Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG


a) Về sự mở rộng và xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục



tải về 5.13 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

a) Về sự mở rộng và xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục trên cơ sở “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại” (Gereral Agreement on Tarifs and trade) ký vào năm 1947, sau vòng đàm phán thứ 8 bắt đầu tại Urugoay năm 1986 và kết thúc tại Marrakesh (Ma rốc) năm 1994, ngày 15 tháng 4 năm 1994, 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định thành lập WTO. Tại vòng đàm phán Urugoay, lần đầu tiên việc thương mại các lĩnh vực dịch vụ được thương thảo và đi đến ký kết Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS. Riêng về giáo dục thì tại khoản 3 điều 10 của GATS có nêu: Trừ hoạt động giáo dục có nguồn tài trợ triệt để của quốc gia, còn lại tất cả các hoạt động giáo dục có thu phí, hoặc mang tính thương mại đều thuộc phạm trù thương mại giáo dục.

Nhiều quốc gia ủng hộ GATS trong các chính sách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Lý lẽ ủng hộ GATS thường là: việc trao đổi dịch vụ giáo dục đại học sẽ tăng vì thêm nhiều nhà cung cấp mới và các thể thức cung cấp mới; tăng số sinh viên được thụ hưởng giáo dục đại học, tăng lợi ích về kinh tế cho người cung cấp giáo dục đại học và cho đất nước.

Tuy nhiên có nhiều quan điểm phê phán tự do hóa dịch vụ giáo dục vì những lý do sau:

- Một là phải hiểu thế nào là vấn đề dịch vụ công của chính phủ được loại trừ khỏi phạm vi GATS trong khi cùng tồn tại dịch vụ giáo dục công và tư. Điều I (3) của GATS ghi rõ: “Bất cứ dịch vụ nào trong bất cứ lĩnh vực nào ngoại trừ dịch vụ được cung cấp để thi hành quyền của chính phủ”. Như vậy những trường hợp như là giáo dục đại học thì dịch vụ công và tư cùng tồn tại có phải là dịch vụ giống nhau hay cạnh tranh nhau không.

- Hai là GATS làm cho giáo dục đại học đi chệch quan niệm là hàng hóa công cộng, đe dọa việc bảo vệ chất lượng giáo dục đại học, làm cho chính sách giáo dục bị méo mó do thương mại hóa và lợi ích kinh tế bị chi phối. Thương mại hóa giáo dục là một thực tế, nhưng giáo dục đại học không thể mua bán như các hàng hóa khác. Chính phủ và các trường đại học không thể để mất quan niệm đây là một thứ hàng hóa công cộng được cung cấp vì lợi ích xã hội mà không vì lợi ích cá nhân và hướng tới một mục tiêu “Lợi ích công cộng toàn cầu” (global public good).

- Ba là GATS tác động đến những vấn đề trung tâm của giáo dục đại học: Tự chủ, ra quyết định, chính sách quốc gia….Một khi chấp nhận GATS, quốc gia đó có thể phải mở cửa thị trường giáo dục đại học để các trường đại học, công ty nước ngoài vào làm việc tự do lập chi nhánh, cấp bằng… Các nhà chức trách của nước sở tại sẽ không kiểm soát được. Các trường đại học trong nước có thể phải tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc như người bản xứ. GATS đặc biệt tác động mạnh đối với các nước có nền giáo dục đại học yếu.



b) Về môi trường xã hội các cơ sở đào tạo tư nhân rất dễ bị phê phán vì thiếu trách nhiệm đối với thái độ, lòng tin và giá trị về mặt xã hội của các cá nhân, những nhóm riêng lẻ hoặc cả các tổ chức xã hội. Những thái độ cư xử và các giá trị là khác nhau giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa các sinh viên và cựu sinh viên, giữa cha mẹ học sinh và học sinh, giữa những người ở tỉnh này và tỉnh khác….. sự khác biệt về các giá trị gây ra những khó khăn cho cả việc lập chính sách đối với khu vực GD-ĐHCĐ ngoài công lập, và khó khăn không nhỏ cho các trường trong việc thiết kế một môi trường có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và sự thỏa mãn mọi người.

Sự bùng nổ mới đây về những niềm tin xã hội: càng ngày một niềm tin mạnh mẽ vào quyền con người được học tập, được làm việc, được nhận trợ giúp vật chất nếu như họ có khả năng học tập mà không có khả năng đóng học phí, tính công bằng về giáo dục được đảm bảo đối với những nhóm dân cư bị thiệt thòi (người nghèo, nông thôn, dân tộc ít người, phụ nữ…). tất cả các đòi hỏi này buộc khi định ra chính sách phát triển khu vực tư thục phải tính tới các chính sách đi kèm nhằm tạo những cơ hội tốt hơn về giáo dục cho mọi người.

Những quy tắc đạo đức và hành vi theo đạo lý có thể đem lại lợi ích cho cả người học và cho cả khu vực giáo dục tư thục:


  • Những người làm việc cho các trường ngoài công lập có lợi nhờ những quy tắc đạo đức, họ có thể hy vọng rằng những quan hệ của họ với trường tư sẽ được chỉ đạo bởi những cách suy xét theo đạo đức.

  • Những học sinh, sinh viên học ở các cơ sở đào tạo tư thục, dân lập có lợi nhờ các quy tắc đạo đức bởi vì họ hy vọng rằng những việc giảng dạy, học tập được xử thế theo một phương thức thẳng thắn và lương thiện. tiếp đó chính niềm hy vọng này và bằng việc giảng dạy có chất lượng sẽ mang lại cho người học niềm tin tưởng, tăng thêm việc quan hệ với cơ sở đào tạo.

  • Cả khu vực tư thục có thể được lợi khi các cơ sở đào tạo thống nhất và đồng ý về hành vi theo đạo lý. Lập trường thống nhất của họ có thể làm tăng mức độ cạnh tranh lành mạnh, thẳng thắn và hạn chế những cách thực hành phi đạo lý (quảng cáo giả, chất lượng đào tạo thấp…).

  • Hai yếu tố quan trọng nhất để tăng cường hành vi theo đạo lý đó là: sự mở rộng công khai và tính chất công khai; mối quan tâm được tăng thêm của công chúng được thông tin tốt hơn.

  • Các quy chế của nhà nước và sự giáo dục phải tuân theo những yếu tố này để tăng cường tính trách nhiệm của các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Những điều khoản quy định sẽ làm tăng sức mạnh, làm cho các quy tắc đạo đức có hiệu quả. Khi mà các cơ sở đào tạo tư nhân làm trái các quy tắc đã chấp nhận thì những đặc quyền, những lợi ích khác nhau cần phải bị rút bỏ và cần áp dụng các khoản phạt.

  • Trách nhiệm xã hội của các trường tư nhân và các chỉ số giám sát của nhà nước về đào tạo.

c) Về cơ chế quản lý Nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Không thể chấp nhận tình trạng giao tự chủ thì hiệu trưởng, giám đốc các trường đại học được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của hiệu trưởng. Vì vậy, nhà nước cần thiết phải xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm, thông qua một khung pháp lý cụ thể, theo đó các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt qua sẽ vi phạm chính sách pháp luật.

1.2.5 Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học cao đẳng

Quản lý nhà nước về GDĐH-CĐ dựa trên một số mô hình có tính bao quát là: Thứ nhất là kiểm soát nhà nước hay Nhà nước kiểm soát (state control model), thứ hai là giám sát nhà nước hay Nhà nước giám sát (state-supervising model), thứ ba là quản lý công mới (the new public management); thứ bốn là dựa vào thị trường (market-based model).

- Ở Mô hình kiểm soát nhà nước, nhà nước thành lập, sở hữu, tài trợ, kiểm soát và quản lý chặt chẽ các trường đại học [78, tr.27]. Dựa trên “sự kiểm soát và việc lập kế hoạch theo lý trí”, nhà nước điều khiển các quyết định và hành động của các nhân tố khác trong hệ thống, trực tiếp lập kế hoạch chiến lược và phân phối các ưu tiên cho các trường [76, tr.20]. Bộ giáo dục quốc gia nắm quyền kiểm soát tập trung các trường và các chính khách trực tiếp bổ nhiệm hiệu trưởng. Trường đại học có quyền tự chủ rất hạn chế, rất thụ động, hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan nhà nước.

Hình thức Nhà nước toàn trị (the sovereign state) của Olsen (1988) được Gornitzka & Maassen (2000) phát triển cho thấy GDĐH-CĐ được xem như là công cụ để tiếp cận các mục tiêu chính trị, kinh tế và xã hội, các trường đại học phải thực hiện vai trò nghị sự chính sách GDĐH-CĐ của nhà nước [80, tr.270]. Tự chủ chỉ xuất hiện khi nhà nước quá tải, khi đó, một số quyết định có tính kỹ thuật có thể được chuyển giao cho cấp trường. Hình thức QLNN theo kế hoạch hóa tập trung và bao cấp mà Liên Xô và các nước XHCN áp dụng trước đây là đơn cử về sự kiểm soát cao độ đối với trường đại học mặc dù cũng có một sự phân cấp quyền hạn nhất định cho các trường [62, tr.53], [69, tr.378, 379].

Mô hình có tính kiểm soát tạo thuận lợi trong đầu tư tập trung nguồn lực, dễ dàng định hướng hoạt động của trường đại học nhằm đạt được mục tiêu quốc gia ngắn hạn. Tuy nhiên, nó không khuyến khích sự tự chủ và tính trách nhiệm; không giúp giải quyết vấn đề tài chính và làm xói mòn các nguyên tắc quản trị tốt. Sự tham gia sâu của các chính khách có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, xin cho hay chủ nghĩa cơ hội (The Task Force on HE & Society, 2000) [65, tr.53]. Các trường bị cô lập đối với các mục tiêu chính sách công cộng.

- Sự khiếm khuyết của Mô hình kiểm soát đã thối thúc các nước chuyển sang Mô hình giám sát nhà nước dựa trên “sự tự điều chỉnh”. Theo đó, nhà nước ảnh hưởng hạn chế hơn đối với trường đại học nhưng vẫn giữ vai trò quản lý vĩ mô, giám sát hệ thống và “điều khiển từ xa”. Trường đại học được trao quyền quyết định tương lai của mình, thiết lập các ưu tiên dựa trên những nguồn lực đa dạng hơn của cả nhà nước và tư nhân. Mục đích việc giám sát là nhằm cân bằng trách nhiệm của nhà nước với yêu cầu tự chủ của trường đại học [65, tr.53]. Sự cân bằng được thực hiện thông qua các cơ chế đệm, cơ chế phối hợp đảm bảo chất lượng, việc hướng dẫn chính sách và duy trì hệ thống chịu trách nhiệm. Trong một số lĩnh vực hoạt động, các trường chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, tự do hoặc có kiểm soát [76, tr.20]. Mô hình giám sát cho thấy nhiều ưu điểm, vừa đảm bảo sự quản lý của nhà nước, vừa khuyến khích các trường chủ động trong hoạt động.

- Ở hình thức Quản lý công mới, quản lý GDĐH dựa trên cơ chế thị trường. Việc quản lý của nhà nước đối với các trường đại học gắn với sự đo lường kết quả thực hiện, các hệ thống quản lý và theo dõi cũng như sự gia tăng các hệ thống kiểm toán trong khi việc trao quyền quản lý chính thức thì mang tính thầu khoán [81, tr.335]. Nhà nước thực hiện vai trò “lái thuyền” hơn là “chèo thuyền”. Người ta xem đây như là dạng thức kinh doanh với sự tiếp cận giám sát chất lượng. Trong đó, có sự kết hợp giữa sự tự chủ thủ tục, nhất là trong quản lý tài chính và điều hành với sự giám sát của nhà nước trong đào tạo và nghiên cứu. Đặc điểm chung của hình thức này là: i) tăng cường được chức năng quản trị bên trong nhà trường; ii) nhà nước và nhà trường cùng thiết lập các ưu tiên, bao gồm: hợp đồng hóa quan hệ nhà nước và các trường, đánh giá mục tiêu và sử dụng chỉ số thực hiện; iii) định hướng khách hàng, tập trung vào chất lượng; và iv) giá trị bằng tiền với sự nhấn mạnh chi phí hoàn trả. Vai trò của nhà nước là phát triển thị trường giáo dục nội bộ, vừa khuyến khích các nhà cung cấp tư nhân tham gia vừa chấp nhận sự rút khỏi thị trường của các nhà cung cấp công lập bị thất bại. Bộ và các cơ quan của Bộ thực hiện điều khiển các trường bằng việc xây dựng các mục đích và hợp đồng thành tích rõ ràng.

Thách thức lớn nhất của mô hình này là nó đòi hỏi năng lực quản lý tốt của cả cấp trường và cấp hệ thống, nhất là khả năng xác định mục tiêu phù hợp có thể đánh giá được.

- Ở Mô hình dựa vào thị trường thì vai trò thị trường được nhấn mạnh và xem như cơ chế phối hợp. Người ta quan niệm đào tạo và nghiên cứu có thể trao đổi chứ không đơn thuần là hàng hoá công cộng. Khái niệm chỉ huy và kiểm soát ít được nhấn mạnh và quản lý các trường đại học có sự dịch chuyển, từ can thiệp đến đánh giá. Vai trò của nhà nước không bị thu hẹp mà là được xác định lại, một mặt, khơi dậy sức mạnh các lực lượng thị trường, tạo áp lực để thúc đẩy chất lượng và cạnh tranh giữa các trường, còn mặt khác thì phát hiện, ngăn chặn hay điều chỉnh khuyết tật của thị trường. Chức năng các trường công được nhận thức lại và quá trình tư nhân hóa GDĐH-CĐ được đẩy mạnh. Các trường phải cân nhắc tín hiệu thị trường và phải cạnh tranh trong tuyển sinh hay nghiên cứu. Tài trợ công chỉ ở mức tối thiểu và các trường phải chịu “áp lực kinh doanh”, [76, tr.21]. Ưu điểm của mô hình này là nó bảo đảm được sự tự chủ cao của một trường đại học, nhất là thúc ép được việc cải thiện chất lượng và giảm chi phí nhờ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự cạnh tranh có thể dẫn tới sự phân tầng chất lượng và mức học phí trong hệ thống GDĐH-CĐ, người nghèo thì thường khó tiếp cận tầng chất lượng cao. Đặc biệt, đó là nguy cơ về vai trò nhà nước bị vô hiệu hoá và sự bóp méo thị trường. Nhà nước theo đuổi chính sách phát triển giá thành đúng chi phí đào tạo và các hợp đồng nghiên cứu thì được thực hiện theo cơ chế thị trường.

Tóm lại qua nghiên cứu bốn mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học cho thấy mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm khác nhau, với điều kiện ở nước ta hiện nay và định hướng trong thời gian tới. Qua sự phân tích, sàng lọc thì mô hình giám sát nhà nước kết hợp với mô hình dựa vào thị trường sẽ cho mô hình tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

1.3 XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỰC

1.3.1 Xu hướng phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục trên thế giới

Trên thế giới thường tồn tại hai hệ thống trường đại học cao đẳng, đó là trường công (thuộc sự quản lý và tài trợ của chính phủ) và trường tư dưới dạng các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, được điều hành bởi các doanh nghiệp, tập đoàn, hoặc chủ sở hữu là cá nhân. Giống như bằng cấp của hệ thống các trường công, bằng cấp của các trường tư cũng được chính thức công nhận (trừ một số ít chưa được phép). Hệ thống trường tư phổ biến ở rất nhiều nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Chile, Malaysia, Pakistan, Nhật Bản, Mỹ. Đặc biệt, ở Nhật số lượng trường tư chiếm tới 3/4 trong tổng số với 568 trường và ở Mỹ hầu hết các trường đại học danh tiếng đều là trường tư.



        1. Xu hướng phát triển đại học cao đẳng tư nhân ở Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao trên thế giới, trong đó không thể không kể đến những trường đại học tư thuộc hiệp hội Ivy League, bao gồm Brown University, Columbia University, Cornell University, Harvard University, Priceton University, University of Pennsylvania, Yale University, là những trường đại học có uy tín lớn và hoạt động không vì lợi nhuận (not-for-profit). Các trường tư hoạt động phi lợi nhuận thường có nguồn tài chính từ tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân. Ước tính tổng lượng tài trợ lên tới hàng tỷ đôla ở mỗi trường đại học lớn của Mỹ, riêng Harvard là trường nhận được nguồn tài trợ lớn nhất với 34,9 tỷ đôla năm 2007.

Các tổ chức tài trợ cho Harvard sẽ xây dựng hình ảnh của mình qua các hành động từ thiện hoặc để đổi lại sự giúp đỡ của trường trong việc tìm kiếm nhân lực. Các trường đại học đều có các quỹ tài trợ và sử dụng quỹ vào các mục đích đầu tư và tạo ra doanh thu. Công ty quản lý Harvard University Management, Inc. thuộc Đại học Harvard có nhiệm vụ giám sát và quản lý lượng tài sản tài trợ của Harvard. Mỗi năm Hội đồng quản trị và đội ngũ quản lý của Công ty đều đưa ra các quyết định phân bổ tài sản ở các thị trường vốn khác nhau nhằm tạo ra giá trị cho các khoản đầu tư và chống lại tác động xói mòn do lạm phát hoặc bất ổn kinh tế. Trong năm tài chính 2007, các khoản đầu tư từ việc sử dụng tài trợ của Harvard tạo ra 23% lợi nhuận.

Các trường đại học tư hoạt động thường vì mục tiêu lợi nhuận nên phải tạo ra một chương trình đào tạo hiệu quả, thuê giáo viên giảng dạy có chất lượng, và đáp ứng đúng nhu cầu của người học, không giống như các trường công luôn giảng dạy theo mục tiêu và được trợ cấp tài chính của chính phủ. Các trường đại học tư thành công với mô hình giảng dạy sáng tạo có thể còn làm tăng tính cạnh tranh với các trường công, tạo ra một làn sóng đổi mới và ngày càng tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục.

Ở Hoa Kỳ, cao đẳng cộng đồng là cánh cửa vào đại học đối với nhiều sinh viên. Các trường này tạo cơ hội cho sinh viên đạt được những tín chỉ cho hai năm đầu của chương trình học cử nhân bốn năm ở các trường chất lượng cao, đã được kiểm định. Nhờ học phí thấp, cao đẳng cộng đồng mở ra cho sinh viên con đường tiết kiệm tiền bạc khi học ở một môi trường nhiều hỗ trợ. Họ cũng cho phép sinh viên được đào tạo những nghề chỉ cần bằng cấp liên kết hoặc không cần bằng cấp, đưa ra các chương trình học nâng cao và các khóa học phát triển cá nhân cho nhiều đối tượng là người lớn tuổi. Cao đẳng cộng đồng là bộ phận phát triển lớn nhất và nhanh nhất trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ. Hiện nay có gần 1.200 cao đẳng cộng đồng địa phương đã được kiểm định có mặt trên khắp cả nước, phục vụ hơn 11 triệu sinh viên (khoảng 46% tổng số sinh viên đại học ở Hoa Kỳ).

Hệ thống 2+2 ở Hoa Kỳ là một hệ thống “nối tiếp” đầy hiệu quả giữa trường cao đẳng hai năm và trường đại học bốn năm. Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có bản cam kết chuyển tiếp với các trường đại học bốn năm, bảo đảm rằng các tín chỉ ở đại học cao đẳng vẫn được tính trong chương trình cử nhân bốn năm.

Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, đại học bốn năm và các trường đại học lớn đều do cùng một cơ quan kiểm định. Đó là lý do vì sao các trường đại học vẫn chấp nhận tín chỉ của cao đẳng. Cao đẳng cộng đồng có hàng trăm chuyên ngành để chọn, từ các ngành phổ biến như quản trị kinh doanh, tin học, kế toán, và các chương trình khoa học y tế. Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có các khóa tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau và một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ để bảo đảm rằng sinh viên với ở trình độ ngôn ngữ nào cũng thành công.



        1. Xu hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Canada

Hệ thống giáo dục của Canada gồm các trường công lập và tư thục từ mẫu giáo cho đến đại học. Khi kết thúc lớp 11, 12, 13 tùy theo từng tỉnh, học sinh có thể theo học đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng dạy nghề. Riêng tỉnh Quebec có thêm hệ thống Cepgep – là chữ viết tắt theo tiếng Pháp của Cao đẳng phổ thông dạy nghề và là 2 năm phổ thông hoặc 3 năm giáo dục kỹ thuật giữa bậc Trung học và Đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, học sinh có thể đăng ký các chương trình sau đại học gồm chương trình thạc sỹ từ 1 đến 2 năm, chương trình tiến sỹ từ 3 đến 5 năm.

Các trường đại học Canada nằm trong số những trường đại học tốt nhất thế giới. Năm 2012, có 4 trường đại học Canada nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới Thượng Hải (Shanghai Academic Ranking of World Universities - ARWU) và 22 trường nằm trong top 500, có 3 trường lọt vào top 50 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS (QS World University Ranking) và 20 trường nằm trong top 500; ngoài ra có 5 trường nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Times Higher Education (Times Higher Education (THE) World University Rankings) và 8 trường lọt vào top 200.

Các trường đại học của Canada có các quan hệ liên kết toàn cầu với hơn 5.000 thỏa thuận hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới. Các trường cao đẳng, cao đẳng kỹ thuật và cao đẳng nghề cung cấp các chương trình học hướng đến doanh nghiệp và yêu cầu của từng ngành nghề với mức độ nghiên cứu ứng dụng ngày càng cao nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có được việc làm phù hợp với ngành học của mình trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp và 93% các nhà tuyển dụng hài lòng với các sinh viên đã tốt nghiệp.


        1. Xu hướng phát triển hệ thống đại học Hàn Quốc

Hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc chia giáo dục thành 5 cấp độ như sau: mẫu giáo, giáo dục bậc tiểu học, trung học, Cao đẳng, Đại Học và cuối cùng là sau Đại Học. Mục đích của giáo dục đại học chuyên môn là đào tạo kỹ thuật viên bậc trung cấp bằng việc cung cấp nền tảng của lý thuyết và kỹ thuật vững chắc. Giáo trình được đặc hóa của đại học chuyên môn được phân chia thành công nghệ học, nông học, ngư nghiệp, điều dưỡng, sức khỏe, gia đình, công việc xã hội, nghệ thuật và thể dục v.v. Tùy theo giáo trình mà cung cấp chương trình dạy 2 năm hoặc 3 năm. Một vài chương trình học như điều dưỡng, sức khỏe, vật lý trị liệu, bác sĩ trị liệu, công nghệ học, sinh học, X-quang thì cần phải học 3 năm, các chương trình còn lại thì chỉ cần học 2 năm. Vì học viên sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức chuyên môn một cách thực dụng nên sau khi tốt nghiệp có thể xin việc làm và nếu muốn có thể xin học lên hệ đại học 4 năm. Trường học tùy theo chủ thể thành lập mà có thể chia thành quốc lập, thành phố lập và dân lập và đại đa số các trường đại học là trường dân lập.

Hiện nay, Hàn Quốc có khoảng 250 trường đại học và chương trình trình độ cử nhân là đại học hệ 4 năm. Sinh viên tại mỗi trường đại học phải tự đặt quy định cho bản thân về giới hạn đối với việc đạt được điểm học, điểm học tối thiểu cần thiết để tốt nghiệp, điểm học tiêu chuẩn và ở mỗi học kỳ điểm cao nhất phải đạt được, điểm học đặc biệt và cách đạt được điểm đó. Trường học tùy theo chủ thể thành lập mà có thể chia thành quốc lập, thành phố lập và dân lập và đại đa số các trường đại học là trường dân lập.



        1. Hệ thống giáo dục Singapore

Hệ thống giáo dục tại Singapore được phát triển trên cơ sở mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục ở đây đã áp dụng cách tiếp cận linh hoạt để giúp học sinh phát triển hết tài năng của bản thân các trường cao đẳng. Các trường cao đẳng được thành lập ở Singapore nhằm trang bị cho học sinh các ngành học thực hành ở bậc cao đẳng.

Các trường cao đẳng đều có các khoá học đa dạng như cơ khí, kinh doanh, truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông. Một số môn học chuyên ngành như ngành mắt, công nghệ hàng hải, hải dương học, điều dưỡng, giáo dục mầm non và phim ảnh dành cho những sinh viên mong muốn theo đuổi một nghề riêng cho mình sau này. Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng thường được các nhà tuyển dụng tìm đến vì họ có thể hòa nhập ngay vào môi trường làm việc nhờ được trang bị một cách hoàn thiện các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm liên quan đến nền kinh tế mới mà các em đang được học.

Các trường đại học Singapore đã cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp nổi danh trên thế giới. Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác nghiên cứu và cơ hội nhận học bổng. Kể từ khi thành lập vào năm 1905, NUS đã phát triển thành một trường đại học toàn diện cung cấp chương trình học ở các ngành chính như khoa học, cơ khí, công nghệ, luật, nghệ thuật, khoa học xã hội và y học.

Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thế giới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tại Singapore. Chẳng hạn như trường đào tạo chương trình MBA hàng đầu châu Âu - INSEAD đã đầu tư 60 triệu đô la Singapore xây dựng cơ sở tại một trung tâm khoa học thành trường Kinh doanh quốc tế đầu tiên ở Châu Á với chương trình học chính quy. Năm 2000, Trường Cao học Kinh doanh Chicago cũng đã chọn Singapore làm nơi mở chi nhánh của trường và đây là Trường Kinh doanh hàng đầu của Mỹ có cơ sở đào tạo chính quy đầu tiên tại châu Á.



Các trường tư thục tại Singapore: Sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạo phong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng. Hiện có khoảng hơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và ngôn ngữ ở Singapore. Số trường tư thục này cung cấp các khóa học đáp ứng theo nhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế. Các trường tư thục có nhiều khóa học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân, và bằng sau đại học. Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ, Anh, Úc v.v.. các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy các chứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng.

        1. Đại học tư nhân ở Đài Loan

Năm 1954 Đài Loan mới cho phép trường Đại học tư thục đầu tiên được thành lập là Học viện pháp lý Đại học Đông Ngô. Sau đó học viện y khoa Cao Hùng, Học viện Công nghệ kỷ thuật Trung Nguyên, Đại học Đông Hải, Học viện nhân văn quản lý Đạm Giang. Cho đến nay trong hệ thống 121 trường Đại học, học viện độc lập có 73 trường tư thục và hơn 65% sinh viên theo học tại các trường Đại học tư. Điều này phần nào khẳng định vị trí quan trọng của Đại học tư thục tại Đài Loan.

Năm 1974 chính phủ Đài Loan công bố “luật trường tư” quy định Đại học tư thục phải thành lập hội đồng quản trị từ đây sự tổ chức và vận hành của đại học công và đại học tư thục dần khác biệt. Đến năm 1994 bộ luật Đại học mới được ban hành đã thể hiện sự khác biệt rõ hơn trong vấn đề bầu chọn Hiệu trưởng đại học. Tại trường công do hội đồng giáo vụ đảm nhận việc thỉnh mời thành lập hội đồng tuyển cử, còn Đại học tư do Hội đồng quản trị đảm trách.



        1. Mô hình trường tư thục kiểu mẫu ở Thụy Điển

Xã hội dân chủ Thụy Điển dường như là nơi khó có thể tìm thấy thêm được một cuộc cách mạng thị trường tự do. Tuy nhiên, điều đó lại đang diễn ra trong các trường tư thục của nước này. Những cải tổ đã bắt đầu được tiến hành vào 1994, cho phép hầu hết mọi công dân đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản đều được mở trường và nhận học sinh, nhờ vào nguồn kinh phí do nhà nước chi trả. Tùy theo lứa tuổi của học sinh và địa điểm của trường, mỗi năm chính quyền địa phương phải chi cho mỗi học sinh tại các trường tư này từ 48.000 đến 70.000 SKr [8.000-12.000 USD, (SKr là đơn vị tiền của Thụy Điển)]. Giống như trường công, các trường này còn phải nhận tất cả các trẻ em đến tuổi đi học, không có các ràng buộc tôn giáo hay thi đầu vào. Không được thu thêm học phí, nhưng việc sinh lợi là điều tốt. Chỉ trong vòng 14 năm thực hiện cải cách, học sinh Thụy Điển theo học tại các trường tư đã tăng lên hơn 10%.

Mô hình này có rủi ro không: Kinh doanh giáo dục, xét ở một khía cạnh nào đó, là một ngành kinh doanh an toàn. Giới phụ huynh luôn muốn con cái họ được giáo dục tốt và nhu cầu tương lai trong lĩnh vực này tương đối dễ dự báo. Chính vì vậy, lợi nhuận của hệ thống trường tri thức tương đối ổn định, trung bình 5-7% mỗi năm. Tuy nhiên, giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào với một loại khách hàng duy nhất, thì đều có những rủi ro. Nhất là khi khách hàng đó lại là của nhà nước, thì những rủi ro lớn nhất đều do bởi chính trị mà ra. Giá như chính phủ tương lai, do không ưa gì loại hình trường học này, sẽ thay đổi các luật lệ, thì lúc đó, thị trường non trẻ này sẽ phải chấm dứt. Các luật lệ chỉ nên thay đổi theo hướng để các trường tư thục tiếp cận tốt hơn với các phương pháp và chương trình giảng dạy của các trường công lập, hoặc nếu cùng lắm thì cấm các trường này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục ở một số nước

1.3.2.1 Kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng tư

Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đại học cao đẳng tư tùy thuộc vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, nhà nước sẽ xây dựng những định chế và chính sách ở tầm vĩ mô để các trường đại học cao đẳng tư có thể phát triển bình đẳng với các trường công, sau đây ta đi tìm hiểu mô hình quản lý của các nước để rút ra những kinh nghiệm cho công tác quản lý giáo dục cho Việt Nam:



  1. Mô hình quản lý giáo dục đại học Hoa Kỳ

- Đối với hệ thống đại học, cao đẳng Hoa Kỳ là vai trò quản lý trực tiếp của nhà nước rất mờ nhạt. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ thông qua năm 1787 và chính thức có hiệu lực từ 1788 tới nay, quyền tổ chức và quản lý giáo dục là thuộc về các bang chứ không thuộc về chính quyền trung ương liên bang. Mỗi bang có quyền và thực sự đã tổ chức giáo dục trong bang theo cách riêng của mình và do đó từ bang này sang bang khác, cách tổ chức giáo dục không giống nhau.

- Nền đại học Hoa Kỳ “không tổ chức thành một hệ thống”. Mỗi trường đại học, công hay tư, đều có quyền tổ chức việc dạy và học trong trường mình, theo sáng kiến riêng, không có và không bắt buộc phải theo những quy chế, thể lệ chung. Cũng vì lý do này nên nhà nước liên bang Hoa Kỳ không thể ký kết các hiệp định công nhận tương đương học vị, văn bằng của các trường đại học Hoa Kỳ với học vị và văn bằng của một nước nào khác. Đây là một đặc điểm cần chú ý về mặt pháp lý khi đặt vấn đề công nhận tại nước ta văn bằng, học vị của các trường đại học Hoa Kỳ.



- Giáo dục ĐH-CĐ ở Hoa Kỳ có đặc điểm là vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng rãi. Các trường gần như có toàn quyền quyết định mọi việc của mình, bao gồm cả thuê mướn, tuyển dụng, sa thải giảng viên, nhân viên v.v... Riêng các trường tư nhân (chiếm gần một nửa trong số 3.900 trường ĐH-CĐ ở Hoa Kỳ), quyền tự trị của họ còn lớn hơn nhiều. Nguyên tắc tự trị quản lý giáo dục đại học trong cơ chế thị trường tất yếu nảy sinh nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các trường. Ưu điểm của nó là tạo ra một nền giáo dục bậc cao đại chúng gắn bó chặt chẽ và bền vững với cộng đồng địa phương, có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Nguyên tắc cạnh tranh giáo dục cũng buộc các trường ĐH-CĐ phải không ngừng đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, thu hút và khuyến khích những giảng viên giỏi làm việc cho trường, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

  1. Mô hình quản lý giáo dục đại học ở Liên Xô cũ

Mô hình này trái ngược hoàn toàn với mô hình của Hoa Kỳ. Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và giáo dục, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường trong một hệ thống. Hoạt động của tất cả các trường ĐH-CĐ hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Các trường được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Đại học. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và toàn diện, tạo ra nền giáo dục có tính đại chúng cao. Song, mặt kém của mô hình này là thiếu sự năng động và kém thích ứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế.

  1. Mô hình quản lý giáo dục Đức

Mô hình này do Uyn-hem Vôn Hăm-bôn sáng lập từ thế kỷ XIX với mục đích xây dựng những trung tâm nghiên cứu ĐH-CĐ hiện đại để “đẩy lùi những biên giới của kiến thức”. Mô hình này đảm bảo tính độc lập, tự quyết của các trường và quyền tự do của các thành viên được theo đuổi việc nghiên cứu mà không có sự can thiệp của chính quyền. Chính phủ liên bang và các bang chỉ có quyền hạn quản lý một phần công việc của các trường, thông qua việc cấp phát tài chính và qua Hội đồng đại học để bàn bạc đánh giá công việc của các trường. Các trường ĐH-CĐ ở Đức có toàn quyền tuyển dụng, trả lương và thưởng, phạt nhân sự của mình.

  1. Mô hình quản lý giáo dục đại học Anh

Được nêu lên như một tấm gương sáng về một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng sự tự trị về thể chế rất rộng rãi, nhà nước chỉ quản lý các trường thông qua việc cấp phát tài chính. Các trường ĐH-CĐ đây hoàn toàn có quyền sử dụng kinh phí đã được cấp mà không có sự can thiệp hay kiểm tra của nhà nước. Sinh viên ở đây bắt buộc phải ở trong ký túc xá, hợp thành một cộng đồng sinh hoạt và học tập dưới sự quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục ở Anh so với các nước khác chi phí trung bình 15.000 USD một năm đối với một sinh viên là quá cao, chỉ có những gia đình khá giả mới có khả năng chi trả khoản tiền khổng lồ này.

  1. Mô hình của Pháp

Một trong những ví dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng ĐH-CĐ như một công cụ hiện đại hóa xã hội. Các trường ở Pháp có quyền chủ động xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Năm 1968, Pháp tiến hành cải cách giáo dục, quyền tự trị của các trường được mở rộng thêm về lĩnh vực tài chính, nhân sự.... Mô hình giáo dục ĐH-CĐ ở Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường, do đó có thể khuyến khích sự cạnh tranh về nhân lực và chất lượng giữa các trường. Giáo dục ĐH- CĐ ở Pháp được chia thành hai hệ: đào tạo tổng quát và đào tạo nghề nghiệp. Hai hệ này không tách rời nhau, giữa hai hệ thường có cầu nối để sinh viên có thể chuyển từ hệ này sang hệ kia.

1.3.2.2 Kinh nghiệm về xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hệ thống trường đại học cao đẳng tư

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước cho thấy hầu hết các quốc gia đều có hệ thống các trường công lập và tư nhân, tuy nhiên mỗi quốc gia lại phát triển theo hai hướng khác nhau, có nước chú trọng tới trường công nhưng có nước lại chú trong tới loại hình trường tư, mặt khác có những nước hệ thống trường tư là những trường có chất lượng rất cao, hoặc là những trường mang tính cộng đồng (như ở Hoa kỳ), nhưng có những quốc gia hệ thống trường tư lại được quản lý rất chặt chẽ và phát triển rất mạnh (như ở Hàn Quốc).



Mc. Nay (1995) đã da trên trên 2 mt Xác đnh chính sách” và Giám sát thc hin”, và tùy thuộc mc đ "Cht ch" hay "Lng lo" đã hình thành 4 mô nh qun trường ĐH-CĐ dng A, B, C, D như sơ đ sau.

Bảng 1.5 Mô hình quản lý trường



Xác đnh

chính sách

Giám sát

Lng lo

Chặt ch

Lng lo

A: Đại học truyền thống

C: Doanh nghiệp tự quản

Chặt ch

B: Đơn vị hành chính

D: Công ty cổ phần

Nguồn: Mc Nay (1995)

Kiu A (Collegium) xem B môn đơn v cơ bn của N trường, ra quyết đnh theo cách "đng thun", quyn lc ln nm Hi đng Giáo giám sát lng lo. Kiu B (Bureaucracy) qun như ở mt tổ chc hành chính, tt c đu theo Điu l/Quy chế, quyn lc ln nm trong tay c nhà qun hành chính. Kiu C (Corporation) là kiu qun trường ĐH trong Công ty, xem sinh viên là khách hàng. Kiu D (Entreprenuer) nng v tính cht "ủy thác" như c Doanh nghipnhân.

Theo Mc Nay, c trường ĐH ngày nay thưng phi hp tt c c kiu qun này trng s kiu nào ln hơn ph thuộc vào loi trường ĐH. Tuy nhiên, v trung bình, qua kho sát Úc Anh (1997) sau 10 năm t trng kiu A đã gim t 35 - 55% xung còn 15 - 17%, kiu B có gim xung mt ít nm trong phm vi 25 - 40%, Kiu C tăng t 8 - 24% lên trên gn 40% kiu D ng t dưới 10% lên đến 25 - 35%. Điu đó có nghĩa, trường ĐH-CĐ tư thục ngày nay, k c Vit nam, đã có k nhiu màu sc của một Công ty c phn. Khi đó việc xây dựng các chính sách của luật pháp của nhà nước sẽ phải hướng dần theo mô hình quản lý của một công ty.

1.3.2.3 Kinh nghiệm về chính sách khuyến khích đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

a) Kinh nghiệm về học phí.

Phát triển trường tư thục nhằm chia sẻ gánh nặng về chi phí giáo dục với nhà nước như ở Hoa Kỳ, thu học phí của sinh viên được xem là một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Học phí đại học được tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, mức học phí ở các trường đại học luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên. Ở Trung Quốc, trước năm 1989, Nhà nước bao cấp hoàn toàn kinh phí cho giáo dục đại học. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nước này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với giáo dục đại học trong các trường công lập, ngay cả sinh viên được học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nước cũng phải đóng học phí từ 100 đến 300 nhân dân tệ một năm học. Năm 1995, Trung Quốc chính thức quy định mức thu học phí cao nhất của các trường đại học là 1.200 nhân dân tệ (trường hợp cụ thể có thể tăng thêm 20%). Còn ở Hàn Quốc, trong điều kiện thuận lợi, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả cao để cho con em họ có học vấn càng cao càng tốt. Thực tế, chi phí tư nhân trong lĩnh vực giáo dục đại học của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính điều đó đã giúp Hàn Quốc huy động được nguồn lực tài chính rất lớn từ khoản đóng góp của các bậc cha, mẹ sinh viên. Chỉ trong vòng bốn thập niên, Hàn Quốc đã giải quyết thành công bài toán đuổi kịp về giáo dục cùng lúc với bài toán đuổi kịp về kinh tế so với các nước phát triển.



b) Vấn đề lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Ở Trung Quốc các trường ĐH-CĐNCL ra đời từ thập niên 1980 nhưng hệ thống luật lệ hoàn chỉnh cho chúng rất chậm ban hành. Luật Giáo dục năm 1995 quy định các cơ sở giáo dục là thực thể phi lợi nhuận. Tuy nhiên các cơ sở tư nhân đăng ký thành lập ở các Phòng Thương mại và Công nghiệp thì được cho phép thu lợi nhuận và phải đóng thuế, các cơ sở này chỉ thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, không cấp bằng. Các cơ sở đăng ký ở cơ quan hành chính địa phương thì được xem là cơ sở phi lợi nhuận và được miễn thuế. Tuy là phi lợi nhuận, các nhà đầu tư cũng tìm cách thu lợi từ vốn đầu tư của mình. Về phương diện này, có ý kiến nhận xét: các trường ĐH tư ở Trung quốc trước năm 1949 phần lớn là phi lợi nhuận, chúng liên quan đến tôn giáo hoặc các tổ chức từ thiện, chủ nhân theo đuổi các niềm tin tôn giáo hoặc các sứ mạng giáo dục và xã hội, còn ngày nay phần lớn các trường ĐH tư nhằm theo đuổi lợi nhuận tối đa. Sau gần 30 năm phát triển GDĐH tư, một Luật Giáo dục tư liên quan với mọi bậc giáo dục mới được thông qua ngày 28/12/2002, trong đó có một số điều khoản về GDĐH. Điều 51 của Luật 2002 quy định là các nhà đầu tư cho giáo dục tư có thể thu một khoản lợi nhuận “hợp lý”, tuy nhiên mức hợp lý đó chưa được quy định rõ. Luật xem đó là phần thưởng của Nhà nước cho nhà đầu tư chứ không phải lợi nhuận. Luật cũng quy định nếu các cá nhân và tổ chức hiến tặng tài sản cho trường tư thì phần hiến tặng sẽ được miễn giảm thuế. Từ năm 1999 Nhà nước lại cho phép xây dựng các trường hạng hai (second-tier colleges) trong các trường công, dựa vào cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo chức của trường công để kinh doanh thu học phí. Cho đến năm 2002 có khoảng 300 trường hạng hai như vậy. Nhờ uy tín “ăn theo” các trường công mẹ, các trường hạng hai này có ưu thế hơn hẳn các trường tư, cho nên các trường ĐH tư Trung Quốc cho rằng với chủ trương đó là Nhà nước “đã kéo tấm thảm trải dưới chân họ”.

1.3.2.4 Kinh nghiệm về kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với hoạt động của hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

a) Kinh nghiệm kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Chất lượng giáo dục đại học là một phạm trù rất khó định nghĩa và đo lường. Theo các chuyên gia đầu ngành về chất lượng giáo dục, chất lượng có thể được nhìn nhận qua 5 khía cạnh:

  • Chất lượng được ngầm hiểu là chuẩn mực cao (high standard) 

  • Chất lượng đề cập đến sự nhất quán trong thực thi một công tác không có sai sót 

  • Chất lượng là hoàn thành những mục tiêu đề ra trong kế hoạch của trường

  • Chất lượng là những đo lường phản ảnh những thành quả xứng đáng với đầu tư

  • Chất lượng một quy trình liên tục cho phép "khách hàng" (tức sinh viên) đánh giá sự hài lòng của họ khi theo học.

Chất lượng giáo dục của những trường tư thục được đưa lên hàng đầu, và ở các nước, hiệp hội chuyên môn về các môn học của đại học, cao đẳng là tổ chức có nhiệm vụ đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Bên cạnh đó, một cách đánh giá khác là qua thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan Nhà nước về khả năng của sinh viên tốt nghiệp đang công tác trong các cơ sở đó đang được áp dụng rộng rãi. Sau đây là một số tổng kết về công tác đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo trong nước và trên thế giới.

Vào năm 1992, ở Đan Mạch đã thành lập trung tâm đánh giá (Evaluation centre) để tiến hành đánh giá các chương trình giáo dục đại học, năm 1995, ở Phần Lan cũng đã thành lập Hội đồng đánh giá giáo dục đại học Phần Lan (FINHEEC-Finish higher education Evaluation council).

Ở Pháp, Ủy ban quốc gia về đánh giá các cơ sở công lập trong lãnh vực khoa học, văn học và nghề nghiệp (CNE-Le comité National d’Evaluation) đã ra đời theo bộ luật ngày 26 tháng 1 năm 1984. Bộ luật ngày 10 tháng 7 năm 1989 đã biến Ủy Ban Quốc Gia về đánh giá thành một cơ quan hành chánh độc lập, trực tiếp báo cáo Tổng thống, không còn bị đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Trưởng, phụ trách giáo dục đại học và được nhà nước cấp kinh phí và có ngân sách riêng.

Ở Anh, hình thành một cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (QAA-The quality Assessment Agency for higher Education) là công ty trách nhiệm hữu hạn và là tổ chức từ thiện do các cơ quan đại diện cho các trường đại học của Anh thành lập năm 1997.

Ở Úc, năm 1992, Uỷ ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học (The Committee For Quality Assurance in Higher Education) được thành lập với nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ về các vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo.

Ở Hàn Quốc, Uỷ ban Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học Hàn Quốc (The Committee For University Accreditation) chịu sự quản lý và quan sát của hội đồng giáo dục Đại học Hàn Quốc (Korean Council For University Education-KCUE).

Rõ ràng là kiểm định chất lượng bằng những đo lường cụ thể không phải là một việc làm đơn giản chẳng hạn, như thế nào là một tiêu chuẩn cao, hay thế nào là hoàn thành những mục tiêu? Làm sao đo lường những khía cạnh trên? Hàng loạt các mô hình khác nhau đã được áp dụng.


  • Mô hình Kirkpatrick: Kirkpatrick đưa ra bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo (Phản hồi, Nhận thức, Hành vi, Kết quả)

  • Mô hình Hamblin: Mô hình này gần giống với Kirkpatrick về nội dung đánh giá nhưng được phân thành năm mức (Phản hồi, Nhận thức, Hành vi nghề nghiệp, Chức năng, Giá trị cơ bản)

  • Mô hình Warr, Bird và Rackham: Đánh giá đầu vào (Input evaluation) Đánh giá tự bản thân chương trình. Đánh giá phản hồi (reaction evaluation): Phản hồi của người học trong và sau quá trình. Đánh giá kết quả đầu ra (outcome evaluation).

  • Mô hình đánh giá thành quả của Mỹ: Mô hình đánh giá thành quả của Mỹ cho thấy thành quả của quá trình đào tạo là sự tổng hợp của 4 yếu tố: đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra và thành quả đào tạo. Trong bốn yếu tố này, ba yếu tố đầu tiên (đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra) sẽ quyết định chất lượng của quá trình đào tạo và yếu tố cuối cùng (thành quả đào tạo) sẽ quyết định hiệu quả đào tạo.

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các trường đại học, mỗi đại học phải tự mình đánh giá chất lượng của chính mình để có những điều chỉnh kịp thời. Năm 1983, tờ báo US News and World Report, lần đầu tiên trình bày một danh sách các đại học Hoa Kỳ xếp thứ tự theo chất lượng từ cao đến thấp (America’s Best Colleges). Ngay sau đó, các nhóm truyền thông khác trên thế giới tạp chí Times Higher Education Supplement (THES ở Anh), The Guardian University Guide (Anh), tạp chí Maclean với Maclean’s University Ranking (Canada), v.v… cũng bắt đầu phát triển những chỉ tiêu để đánh giá các đại học ở địa phương và so sánh với các đại học quốc tế. Đặc biệt mấy năm gần đây trường Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) cũng tham gia vào việc đánh giá và xếp hạng các đại học trên thế giới. Sau đây là một số các các tiêu chí đánh giá chất lượng của trường đại học nước ngoài mà ta cần nhiên cứu xem xét

Bảng 1.6 Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá và xếp hạng đại học do các nhóm truyền thông thực hiện



Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) Liu NC, Cheng, Y. Academic Ranking of World Universities – Methodologies and Problems. Higher Education in Europe 2005; 30(2), 14.

  • Số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Field : trọng số 10%

  • Số giáo sư đoạt giải Nobel và Field : trọng số 20%

  • Số bài báo khoa học được trích dẫn nhiều lần : trọng số 20%

  • Số bài báo khoa học trên tập san Nature và Science : trọng số 20%

  • Số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI : trọng số 20%

  • Thành tựu của giáo sư và đội ngũ khoa bảng : trọng số 10%

US News and World Report Stella A, Woodhouse D. Ranking of Higher Education Institutions (Vol. AUQA Occasional Publications Number 6): Australian Universities Quality Agency 2006.

  • Xuất sắc khoa bảng (academic excellence) qua thăm dò ý kiến của hiệu trưởng, khoa trưởng : trọng số 25%

  • Tỉ lệ sinh viên bỏ học và tỉ lệ tốt nghiệp : trọng số 20%

  • Cơ sở vật chất (quy mô lớp học, lương bổng giáo sư, trình độ giáo sư, tỉ lệ giáo sư toàn thời gian (fulltime) : trọng số 20%

  • Điểm tuyển chọn sinh viên : trọng số 15%

  • Chỉ tiêu của nhà trường tính trên mỗi sinh viên : trọng số 10%

  • Tỉ lệ cựu sinh viên đóng góp vào ngân quỹ nhà trường : trọng số 5%

  • Tỉ lệ tốt nghiệp sau khi điều chỉnh cho chỉ tiêu và điểm tuyển nhận : trọng số 5%

Times Higher Education Supplement (THES) Marginson S. Global university comparisons: the second stage, International Trends in University Rankings and Classifications - Griffith University/ IRU Symposiumi 2007

  • Đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác : trọng số 40%

  • Số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty toàn cầu : trọng số 10%

  • Phần trăm giáo sư là người nước ngoài : trọng số 5%

  • Phần trăm sinh viên là người nước ngoài : trọng số 5%

  • Tỉ số sinh viên / giáo sư : trọng số 20%

  • Số lần trích dẫn tính trên đầu mỗi giáo sư : trọng số 20%

  • Maclean University Ranking Macleans.ca. (2006, November 2006). Universities by the Number. Macleans.ca.

  • Thành tựu khoa bảng của sinh viên : trọng số 23%

  • Quy mô lớp học và liên lạc giữa giáo sư và sinh viên : trọng số 17%

  • Trình độ và danh tiếng của đội ngũ giảng viên và giáo sư : trọng số 17%

  • Tài chính : trọng số 12%

  • Thư viện : trọng số 12%

  • Danh tiếng của cựu sinh viên : trọng số 19%

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương