cứu và triển khai

d. Hoạt động chế tạo và xây dựng 102, tr. 11.

Cách hiểu này cho thấy LD không phải là một quan hệ hợp đồng đơn giản, nó phải cao hơn quan hệ này; đồng thời LD cũng không phải là một quan hệ có tính chất liên minh đầy đủ và chặt chẽ giữa các bên với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do nằm giữa quan hệ hợp đồng và liên minh nên liên doanh có thể được hình thành ở một hoặc hơn các lĩnh vực thương mại, sản xuất, khoa học - kỹ thuật...

Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ thuộc Trường Đại học tổng hợp America lại đưa ra quan niệm nêu rõ tính chất đa dạng của đối tác tham gia LD:

LD là những thỏa thuận kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều công ty hoặc thực thể kinh doanh kết hợp với nhau để hình thành một hoạt động kinh doanh nhất định. Các LD có thể được thành lập giữa hai công ty đa quốc gia, giữa một công ty đa quốc gia và Chính phủ, hoặc giữa các công ty đa quốc gia với các nhà kinh doanh địa phương [101, tr. 5].

Ở nước ta, trong "Từ điển tiếng Việt", LD được hiểu một cách tổng quát, đó là "cùng nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên".

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các công ty và tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với các hình thức sau:

1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2- Xí nghiệp hoặc công ty LD, gọi chung là xí nghiệp LD.

3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Và một số hình thức khác bổ sung sau này.

Trong đó hình thức "xí nghiệp LD" được quy định như sau: "xí nghiệp LD" là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng LD hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp LD hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng LD.

Và hợp đồng hợp tác kinh doanh là "hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia sản phẩm và các hình thức hợp tác khác.

Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và quan hệ giữa các bên do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Như vậy về bản chất, hình thức thành lập xí nghiệp LD và hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đều có thể được xem là các hình thức LD với nước ngoài trên cơ sở pháp lý là hợp đồng LD, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài...



Tóm lại, từ những luận điểm trên và qua việc nghiên cứu bản chất của các hình thức LD có thể đưa ra một khái niệm chung về các hình thức LD như sau: Liên doanh là một hình thức phối hợp tổ chức các hoạt động kinh tế của hai bên hoặc nhiều bên cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch như tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, dịch vụ,xây dựng... nhằm đưa lại lợi ích lớn hơn cho các bên trong liên doanh. Nó được hình thành trên cơ sở sự tham gia thành lập, quản lý và sự đóng góp của các bên về vốn, tài sản hoặc một công đoạn sản xuất kinh doanh nào đó. Lợi nhuận rủi ro, trách nhiệm và quyền hạn của các đối tác liên doanh được phân chia theo mức độ đóng góp, đồng thời được thống nhất và bảo đảm bằng một hợp đồng liên doanh do các bên ký kết trên cơ sở pháp luật của quốc gia mà tại đó hình thức liên doanh được thành lập và hoạt động.

1.1.3. Đặc trưng của hình thức liên doanh

Qua việc nghiên cứu nguồn gốc sự ra đời và khái niệm của các hình thức LD, có thể nhận thấy các hình thức LD có những đặc trưng chủ yếu


như sau:

Một là, LD là một phạm trù kinh tế khách quan. Nó phản ánh những mối quan hệ nội tại khách quan xuất phát từ những lợi ích kinh tế khách quan giữa những chủ thể kinh tế. đồng thời nó phản ánh một quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ và phạm vi của sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh.

Hai là, đặc thù của các hình thức LD là phải cùng thực hiện sản xuất kinh doanh về một mặt hàng nào đó hoặc nghiên cứu triển khai trong một lĩnh vực nhất định.

Ba là, trong các hình thức LD các bên phải có một trong những hình thức tham gia sau: tham gia về quản lý, tham gia góp vốn, góp tài sản hoặc góp bằng việc hoàn thành một công đoạn sản xuất kinh doanh nào đó.

Bốn là, đặc trưng nổi bật của các hình thức LD là lợi nhuận rủi ro, trách nhiệm và quyền hạn của các bên được phân chia theo mức độ đóng góp về tài sản, vốn và được bảo đảm bằng một hợp đồng LD theo đúng quy định của pháp luật tại quốc gia mà hình thức LD được thành lập và phát triển.

Với những đặc trưng này có thể phân biệt giữa hình thức LD với các hình thức quan hệ kinh tế khác như cho vay dài hạn, cho vay lãi suất ưu đãi, hợp đồng thương mại trao đổi hàng hóa với nhau lâu dài. Trong các hình thức này các bên có thể cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất hoặc có thể tiêu thụ hàng hóa cho nhau lâu dài và ứng trước vốn để hỗ trợ cho sản xuất nhưng không tham gia quản lý và không cùng điều hành sản xuất với nhau, không phân chia lợi nhuận và rủi ro.

Đặc trưng của các hình thức LD cũng được phân biệt với các hình thức thuê tài sản thiết bị, thuê mua tài chính hoặc thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong các hình thức này phía người cho thuê tài sản, đất đai hoặc các quốc gia cho thành lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được thu tiền thuê đất, tiền thuê tài sản, thậm chí là cả tiền thuế nhưng không phải chịu rủi ro tổn thất khi việc sản xuất kinh doanh bị đổ bể.

1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH

Trong thực tế hiện nay có nhiều cách phân loại các hình thức LD chẳng hạn:



- Ở Mỹ, LD có hai loại: hợp đồng LD và góp vốn LD. Hợp đồng LD là một hiệp hội gồm những cá nhân hay công ty nhằm tiến hành một dự án kinh doanh cụ thể. Góp vốn LD là hình thức thành lập một công ty cổ phần [26, tr. 550].

- Ở Thái Lan, LD tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, một quan hệ bạn hàng hay một hình thức phi công ty.

- Ở Hàn Quốc, có 5 hình thức LD là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm vô hạn, công ty có số thành viên trách nhiệm hữu hạn và vô hạn, quan hệ bạn hàng.

Từ thực tế có rất nhiều cách phân loại các hình thức LD nhưng về cơ bản có thể đề cập các hình thức LD theo các cách phân loại như sau:



1.2.1. Phân loại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

*Có các hình thức:



Một là, LD sản xuất, chế tạo, lắp ráp sản phẩm. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp các sản phẩm như điện tử, ôtô, máy bay... Nó đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo, thời gian thu hồi vốn kéo dài và quy mô thành lập doanh nghiệp lớn.

Hai là, LD chế biến sản phẩm. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành chế biến hàng nông sản và khoáng sản. Nó phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD. Các nước đang phát triển thường thông qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thường góp vốn, công nghệ chế biến vào LD, còn đối tác trong nước chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm, khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD.

Ba là, LD dịch vụ. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục... nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là hình thức LD cần ít vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn nhanh hơn so với LD trong các ngành sản xuất trực tiếp.

Bốn là, LD trong nghiên cứu và phát triển. Hình thức này được thành lập nhằm phối hợp hoạt động nghiên cứu và phát triển giữa các bộ phận nghiên cứu của các công ty, giữa các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học để đưa ra một thiết kế mới, một kiểu dáng công nghiệp mới của sản phẩm hoặc xây dựng chiến lược nghiên cứu và phát triển của một công ty hoặc một tập đoàn. Hình thức LD này tạo ra sản phẩm "chất xám" có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh của công ty, tập đoàn hoặc quốc gia trên thị trường. Việc thành lập LD này hay gặp phức tạp vì các bên tham gia không muốn góp bí quyết của mình vào LD.

1.2.2. Phân loại theo hình thức pháp lý

*Có hai hình thức cơ bản:



- LD theo hình thức thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng:

Trong hình thức này có các loại hình tổ chức pháp lý như sau:



Một là, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong hình thức này, các bên đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định vào vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cũng như hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp. Nó thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đang ở giai đoạn đầu hoạt động. Khi LD mở rộng quy mô, tăng vốn hoạt động thì hình thức này bộc lộ những hạn chế về cách thức tăng vốn và cơ chế điều hành.

Hai là, công ty cổ phần. Thường được áp dụng khi thành lập các LD có quy mô lớn và có triển vọng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ở đây, doanh nghiệp LD phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Cổ đông của LD hưởng thu nhập theo lợi tức cổ phần tham gia LD. Điều kiện để thành lập LD này là phải có thị trường vốn phát triển, nhất là thị trường chứng khoán.

Ba là, các tổ chức góp vốn hữu hạn hoặc công ty có sở hữu hoàn toàn. Đây là hình thức được thành lập trên cơ sở các thành viên góp vốn tiến hành thu hút vốn nhàn rỗi từ các thành viên khác không phải là các tổ chức kinh doanh hay pháp nhân. Ở một số nước phát triển, nếu một bên tham gia LD sở hữu trên 95% vốn thì LD được gọi là công ty góp vốn hữu hạn [38, tr. 66].

LD theo các hợp đồng hợp tác kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ.

Trong hình thức LD này không thành lập ra các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng, đồng thời có các dạng hợp đồng như sau:

+ Các hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh

+ Các hợp đồng về dịch vụ kỹ thuật

+ Các đại lý độc quyền và hợp đồng sử dụng chi nhánh

+ Các hợp đồng về xây dựng, marketing...

+ Các hợp đồng về quản lý.

1.2.3. Phân loại theo đối tác tham gia LD

*Có các hình thức:



Một là, LD với nước ngoài. Trong hình thức LD này các đối tác LD thuộc các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế từ các quốc gia khác nhau. Trong luận án này chủ yếu đề cập đến hình thức LDVNN trong SXHXK

Hai là, LD trong nước. Trong hình thức này các đối tác tham gia LD đều từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước.

Theo cách phân loại này còn có LD hai bên LD nhiều bên tùy theo số lượng đối tác tham gia



1.2.4. Phân loại theo mức độ tham gia của các bên vào một LD

Có các hình thức:



Một là, LD toàn bộ. Là hình thức mà công ty gốc tham gia toàn bộ vốn, năng lực sản xuất, kinh doanh đứng thành một bên trong LD. Thực chất, đó là một công ty nhỏ nhập vào một công ty khác có qui mô lớn hơn trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

Hai là, LD từng phần. Là hình thức chỉ có một bộ phận hoặc chi nhánh của công ty gốc (công ty mẹ) tham gia thành lập một LD. Trong trường hợp này, có thể một doanh nghiệp tham gia thành lập LD với nhiều bên khác nhau trong những dự án khác nhau. Đây là hình thức LD phổ biến mà các công ty đa quốc gia thường áp dụng ở các nước. Các công ty này thường có chiến lược kinh doanh đa dạng, đầu tư vào nhiều dự án khác nhau vào các nước với cơ cấu đầu tư khác nhau.

Ngoài các khía cạnh nêu trên, việc xác định các hình thức LD còn căn cứ vào các giai đoạn của quá trình tái sản xuất như LD cung cấp nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận, LD trong phân phối và tiêu thụ sản phẩm; hoặc căn cứ theo khu vực địa lý, theo các nhóm nước trên cơ sở tính theo thu nhập bình quân đầu người. Ví dụ, ở Nhật người ta chia ra thành LD ở khu vực Bắc Mỹ, LD ở khu vực Tây Âu, LD ở khu vực Châu Á... [38, tr. 66].

Như vậy, việc xác định một LD nào đó thuộc hình thức này hay hình thức khác chỉ có tính tương đối. Trong thực tế, các hình thức LD có quan hệ qua lại lẫn nhau, cùng phản ánh một thực thể kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế thị trường, phân biệt với các thực thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, việc phân biệt các hình thức LD là cần thiết và có ý nghĩa về phương pháp luận. Nó cung cấp căn cứ cho nhận thức và tổ chức thực tiễn để một nước, một địa phương cũng như một doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn phương thức LD thích hợp. Các hình thức LD trên hoàn toàn có thể áp dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

1.3.1. Xu hướng phát triển

Từ khi xuất hiện trong đời sống kinh tế các nước đến nay, hình thức LDVNN đã có quá trình phát triển và biến đổi về nhiều mặt. Về cơ bản, xu hướng phát triển của nó có những nét cơ bản như sau:



Một là, số lượng các LDVNN tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư của các nước.

Những LDVNN đầu tiên được thành lập gắn liền sự xuất hiện các dòng đầu tư quốc tế kể từ cuối thế kỷ XIX. Đó là sự có mặt của các công ty đa quốc gia trên thị trường nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên ở đó đem về nước như công ty dầu mỏ ở Mêhicô (công ty Standard Oil) của Rốccơpheolơ (từ năm 1870), liên minh khai thác đồng thuộc tập đoàn Nicken quốc tế, tập đoàn cao su Hoa Kỳ ở Sumatra, Tập đoàn Singer, National Cash Register Company, International Harvester (nay là Navistar) và Remington của Hoa Kỳ. Năm 1970, hãng xe hơi Daimler - Benz (Đức) được thành lập. Năm 1899, hãng này đã thành lập 1 xưởng lắp ráp ở Viên (Áo), sau đó lập những chi nhánh dưới hình thức công ty LD để chế tạo xe hơi. Năm 1888, một công ty Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức LD để lắp ráp, chế tạo xe hơi ở Canada, bởi vì ở đây thiết lập hàng rào thuế quan quá cao, nên các hãng này phải thâm nhập thị trường bằng hình thức LD. Những tập đoàn nêu trên, ngay từ buổi đầu thành lập đã tồn tại dưới hình thức LD chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thu lợi nhuận bổ sung từ các thị trường nước ngoài.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, khối lượng mậu dịch giữa các nước cũng như dòng vốn đầu tư quốc tế tăng nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho việc thành lập các doanh nghiệp LD nhất là LDVNN trở thành sự lựa chọn có tính sống còn về mặt chiến lược của các công ty trên thị trường. Số lượng các LDVNN tăng nhanh cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới.. Chẳng hạn, cho đến tháng 6/1991, trong số 34.090 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc thì số dự án LD là 19.524 (chiếm 57,3%) với tổng số vốn là 17,8 tỷ USD. Đến tháng 3 - 1991, số lượng các LD ở cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là 3.200, tăng gấp 3 lần so với 1 năm trước đó, tỷ trọng các LD trong nền kinh tế là 0,5% tổng giá trị sản phẩm xã hội. Hình thức LD thường thu hút khoảng 2/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [52, tr. 32-33].

Hơn một thập niên gần đây, bên cạnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, trên thế giới còn nổi lên xu hướng gia tăng các số lượng các nước hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế với một thị trường toàn cầu tự do hóa. Các nhiệm vụ kinh tế được phân chia dần giữa các quốc gia. Các nước sử dụng nguồn lực kinh tế (tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ...) trên quy mô toàn thế giới. Cạnh tranh quốc tế trở nên gay gắt, đặc biệt là giữa các trung tâm kinh tế thế giới và các nước công nghiệp mới, đã đẩy nhanh hơn nữa sự tăng lên về các LD. Các hình thức LDVNN đã trở thành vũ khí để vượt qua hàng rào thuế quan, thâm nhập thị trường mới, mở rộng qui mô sản xuất, "gia tốc" khả năng cạnh tranh của các công ty và thực hiện việc chuyển giao công nghệ. LDVNN trở thành mục tiêu chính của hợp tác kinh tế quốc tế, là giải pháp cho sự tồn tại của các công ty đa quốc gia trên thị trường thế giới.



Hai là, xu hướng LD ngày càng đa phương và đa dạng.

Nếu cách đây hơn một thế kỷ chỉ có các LD mà đối tác là các công ty đa quốc gia của các nước công nghiệp phát triển đầu tư vào thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên như lập đồn điền và khai thác khoáng sản xuất khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp ở chính quốc, thì sau chiến tranh thế giới lần thứ II, xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển và thực hiện LD thông qua các liên minh kinh tế trong từng khu vực nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí của hệ thống TBCN thế giới. Năm 1950, số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước tư bản phát triển chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài toàn thế giới; đến cuối thập kỷ 80, con số này là gần 80%. Từ đầu những năm 90 lại đây, cùng với xu hướng biến đổi của dòng vốn đầu tư trực tiếp, các hình thức LDVNN lại có xu hướng tăng lên giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau.

Có sự chuyển hướng này bởi vì: 1) Ở các nước phát triển đã xuất hiện tình trạng suy giảm lãi suất và lợi nhuận do suy thoái kinh tế mang tính chu kỳ, nên buộc phải tìm đến các nước đang phát triển - nơi có nhu cầu trong đầu tư; 2) Xu hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa quốc tế trong đầu tư; 3) Tác động trực tiếp bởi cách mạng khoa học - kỹ thuật buộc các nước công nghiệp phát triển phải thường xuyên thay thế, chuyển giao các thế hệ kỹ thuật và thiết bị lạc hậu; 4) Sự xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề mang tính toàn cầu buộc các nước phát triển phải có sự nhượng bộ, hợp tác với các nước đang phát triển;
5) Các nước đang phát triển đã có những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, có sự ổn định ở mức độ nhất định về kinh tế vĩ mô và thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN còn lại đã thông qua công cuộc cải cách, đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường mở cửa, các hình thức đầu tư quốc tế, trong đó có hình thức LDVNN có điều kiện phát triển. Trung Quốc có Luật đầu tư nước ngoài từ năm 1979, Cu Ba năm 1982, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1984. Từ đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; năm 1993 trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu các nước Châu Á với 20 tỷ USD và so với thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chiếm tới 1/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn thế giới vào các nước đang phát triển. Đến cuối tháng 8-1997, Trung Quốc đã phê chuẩn 297.000 dự án thành lập công ty có vốn nước ngoài, chủ yếu là LD, trong đó đã đi vào kinh doanh 145.000 công ty. Số công ty này xuất khẩu sản phẩm ước chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước [50, tr. 450].

Kể từ giữa những năm 80 còn diễn ra hình thức LD giữa các nền kinh tế CNH mới Châu Á với các nước, nhất là các nước trong cùng khu vực. Theo số liệu của Viện Kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 1994, Đài Loan đã đầu tư vào Indonexia một lượng vốn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 1993, lên tới 101 triệu USD. Tính đến tháng 7/1994 Singapore đầu tư 15 tỷ USD vào các nước Đông Nam Á. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á là nơi gia tăng mạnh mẽ lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1998 tiếp nhận 86 tỷ USD chiếm 51,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực các nước đang phát triển.

Cùng với xu hướng đa phương hóa là sự đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức hoạt động của LD. Các LD không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mà còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ. Có những LD chuyên môn hóa chỉ hoạt động trong một lĩnh vực như bán hàng hóa cho một tổ chức ngoại thương - hoạt động LD nhằm tìm kiếm thị trường nước ngoài mở rộng xuất khẩu. Có những LD chuyên môn hóa lĩnh vực cho thuê tài sản, hoặc làm những công việc có tính chất kỹ thuật, công nghệ (soạn thảo các dự án đầu tư, trao đổi bằng sáng chế, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất theo bằng sáng chế....). LD trong các ngành công nghiệp chế biến, trong các ngành công nghiệp khai thác. Gần đây còn phát triển hình thức LD kinh doanh tổng hợp cả sản xuất và tiêu thụ. Các LD phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau, từ LD có tính chất tức thời (thỏa thuận mềm dẻo giữa các bên thông qua một hợp đồng thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định), đến sự ra đời của một doanh nghiệp LD (với tư cách một thực thể thống nhất hoạt động trong một thời kỳ hàng chục năm). Các bên tham gia LD, ở hình thức đơn giản nhất, có thể chỉ có hai bên đối tác, sau đó mở rộng ra thành nhiều bên mang quốc tịch khác nhau. Số lượng LD không ngừng tăng lên và theo đó là xu hướng đa phương, đa dạng và kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực.



Ba là, cơ cấu LD thay đổi theo hướng tập trung vào công nghiệp chế biến, công nghệ cao và dịch vụ.

Đây là sự thay đổi mang tính thời đại. Do các nước đều muốn thực hiện chiến lược hiện đại hóa nền kinh tế của mình nên đều chú trọng đến biến đổi cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế được coi là hiện đại khi trong đó các ngành công nghiệp chế biến, và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Chiến lược này đã chi phối hoạt động đầu tư, trong đó đáng kể là đầu tư dưới hình thức LD.



Thêm vào đó là tình trạng "giá cánh kéo" trong xuất khẩu các sản phẩm thô và nguyên dạng so với xuất khẩu các sản phẩm chế biến và dịch vụ quốc tế (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Giá một số mặt hàng thô trên thị trường thế giới (1995-1999)

Mặt hàng

Thị trường

ĐVT

1995

1997

1999

Gạo 5% tấm

FOB Baang Kok

USD/tấn

323

308

248

Mỳ

Chicago

USD/tấn

155

135

98

Ngô

Chicago

USD/tấn

110

110

82,6

Đậu tương

Chicago

USD/tấn

255

281

175

Dầu lạc

Chicago

USD/tấn

993

1117

788

Cà phê Robusta

Luân Đôn

USD/tấn

2728

1660

1469

Cà phê Arabica

New York

USD/tấn

3213

4.307

2230

Cao su RSS1

CIF Châu Âu

GBP/tấn

1072

726

530*

Cao su RSS2

FOB Singapoe

SGD/tấn

2237

1489

1068

Dầu thô Brent

OFB Anh

USD/thùng

16,92

1945

17,72

Bông số 2

New York

USD/tấn

2105

1598

1223

Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương