Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG



tải về 5.13 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

Hình 1.3. Ảnh hưởng của những thay đổi trong nhu cầu về các dịch vụ giáo dục

(Da1 Da1 và Sa1 Sa1 là đường cầu và đường cung ban đầu theo năm giáo dục nông nghiệp, ngược lại trong chương trình quản trị kinh doanh chúng là Db1 Db1 và Sb1 Sb1. Bây giờ, giả định rằng nhu cầu cho quản trị kinh doanh tăng từ Db2 Db2 và nhu cầu cho nông nghiệp giảm xuống Da2 Da2. Duy trì các chi phí hữu hình (học phí và lệ phí) tại điểm Pb1 và Pa1 dẫn tới sự dư thừa của khả năng giáo dục nông nghiệp và sự thiếu của khả năng giáo dục quản trị kinh doanh. Nếu để học phí và lệ phí của chương trình quản trị kinh doanh tăng tới pb2 và của nông nghiệp giảm xuống pa2 sẽ làm tăng hiệu quả mà cả hai được sử dụng.) [1, tr.99]

Nếu các trường đại học sử dụng mức giá khác nhau cho các chương trình khác nhau, họ có thể tăng cả hiệu quả và trách nhiệm đối với khách hàng. Hãy để học phí và chi phí trong quản trị kinh doanh tăng lên mức pb2. Phần doanh thu tăng thêm đạt được để mở rộng đến sb2, có tính đến nhu cầu tăng lên. Sự tăng giá cũng giúp giảm áp lực vào cơ sở vật chất bằng cách giảm tỷ lệ nhập học từ sb3 xuống sb2. Bây giờ để học phí và lệ phí của môn nông nghiệp giảm xuống Pa3, các trường đại học được khuyến khích cắt giảm một số chương trình trở về điểm sa2, tại điểm này mới chỉ đủ chi trả các khoản kinh phí. Ngoài ra, việc giảm giá trong nông nghiệp từ Pa1 xuống Pa2 sẽ tăng tỷ lệ nhập học từ sa3 lên sa2. [1, Tr.100]

Để làm cho những phân tích kinh tế trước đây tổng quan hơn, giả định rằng trong trường đại học nhu cầu về một chương trình mới tăng lên, ví dụ nghiên cứu sinh thái học. Chi phí cung cấp số năm của chương trình có thể được xác định và đường cung sau đó có thể gặp đường cầu. Mức giá cân bằng sẽ phản ánh chi phí của chương trình đối với sinh viên. Nó cũng tạo ra khả năng chương trình chính xác mà không xảy ra dư thừa hoặc thiếu hụt. Qua đó cho thấy các loại hình dịch vụ giáo dục tương đối đa dạng và phong phú.

1.1.3 Các nhân tố tác động đến hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục

1.1.3.1 Nhân tố về môi trường kinh tế xã hội

Các cơ sở đào tạo dù công hay tư đều phải chịu tác động ở những mức độ khác nhau từ các yếu tố môi trường kinh tế xã hội như trạng thái và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, nhu cầu và khả năng chi trả của người học, truyền thống hiếu học, và sự hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa. Các cơ sở đào tạo đều cần tới các yếu tố đầu vào cơ bản đó là trường lớp, phòng học, xưởng thực tập, máy móc, thiết bị và tài liệu giáo trình…. Đối với các cơ sở đào tạo công lập, phần lớn các yếu tố này được Nhà nước cung cấp, còn các cơ sở đào tạo tư thường phụ thuộc vào sự tự thân vận động và vào chính những nhà cung cấp các yếu tố này trong nền kinh tế.

Một yếu tố quan trọng từ môi trường kinh tế đó là sự sẵn có, chất lượng và giá cả của lao động. Nếu một nền kinh tế, nguồn lao động chung chưa được đào tạo dồi dào, trong khi đó nguồn lao động được đào tạo lại khan hiếm, điều này sẽ làm tăng nhu cầu đào tạo đối với hệ thống ĐH-CĐ nói chung, trong đó có các trường ĐH-CĐTT.

Giá cả lao động cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng về mặt kinh tế đối với cơ sở đào tạo tư thục. Những khoản tiền lương tương đối cao đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có thể sẽ gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo tư thục vì nó đẩy mức học phí lên cao. Trong khi đó nhiều loại cung ứng về GD-ĐT ở khu vực công lập sẽ được thực hiện với mức học phí thấp hơn (vì một phần được nhà nước trợ cấp). Những yếu tố đầu vào đối với một cơ sở đào tạo (như lao động, vật liệu và vốn) chịu ảnh hưởng một cách rõ ràng bởi những thay đổi về mức giá tổng quát trong nền kinh tế. Nếu giá cả tăng mạnh sẽ gây sự hỗn loạn trong môi trường kinh tế ở cả đầu vào và đầu ra. Lạm phát có thể làm sụp đổ các cơ sở đào tạo tư thục vì nó sẽ làm tăng giá cả các yếu tố đầu vào như chi phí về lao động, vật liệu và các vật dụng khác. Các cơ sở đào tạo tư nhân không thể điều chỉnh kịp mức học phí với đà lạm phát, hơn nữa, thông thường học phí đã được thỏa thuận từ trước giữa cơ sở đào tạo và người học cho nên lúc này học phí sẽ không trang trải được các chi phí về lao động, vật liệu… để duy trì đào tạo.

Phân tích dưới góc độ kinh tế, các trường ĐH-CĐ ít khi hoặc không sử dụng hệ thống giá (học phí, lệ phí) hoặc các lực lượng thị trường trong việc xác định những chương trình mà nhà trường sẽ cung cấp. Các trường thường cố gắng cung cấp những gì mà họ cho rằng xã hội có nhu cầu như kinh doanh, xây dựng, cơ khí, tin học … đồng thời mong muốn của sinh viên và gia đình cũng phải được xem xét, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học của sinh viên. Trong các trường tư thục, những nhà tài trợ chính có ảnh hưởng tới việc lựa chọn chương trình. Tuy nhiên lợi ích của người học được coi là quan trọng nhất [1, tr.101].

Sự hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển giáo dục đại học ở nước ta. Do toàn cầu hóa có năng lực và quy mô chưa từng có, nhà nước và các doanh nghiệp có thể sử dụng những phương thức rộng rãi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn trước đây khi tiếp xúc với bên ngoài. Xu thế hội nhập sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực, vốn, hàng hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin chảy vào Việt Nam ngày càng nhanh hơn, điều này dẫn đến môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng quyết liệt hơn. Để có được và duy trì một vị trí có ưu thế tương đối trong sự biến đổi không ngừng này, không một nước nào không tích cực tìm kiếm một địa bàn có lợi cho mình, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia. Dưới những ảnh hưởng đan xen cả bên trong và bên ngoài, giáo dục đại học với vai trò gánh vác trách nhiệm khai sáng, truyền bá tri thức và bồi dưỡng, giáo dục nhân tài tự nhiên cũng trở thành một lợi khí lớn trong toàn cầu hóa.

1.1.3.2 Nhân tố về môi trường chính trị, pháp luật và chính sách phát triển giáo dục ĐH-CĐ tư thục

Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan nhà nước, tất cả chúng có ảnh hưởng tới các cơ sở đào tạo tư thục. Nhận thức, thái độ và hành động của các nhà lãnh đạo chính trị và nhà nước, các nhà lập pháp sẽ thay đổi cùng với sự thăng trầm của những nhu cầu và niềm tin xã hội. Nhiều nhà chính trị ủng hộ việc phát triển khu vực tư thục trong GDĐH-CĐ đã hoàn toàn chuyển hướng khi có nguy cơ các trường tư bị đóng cửa, khi nhân dân kêu ca phàn nàn về học phí cao, về chất lượng GD-ĐT thấp của khu vực tư thục.

Nhà nước có ảnh hưởng thực sự tới mọi khía cạnh của cuộc sống và tới mọi cơ sở đào tạo tư thục. Nhà nước ở đây cùng lúc đóng 2 vai trò chính, một mặt thúc đẩy, mặt khác vừa hạn chế hoạt động của khu vực tư thục. Chẳng hạn Nhà nước thúc đẩy GD-ĐT tư thục bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển GD-ĐT, bằng việc hỗ trợ, trợ cấp kinh phí cho các cơ sở đào tạo tư thục, bằng cách miễn thuế, bằng cách hỗ trợ giáo viên thuộc biên chế nhà nước, bằng cách hình thành các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi. Bằng cách hạn chế việc mở rộng quy mô ở khu vực công lập. Một vai trò khác của nhà nước là hạn chế và điều chỉnh khu vực tư thục trong GD-ĐT. Một cơ sở đào tạo tư thục đều bị bao vây bởi một mạng lưới các điều luật, các quy tắc và các quyết định của tòa án hay các cấp quản lý nhà nước về GD-ĐT nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học, cho người lao động và cho toàn xã hội.

Các chính sách hoạch định ra phạm vi thực hiện quyết định và đảm bảo rằng quyết định sẽ phù hợp và đóng góp vào mục tiêu. Các chính sách giúp cho việc giải quyết sớm các vấn đề không cần phải phân tích khi chúng xuất hiện trong các tình huống tương tự và giúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác nhau. Ví dụ cho các chính sách giáo viên ở các trường công lập được hợp đồng giảng dạy ở các trường tư thục. Chính sách này cho phép hiệu trưởng ở các trường đại học, cao đẳng tư thục đưa ra các kế hoạch mời giáo viên trường công tham gia giảng dạy mà không phải xin ý kiến của cấp cao nhất, tuy nhiên vẫn cần các tiêu chuẩn để kiểm tra (Chẳng hạn tỷ lệ mời giảng viên thỉnh giảng so với tổng số giáo viên cả cơ hữu và mời giảng, tiêu chuẩn bằng cấp...).

Do các chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết định cho nên chúng phải có một phạm vi co giãn nào đó, ngược lại chúng có thể sẽ trở thành những nguyên tắc. Trong một số trường hợp phạm vi chính sách có thể co giãn khá rộng rãi, nhưng nó có thể lại rất chật hẹp. Chính sách là một biện pháp khuyến khích tự do và sáng tạo, nhưng trong giới hạn, tất nhiên khả năng tự do có thể sẽ phụ thuộc vào chính sách và khả năng này lại phản ánh chức vụ của người quản lý.

Lý luận và thực tiễn cho thấy chính sách đối với khu vực tư nhân trong GDĐH-CĐ có thể được hình thành từ bốn nguồn:



  • Khởi thảo: Nguồn chính sách logic nhất chính là cấp quản lý cao nhất của hệ thống giáo dục, khởi thảo ra chính sách với mục đích cấp bách là để hướng dẫn các cá nhân, các tổ chức xã hội và kinh tế, các trường tư thục trong hành động của họ. Về cơ bản chính sách loại này bắt nguồn từ mục tiêu của hệ thống giáo dục và do cấp cao trong quản lý xác định.

  • Gợi mở: Trong thực tế, có lẽ hầu hết các chính sách lại bắt nguồn từ các tình huống trong đó cán bộ cấp thấp đã vạch ra những trường hợp ngoại lệ cho cấp quản lý phía trên. Khi những gợi ý đã được đưa lên trên và đã có các quyết định về chúng, sẽ hình thành một loạt luật lệ chung. Những tiền lệ được hình thành và trở thành những hướng dẫn cho các hành động quản lý sau này. Có thể minh họa chính sách bắt nguồn từ gợi mở phát triển đại học dân lập ở nước ta qua trường hợp Đại học Dân lập Thăng Long (nay là trường tư thục). Chính sách được xây dựng từ những gợi ý đôi khi không hoàn hảo và mang tính cục bộ. Nếu người quản lý đưa ra các quyết định dựa vào một tập hợp các sự kiện đã biết mà không xét đến những ảnh hưởng có thể có của chúng tới những khía cạnh khác của hoạt động, hoặc nếu những điều lệ không định trước lại hình thành từ những quyết định này thì những chính sách tạo ra sẽ không dẫn dắt được suy nghĩ và hành động của cấp cơ sở như những người quản lý cấp cao hằng mong muốn.

  • Ngầm định: Các hoàn cảnh khác nhau lý giải việc hình thành chính sách ngầm định. Có thể có trường hợp các chính sách được công bố chẳng qua là để cho có chứ không (hay chưa) được đưa vào thực hiện. Có thể có một quốc gia công bố một chính sách nào đó chỉ là để tạo ra một ấn tượng mong muốn chứ không có khả năng hoặc không sẵn sàng thi hành chúng. Trong hầu hết mọi trường hợp, chính sách ngầm định được đưa ra khi chưa có đường lối và chiến lược rõ ràng. Những người ra quyết định ở cấp thấp chọn những cách chỉ đạo riêng cho mình theo cách mà họ hiểu được qua hành động của cấp trên họ.

  • Sức ép tác động từ bên ngoài: Các chính sách sinh ra do sức ép từ phía ngoài hệ thống con (hay ngoài cơ sở đào tạo) tác động vào hệ thống con (hay ngoài cơ sở đào tạo) ngày càng tăng. Sự điều chỉnh trực tiếp, sự cạnh tranh của các trường công, trường tư và những điều kiện đòi hỏi phải có sự trợ giúp của Nhà nước chính là một số hình thức gây sức ép từ bên ngoài. Những tổ chức xã hội khác chẳng hạn như nhà thờ, đoàn thể và nhân đạo cũng có thể tạo ra hay ép buộc đối với chính sách của bản thân một trường tư nào đó.

Việc định ra các chính sách phù hợp và đầy đủ đối với khu vực GDĐH-CĐTT nhằm thực hiện mục tiêu của cả hệ thống GD-ĐT là một việc khó khăn bởi nhiều lý do:

  • Thứ nhất, các chính sách rất ít khi được xác định rõ ràng bằng văn bản và ít khi được giải thích chính xác. Chẳng hạn: “Vốn của đại học tư thục gồm có vốn ban đầu và vốn có được trong quá trình hoạt động”. Ở đây có thể đặt ra một loạt câu hỏi: Vốn ban đầu là gì? Vốn này là bao nhiêu? Nó được hình thành như thế nào? Theo quy định hiện nay vốn ban đầu để được phép thành lập trường đại học cao đẳng là 50 tỷ đồng đã phù hợp chưa?

  • Thứ hai, chính sự phân chia quyền hạn mà các chính sách dự định thực hiện thông qua việc phi tập trung hóa ảnh hưởng của nó, sẽ dẫn tới sự tham gia rộng rãi vào sự hoạch định và sự giải thích chính sách với sự khác biệt nhất định nào đó giữa các cơ sở và giữa các cá nhân.

  • Thứ ba, ở bất cứ một cấp nào định ra chính sách, đôi khi họ chưa đủ kiến thức và thông tin hay chưa tính hết tác động của việc ban hành và thực thi chính sách đối với mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

  • Thứ tư, không phải lúc nào cũng dễ dàng kiểm tra một chính sách, bởi vì việc xác định một chính sách thực tế (định lượng việc thực thi chính sách) có thể khó khăn và chính sách dự định thì không phải luôn luôn rõ ràng.

1.1.3.3 Nhân tố về môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

Sự ảnh hưởng của khoa học được thấy ở những kiến thức mới, của kỹ thuật công nghệ được thấy trong các sản phẩm mới, các máy móc mới, các công cụ mới, các vật liệu mới và các dịch vụ mới. một phần lợi ích thu được từ khoa học, kỹ thuật, công nghệ là nó đem lại hiểu biết mới hơn, năng suất lớn hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn và sự đa dạng hơn của sản phẩm.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ làm tăng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại, tức là tăng “khách hàng” đối với các trường (công và tư), nhưng đồng thời buộc các cơ sở đào tạo phải đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới máy móc, thiết bị của việc đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển vượt bậc của KHCN trong giai đoạn hiện nay ít nhiều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ sở đào tạo tư thục. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng chương trình, ngành nghề đào tạo để có thể tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại.

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC



1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng

1.2.1.1 Khái nim về qun lý nhà nước

Trong h thng các ch th qun hi, Nhà c là ch thể duy nhất qun lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Qun hi là thực hiện các chc năng tổ chc nhằm tạo nhng điều kiện cần thiết đ đạt những mc đích đ ra trong quá trình hoạt động chung ca con ngưi trong hi. vậy, t khi xuất hiện nhà nưc, quản lý hi đưc nhà nưc đảm nhận. Nhưng, qun hội không ch do nhà nưc với cách mt tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các b phn khác cấu thành hệ thng chính tr thc hiện như: các chính đng, tổ chc xã hội... Như vậy, quản lý nhà nưc dng quản hi mang tính quyền lực nhà nước, s dng quyền lực nhà nước đ điều chỉnh các quan h hội và hành vi hot động ca con ngưi đ duy trì, phát triển các mi quan hệ xã hội, trt tự pháp lut nhm thực hiện chức năng và nhiệm vụ ca Nhà nước.[16, tr.6]

Qun lý nhà nưc các công việc đưc thực hiện bi tất cả các quan nhà nưc, cũng khi do nhân dân trc tiếp thực hiện bằng hình thức b phiếu hoặc do các tổ chức xã hi, các cơ quan thực hiện nếu được Nhà nưc giao quyền thực hin chc năng nhà nưc. Quản nhà nưc thc chất là s qun tính chất nhà nưc, do nhà nưc thc hiện thông qua b máy nhà nưc trên cơ s quyền lc nhà c nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng ca Chính phủ.



1.2.1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng

Qun nhà nưc về giáo dc đào to là việc nhà nước thực hiện quyền lực công đ điều hành, điều chnh toàn b c hot động GD-ĐT trong phm vi toàn xã hội nhm thực hiện mc tiêu giáo dc của Nnước. Quản lý nhà nước về GD-ĐT là s tác động tổ chc điu chỉnh bằng quyn lc nnưc đi vi các hoạt đng GD-ĐT do các cơ quan quản trách nhiệm về giáo dc ca Nhà c từ trung ương đến s tiến hành đ thực hin chức năng, nhiệm vtheo quy đnh ca Nhà nưc nhm phát triển s nghiệp GD-ĐT, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GDT ca nhân dân, thực hiện mc tiêu GDT ca nhà nưc.

Trong khái niệm quản lý nhà nước v GD-ĐT nổi lên 3 bộ phn chính, đó ch thể, khách thể và mc tiêu của giáo dục và đào tạo:



  • Chủ th quản lý nhà nước về GD-ĐT các cơ quan thầm quyn (cơ quan lập pháp, hành pháp) đưc quy đnh ở điều 87 ca Luật Giáo dc.

  • Khách thể ca quản lý nhà nước về GD-ĐT hệ thống giáo dục quốc dân và mi hoạt động GD-ĐT trong phạm vi toàn xã bội.

  • Mc tiêu GDT v tng thđó việc bảo đảm trật tự k cương trong các hoạt đng GD-ĐT, đ thực hiện đưc mc tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lc, bi dưng nhân tài cho hi, hoàn thiện và phát triển nhân cách ca công dân; Tuy nhiên ở mi cấp học, bậc hc đã được c th hóa mc tiêu trong Luật giáo dục điu lệ các nhà trưng

Như vy, có thể nói: Quản lý nhà nước về GD-ĐT s qun ca các cơ quan nhà c thẩm quyền, ca Bộ giáo dc từ trung ương đến cơ sở lên hệ thống GĐQD các hot động giáo dục của xã hi nhm nâng cao dân trí - đào to - bồi dưỡng nhân tài cho đất nước hoàn thiện nhân cách cho công dân. [13, tr.5]

Cần lưu ý rằng, quản lý nhà nước việc thực thi ba quyn : Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp đ điều chỉnh mi quan h hi hành vi ca công dân. Còn quản lý nhà nước về GD-ĐT thc chất là thực thi quyền hành pháp đ t chức, điều hành điu chnh mi hoạt đng giáo dc đào tạo trong phạm vi toàn hi. Tuy nhiên, đ qun hiệu lc và hiệu qu, việc sdụng quyền hành pháp phải kết hp vi quyền lập pháp và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các hoạt đng của toàn bộ hệ thng.

Từ những cơ sở lý luận trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường đại học cao đẳng là nhà nước thực thi quyền hành pháp để điểu chỉnh các hoạt động trong HTGDĐH-CĐ đồng thời thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo. Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ ngành và ủy ban nhân dân các địa phương được phân cấp chia sẻ thực hiện cam kết đó, cần phân định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc quản lý các trường để tạo sự đồng thuận cao.

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hệ thống trường đại học cao đẳng tư thục



Một trong các mục tiêu quan trng nhất trong hoạt động qun lý nhà nưc v GD-ĐTnhằm bảo đm môi trường sư phm thuận li cho việc thc hiện đưc mc tiêu giáo dc mà Nhà nưc quy đnh. Từ các nhận thức trên, chúng ta thấy quản lý nhà nước về GD-CĐ có đặc đim:

Thứ nhất: Va theo nguyên tắc quản hành chính nhà nưc đi vi hoạt động ca qun giáo dc đào tạo, va theo nguyên tắc hành chính giáo dc đi với mt s giáo dc trong đó có cơ sở giáo dục đại học tư thục. Hành chính-giáo dục thực chất trin khai chc năng, nhiệm vụ quyền hạn do Nhà nưc quy đnh (phân cấp, phân công hoc uỷ quyền). Các cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nưc triển khai sự nghiệp GD-ĐT điều hành, điều chnh các hoạt đng GD-ĐT. Quản lý hành chính thực chất việc xây dng các văn bản pháp quy chấp hành các văn bn, kết hp vi qun giáo dc đưa việc xây dựng các văn bản vào các hoạt đng chuyên môn ca giáo dc làm cho mọi ngưi hiểu được các quy đnh ca văn bn để thc hiện cho đúng.

Thứ hai: Do các trường ĐH-CĐTT được huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước nên công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống các trường này cũng có những điểm khác biệt so với các trường công lập cả về mục tiêu, sứ mạng, tổ chức, cách thức huy động các nguồn lực…

Thứ ba: Về tổ chức bộ máy các trường tư thục cũng không giống như trường công lập, các trường tư bầu Hội đồng quản trị, còn các trường công thì có hội đồng trường và hoạt động của hai hội đồng này cũng có những điểm khác nhau. Mặt khác do tính tự chủ cao nên tổ chức bộ máy của trường tư thường gọn nhẹ nhưng nhiều khi họ lại thiết lập bộ máy tổ chức chưa hợp lý.

Thứ tư: Cách thức huy động vốn của trường tư thục thường đa dạng hơn, nhưng chủ yếu vẫn là sự đóng góp của người học, các trường tư rất ít được nhận từ sự tài trợ của nhà nước, việc huy động vốn từ cổ đông đóng góp thường chỉ góp ban đầu để thành lập trường. Đặc biệt do chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng như doanh nghiệp nên các trường chưa có quyền phát hành cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Xã hội ngày càng phát triển thì xu thế các loại hình trường công và tư ngày càng xích lại gần nhau hơn, ở nước ta do các trường ngoài công lập mới ra đời và phát triển từ cuối những năm 80, đặc biệt những trường đại học cao đẳng ngoài công lập ra đời bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, do đó ít nhiều các trường ngoài công lập sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển như những trường công lập, để nhanh chóng hội nhập và học hỏi kinh nghiệm, các trường ngoài công lập đặc biệt là các trường tư thục thường xuyên liên hệ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường công lập và các trường ngoài công lập khác. Học hỏi trao đổi trên các lĩnh vực đào tạo như hỗ trợ tuyển sinh, xây dựng mục tiêu chương trình cho các ngành học, liên kết đào tạo của tất cả các bậc học từ trung học lên cao đẳng và đại học, trao đổi hỗ trợ giáo viên sinh viên, đặc biệt hệ thống các trường đại học cao đẳng tư thục. hiện tại các trường đại học cao đẳng ngoài công lập đã thành lập hiệp hội nhằm tăng cường giúp đỡ quan hệ nhau trên mọi lĩnh vực, đồng thời qua đó có những tiếng nói chung kiến nghị với nhà nước cũng như với Bộ GD&ĐT.

Qua nghiên cứu đặc điểm của trường tư thục cho thấy quản lý nhà nước với khu vực này cần phải có những đặc thù riêng, từ đó ta có thể hiểu QLNN đối với khu vực giáo dục tư thục: Quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục tư thục là nhà nước thực thi quyền hành pháp để điểu chỉnh các hoạt động trong hệ thống đại học cao đẳng tư thục đồng thời thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với sự phát triển của khu vực này. Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, ủy ban nhân dân các địa phương được phân cấp chia sẻ thực hiện cam kết đó, cần phân định nội dung QLNN với nội dung quản lý nhà trường để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

1.2.3 Nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Nội dung QLNN theo Luật giáo dục đại học bao trùm toàn bộ hệ thống GDĐH-CĐ, do đó đối với hệ thống các trường tư thục cần phải xây dựng cơ chế quản lý riêng đối với lĩnh vực này, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tư thục. Nội dung QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT bao gồm những vấn đề:

1.2.3.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học, cao đẳng trong đó có trường tư thục.

Đây là kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới các trường phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với sự phát triển chung của cả hệ thống các trường đại học cao đẳng, phù hợp với chiến lược phát triển của toàn ngành và của toàn bộ nền kinh tế. Kế hoạch tổng thể này được đề xuất, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn, đó là thể hiện sự nhất trí cao của các cấp lãnh đạo, là sự thống nhất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó.

Bảng 1.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch hệ thống các trường ĐH-CĐ


Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (F) (%)

4

3

2

1

1. Nhà nước thông qua Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển chung cho toàn hệ thống GDĐH-CĐ

Đ

3,38

0,69

45

42

5

2

2. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển HTĐH-CĐTT phải nằm trong toàn hệ thống GDĐH-CĐ

Đ

3,33

0,72

44

42

8

2


Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương