Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU



tải về 1.54 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.54 Mb.
#24490
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Nguồn: Viện Kinh tế thế giới 1999.

Trong khi giá cả các sản phẩm thô, nhất là nông sản, trên thị trường thế giới có chiều hướng giảm mạnh thì giá cả của các sản phẩm chế biến và công nghiệp vẫn tương đối ổn định. Điều này làm cho giá cả tương đối của các sản phẩm thô giảm mạnh. Mặt khác, số lượng các sản phẩm thô và nguyên dạng do bị giới hạn bởi dự trữ tài nguyên và đặc điểm chu kỳ sống của sinh vật, nên không thể tăng đột biến trong thời gian ngắn, ngược lại đôi khi còn bấp bênh bởi việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trong khi đó, việc sản xuất các sản phẩm chế biến lại tương đối ổn định, ít bị lệ thuộc vào tự nhiên, có thể tăng nhanh năng suất và giá trị xuất khẩu nhờ việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ cao. Tình trạng"giá cánh kéo" gây bất lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô và nguyên dạng buộc các nước phải phát triển công nghiệp chế biến, phải dành nhiều ưu đãi cho nó nên đã tạo sức hấp dẫn thu hút các hình thức đầu tư và LD trong khu vực này.

Trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ cũng có xu hướng như vậy. Vào giữa thập kỷ 80, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới, trong đó dịch vụ ngân hàng và buôn bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ đến là đầu tư vào quảng cáo và giao thông vận tải.

Sở dĩ các LD được phát triển trong lĩnh vực này là vì: 1) Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đời sống vật chất ngày một cao, nên nhu cầu về các loại dịch vụ cho đời sống và sản xuất phải phát triển tương ứng; 2) Cùng với công nghiệp chế biến, kinh tế dịch vụ thường có thu nhập cao; 3) Do đặc tính kỹ thuật của lĩnh vực này mà người ta dễ thực hiện các hợp tác. Ví dụ, đi theo việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo, các nước xuất khẩu là các dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm.



Bốn là, xu hướng hai chiều trong LDVNN.

Từ cuối những năm 70 lại đây xuất hiện xu hướng hai chiều trong LDVNN, tức là một nước vừa thu hút đầu tư nước ngoài vào LD, vừa đầu tư ra nước ngoài thành lập LD ở đó. Theo số liệu của Viện Kinh tế thế giới, Mỹ là điển hình về xu hướng này. Trong khi là một chủ đầu tư lớn ra các nước (chiếm 17% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, năm 1997 đầu tư ra nước ngoài 110 tỷ USD, năm 1998: 133 tỷ USD, năm 1999 tăng lên so với năm 1998), Mỹ còn là nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất, khoảng 1/3 vốn FDI hàng năm của toàn thế giới (năm 1998 thu hút 173 tỷ USD, năm 1999 thu hút 240 tỷ USD trong số gần 800 tỷ USD của FDI toàn thế giới).

Kể từ những năm 60, các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã triển khai rộng rãi các hình thức LD hai chiều nêu trên. Chẳng hạn, đến cuối những năm 80, Bungari đã có hơn 50 công ty LD ở nước ngoài, đại bộ phận các công ty này được chuyên môn hóa vào việc xuất khẩu những mặt hàng do tổ chức ngoại thương và các tổ chức khác cung cấp. Công ty Irinnokar (LD với CHLB Đức), Sibikar (LD với Italia) và Texnokar (LD với CH Pháp) chuyên môn hóa xuất khẩu các loại xe rùa điện, xe rùa hơi, máy chế biến kim loại và chế biến gỗ của Bungari sang CHLB Đức, còn các công ty Bunlma, Sofbim, Sibimex thì xuất khẩu các sản phẩm đó sang Italia và Pháp. Hunggari, năm 1978 mới có 14 công ty LD ở nước ngoài, năm 1982 (tức là sau 4 năm) đã có tới 122 công ty mà đại bộ phận các công ty này hoạt động có tính chất thương mại, nhằm vào quảng cáo và marketing trực tiếp tại thị trường của bạn hàng nước ngoài để mở rộng xuất khẩu sản phẩm của Hunggari. Vì thế, nếu những năm 60 các LD của nước này chỉ xuất khẩu bằng khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thì những năm 80 đã đạt mức 25% [82, tr. 41-46]... Nhìn chung, việc mở rộng LDVNN đều nhằm tăng khối lượng sản xuất cho xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa các nước tham gia LD. Các nước nêu trên còn là những đối tác tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước mình dưới hình thức LD. Mục tiêu của hình thức LD này nhằm ổn định việc cung cấp thiết bị, quy trình công nghệ mới, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến và thu hút vốn nước ngoài, đồng thời mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới.

Có thể nhận thấy xu hướng hai chiều của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (trong đó có hình thức LD) trên thế giới qua bảng 2.2:



Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào và chảy ra trên thế giới

(Đơn vị tính: tỷ USD).



Nhóm nước

1982- 1986

1990

1994

1999

Vào

Ra

Vào

Ra

Vào

Ra

Vào

Ra

Các nước PT

43

53

176

226

135

189

531

-

Các nước đang PT

19

4

35

17

84

33

65

-

Tất cả các nước

62

57

211

243

219

222

596

-

Nguồn: Viện Kinh tế thế giới 1999.

1.3.2. Vai trò của hình thức LDVNN trong SXHXK

1.3.2.1. LDVNN là con đường làm tăng nhanh quy mô sản xuất và bổ sung nguồn lực cho SXHXK

Với xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay và do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhất là công nghệ tin học, mức độ cạnh tranh cùng một hàng hóa trên thị trường quốc tế càng ngày càng cao. Một loại sản phẩm ra đời và tiêu thụ trên thị trường thế giới, ngay lập tức một loại sản phẩm thay thế khác xuất hiện và cạnh tranh. Trong khi đó nhu cầu của thị trường tiêu dùng được thay đổi một cách nhanh chóng. Cơ hội xuất khẩu xuất hiện rất nhanh và bão hòa cũng rất nhanh. Do đó trong SXHXK với bối cảnh quốc tế hiện nay, khi cơ hội xuất khẩu xuất hiện, càng đòi hỏi phải tăng nhanh quy mô sản xuất và bổ sung các nguồn lực cần thiết. Nếu một công ty của một quốc gia tự đầu tư toàn bộ từ đầu thì mức độ đầu tư sẽ rất lớn sẽ không có hiệu quả: thứ nhất là không huy động kịp các nguồn lực cần thiết để thực hiện; thứ hai thời gian đầu tư sẽ kéo dài không dành được cơ hội xuất khẩu; thứ ba là vấp phải sự cạnh tranh của các công ty và các bạn hàng trên thị trường tiêu thụ hoặc của các nước trong khu vực. Vì vậy, các hình thức LD, nhất là LDVNN là con đường có hiệu quả trong việc tăng nhanh quy mô sản xuất hàng xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ.

Ví dụ: Công ty Renoult, Volvo và Peugeot là những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất xe hơi du lịch, khi nhu cầu loại xe này tăng nhanh, để có đủ động cơ cung cấp cho cả ba công ty này mà tiết kiệm được chi phí đầu tư của mỗi công ty, ba công ty này đã LD với nhau thành lập nhà máy LD chế tạo động cơ, nhờ việc sản xuất động cơ cho cả ba công ty này mà nhà máy đã mở rộng được quy mô sản xuất và mỗi công ty nhận được các động cơ có chi phí chế tạo thấp hơn chi phí các động cơ do công ty này tự chế tạo.

Các nguồn lực ở đây không chỉ là những nguồn lực vật chất như tiền vốn, tài sản, thiết bị máy móc mà còn là những nguồn lực phi vật chất như trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm. Đây là những nguồn lực vô cùng quý báu, việc tích lũy và bổ sung nó mất rất nhiều thời gian. Ví dụ để ra đời một loại máy tính mới, ba công ty máy tính của Pháp, Anh, Đức đã thành lập một công ty LD nghiên cứu và phát triển ở Muynich (ECRC) năm 1984 [52, tr. 19-20]. Một số chuyên gia của ba công ty này cùng đến Muynich để hợp tác nghiên cứu.



1.3.2.2. LDVNN là phương tiện để thâm nhập và mở rộng thị trường "đầu vào" và thị trường "đầu ra" cho SXHXK

Đối với thị trường đầu vào

Do nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới ngày càng cạn kiệt làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm và chi phí sản xuất tăng. Nhiều dự báo gần đây cho biết các nguồn dự trữ tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, quặng kim loại, than... của trái đất chỉ đủ cho nhân loại khai thác trên dưới một thế kỷ với tốc độ tăng trưởng 5% năm. Do các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, nên giá thành của chúng ngày càng tăng, làm tăng chi phí sản xuất. Chỉ tính riêng 29 nước công nghiệp phát triển hiện nay, giá thành công nghiệp đã tăng từ
7 - 10% mà nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng của nguyên vật liệu.

Hơn nữa là ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay, với mục đích phát triển bền vững, yêu cầu bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái rất cao nên các công ty đa quốc gia tăng cường tìm kiếm các nguồn nguyên liệu ở các nước đang phát triển là những nước có nguồn nguyên liệu đang còn tiềm tàng. Nhưng việc mua hoặc khai thác nguyên liệu thô để chuyển sang các nước khác hoặc chuyển về chính quốc để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu sẽ gặp phải những khó khăn sau:



Một là, sẽ vấp phải chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn nguyên liệu của nước chủ nhà. Phải chịu thuế xuất khẩu cao đối với hàng nguyên liệu.

Hai là, sự phản đối của dân chúng và các công ty của quốc gia có nguồn nguyên liệu.

Ba là, khối lượng vận chuyển rất cồng kềnh, chi phí giao nhận, vận chuyển, bảo quản lớn nên không có hiệu quả.

Để vượt qua những khó khăn trên, phương thức có hiệu quả nhất là tiến hành thành lập các công ty LD tại các nước có nguồn tài nguyên. Phía các công ty đa quốc gia sẽ cung cấp các dây chuyền thiết bị để khai thác và chế biến đồng thời tham gia phần lớn vào quá trình quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc xuất khẩu sang các nước khác và có thể xuất khẩu trở lại chính quốc. Ví dụ: Công ty Thép Bethlehem của Mỹ sở hữu 49% liên doanh khai thác mỏ quặng ở Braxin; Liên doanh khai thác đồng thuộc tập đoàn Nicken quốc tế; Tập đoàn cao su Hoa Kỳ ở Sumatra...

Đối với các nước đang phát triển, các hình thức LDVNN trong SXHXK là một hình thức để tiếp cận với các loại vật tư, phụ tùng, linh kiện mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả. Từ đó các nước đang phát triển có thể mở rộng năng lực khai thác các nguồn lực tài nguyên, tạo thêm việc làm cho người lao động, tận dụng và phát huy lợi thế của mình trong sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong SXHXK nói riêng. Ví dụ: Các LD sản xuất hàng điện tử ở Malaysia, Singapore, Thái Lan hiện nay đã phát triển rất mạnh, khối lượng hàng xuất khẩu rất lớn, nhưng các linh kiện bán dẫn vẫn do các đối tác LD phía Nhật Bản cung cấp, hoặc các LD sản xuất xe máy ở các nước này, tỷ lệ nội hóa các chi tiết là rất cao nhưng phần động cơ chủ yếu vẫn do các đối tác LD từ các hãng Honda, Suzuki (Nhật Bản) cung cấp.

Đối với thị trường " đầu ra"

LDVNN là phương tiện vượt qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan để thâm nhập thị trường mới và phát triển quan hệ sang khu vực khác. Đối với các công ty đa quốc gia, các LD được xem như một công cụ có tính chất sống còn về mặt chiến lược để vượt qua các hàng rào thương mại và đầu tư cũng như hạn chế của Chính phủ để thâm nhập vào thị trường mới. Ví dụ: năm 1888 một công ty của Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức LD để lắp ráp xe hơi ở Canađa, bởi vì ở đây thiết lập hàng rào thuế quan quá cao, nên các công ty này phải xâm nhập thị trường bằng các hình thức LD. LD giữa công ty điện tử và điện thoại của Mỹ AT-T và công ty viễn thông của Anh là một ví dụ. LD đó đã cho phép những người đặt mua báo dài hạn sử dụng điện thoại không có mã số bỏ túi để tiến hành các cuộc đàm thoại ngay khi trên đường. Điều này đã tạo điều kiện cho AT-T thâm nhập vào thị trường điện thoại được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chuyển giao công nghệ được đổi mới và bí quyết quản lý cho công ty viễn thông Anh [52, tr. 14-15]. Các LD lắp ráp xe du lịch, xe máy, sản xuất Bia ở các nước Đông Nam Á là những điển hình của việc tránh hàng rào thuế quan và thâm nhập thị trường.

1.3.2.3. LDVNN là phương thức kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu nhờ việc thâm nhập thị trường mới và thực hiện chuyển giao công nghệ (như phân tích ở phần 1.1.1)

Các LD sản xuất mì chính tại Việt Nam là những điển hình. Công nghệ sản xuất mì chính tại Nhật đã có từ cuối thế kỷ XIX. Mì chính là một loại gia vị công nghiệp được sản xuất từ mía hoặc sắn. Nhưng hiện nay ở các nước phát triển, trong đó có Nhật đã hướng tới việc tiêu dùng các loại sản xuất gia vị có nguồn gốc tự nhiên, rất ít dùng mì chính. Vì vậy, các công ty sản xuất mì chính của Nhật và một số nước khác đã tiến hành thành lập các xí nghiệp LD tại Việt Nam để chuyển giao công nghệ kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm do nhu cầu sử dụng mì chính vẫn còn phổ biến ở Việt Nam và tận dụng các yếu tố đầu vào thuận lợi như giá thu mua nguyên liệu rẻ, nhân công thấp, chính sách bảo hộ hàng công nghiệp địa phương. Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay trên thị trường Việt Nam và các nước lân cận.



1.3.2.4. LDVNN trong SXHXK là một hình thức tham gia vào phân công lao động, chuyên môn hóa và hợp tác hóa kinh tế

LDVNN trong SXHXK chính là hình thức kết hợp các nguồn lực, ưu thế của các bên và lợi thế so sánh của các nước có đối tác tham gia vào LD để tạo ra một sức mạnh chung nhằm tăng khối lượng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, đó chính là sự hợp tác sản xuất và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.



* Đối với các nước đang phát triển nhất là những nước đi sau, LDVNN trong SXHXK còn có những vai trò sau:

- Bổ sung các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng CNH và HĐH. Các nước đang phát triển, trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế chưa có điều kiện để trang bị công nghệ hiện đại, trình độ kỹ thuật còn thấp, do đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế, hiệu quả thấp và kém ổn định. Với các hình thức LDVNN, các nước đang phát triển tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài để đẩy mạnh chế biến hàng xuất khẩu và phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới trên cơ sở lợi thế của mình. Vào những năm 70, trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Malaysia, các mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thô và nguyên dạng như cao su, thiếc chiếm 50%, gỗ xẻ và dầu cọ chiếm hơn 29% thì đến những năm 90 các mặt hàng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đã chiếm tới 80%. Ở các nước ASEAN khác và các nước đang phát triển nói chung trong quá trình thu hút đầu tư và LDVNN cũng có xu hướng tương tự. Ví dụ: Thái Lan vào những năm 70 xuất khẩu phi chế tạo chiếm 92%, đến những năm 90 đảo ngược lại - xuất khẩu hàng chế tạo chiếm đến 67%; Con số này ở Singapore là 70% và 78% [33, tr. 23-28].

- Các hình thức LDVNN trong SXHXK góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại.

Các hình thức LDVNN trong SXHXK vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế những cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật hiện đại mà ít phải huy động nguồn ngoại tệ hiếm hoi của các nước đang phát triển, vừa tạo điều kiện khai thác tối đa các nguồn lực trong nước để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng và tăng nhanh khối lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu.

Đa số các nước đang phát triển hiện nay đang trong tình trạng nhập siêu và gặp khó khăn trong vấn đề thâm hụt cán cân thanh toán thương mại, sự phát triển của các hình thức LDVNN trong SXHXK là hết sức quan trọng.

Có thể nhận thấy tác động của các hình thức LDVNN trong SXHXK trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển thông qua sơ đồ 1.1:




Cải thiện cán cân thương mại
Sơ đồ 1.1


Tự trang bị công nghệ và cơ sở vật chất hiện đại,

Giảm ngoại tệ để nhập khẩu.




Các hình thức liên doanh với nước ngoài




Tăng thu ngoại tệ do xuất khẩu

Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.



- Các hình thức LDVNN trong SXHXK tạo điều kiện cho công ty của các nước đang phát triển tiếp thu được các bí quyết và quy trình công nghệ mới, học tập được kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ kỹ thuật và đào tạo tay nghề cho công nhân. Hạn chế lớn nhất làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đối với đối với các nước chậm phát triển chính là chất lượng, mẫu mã và giá thành hàng hóa. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu các công ty không những phải đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại mà còn phải nắm vững các quy trình công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và đào tạo tay nghề cho công nhân. Qua quá trình trực tiếp tham gia quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, trực tiếp chứng kiến những thành công đạt được cũng như thất bại mà LD gặp phải, đội ngũ quản lý và lực lượng kỹ thuật của các công ty địa phương trưởng thành, công nhân được rèn luyện và nắm vững được các quy trình vận hành và sử dụng thiết bị máy móc.

- Cũng như các công ty cổ phần, LDVNN trong SXHXK là một hình thức chia sẻ rủi ro giữa các bạn hàng khi mở rộng mặt hàng xuất khẩu và thâm nhập thị trường mới. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, hiệu quả quản lý, trình độ tổ chức sản xuất và chế biến sản phẩm của các cơ sở trong nước còn kém hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài, thì việc gọi vốn đầu tư nước ngoài vào LD nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cũng chính là cách lôi cuốn bạn hàng vào một liên minh để cùng chia lợi nhuận, cùng sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm cùng chịu tổn thất. LD với các công ty đa quốc gia, chính là điều kiện để cho các công ty của các nước đang phát triển sử dụng mạng lưới tiêu thụ và dịch vụ kỹ thuật đã có trên thị trường của bạn hàng nước ngoài, các chi nhánh của công ty mẹ để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. Trong quá trình phát triển, nếu các LD có nguy cơ đe dọa rủi ro, phá sản thì các công ty mẹ thường đưa ra các biện pháp cứu giúp như hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp tài chính.

- Việt Nam cũng là một nước đang phát triển nên vai trò và nhu cầu của các hình thức LDVNN trong SXHXK cũng không nằm ngoài những mặt trên. Tuy nhiên, Việt Nam còn có những đặc thù riêng biệt, nền kinh tế kém phát triển, điểm xuất phát thấp do chiến tranh nặng nề. Các doanh nghiệp nhà nước qua một thời kỳ bao cấp kéo dài kém năng động và chuyển biến kịp với nền kinh tế thị trường, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn và các dây chuyền thiết bị công nghệ, việc tiếp thu các quá trình sản xuất tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý qua các LDVNN để phát triển lực lượng sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường xuất khẩu là hết sức quan trọng.



1.4. PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU - KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TA

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước thuộc khu vực Châu Á

* Trung Quốc: Như phần 1.3.1. đã phân tích Trung Quốc là một trong những nước đang phát triển có nhiều thành công trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đặc biệt là các hình thức LD trong sản xuất hàng hóa nói chung và trong SXHXK nói riêng.

Để phát triển các hình thức LDVNN, Trung Quốc thực hiện việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi như việc tăng cường đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý thông thoáng và ổn định. Trung Quốc cũng chú trọng tới nhiều biện pháp khác như chính sách ưu đãi thuế, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và mở cửa có lựa chọn như sau:

Ưu đãi hơn về thuế đối với các hình thức LD. Với các doanh nghiệp LD, thuế lợi tức phải đóng là 30% và 10% thêm cho địa phương. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuế lợi tức là 40% và 10% cho địa phương.

Đối với các LDVNN trong SXHXK, nếu xuất khẩu sản phẩm trên 70% được giảm 50% thuế hàng năm. Nếu LD đầu tư vào vùng khó khăn được giảm tiếp từ 15% đến 30% trong vòng 10 năm. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến được giảm tiếp 50% trong 3 năm so với các doanh nghiệp cùng loại nhưng không có công nghệ cao.

Về thủ tục hành chính, Trung Quốc phân cấp mạnh cho các địa phương về thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư, sau khi có giấy phép đầu tư các thủ tục liên quan đến triển khai dự án được giải quyết mau lẹ, các vấn đề giải phóng mặt bằng, cấp điện, nước, giao thông, môi trường được giải quyết dứt điểm, thực hiện chính sách "một cửa" trong các thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

Đặc biệt Trung Quốc chú trọng các hình thức LDVNN ở các thành phố ven biển và các khu chế xuất, những địa bàn có khả năng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu lớn. Những thành phố ven biển là địa bàn cơ sở hạ tầng phát triển cao. Điều kiện giao thông để giao lưu buôn bán hàng hóa và xuất nhập khẩu thuận lợi, hệ thống dịch vụ phát triển. Khu chế xuất là một lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Tại 14 thành phố ven biển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giảm thuế lợi tức 15% so với các khu vực khác được miễn thuế 2 năm và giảm thuế 3 năm tiếp theo.

Về thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng như: máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật liệu được đưa vào góp vốn LD hoặc các máy móc, thiết bị, vật liệu do bên nước ngoài đưa vào khu chế xuất và 14 thành phố ven biển. Tại các khu vực này, các mặt hàng xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu.

Ngoài các chính sách trên, để thông thoáng hơn, Trung Quốc cho thời hạn hợp đồng kéo dài hơn có thể 50 năm [13, tr. 48-50].



* Hàn Quốc: Hàn Quốc là một trong những quốc gia đang phát triển ở Châu Á sử dụng thành công các LDVNN để phát triển các ngành công nghiệp trong nước hướng về xuất khẩu. Hàn Quốc được xếp vào danh sách các nước công nghiệp mới thuộc thế hệ thứ nhất.

Những năm sau chiến tranh, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế và khôi phục đất nước, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài mạnh hơn so với đầu tư trong nước. Nguyên nhân là vào giai đoạn này, mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Hàn Quốc còn thấp (200USD/người) nên khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước ở mức thấp. Về quan điểm lâu dài, Hàn Quốc cho rằng không nên có chính sách phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài. Nhưng ở tầm ngắn hạn đầu tư nước ngoài có thể đem lại lợi ích tốt hơn, vì thế cần có chính sách ưu tiên nào đó, nhất là trong trường hợp phải cạnh tranh để thu hút vào nước mình.

Để thu hút đầu tư, trước tiên Chính phủ phải quan tâm đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng được một chính phủ trong sạch, không tham nhũng. Đồng thời Chính phủ phải có một hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư thật đơn giản và rõ ràng. Bên cạnh đó không nên trao cho các quan chức Nhà nước quá nhiều quyền hạn, vì như vậy sẽ gây ra hiện tượng lạm dụng chức quyền và tham nhũng. Mặt khác thực tế cho thấy chỉ đưa ra khuyến khích thôi thì không bảo đảm được các chính sách này có thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Do vậy, cần có những quy định giám sát cụ thể và chặt chẽ để các khuyến khích phát huy được tác dụng.

Chính phủ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội kinh doanh thông qua cung cấp thông tin cần thiết hoặc hỗ trợ về đào tạo.

Chính phủ tạo tiền đề cho hình thành và phát triển thị trường tài chính một cách lành mạnh.

Về chính sách thuế, Hàn Quốc cho rằng không nên để thuế suất cao vì như vậy khuyến khích mọi người trốn thuế. Nên đề ra thuế suất thấp hợp lý thì mới dễ dàng thu được thuế.

Trong đầu tư LDVNN Hàn Quốc thực hiện đa dạng hóa các hình thức LD và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ nhất vì doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cơ hội tạo công ăn việc làm, từ đó góp phần vào việc ổn định xã hội; thứ hai là tăng khả năng thích ứng linh hoạt của nền kinh tế trong nước với những biến động liên tục của nền kinh tế thế giới; thứ ba là tăng khả năng xuất khẩu, bởi vì số lượng sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không lớn so với các doanh nghiệp lớn, cho nên họ dễ tránh được chính sách hạn chế của các nước nhập khẩu [89, tr. 2-6].

* Malaixia: Malaixia là một nước đang phát triển của khu vực Đông Nam Á được xếp vào danh sách các nước công nghiệp mới thuộc thế hệ thứ hai. Malaixia thành công trong việc khuyến khích các hình thức đầu tư trong đó có các hình thức LDVNN để chuyển dịch cơ cấu SXHXK. Trong đó đặc biệt Malaixia chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp điện tử. Malaixia coi trọng vai trò của các công ty đa quốc tế, gắn lợi ích của các công ty này với lợi ích của Malaixia. Bên cạnh đó, Chính phủ Malaixia thực hiện chế độ ưu đãi cho một số ngành có quy mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ưu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của Tư bản cổ phần, hoặc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao. Hiện nay có khoảng 1.000 công ty xuyên quốc gia của trên 50 nước đang hoạt động ở Malaixia. Từ một nước chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế như thiếc, dầu cọ. Hiện nay Malaixia chủ yếu là xuất khẩu hàng chế tạo, chế biến các hàng điện tử. Từ năm 1986 - 1987 khoảng trên 60% giá trị xuất khẩu là hàng chế tạo và chế biến, phần lớn do các công ty đa quốc gia tạo ra [89, tr. 39].

Chính phủ Malaixia không phân biệt đối xử đối với các công ty đầu tư trong nước và nước ngoài: Chính phủ không có quyết định gì về tiền lương trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự xây dựng chế độ tiền lương để thu hút lao động giỏi. Về giá cả sử dụng các phương tiện và dịch vụ công cộng như giá nước, giá điện, giá thuê đất... các công ty nước ngoài cũng như các công ty trong nước bình đẳng như nhau.

Khuyến khích đầu tư ở Malaixia đi đôi với tự do hóa nền kinh tế. Tự do hóa nền kinh tế cần phải tiến hành từng bước, tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển, khi thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, cần phải có sự tự do hóa và khuyến khích tư nhân đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài vào Malaixia. Trước đây các dự án đầu tư nếu liên quan đến công nghiệp chủ đầu tư phải đến Bộ Công thương, nếu liên quan đến vấn đề lao động, chủ đầu tư phải đến Bộ lao động, nếu muốn giảm thuế phải đến Bộ Tài chính... Hiện nay Malaixia áp dụng chế độ "một cửa", đó là "cơ quan Nhà nước về phát triển kinh tế Malaixia". Từ năm 1985, những dự án nào giá trị dưới 1 triệu USD đều không cần phải xin phép. Ở Malaixia, người ta không quan tâm lắm tới việc doanh nghiệp do ai sở hữu. Nhà nước hay tư nhân. Vấn đề cuối cùng là doanh nghiệp có lãi và có đóng góp chung vào nền kinh tế [89, tr. 43-44].

Gần đây, nhằm thu hút các hình thức đầu tư và LDVNN, khắc phục tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ. Malaixia chủ trương miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho khu chế xuất và các dự án hướng về xuất khẩu. Đồng thời Malaixia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động [13, tr. 55].



* Indonesia: Indonesia khuyến khích đầu tư vào các dự án xuất khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, chế biến thành phẩm và bán thành phẩm, chuyển giao công nghệ, sử dụng nhiều lao động của Indonesia.

Về thuế nhập khẩu, Indonesia có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng được Ủy ban Đầu tư phê duyệt trong danh sách quy định. Tuy nhiên những thứ nhập vào theo vốn đầu tư mà Indonesia đã sản xuất được thì không được miễn thuế nhập khẩu.

Đối với sản xuất hàng xuất khẩu: Lãi suất tín dụng phục vụ xuất khẩu thấp hơn nhiều so với lãi suất trong các ngành hàng khác. Các doanh nghiệp SXHXK được nhập các mặt hàng sử dụng nếu hàng trong nước đắt hơn. Được hoàn trả hoặc miễn thuế nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu để SXHXK.

Về thủ tục hành chính, Indonesia thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt đầu tư vào công nghiệp. Chỉ cần trình dự án cho các Bộ chủ quản xem xét và quyết định không cần phải gửi lên cơ quan thẩm định quốc gia. Các công ty có giấy phép cố định được quyền tự do mở rộng sản xuất, cải tạo, hiện đại hóa thì không cần xin phép nếu sản xuất nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư [13, tr. 51].



* Thái Lan: Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với các cơ quan Nhà nước khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, các dự án sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu sản phẩm, thay thế hàng nhập khẩu. Các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trên 80% thì sở hữu nước ngoài có thể là 100%.

Về thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp được miễn giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu vào Thái Lan chưa sản xuất được. Được miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu và linh kiện được đưa vào để sản xuất và lắp ráp hàng xuất khẩu.

Về chính sách xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu vật tư, phụ tùng các chi tiết tạm nhập tái xuất, được miễn hoặc giảm thuế lợi tức 5%. Các doanh nghiệp trong khu chế xuất được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư [13, tr. 54].

Thái Lan, ngoài hình thức LD là công ty trách nhiệm hữu hạn còn có các hình thức: hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên để thực hiện hoạt động thương mại; hình thức phi công ty, một LD được hình thành trên cơ sở một hợp đồng tư nhân, không đăng ký giữa các bên. Vốn đóng góp giữa các bên trong các hình thức LD thường là một bên góp công nghệ, bí quyết kinh nghiệm về marketing, còn bên kia đóng góp các yếu tố sản xuất khác. Đây là một biểu hiện đặc thù của các LD ở các nước đang phát triển.

Qua kinh nghiệm phát triển hình thức LD với nước ngoài của một số nước trong khu vực Châu Á có thể nghiên cứu và vận dụng một số vấn đề sau:

- Tiêu chuẩn khi lựa chọn cơ hội liên doanh.

+ Mức thu nhập so với số vốn bỏ ra (tỷ suất lợi nhuận) so sánh với các cơ hội đầu tư khác.

+ Mức độ tham gia vào việc kiểm soát và quản lý doanh nghiệp LD.

+ Khấu hao và cơ chế phân chia lợi tức cổ phần, phân bổ tái đầu tư.

+ Chế độ xuất, nhập khẩu, gửi tiền vốn và lợi nhuận về nước.

+ Sự cần thiết phải đầu tư cả trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu thụ.

+ Sự tự do lựa chọn nguyên, vật liệu.

+ Chính sách mềm dẻo trong định giá sản phẩm.

+ Chính sách khấu hao và thuế vốn ổn định, đơn giản.

+ Sự bố trí nhân viên và các nhà quản lý. Quy trình xét duyệt và chính sách phân phối các nguồn lực cho các nhà đầu tư.

- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của LD:

+ Tiêu thụ: thu nhập do bán hàng - phần thị trường của LD.

+ Lãi: thu nhập trước khi nộp thuế, thu nhập sau khi nộp thuế, lợi tức trên một cổ phần.

+ Dự trữ: tổng dự trữ đưa vào hoạt động.

+ Chi phí điều hành: tổng chi phí sản xuất và chi phí hành chính, chi phí tiếp thị và chi phí khác.

+ Hình ảnh và danh tiếng của công ty.

+ Đánh giá về tài sản: lợi nhuận trên vốn đầu tư, thu nhập về tài sản, thu nhập tài sản hoạt động...

- Những nhân tố đảm bảo cho một LD thành công:

+ Thái độ thiện chí của Chính phủ và sự ủng hộ cư dân.

+ Môi trường pháp lý thích hợp.

+ Chế độ thuế, quản lý ngoại hối và các chế độ khác thông thoáng.

+ Sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường.

+ Quan hệ tốt với khách hàng và người cung cấp.

+ Điều kiện tài chính thuận lợi.

+ Giá cả sản phẩm chấp nhận được trên thị trường.

+ Mức độ quyền lợi và thực tiễn cam kết thỏa đáng.

- Giải quyết những bất đồng trong LD

- Những bất đồng phổ biến mà các LD thường gặp phải là chính sách (cơ chế) tái đầu tư, lãi suất cổ phiếu, chủ trương mở rộng sản xuất bằng vốn mới, chiến lược thị trường, chính sách, kế toán và giá cả, bản quyền tác giả, vấn đề sử dụng lao động...

Thực tế giải quyết các bất đồng này ở các nước cũng là bài học kinh nghiệm cần thiết. Họ đã giải quyết các bất đồng trong LD bằng cách:

+ Thông qua trọng tài hoặc tòa án. Nếu các vấn đề phải đưa ra giải quyết ở tòa án quốc tế hoặc tòa án nước ngoài thì nước chủ nhà có thể tuân thủ nếu quyết định đó không trái với chính sách, qui định và phong tục đạo lý của nước đó (như ở Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc...).

+ Tự dàn xếp giữa các bên LD. Đây là cách thông thường trong việc giải quyết các bất đồng tại LD và là cách giải quyết có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, thời gian và tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Theo cách quan niệm đó W.Kocher đã đưa ra quy trình gọi là "người khôn ngoan" để dàn xếp bất đồng xảy ra đối với LD gồm các bước:

Một là, ban quản trị hoặc ban giám đốc của LD phải có trách nhiệm tự giải quyết bất đồng;

Hai là, nếu ban quản trị không tự giải quyết được thì mỗi bên sẽ bổ nhiệm một nhân viên hành chính "người khôn ngoan" (thường là người có thẩm quyền) và không dính líu đến bất đồng để đứng ra dàn xếp;

Ba là, trong một thời gian nhất định (có thể là 90 ngày), nếu nhân viên đó không giải quyết được bất đồng thì mới tính đến các thủ tục tố tụng ở tòa án hoặc đưa ra trọng tài.

Và để đạt được giải quyết "hòa bình" các tranh chấp thì ngay từ khi thành lập LD, các bên phải thỏa thuận rõ ràng và chi tiết về việc đó.



Каталог: file -> downloadfile8
downloadfile8 -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
downloadfile8 -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
downloadfile8 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương