Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG


b) Kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo



tải về 5.13 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

b) Kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo

Một chuyên ngành đào tạo là một chương trình được xây dựng hoàn chỉnh gồm nhiều môn học. Một cách thiết kế chương trình có ý nghĩa sẽ đòi hỏi xây dựng mục tiêu học tập cho sinh viên, sẽ dựa trên những nhân tố đầu vào từ bên ngoài của các bên liên quan chẳng hạn như thị trường việc làm và yêu cầu của xã hội; cũng như dựa trên việc xây dựng các bộ môn chuyên ngành hẹp nhằm đáp ứng những mục tiêu này và đem lại cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà họ cần có.

Hầu hết các chương trình đào tạo bậc đại học ở Hoa Kỳ được tổ chức theo cách tương tự như vậy, với những khác biệt không đáng kể giữa các trường. Điển hình là văn bằng thứ nhất kết hợp giữa những yêu cầu của trường về kiến thức rộng bao gồm truyền thông giao tiếp, toán học, khoa học tự nhiên, giáo dục tổng quát, vi tính và ngoại ngữ, với những yêu cầu của chương trình về chuyên ngành thực sự, cùng vói những môn phụ nếu có. Các môn phụ này cũng là những môn chuyên ngành nhưng không sâu như môn chuyên ngành chính.

Gần đây các trường đại học Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về việc thiếu những phân tích nói chung về tri thức và kỹ năng của những sinh viên tốt nghiệp, những thứ đáng lẽ phải là nền tảng để hình thành chương trình đào tạo chuyên ngành ở cấp khoa. Sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống đào tạo theo tín chỉ Hoa Kỳ và Châu Âu (Bologna) là trong hệ thống châu Âu, tín chỉ được coi là thước đo mức độ đáp ứng mục tiêu học tập (Heinze & Knill, 2008), do vậy, đánh giá việc học tập là một phần không thể thiếu. Gần đây việc thực hiện thiết kế chương trình có ý nghĩa đã được thực hiện trong hệ thống tín chỉ Hoa Kỳ như một phần của việc tiếp thu và vận dụng hệ thống tín chỉ Châu Âu.

Hội nghị Châu Phi về giáo dục đã khuyến cáo “Các quốc gia thành viên xây dựng chương trình đào tạo có thể đối phó được những thách thức của những thay đổi xã hội rộng khắp và những thách thức cơ bản mà Châu Phi chắc chắn phải đối mặt trong tương lai trước mắt”. Hội nghị cũng đồng thời khuyến cáo các quốc gia thành viên cần tin tưởng vào việc “đầu tư cho giáo dục là cần thiết với điều kiện các cơ sở giáo dục đại học được định hướng nhằm thoả mãn các nhu cầu của xã hội”.

Hội nghị Dakar cũng đưa ra một loạt đề nghị hướng các cơ sở giáo dục đại học vào những hành động cụ thể theo các nội dung sau:



  • Cần thiết kế các chương trình tích hợp để tìm kiếm những chiến lược tạo ra văn hóa của hòa bình và để giải quyết vấn đề liên quan đến phát triển bền vững (như giảm nghèo đói và bảo vệ môi trường);

  • Nghiên cứu cần phải gắn với các nhu cầu của xã hội;

  • Cơ sở đào tạo cần khẳng định sứ mệnh của mình những định hướng toàn bộ bao quát gắn với các chương trình giáo dục quốc gia và dựa trên những phân tích các nhu cầu;

  • Chương trình giáo dục cần chỉ rõ kết quả đầu ra mong muốn và không đơn giản chỉ là những nội dung được truyền tải và tái tạo lại hoặc chỉ đơn thuần là tên gọi các môn học;

  • Chương trình đào tạo đại học cần được tổ chức với sự tham gia đầy đủ của các giảng viên, nhà khoa học có trình độ và làm việc với nhau trong môi trường thuận lợi đảm bảo nội dung thích hợp với sự phát triển của châu Phi.

Chương trình đào tạo cần theo dõi những thay đổi trong thị trường lao động nhằm giảm bớt những khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch giáo dục quốc gia và cải thiện khả năng của các cơ sở giáo dục đại học, gắn chính sách phát triển đại học với các ưu tiên quốc gia. Việc xây dựng chương trình đào tạo phải mang tính liên ngành, mềm dẻo nhưng trong một hệ thống chặt chẽ theo kiểu module, tín chỉ và liên thông, công nhận kinh nghiệm làm việc và tổ chức đào tạo năm học theo các học kỳ trong phạm vi quốc gia và thế giới. Đồng thời, sự thay đổi này chỉ ra việc học tập tự quản lý, vai trò huấn luyện đối với giảng viên, dịch vụ hỗ trợ chuyên môn, đầu tư trong việc liên kết đào tạo và cơ chế đảm bảo chất lượng

c) Quản lý các hoạt động về tài chính

Đây là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong xây dựng cơ chế quản lý các trường ĐH-CĐ, để có điều kiện đầu tư phục vụ cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo thì phải xây dựng hệ thống tài chính minh bạch, hoạt động có hiệu quả, tình hình hiện nay của các quốc gia trên thế giới thì mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn (Greater User-Pay). Sự gia tăng số người học và chi phí thực tế trên mỗi người học đã buộc hầu hết các quốc gia đi đến giải pháp gia tăng mức đóng góp của người học thông qua học phí. Bên cạnh sự gia tăng này, nhiều quốc gia đã thiết lập cơ chế cho phép người học vay nợ và sau đó trả dần sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, do quy mô đầu tư của Nhà nước cho trường đại học ngày càng gắn với chất lượng (Growing Popularity of Performance Funding), ở nhiều quốc gia đầu tư cho đại học từ chính phủ không còn theo kiểu bình quân hay dựa vào số lượng sinh viên đầu vào mà căn cứ chủ yếu vào việc đạt được các chỉ số thực hiện (performance indicators) thể hiện năng lực duy trì chất lượng của mỗi trường. Chẳng hạn tại Anh, sự phân bổ kinh phí đại học được căn cứ trên kết quả kiểm toán các trường đại học tiến hành bởi Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (QAA – Quality Assurance Agency for Higher Education).

Ở Anh quốc có một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng sự tự trị về thể chế rất rộng rãi, nhà nước chỉ quản lý các trường thông qua việc cấp phát tài chính. Các trường ĐH-CĐ hoàn toàn có quyền sử dụng kinh phí đã được cấp mà không có sự can thiệp hay kiểm tra của nhà nước. Sinh viên ở đây bắt buộc phải ở trong ký túc xá, hợp thành một cộng đồng sinh hoạt và học tập dưới sự quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục ở Anh so với các nước khác chi phí trung bình 15.000 USD một năm đối với một sinh viên là quá cao, chỉ có những gia đình khá giả mới có khả năng chi trả khoản tiền khổng lồ này.

Vấn đề cần nghiên cứu quản lý tài chính các trường đại học theo mô hình nào là hợp lý, khoa học, phù hợp với tình hình đặc điểm của mỗi quốc gia sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục đào tạo. Hiện nay việc đầu tư cho giáo dục đại học ở Mỹ rất chú trọng, theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của Mỹ chiếm khoảng 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD.

Còn ở Trung Quốc ngân sách nhà nước là thành phần chính trong các nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Trung Quốc. Từ năm 1994, thực hiện yêu cầu “3 tăng trưởng”, có nghĩa là “mức tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục phải cao hơn mức tăng thu nhập ngân sách thường xuyên để từng bước tăng chi phí giáo dục tính bình quân theo đầu học sinh, bảo đảm tăng lương giáo viên và tăng chi phí dùng chung tính theo đầu học sinh”, từ đó đến nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sức ép về nhu cầu mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục đại học cộng với nhu cầu đầu tư cho các lĩnh vực khác đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học và chỉ tăng lượng đầu tư tuyệt đối. Hiện nay, mức chi cho giáo dục của Trung Quốc chiếm khoảng 3,28% GDP.

Việc huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho giáo dục đại học là biện pháp phổ biến ở các nước trên thế giới, từ nước phát triển cho đến những nước chậm phát triển nhằm góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và giải quyết bài toán về nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ là những nước có tỷ lệ đóng góp của tư nhân cao hơn so với đóng góp của ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.



d) Quản lý về công tác tuyển sinh

Tuyển sinh đại học, cao đẳng ở các quốc gia thường có những đặc điểm về thủ tục và sự ưu tiên của quá trình tuyển sinh ở các nước rất khác nhau. Một vài nước sự cạnh tranh chỉ thông qua điểm thi đầu vào đơn giản. Ở những nước khác lại rất phức tạp bao gồm cả điểm thi, thành tích học tập, nguyện vọng và cả những việc làm ngoài trường lớp của một sinh viên tương lai. Có những nước đặc biệt lại còn phân biệt sự khác nhau giữa trường công và trường tư. Các dạng tuyển sinh ĐH –CĐ hiện nay theo một số lọai hình như sau:



  • Loại 1: Tuyển chọn qua thi tốt nghiệp phổ thông

Thí sinh ĐH-CĐ phải đạt được điểm chuẩn qua một hoặc nhiều kỳ thi kết thúc chương trình phổ thông. Các kỳ thi này thường được tiến hành theo quốc gia hoặc theo vùng do Chính phủ đứng ra tổ chức hoặc định hướng các tiêu chuẩn. Các thí sinh có thể lựa chọn môn thi hoặc là theo chương trình phổ thông hoặc theo chương trình định hướng vào ĐH-CĐ. Điểm chuẩn cho thí sinh có thể chỉ dựa vào điểm thi hoặc có nơi lại kết hợp thêm yếu tố khác như điểm trung bình học lực Trung Học Phổ Thông. Tổ chức thi có thể do chính phủ hoặc cơ quan khác. Các trường ĐH cũng có thể tổ chức quá trình này theo tiêu chuẩn lựa chọn riêng của họ. Đại diện cho mô hình tuyển sinh loại 1 chính là các nền giáo dục Ireland và Tanzania.

Ireland: Trước khi vào ĐH, học sinh cần phải tham gia một kỳ thi quốc gia để lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông (Leaving Certificate) được tổ chức bởi Hội đồng thi của Nhà Nước (State Commission). Mỗi trường ĐH-CĐ xác định số lượng SV cần tuyển cho mỗi chương trình, nhưng quá trình tuyển sinh được tập trung điều phối bởi Ủy ban Tuyển Sinh Trung Tâm (Central Admissions Office). Đây là một cơ quan độc lập với các trường. Thí sinh đề đạt nguyện vọng lên Ủy Ban và máy tính tự động chuyển danh sách thí sinh đến các trường kèm theo nguyện vọng và điểm thi.

 Tanzania: Việc kiểm tra và điều phối quá trình thi cử cho cả trường công và trường tư được phối hợp bởi Hội đồng ĐH Tanzania (Tanzania Commission on Universities) và các trường thành viên. Ứng viên nộp đơn xin học trực tiếp đến các trường mà họ lựa chọn (nhiều nhất là 3). Ngoài ra họ cũng phải đề đạt nguyện vọng tới Hội đồng. Ở đây Hội đồng sẽ xem xét thêm các yếu tố liên quan đến ứng viên như : giới tính, vị trí địa lý (vùng sâu, vùng xa), các yêu cầu về thị trường lao động và các yêu cầu khác của nền kinh tế xã hội quốc dân.



  • Loai 2: Tuyển chọn qua kỳ thi đầu vào đại học

Giống như loại 1 thi đầu vào cũng thường được tổ chức bởi chính quyền địa phương hoặc Chính phủ trong cả nước. Tuy nhiên ở một số nước việc thi đầu vào do các trường tổ chức. Họ tự xác định điểm chuẩn và các tiêu chuẩn khác. Cũng giống như kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, kỳ thi vào ĐH-CĐ nói chung đánh giá kiến thức của thí sinh theo các môn học THPT hoặc cũng có thể kết hợp với một vài các yếu tố khác. Đại diện cho mô hình loại 2 này là Trung Quốc và Secbi.

Trung Quốc: Các thí sinh muốn vào ĐH phải tham gia kỳ thi đầu vào theo một hoặc hai lĩnh vực KH kỹ thuật hoặc KH xã hội. Đây là kỳ thi quốc gia và được điều hành tập trung bởi Chính phủ Trung ương. Chính phủ cũng xác định nội dung đề thi và chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành và cho từng trường. Thí sinh nộp nguyện vọng lên Hội đồng thi. Kết quả thi kèm theo nguyện vọng của thí sinh sẽ được Chính phủ chuyển đến các trường ĐH. Việc tuyển sinh được các trường lựa chọn theo nguyện vọng và trên cơ sở điểm thi của thí sinh.

Secbi: Số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi trường được quyết định bởi Chính phủ quốc gia. Chính phủ cũng xác định các chỉ tiêu học bổng. Tuy nhiên các trường được tự tổ chức và tự giám sát lấy kỳ thi của mình theo cách thức của từng trường. Các trường cũng xem xét điểm trung bình của 4 năm học THPT cùng với điểm thi đầu vào.


  • Loại 3: Tuyển chọn qua kiểm tra năng khiếu và nhận thức

Việc kiểm tra năng khiếu được thiết kế để đo lường khả năng nhận thức chung hơn là thành tích cụ thể của thí sinh. Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường thường kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đo lường kiến thức cần thiết. Đại diện cho hình mẫu tuyển sinh loại 3 là Thụy Điển và Hoa Kỳ .

Thụy Điển: Ứng viên ĐH phải tham gia kỳ kiểm tra năng khiếu học đường Thụy Điển (Swedish Scholastic Aptitude Test). Kỳ thi này được tổ chức bởi một cơ quan Chính phủ là Đại Diện Quốc gia các ĐH (National Agency for Higher Education). Quá trình xét tuyển có thể trên cơ sở điểm kiểm tra hoặc trên cơ sở điểm THPT. Ít nhất có 1/3 số SV được tuyển theo điểm kiểm tra và cũng ít nhất 1/3 số SV được tuyển theo thành tích THPT .

Hoa Kỳ: Nội dung và yêu cầu tuyển sinh ở các trường ĐH ở Hoa Kỳ là khác nhau. Đa số các trường xem xét thành tích của ứng viên qua các điểm kiểm tra như SAT hoặc ACT. SAT (standardized aptitude test), được hình thành từ năm 1900 do nhóm các trường đại học phía Đông Hoa Kỳ tổ chức nhằm giúp thí sinh khỏi phải thi đại học tại nhiều trường. Phương thức ra đề lúc đầu là tự luận, đánh giá chủ yếu 2 khả năng tiếng Anh và Toán. Điểm tối đa 2 môn là 800, điểm trung bình là 500. Sau 1926 việc kiểm tra chủ yếu bằng trắc nghiệm và đổi thành SAT (Scholastic Achivement Test). Từ 1994, SAT còn tăng thêm phần lựa chọn cho thí sinh bằng SAT II cho những học sinh muốn chọn thêm phần tự luận. Chương trình kiểm tra ACT (American College Testing Program) là phương án thứ 2 cho thí sinh Hoa Kỳ, được tổ chức vào năm 1959 bởi các trường ở miền Tây Hoa Kỳ và được phổ biến toàn Hoa Kỳ từ 1960. Đây cũng là một kỳ kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá 4 khả năng Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học. Điểm tối đa là 36, trung bình là 20. Ngoài ra ACT còn đưa ra bộ câu hỏi để đánh giá năng khiếu và sở trường của thí sinh, từ đó tư vấn cho thí sinh nên chọn trường nào, ngành nào là thích hợp. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học, được gửi đơn tới 5-6 trường ĐH, kèm theo học bạ và kết quả kiểm tra SAT hoặc ACT. Dựa vào kết quả này các trường có thể tuyển chọn. Ở một số trường ĐH, đặc biệt là những trường tinh hoa như (Havard, Yall ) còn yêu cầu thêm vài thủ tục khác như những bài tiểu luận, các thư giới thiệu, tổ chức phỏng vấn và trong một vài trường hợp còn xem xét cả năng khiếu.


  • Loại 4 : Tuyển chọn qua tổ chức nhiều kỳ thi

Ở khu vực này thì xem xét trước hết là thành tích của kỳ thi tốt nghiệp trung học hoặc kỳ thi vào ĐH. Ngoài ra còn tổ chức một hoặc nhiều kỳ thi phụ khác. Các kỳ thi này có thể được tổ chức do Chính phủ, trường ĐH hoặc các tổ chức độc lập khác. Đại diện của nhóm 4 này là các mô hình GD Israel và Ấn Độ. 

Israel: Chính phủ xác định điểm chuẩn tối thiểu tại các kỳ thi tốt nghiệp Phổ Thông để được vào ĐH. Thêm vào đó ứng viên được yêu cầu phải tham gia kỳ kiểm tra tinh thần khởi điểm (Psychometric Entrance Test) và một kỳ kiểm tra năng khiếu tiêu chuẩn (Standardized Aptitude Exam), được tổ chức bởi Viện kiểm tra và đánh giá Quốc Gia (National Institute for Testing and Evaluation), một cơ quan phi chính phủ và phi lợi nhuận.

Ấn Độ: Ứng viên được tuyển vào ĐH Ấn Độ trên cơ sở điểm chuẩn của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đầu vào ĐH. Các kì thi này được chỉ đạo, tổ chức bởi nhiều cơ quan khác nhau bao gồm Chính phủ Trung ương, chính quyền Tỉnh, trường ĐH và nhóm các trường ĐH. Từng trường ĐH đặt ra những yêu cầu riêng cho các kỳ thi mà thí sinh tham gia, ví dụ cùng thi chung môn ngoại ngữ nhưng mỗi trường (hoặc mỗi ngành) lấy trọng số và điểm chuẩn khác nhau.


  • Loại 5: Tuyển chọn nhưng không tổ chức kỳ thi

Trên thế giới có những nước không tổ chức thi tuyển sinh ĐH. Họ chỉ xem xét thành tích của thí sinh tại trường THPT. Thủ tục không cần thi cử khi vào ĐH bắt đầu xuất hiện tại các trường tư thục ở nhiều nước khác nhau nhất là Hoa Kỳ. Điển hình theo loại 5 này gồm có Na Uy và một số trường ĐH Mỹ.

Na Uy: Quá trình tuyển sinh ở ĐH Na Uy được điều phối tập trung bởi tổ chức Chính phủ: Dịch vụ Hành Chính ĐH Na Uy (Norwegian Universities and Colleges Admission Service). Ứng viên được đăng kí tới 10 nguyện vọng. Họ được tuyển chọn theo trình độ THPT, thêm vào các điểm thưởng theo ngành học đặc biệt, vùng địa lý hay kinh nghiệm phục vụ quân đội.

Một vài trường ĐH Hoa Kỳ: Từ giữa năm 1980, một số trường ĐH ở Hoa Kỳ đưa ra chính sách “SAT tùy ý”. Điều này có nghĩa là trong thực tế tuyển sinh, ở một số trường hợp để bảo đảm tính bình quyền, bình đẳng, hợp lý và nhiều giá trị khác thì việc xem xét kết quả kiểm tra SAT của ứng viên có thể linh động, không cứng nhắc theo tiêu chuẩn.

Để chi tiết thêm chúng ta có thể tham khảo bảng sau:



Bảng 1.7 Phân loại cách tuyển sinh đại học trên thế giới

Cách tuyển sinh

Quốc gia

Loại 1: CHỈ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG

  • Chỉ qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia

  • Áo, Pháp, Ireland, Ai Cập

  • Qua kỳ thi quốc gia cộng với thành tích THPT

  • Tanzania

  • Qua kỳ thi quốc gia cộng với hồ sơ xin học

  • Anh

  • Qua kỳ thi vùng, tiểu bang cộng với thành tích THPT

  • Úc

Loại 2: CHỈ THI ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC




  • Chỉ qua kỳ thi ĐH quốc gia

  • Qua kỳ thi quốc gia cộng với thành tích THPT

  • Qua kỳ thi tại trường ĐH

  • Qua kỳ thi tại trường ĐH cộng với thành tích THPT

  • Bugari, Secbi

Loại 3 : KIỂM TRA NĂNG KHIẾU VÀ NHẬN THỨC

  • Kiểm tra năng khiếu, nhận thức hoặc thành tích THPT

  • Thụy Điển

  • Kiểm tra năng khiếu - nhận thức cộng với hồ sơ xin học

  • Hoa Kỳ

Loại 4 : NHIỀU KỲ THI

  • Qua kỳ thi ĐH quốc gia cộng với kỳ thi tại trường ĐH

  • Nhật, Nga, Pháp

  • Qua kỳ thi ĐH quốc gia cộng với kỳ thi tại trường ĐH cộng với thành tích THPT

  • Brazin

  • Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia cộng với kỳ thi tại trường ĐH

  • Phần Lan

  • Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia cộng với kiểm tra năng khiếu

  • Israel

  • Nhiều kỳ thi do nhiều tổ chức yêu cầu

  • Ấn Độ

Loại 5 : TUYỂN CHỌN, KHÔNG THI

  • Theo thành tích THPT

  • Na Uy, Canađa

  • Xét theo hồ sơ xin học

  • Một số trường Hoa Kỳ

Nguồn: Robin Matross Helms(2008)

e) Giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

Việc giám sát các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo chất lượng thường được dựa nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi quốc gia đưa ra những tiêu chí như xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng, quy trình đảm bảo yêu cầu về nguồn nhân lực, việc đánh giá thông qua các chỉ tiêu xếp hạng các trường đại học, quy trình đánh giá chuẩn đầu ra…ở đây chúng tôi tìm hiểu các biện pháp giám sát những tiêu chuẩn đó cụ thể:

Ở Trung Quốc nhà nước siết chặt quản lý về chất lượng của GDĐH tư. Vào năm 2002 Trung Quốc có hơn 1200 trường tư, trong đó chỉ có 4 trường được cấp bằng cử nhân và 129 trường cấp bằng CĐ, các trường khác chỉ đào tạo theo các chương trình “tự học” để học viên chuẩn bị thi tại các kỳ thi chuẩn quốc gia của các ĐH mở. Các trường tư không cấp bằng được giao cho tỉnh quản lý, được xem là nằm ngoài phạm vi chương trình được kiểm định chất lượng.

f) Việc thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên

Như ta đã biết, tất cả các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển giáo dục đào tạo phù hợp với đặc điểm tình hình của quốc gia đó, trong đó họ đều có những tuyên bố với người dân, người học về sứ mạng của ngành giáo dục. các chính sách vĩ mô trong hoạt động phát triển giáo dục nước nhà và những cam kết thực hiện những chính sách đó. Sự cam kết của Nhà nước đã thể hiện một ý chí chính trị mạnh mẽ trong phát triển hệ thống giáo dục. Bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy, nguồn lực tuy rất quan trọng, nhưng không thể phát huy được sức mạnh, nếu thiếu một cơ chế quản lý phù hợp. Có thể nói kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển đã chỉ ra rằng đầu tư cho Giáo dục - đào tạo luôn mang lại hiệu quả lớn nhất. Với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức xã hội vào các trường ĐH-CĐTT, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh đáng kể và từng bước nâng cao chất lượng Giáo dục.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm trong vai trò quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục tại Việt Nam

Những thông tin về xu hướng cũng như thực tiễn quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT tại một số quốc gia phát triển trên thế giới được đề cập ở trên tuy chưa toàn diện nhưng có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò QLNN đối với khu vực này như sau:



Thứ nhất: Tương tự như những lĩnh vực kinh tế xã hội khác thì một thực tế khách quan là nếu chỉ trông đợi vào ngân sách nhà nước bao cấp cho quá trình đào tạo đại học, cao đẳng sẽ không thể đủ nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của xã hội, do đó sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Việc phát triển khu vực GDĐHCĐTT chính là sự phát huy điểm mạnh, lợi thế của kinh tế thị trường trong phát triển xã hội nói chung. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy đại học, cao đẳng tư thục đã ra đời rất sớm và có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới (đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển) là những minh chứng thực tế cho tính đúng đắn chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tại hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì khu vực GDĐHCĐTT đều đóng vai trò quan trọng, trụ cột trong việc đắp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng. Đây là xu hướng phát triển tất yếu mang tính khách quan trong sự phát triển giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng thời gian tới tại Việt Nam.

Thứ hai: Kinh nghiệm thế giới cho thấy các quốc gia phát triển đều quản lý hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục theo cơ chế mở để thu hút được nhiều nhất nguồn lực trong nước và nước ngoài vào phát triển hệ thống. Bên cạnh đó, những thành tựu của công cuộc đổi mới tại Việt Nam và thành công trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong phát triển kinh tế cũng là những bài học kinh nghiệm thiết thực để Việt Nam chủ động kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh từ các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực GDĐHCĐTT. Qua đó không những cung cấp thêm nguồn lực cho phát triển hệ thống mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của toàn hệ thống trong tương lai. Kết nối với các nguồn lực quốc tế cũng chính là con đường ngắn nhất giúp giáo dục đào tạo tại Việt Nam hòa nhập với hệ thống giáo dục thế giới.

Thứ ba: Tại các quốc gia phát triển ví dụ như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc thì chính phủ đã tạo được một môi trường minh bạch, công bằng và qua đó đã giúp hệ thống trường đại học, cao đẳng tư thục phát triển ổn định, bền vững. Nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết theo cơ chế của mình, nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và điều chỉnh khi cơ chế điều tiết của thị trường gặp trục trặc. Kinh nghiệm cho thấy tại hầu hết các quốc gia phát triển thì nhà nước rất ít can thiệp trực tiếp vào khu vực GDĐHCĐTT mà chủ yếu thực hiện chủ trương chấp nhận, thậm chí khuyến khích theo hướng tự chủ toàn diện, tự quản lý, tự kiểm soát. Đây là bài học kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo vì một khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì cần phải đảm bảo sự tự do cạnh tranh, tự do hoạt động, bình đẳng, không phân biệt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế miễn là họ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư: Tại các quốc gia phát triển thì công tác quản lý nhà nước cũng như tư duy của xã hội đã chuyển từ nhận thức trường đại học, cao đẳng chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, giảng dạy sang giáo dục phải gắn với các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Giáo dục và đào tạo là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động khác trong xã hội và có quan hệ biện chứng khách quan với nhau. Chính vì vậy trong thời gian tới hệ thống đại học, cao đẳng sẽ theo hướng các công ty cổ phần cung cấp dịch vụ đào tạo và coi sinh viên là khách hàng. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng tư thục nên phát triển theo hướng đào tạo đa ngành và có xu hướng điều chỉnh theo nhu cầu xã hội. Do đó, quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục tại Việt Nam trong thời gian tới cần phải chú ý đến những đặc thù này để xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách quản lý cho phù hợp.

Thứ năm: Tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới thì các trường đại học, cao đẳng tư thục đều hoạt động theo hướng vì lợi nhuận, bên cạnh đó các trường cũng thường có nguồn tài chính dồi dào từ việc tiền hiến tặng của các tổ chức và cá nhân. Từ đó cho thấy Nhà nước ta trong giai đoạn tới cần có cách nhìn nhận vấn đề lợi nhuận trong giáo dục một cách rõ ràng hơn. Đã vận hành theo cơ chế thị trường thì chúng ta phải tôn trọng, chấp nhận các đặc thù của kinh tế thị trường là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh là vì lợi nhuận, giáo dục đào tạo tư thục là một loại hình dịch vụ thì cũng nên chấp nhận động cơ hoạt động vì lợi nhuận, bởi nếu không chấp nhận lợi nhuận thì chúng ta cũng phủ nhận vai trò và tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu Nhà nước công nhận quan điểm là giáo dục vì lợi nhuận, sau đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong giám sát chất lượng đào tạo thì đúng với bản chất và quy luật khách quan của cơ chế thị trường hơn.

Thứ sáu: Theo kinh nghiệm thế giới trong nâng cao vai trò giám sát của quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT thì cần phải có các tổ chức đánh giá, thẩm định chất lượng giáo dục để thường xuyên cung cấp thông tin giúp các cơ quan chức năng trong việc đánh giá đúng về thực trạng giáo dục của hệ thống đại học, cao đẳng nói chung và khu vực tư thục nói riêng. Bên cạnh đó, các tổ chức thẩm định chất lượng cũng là nơi cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho người dân về chất lượng đào tạo của từng cơ sở đại học, cao đẳng tư thục và qua đó giúp tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch giữa các trường trong việc duy trì sự tồn tại, phát triển của mình. Cần nghiên cứu thành lập trung tâm thẩm định giáo dục cấp quốc gia để giám sát HTĐH-CĐ nói chung và khu vực tư thục nói riêng. Đây chính là kinh nghiệm rất bổ ích, thiết thực và cấp bách trong thực hiện tại Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT trong thời gian tới.

Thứ bảy: Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều coi giáo dục là một loại hình dịch vụ, do đó hoạt động phải theo mục đích lợi nhuận. Tôn chỉ hoạt động của giáo dục tư thục trong nền kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lực từ tư nhân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, cần phải chấp nhận và tôn trọng sự khách quan của cạnh tranh sinh tồn và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, nhà nước cần có khuôn khổ pháp lý không chỉ cho việc cấp phép thành lập, giám sát quá trình hoạt động mà còn phải có các quy định cụ thể cho việc giải thể, phá sản của trường đại học, cao đẳng tư thục. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về việc chấp nhận giải thể, phá sản của một trường đại học, cao đẳng tư thục cũng tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Một trường đại học, cao đẳng tư thục không thu hút được người học cũng tương tự như một doanh nghiệp vắng khách hàng hoặc chất lượng đào tạo thấp thì cũng tương tự như doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa chất lượng thấp. Như vậy, đây là bài học kinh nghiệm mà nhà nước cần lưu ý trong việc thực hiện phương hướng quản lý nhà nước thời gian tới.

Thứ tám: Kinh nghiệm phát triển khu vực GDĐHCĐTT trên thế giới cho thấy khu vực này ra đời, tồn tại, phát triển từ các nguồn lực xã hội do đó để phát triển ổn định, bền vững thì toàn hệ thống phải lấy thị trường, môi trường xã hội để tồn tại. Tuy nhiên kinh nghiệm thế giới là nhà nước cần nhận thức rõ việc phát triển đại học, cao đẳng tư thục không giống như phát triển doanh nghiệp, trong đó chấp nhận các hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa để tránh việc thành lập tràn lan, dễ dãi tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn hệ thống. Do đó, trong thời gian tới nhà nước cần định hướng để khu vực GDĐHCĐTT tại Việt Nam phát triển thêm các loại hình dịch vụ ngoài đào tạo như nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đầu tư mở trung tâm sản xuất hoặc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, trung tâm tư vấn… từ đó kết nối chặt chẽ hơn hoạt động của hệ thống và xã hội, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn kinh phí đào tạo. Cũng chính vì vậy nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép thành lập trường đại học, cao đẳng tư thục trên các mặt như quy định số vốn cần có, diện tích do trường sở hữu, số lượng giảng viên cơ hữu… nhằm bảo đảm mỗi trường ra đời là một cơ sở đào tạo đủ nguồn lực và điều kiện để tồn tại và phát triển.

Thứ chín: Kinh nghiệm thế giới cho thấy quản lý nhà nước cần sự linh hoạt theo thực trạng của hệ thống. Khi khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục vừa mới được hình thành và đang trong giai đoạn phát triển sơ khai thì nhà nước cần có những ưu tiên nhất định trong việc tuyển sinh (có thể cho mỗi trường một số chỉ tiêu chỉ xét tuyển nhập học qua điểm của phổ thông trung học) từ đó giúp các trường tháo gỡ được khó khăn của quá trình tuyển sinh trong thời kỳ đầu. Nên chăng nhà nước thí điểm hỗ trợ kinh phí đào tạo/sinh viên trong giai đoạn đầu khi mới thành lập trường để giúp tháo gỡ khó khăn cũng như thể hiện sự chung tay, đồng hành của quản lý nhà nước với các khó khăn của khu vực GDĐHCĐTT. Khi hệ thống bắt đầu phát triển ổn định thì nhà nước phải tạo cơ chế bình đẳng cho các trường trong toàn hệ thống, không phân biệt đối xử giữa công lập và tư thục.

1.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU



Có thể nói từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án ở cả trong và ngoài nước, sau đây sẽ phân tích đánh giá các công trình có liên quan đến luận án đã công bố để chỉ ra những vấn đề chưa được giải quyết, qua đó có cơ sở xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án.

a) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách phát triển trường lớp dân lập, tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Mục tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành các chính sách phát triển trường lớp dân lập và tư thục trong giáo dục đại học và dạy nghề. Nội dung của đề tài nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế nhiều thành phần, bối cảnh kinh tế xã hội tại thời điểm nghiên cứu trong việc hình thành các trường ngoài công lập trong giáo dục và đào tạo. tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của các chính sách khuyến khích phát triển giáo dục đại học và dạy nghề tư thục, những vấn đề được đề cập tới như tư nhân hóa giáo dục trong bối cảnh nước ta về quan niệm về chính sách tư nhân hóa giáo dục. Thực trạng của hệ thống giáo dục tư thục trong giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra một số viễn cảnh về môi trường và điều kiện của việc phát triển tư thục. Tuy nhiên ở thời điểm đó số lượng các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chưa nhiều, đặc biệt là các trường ĐH-CĐTT nên quá trình nghiên cứu chỉ mang tính định hướng cho các trường tư thục ra đời để làm tiền đề cho phát triển hệ thống các trường.

b) Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế giám sát của nhà nước đối với các trường đại học dân lập – tư thục ở Việt nam” Mã số B98-52-19, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Quang Sáng, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục. Đề tài phân tích bối cảnh kinh tế xã hội của việc giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh chung của đổi mới kinh tế nhằm tạo căn cứ chung để tiếp cận cơ chế giám sát của nhà nước đối với giáo dục đại học dân lập. Trình bày thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng dân lập ở Việt Nam. Đề tài đi sâu phân tích cơ chế giám sát của nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng dân lập. Tuy nhiên do tại thời điểm đó do hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn cơ chế hạt động, cơ cấu tổ chức, hoạt động tài chính và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các trường đại học cao đẳng dân lập tư thục chưa đầy đủ nên việc kiểm tra giám sát nhiều khi bị hạn chế. Những đóng góp của đề tài nhằm giúp cho nhà nước tăng cường sự giám sát về chất lượng đào tạo, về công tác tuyển sinh và quản lý tài chính đối với hệ thống các trường ngoài công lập.

c) Tài liệu nghiên cứu “Phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường” của tác giả Đặng Ứng Vận. Tính cấp thiết của đề tài là xã hội và Nhà nước ta yêu cầu giáo dục đại học phải có một sự đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ. Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục trước Quốc hội tại kỳ họp tháng 9/2004 đã chỉ rõ một trong các nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục là: Tư duy giáo dục chậm được đổi mới… chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nội dung của đề tài có nên cơ sở lý luận phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường, thực tiễn cải cách giáo dục ở một số nước trên thế giới và các giải pháp phát triển giáo dục ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. tuy nhiên đề tài chỉ nêu những vấn đề mang tính định hướng chung về giải pháp phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường nói chung chứ không đi sâu phân tích về phát triển giáo dục trong các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đặc biệt là những trường tư thục do vậy vấn đề định hướng và tạo điều kiện để các trường tư thục phát triển một các bền vững là chưa có.

d) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam" do Giáo sư-TSKH Trần Hồng Quân phụ trách. Đề tài đã góp phần quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, trong các trường ngoài công lập; xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam là sản phẩm của công cuộc đổi mới Giáo dục đại học. Trên cơ sở phân tích những thành công và những vấn đề cần giải quyết, đề tài đã đưa ra một số đề xuất cụ thể như:

- Về hoàn thiện khung hành lang pháp lý, với những cơ chế chính sách Nhà nước: đầu tư hỗ trợ và khuyến khích phát triển đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục đại học Việt Nam

- Đề xuất vấn để huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước ở các trường công lập; vấn đề Nhà nước đầu tư vào các trường ngoài công lập; từ đó sự phân biệt trường công lập và ngoài công lập sẽ mở dần theo tình hình đan xen sở hữu tồn tại trong cả hai loại trường này.

- Một số kiến nghị về kiểm định chất lượng, về đào tạo đội ngũ về hiện đại hoá nội dung chương trình phương pháp.

- Những đề xuất về cơ chế tài chính về công khai minh bạch, về kiểm tra kiểm soát, về tính tự chủ của các cơ sở đào tạo. Một số kiến nghị về đất đai, thuế, tín dụng ưu đãi…

e) Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam” năm 2009 là tài liệu gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các dịch giả ở trong và ngoài nước. Trong tài liệu có nêu tương đối đầy đủ và chi tiết các vấn đề về quản lý giáo dục trong đó có các trường tư thục, tuy nhiên trong tài liệu chưa nêu được nhiều các vấn đề về công tác quản lý nhà nước mà đặc biệt là đối với các trường tư thục. Ngoài ra còn rất nhiều cuộc hội thảo về hoạt động của các trường tư thục trong thời gian gần đây.

F) Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: các cuộc hội thảo, các báo cáo khoa học, các tài liệu viết về lĩnh vực này như Đề án quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo (2007); Tạp chí tia sáng về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của tác giả Phạm Phụ (2006); Giáo dục Việt Nam nguyên nhân của sự xuống cấp và cải cách cần thiết của tác giả Vũ Quang Việt (2008); World Bank Cải cách giáo dục ở Trung Quốc 1995-tài liệu dịch ra tiếng Việt; Mô hình quản lý nhà trường của Mc Nay (1995); Mô hình kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Kirkpatrick và Hamblin; Đề cập đến công tác tuyển sinh của Robin Matross Helms(2008)… tuy nhiên những tài liệu này chỉ đề cập đến một số khía cạnh của công tác quản lý, chưa có nghiên cứu tổng quan về QLNN đối với khu vực này.

Tóm lại với những tài liệu đã nghiên cứu trên cho thấy hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường tư thục, nên đề tài “Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục ở Việt Nam” cần phải được nghiên cứu nhằm giúp cho khu vực này ngày càng nâng cao được hiện quả hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

1.5 TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Để quản lý tốt khu vực này cần phải có những cơ sở lý luận hết sức đầy đủ, cụ thể và toàn diện. Qua phân tích và khảo sát các nhà quản lý giáo dục, nội dung quản lý nhà nước có thể tóm tắt thành những điểm cơ bản như: (1) Công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới hệ thống các trường ĐH-CĐ trong đó có trường tư thục; (2) Các văn bản quy phạm pháp pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ thống đó; (3) Các cơ chế chính sách tác động lên hệ thống, (4) Cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của hệ thống giáo dục ĐH-CĐTT. Các nội dung này cũng là các tiêu chí phục vụ cho việc phân tích, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với khu vực này ở các chương tiếp theo.

Sản phẩm ĐH-CĐ trong nền kinh tế thị trường được coi là một loại sản phẩm dịch vụ, được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Do vậy để quản lý các loại hình dịch vụ này hoạt động tốt hơn, nhà nước cần phải có một hình thức quản lý mang tính đặc thù mà nội dung ch yếu của nó như đã được trình bày ở trên. Ở hầu hết các nưc trên thế gii đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vn đ trên. H không ch dng lại góc đ nghiên cu h tr cho việc hoàn thiện QLNN đối với khu vực này mà còn đi sâu vào tìm kiếm và nhn thc tt hơn về cả hai mặt tác động ch cc và tiêu cc ca nó.



Quản lý nhà nước trong GĐĐH-CĐ nói chung và khu vực GDĐHCĐTT nói riêng đóng mt vai t quan trng trong sphát triển ca mt quc gia, trong thi đi nn kinh tế da vào tri thc. Tuy nhiên, không có quc gia nào có tt cả các câu trả li cho những vn đphc tp đi mặt vi những thách thc mi ca thế k21, đặc bit là trong h thống giáo dục tư thục. Đ t thích nghi vi tình thế, nhiu nưc, k cả các nưc phát trin và đang phát trin đã hoàn thin h thống giáo dục đại hc, cao đẳng tư thục trong nhng năm 90 ca thế k 20. Nhng các bài hc t các nưc có th đưa ra ch thc tiếp cn để có th dn tới những gii pháp tim năng. Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về hệ thống đại học tư các quc gia có th gp đưa ra các phương án tiếp cận ngày mt ti ưu hơn trong phát triển khu vực GDĐHCĐTT ở nước ta.

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương