Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG


a) Quan điểm và chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục



tải về 5.13 Mb.
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30

a) Quan điểm và chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục

Có thể nói từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế, nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần lành mạnh, phong phú, chăm lo sức khỏe, hạn chế các tiêu cực xã hội với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội mà trong đó phát triển giáo dục là nền tảng.

Từ kinh nghiệm giáo dục của các nước trên thế giới và từ thực tiễn phát triển giao dục nước ta, nhất là chính sách đổi mới giáo dục trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đúng đắn của Đảng ta được đặt cơ sở trên sự phân tích các mối quan hệ giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, cũng như từ kết quả phân tích sự phát triển nội tại của bản thân sự nghiệp giáo dục. Đảng và Nhà nước đã đề ra các quan điểm, chủ trương và đưa ra công tác quy hoạch phát triển cũng như các chế độ khuyến khích phát triển khu vực tư thục, dân lập. Những nét chính trong quan điểm và chủ trương của nhà nước ta đối với giáo dục được thể hiện

* Giáo dục là quốc sách hàng đầu

* Xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa

* Liên kết hữu cơ giữa phát triển giáo dục và phát triển kinh tế

* Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân

* Đa dạng hóa các loại hình giáo dục –đào tạo

* Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất là một khâu tất yếu trong quá trình đào tạo, Chính phủ đã có Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập thí điểm doanh nghiệp nhà nước trong các trường đại học và viện nghiên cứu để đẩy mạnh hơn công tác này. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ với những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục đại học ở nước nhà trong những năm tới.



  1. Công tác quy hoạch, phát triển hệ thống

Do chưa xác định được hệ thống các trường ĐH-CĐ ở nước ta bao gồm những loại hình trường nào nên chưa đưa ra được những định hướng cụ thể. Các trường đại học cao đẳng chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn nhưng còn nằm rất rải rác, chưa có những quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực. Việc khuyến khích nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học còn nhiều hạn chế. Trong phát triển cơ cấu ngành nghề nhằm phù hợp cơ cấu kinh tế cũng không có. Do đó trong thời kỳ 2005-2010 để phát triển đồng bộ hệ thống các trường ngoài công lập trong hệ thống GDĐH-CĐ là khó thực hiện.

Quyết định 37/2013/QĐ-TTg quy định tương đối chi tiết và cụ thể về việc điều chỉnh mạng lưới các trường đại học cao đẳng giai đoạn 2006-2020 nhưng có những điểm chưa cụ thể hóa các loại hình nhà trường, chưa đưa ra tỷ lệ các trường đạt tiêu chí chất lượng tương đương với các trường đại học trên thế giới bao gồm bao nhiêu phần trăm trường công lập, bao nhiêu phần trăm trường tư thục, công tác Quy hoạch chưa tập trung củng cố, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; giữ ổn định quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới; giảm quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới hàng năm của các trường không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng; tổ chức, sắp xếp lại các trường đã thành lập.



Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số lượng trường đại học, cao đẳng năm 2012

Số

thứ tự

Vùng miền


Đại học

Cao đẳng

Tổng số

Công lập

NCL

Tổng số

Công lập

NCL

Tổng

204

149

55

215

187

28

1

Miền Núi phía Bắc

13

12

1

42

41

1

2

Đồng bằng sông Hồng

89

68

21

59

50

9

3

Bắc Trung Bộ

17

15

2

14

13

1

4

Duyên hải Nam Trung Bộ

19

12

7

31

22

9

5

Tây Nguyên

3

2

1

9

9

0

6

Đông Nam Bộ

50

32

18

34

26

8

7

Đồng bằng sông Cửu Long

13

8

5

26

26

0

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số liệu bảng 2.13 cho thấy mặc dù đã có sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý, tuy nhiên số trường đại học vẫn tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ Tương ứng là 38% và 33%. Đối với bậc cao đẳng, tình trạng trên phần nào có được cải thiện 32% và 29%, dẫn đến nghịch lý là người học vẫn phải di chuyển từ những vùng khác đến nghiên cứu và học tập tại hai vùng trên. Chưa có sự điều hòa trong lĩnh vực này.

Tính đến 30/7/2008, số trường đại học thành lập mới là 20 trường trong đó có 19 trường đại học tư thục, chiếm tỷ lệ 95%. Số trường cao đẳng thành lập trong giai đoạn này là 20 trường trong đó có 18 trường cao đẳng tư thục chiếm tỷ lệ 90%. Qua đó phản ánh công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, phát huy được tiềm năng và nguồn lực to lớn của xã hội, nhưng mạng lưới các trường đại học cao đẳng ngoài công lập thường phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở hai vùng Bắc và Nam bộ. Cụ thể tính từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2012 mạng lưới các trường phân bổ thể hiện qua bảng 2.14:

Bảng 2.14 Mạng lưới đại học, cao đẳng NCL theo vùng, lãnh thổ năm 2012



Vùng

Số trường

Vùng

Số trường

Tây bắc

01

Tây Nguyên

01

Đông bắc

01

Duyên hải Nam Trung bộ

16

Đồng bằng Sông Hồng

30

Đông Nam bộ

27

Bắc Trung Bộ

03

Đồng bằng sông Cửu Long

05

Tổng Cộng

84

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo

Từ thực tế cho thấy các trường đại học,cao đẳng ngoài công lập Việt Nam phân bố tập trung ở hai vùng đồng bằng Bắc bộ và khu vực Đông Nam bộ (đồng bằng Sông Hồng 35,7%; Đông Nam Bộ 31,1%; các vùng khác 33,2%), đã phản ánh phần nào những bất cập cần phải thay đổi trong quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ trường tư thục cho phù hợp hơn



Mạng lưới các trường đại học cao đẳng tư thục từ trước đến nay chưa được Nhà nước đề cập nhiều, tuy nhiên trong quy hoạch tổng thể chung, Chính phủ cũng đã có quan tâm đến việc phát triển mạng lưới các trường tư thục tại Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg có nêu “Phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trường được đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài. Nghiên cứu chuyển một số trường công lập sang loại hình bán công, dân lập. Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đạt khoảng 30% tổng số sinh viên”, nhưng thực tế cho đến thời điểm năm học 2010-2011 số sinh viên các trường đại học cao đẳng ngoài công lập chỉ chiếm 15,7% trên tổng số sinh viên đại học cao đẳng. Điều này đã phản ánh chính sách khuyến khích các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức


Hình 2.7 Cơ cấu các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

Tính đến tháng 5/2012 cả nước có 204 trường đại học và 215 trường cao đẳng, trong đó số trường ngoài công lập là 83 trường chiếm tỷ lệ 19,8 % chứng tỏ công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được theo yêu cầu đề ra đã nêu trong Nghị Quyết số 14 của Bộ chính trị.

Bảng 2.15 Công tác quy hoạch hệ thống ĐH-CĐ


Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (F) (%)

4

3

2

1

1. Cần phải có quy hoạch, phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp cơ chế quản lý kinh tế

Đ

3,43

0,65

50

41

6

1

2. Quản lý Nhà nước đối với HTĐH-CĐTT dựa trên sự điều chỉnh thay vì điều khiển

Đ

3,38

0,69

45

42

5

2

3. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển HTĐH-CĐTT phải nằm trong toàn hệ thống GDĐH-CĐ

Đ

3,33

0,72

44

42

8

2

Qua nghiên cứu khảo sát các nhà quản lý giáo dục cho thấy công tác quy hoạch phải phù hợp với cơ chế quản lý với 92,8% số người được hỏi đồng thuận với ý kiến này nhưng trên thực tế việc quy hoạch hệ thống GDĐH-CĐ chưa theo kịp được quy mô phát triển của nền kinh tế. Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan tham mưu chính cho nhà nước chưa thực hiện đúng vai trò của mình dẫn đến việc cho thành lập rất nhiều các trường ĐH-CĐ ở tại vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ gây mất cân đối vùng miền. Tương tự như vậy Bộ cũng chưa làm tốt mối tương quan tỷ lệ giữa các trường công lập và ngoài công lập dẫn đến những sự cạnh tranh thiếu làm mạnh giữa hai loại hình trường này.

2.2.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho các trường đại học cao đẳng tư thục

2.2.2.1 Cấp phép thành lập

Trước 15/1/2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành quy trình thủ tục thành lập trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc thành lập trường đại học chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực cũng như khả năng đầu tư của từng địa phương, chưa gắn với nâng cao chất lượng đào tạo. Việc cho phép thành lập mới trường đại học còn dễ dãi. Nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục và điều kiện thành lập trường đã tổ chức tuyển sinh đào tạo. Đến nay, có khoảng hơn 20% các trường mới thành lập, nâng cấp còn thuê mướn cơ sở để tổ chức đào tạo. Quy mô đào tạo đại học đã vượt xa năng lực đào tạo. Từ năm 1987 đến 2009, số sinh viên cả nước tăng 13 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần; số lượng sinh viên theo học hệ không chính quy lên đến 50% tổng số sinh viên... Nhà nước cho thành lập trường, cho nâng cấp trường, cho mở thêm chuyên ngành đào tạo không đủ điều kiện như trong dự án đã phê duyệt, cần xem xét lại vấn đề này trong quản lý Nhà nước về mặt thể chế, về mặt quy trình, quy chế để thành lập trường, để nâng cấp trường, để mở chuyên ngành. Quy trình thành lập trường qua nhiều Quyết định thay đổi nhung vẫn tồn tại những kẽ hở như: các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội đều được quyền đứng tên hoặc cùng đứng tên thành lập trường dân lập, tư thục. Riêng đối với đại học tư thục phải có thêm một số tiêu chí. Các điều kiện gồm việc thẩm tra và giám sát quá trình thành lập cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.



Một thực trạng hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập tràn lan các trường đại học, cao đẳng, trong khi điều kiện các trường mới thành lập chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cá biệt có nhiều trường phải đi thuê toàn bộ về cơ sở vật chất để hoạt động, nhất là các trường dân lập và tư thục. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT từ năm 2000 đến năm 2007 số trường ĐH-CĐ thành lập mới là 169 trường tăng 110% nhưng trong đó chỉ có 25 trường đại học cao đẳng ngoài công lập, đến giai đoạn 2007-2011 số trường đại học cao đẳng tăng lên là 54 trường trong đó có 10 trường ngoài công lập điều đó chứng tỏ giai đoạn 2000-2007 nhà nước cho phép thành lập ồ ạt nhiều trường. Qua biểu đồ thể hiện số trường đại học ngoài công lập thành lập mới chiếm tỷ lệ rất thấp so với các trường công lập, hơn nữa các trường đại học công lập thành lập mới chủ yếu là được nâng cấp từ trường cao đẳng nên cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thường chưa đủ chuẩn.



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương