Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG



tải về 5.13 Mb.
trang13/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30

Về cơ sở vật chất

Nhà cửa các cơ sở đào tạo ĐH-CĐ tư thục, dân lập chủ yếu là thuê mượn, nhất là các trường đóng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn về đất đai, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghèo nàn, lạc hậu. Không đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm thực hành của trình độ đào tạo. Một số trường đã được phép tuyển sinh và đào tạo các ngành kỹ thuật, công nghệ nhưng chưa có phòng thí nghiệm, chưa có hợp đồng thuê mướn để thực hiện các bài thí nghiệm theo chương trình đào tạo, thư viện của các trường đều chất hẹp về diện tích, số lượng đầu sách, số bản ít chưa đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giảng viên và sinh viên, nhiều trường chưa triển khai thư viện điện tử.

Thứ hai: Thiếu nhà xưởng thiết bị phục vụ đào tạo. Đây là vấn đề đặc biệt gay cấn đối với các đại học cao đẳng dân lập hoặc tư thục. Thiếu nhà xưởng không phải là vấn đề khó khăn lắm đối với các lớp dạy nghề tư nhân vì họ có thể sử dụng ngay nơi ở của họ để mở lớp học. Còn các trường dân lập và tư thục thì khó khăn hơn rất nhiều. Các trường công mặc dù cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy học tập còn nghèo nàn, lạc hậu nhưng trải qua mấy thập kỷ Nhà nước đã đầu tư nên dù sao phòng học, nhà xưởng cũng đã được hình thành đảm bảo điều kiện cần thiết nhất cho quá trình học tập và giảng dạy diễn ra còn đối các trường ĐH-CĐ ngoài công lập vấn đề này phải đầu tư bằng 100% nguồn vốn tự có của mình.

Thứ ba: Thiếu vốn là một khó khăn quan trọng trong buổi đầu thành lập cơ sở đào tạo dân lập, tư thục. Thiếu vốn trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong tình trạng giá đất ở Việt Nam rất đắt vì dân số đông và quỹ đất ở các thành phố, thị xã lại rất hạn hẹp ( khoảng 3% tổng diện tích đất tự nhiên ). Việt Nam lại chưa quy định cụ thể việc thuê sử dụng đất để xây dựng trường, sở một cách lâu dài. Mặt khác vốn đầu tư vào GD-ĐT thời gian thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp hoặc không có so với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nên các trường dân lập và tư thục khó có thể kêu gọi vốn đầu tư dưới các hình thức cổ đông. Do mới thành lập nên cơ sở vật chất các trường đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện, nhiều trường cơ sở đều phải đi thuê mướn của các cơ sở đào tạo khác, do đó tính chủ động trong đầu tư xây dựng là rất kém, hơn nữa do thuê mướn nên các cơ sở đào tạo này rất nghèo nàn và thiếu tính bền vững. Hoạt động của Nhà trường theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn. Quản lý tài chính được thực hiện theo quy chế quản lý tài chính do Hội đồng quản trị ban hành, quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các văn bản có liên quan. Toàn bộ tài sản của trường thuộc sở hữu của các nhà đầu tư, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tổng thu nhập sau khi trừ các khoản chí phí cần thiết cho hoạt động hợp pháp của trường, số còn lại được sử dụng như sau: Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (nếu có), trích lập các quỹ đầu tư phát triển trường và các quỹ khác theo nghị quyết của Hội đồng quảm trị, thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp. Đối với các trường ngoài công lập hầu hết các trường cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, chủ yếu các trường còn đi thuê, số liệu được phản ánh qua bảng 2.11.

Bảng 2.11 Diện tích th, mưn ca mt số trưng đại học dân lp tư thục



Trường

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Trưng Đại học Thăng Long

Diện ch đang s đng (m2)

3.250

3.250

3.250

3.250

3.250

Trong đó Diện tích thuê mướn (m2)

3.250

3.250

3.250

3.250

3.250

Trưng Đại học Hng Bàng

Diện ch đang s đng (m2)

16.900

20.900

28.900

31.500

35.100

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

11.900

11.900

14.900

17.500

21.100

Trưng Đại học Lạc Hng

Diện ch đang s đng (m2)

9.536

6.536

14.036

14.036

25.036

Trong đó diện tích thuê mướn (m2)

9.536

6.530

14.036

14.034

25.032

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo

Do hầu hết các trưng vn còn phải đi thuê, mưn cơ sở trụ sở hoặc lớp học. Cho đến nay, Trường Đại học Văn Hiến, Trưng Đại học ng Vương hu như toàn b nhà ca, phòngc, hội trường sở vật chất khác đều phi đi thuê. Trưng Đại học Thăng Long sau gn 20 năm thành lp đi o hot đng vn trong điều kiện hết sc cht chội và năm 2007 mi bắt đu xây dựng được trụ sở nhưng còn hết sc khiêm tốn. Trưng Đại học Duy Tân, Hồng Bàng, ng nghệ Sài n mặc đã xây dựng được sở ban đầu nhưng diện tích thuê mướn vn còn cao. Toàn b trụ sở, khn viên của Trưng Đại học Lạc Hng ca ch đư tư cho thuê. Đu tư sở vật cht phục v đào tạo còn hạn chế nên vic đi mi phương pháp dạy và học trong các trưng hiện còn mt khó khăn.

  1. Về nguồn kinh phí cho đào tạo

Kinh phí đầu tư cho giáo dục cũng là một vấn đề cần được xem xét ở các nước phát triển nhà nước chi cho giáo dục đại học bình quân là 75,7% trong đó nước cao nhất là 86,4% và nước thấp nhất là 21%, còn dân chi thì ở những nước cao nhất là 79% và thấp nhất là 15,6%. Tương tự ở những quốc gia mới phát triển thì nhà nước chi cho giáo dục đại học ở nước cao nhất là 86,1% và nước thấp nhất là 15,5%, còn dân chi thì ở những nước cao nhất là 84,5% và thấp nhất là 13,9%. Hiện tại ở Việt Nam nhà nước chi cho giáo dục đại học là 63,3% còn dân chi là 36,7%, điều này chứng tỏ Việt nam chưa huy động nhiều nguồn kinh phí chi cho giáo dục đại học, chưa thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Số liệu cụ thể được phản ánh qua bảng 2.12

Bảng 2.12 Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam so với một số nước






Mầm non

Phổ thông và đào tạo nghề nghiệp

Đại học

Nhà nước chi GDĐT/GDP Dân chi GDĐT/GDP

Tổng chi GDĐT/ GDP

1. Các nước phát triển

5,7%

1.1.Nhà nước chi bình quân

80%

91,8%

75,7%

5,4%




- Nước cao nhất

Pháp (95,8%)

Hungary (94,7%)

Đức (86,4%)

Pháp (5,8%)




- Nước thấp nhất

Hàn Quốc (37,9%)

Hàn Quốc

Hàn Quốc (21,0%)

Nhật (3,6%)




1.2. Dân chi bình quân

20%

8,2%

24,3%

0,3%




- Nước cao nhất

Hàn Quốc (62,9%)

Hàn Quốc (20,5%)

Hàn Quốc (79%)

Hàn Quốc (2,6%)




- Nước thấp nhất

Pháp (4,2%)

Hungary (5,3%)

Đức (13,6%)

Hungary (0,2%)




2. Các nước mới phát triển

5,3%

2.1.Nhà nước chi bình quân

65,8%

72,7%

55,2%

3,9%




- Nước cao nhất

Malaysia (92,4%)

Indonesia (76,3%)

Ấn Độ (86,1%)

Malaysia (6,2%)




- Nước thấp nhất

Indonesia (5,3%)

Chi Lê (68,9%)

Chi Lê (15,5%)

Indonesia (0,9%)




2.2. Dân chi bình quân

34,2%

27,3%

44,8%

1,4%




- Nước cao nhất

Indonesia (94,7%)

Chi Lê (31,1%)

Chi Lê (84,5%)

Chi Lê (2,9%)




- Nước thấp nhất

Malaysia (7,6%)

Indonesia (23,8%)

Ấn Độ (13,9%)

Indonesia (0,6%)




3. Việt Nam (2008)

7,2%

3.1. Nhà nước chi

38,6%

87%

63,3%

5,6%




3.2. Dân chi

64,4%

13%

36,7%

1,6%




Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vối với các trường Ngoài công lập, dân lập, tư thục hiện tại nguồn thu chủ yếu là học phí (nhiều trường đây là nguồn thu duy nhất), cá biệt có trường có khoản tài trợ của nước ngoài (Đại học dân lập Thăng Long, đại học Hồng Bàng…. ) nhưng không đáng kể trong cơ cấu nguồn thu. Có một số hãng kinh doanh đã thăm dò để góp vốn đầu tư như đối với Đại học Văn Lang, Đại học Phương Đông …. nhưng do các trường đại học dân lập, tư thục mà phần lớn là loại trường vụ lợi, nên đang có vấn đề về cả phương diện của người góp vốn và bản thân nhà trường. khoản thu nhập từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ xã hội ở các trường đại học dân lập, tư thục hầu như chưa có.

Nguồn vốn hoạt động của trường bao gồm: Vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động tài chính năm, nguồn kinh phí từ việc thắng thầu để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các nguồn tài trợ viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác. Qua khảo sát phương thức góp vốn của một số trường như sau:

Trường đại học dân lập Phương Đông huy động các cổ đông góp vốn ban đầu theo hai hình thức là:



  • Cổ đông chịu rủi ro: cổ đông đóng tiền và không được rút tiền ra khi tham gia góp vốn vào trường. Với cổ đông này thường được hưởng lãi cao và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên.

  • Cổ đông không chịu rủi ro: Trường huy động vốn của các cổ đông này bằng cách vay dài hạn và có lãi, nhưng lãi thấp (khoảng 5 năm là có lãi). Đối với loại cổ đông này, trường huy động vốn ban đầu mang tính chất vay cho nên cổ đông có thể rút vốn ra và trường trả cho cổ đông cả gốc và lãi.

Trường Bà Rịa – Vũng Tàu huy động các cổ đông góp vốn ban đầu theo hai hình thức là: cổ đông sáng lập góp vốn và cổ đông sở hữu.

  • Cổ đông sáng lập góp vốn: giống như hình thức cổ đông chịu rủi ro (theo mô hình trên của trường ĐHDL Phương Đông), cổ đông góp vốn và không được rút vốn ra. Với cổ đông này thường được hưởng lãi cao và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên.

  • Cổ đông sở hữu: cổ đông này góp vốn vào trường và được quyền chuyển bán cổ phần cho hội đồng quản trị và bên ngoài (dĩ nhiên được sự đồng ý của hội đồng quản trị).

Trường đại học Hồng Bàng được xem là mô hình đặc biệt bỏ vốn ban đầu của trường ngoài công lập. Mô hình này chỉ có một cá nhân bỏ toàn bộ vốn ra để thành lập và xây dựng trường (không có một cá nhân nào trong trường hay tổ chức nào tham gia góp vốn, mặc dù họ có nhu cầu và khả năng tham gia góp vốn). Do vậy, chỉ một cá nhân được hưởng giá trị tăng thêm và chịu rủi ro với toàn bộ phận góp vốn đó.

Trường đại học tư thục Thăng Long không vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là mô hình góp vốn ban đầu thành lập và xây dựng trường mà không hưởng lãi. Phần vốn góp chủ yếu là do cán bộ, công nhân viên và giảng viên trong trường đóng góp. Một phần vốn trường này là do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ. Với đặc điểm của mô hình này, cổ đông không được rút vốn ra và hàng năm được tính giá trị tăng thêm khi giá trị tài sản cố định tăng lên. Vì vậy thu nhập hàng tháng của các cán bộ - công nhân viên và giảng viên trong trường thường quá cao [17].

Qua các mô hình góp vốn ban đầu nêu trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp của việc góp vốn ban đầu; nguyên nhân do các trường mới thành lập tự thỏa thuận của cổ đông, chưa có mô hình mang tính pháp lý (quy định chung) khi đầu tư mở trường. Đồng thời phân tích trên cũng cho thấy công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vục tài chính đối với hệ thống các trường ĐH-CĐTT vẫn còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện nhằm đảm bảo cho hệ thống các trường này phát triển lành mạnh và đúng hướng.


  1. Mô hình tổ chức nhà trường

Quyết định 61/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, từ điều 8 đến điều 19 có quy định tổ chức và nhân sự trường đại học tư thục, tuy nhiên trong quá trình thực hiệc các trường đại học cao đẳng tư thục vẫn chưa nghiêm túc thực hiện.

Cơ cấu tổ chức của một trường ĐH-CĐTT gồm: Hội đồng quản trị. Hiệu trưởng, các phòng ban và khoa chuyên môn. Các tổ bộ môn có thể trực thuộc khoa hoặc trực thuộc Ban giám hiệu. Ngoài ra trường có thể có các trung tâm, các Viện làm nhiệm vụ quản lý và giảng dạy các hệ đào tạo ngắn hạn hay hoạt động dịch vụ, cá biệt có một số trường có các trường thành viên trực thuộc (trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội). Trong trường ĐH-CĐTT các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Cơ cấu tổ chức của trường rất gọn nhẹ về bộ máy biên chế, Bố trí sắp xếp các phòng chức năng hợp lý tránh những lãng phí không cần thiết tuy nhiên có trường không có Phó Hiệu trưởng giúp việc (Ví dụ như trường ĐHDL Hải Phòng). Sơ đồ tổ chức của một trường ĐH-CĐNCL có thể mô hình hóa qua sơ đồ sau:





Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức trường ĐH tư thục tại Việt Nam

Nhìn vào sơ đồ tổ chức cho thấy vai trò của Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể trong trường rất mờ nhạt, các hội đồng khoa học đào tạo hầu như không có mối liên hệ với phòng đào tạo, phòng KHCN và các khoa chuyên môn, đây là một vấn đề cần phải xem xét trong khâu quản lý. Mặt khác qua tìm hiểu cho thấy nhân sự làm việc tại các phòng ban đều rất thiếu và yếu, lực lượng giáo viên ở các khoa chuyên môn rất mỏng lực lượng giáo viên cơ hữu rất hạn chế cả về số lượng và trình độ, vì vậy Bộ GDĐT cần phải quản lý chặt chẽ công tác giáo viên ở những trường này.

Cơ cấu tổ chức của trường dân lập, tư thục không có sự khác biệt với trường công về các đơn vị đào tạo (khoa, ban, tổ môn) đơn vị nghiên cứu khoa học và đơn vị hành chính, phục vụ. Song một trong những sự khác biệt cơ bản nhất giữa trường công và trường tư là về phương thức quản lý. Các cơ quan nhà nước đối với khu vực tư thục thực sự chỉ đóng vai trò “giám sát” còn vai trò “kiểm soát” được giao cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Đương nhiên sự khác biệt về có hoặc không có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với trường công và trường tư chỉ là đặc thù của Việt Nam và một số nước khác chưa chuyển hẳn sang mô hình “nhà nước giám sát” đối với trường công trong GDĐH-CĐ (như đối với Trung Quốc có trường có, trường chưa có những vai trò của Hội đồng quản trị rất khác nhau).

Nhận xét chung

Với hơn hai thập niên đổi mới kinh tế - xã hội. Sự ra đời nhiều đại học tư thục là hệ quả của xu hướng đại chúng hóa, một biểu hiện của thị trường hóa GDĐH-CĐ. Vai trò của hệ thống giáo dục tư thục ngày càng quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta.

Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, tính chất nghề nghiệp thay đổi rất nhanh chóng đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao để đáp ứng. Nhu cầu học đại học của người dân ngày càng cao. Với số lượng sinh viên đại rất lớn, hầu như không có nước nào trên thế giới có đủ ngân sách để bao cấp hoàn toàn cho GDĐH-CĐ, nên việc huy động các nguồn kinh phí ngoài nhà nước cho GDĐH-CĐ trở thành chủ trương phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tư nhân hóa giáo dục đã phản ánh xu hướng đó.

Sự phát triển khu vực GDĐHCĐTT ở nước ta là cần thiết, phù hợp với trào lưu phát triển chung của thế giới và đường lối đổi mới của Đảng ta. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra là khu vực này cần phát triển theo hướng nào để bảo đảm cho nước ta có một nền giáo dục lành mạnh, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là vấn đề cần phải giải quyết trong luận án xuất phát từ nhu cầu phát triển đất nước. Qua phân tích trên có thể tóm tắt thực trạng các trường ĐH-CĐ tư thục như sau:

- Yếu kém trong công tác tổ chức của các trường ngoài công lập, các trường không theo những quy định mang tích chất chung về cơ cấu tổ chức của một trường đại học có trường bổ nhiệm cùng lúc đến... 11 hiệu phó, trong khi có Trường lại không có một hiệu phó nào. Quan hệ nội bộ của nhiều trường nhiều lúc chưa thống nhất. Thực tế cho thấy hội đồng quản trị của nhiều trường mất đoàn kết nghiêm trọng, quan hệ giữa hội đồng quản trị với hiệu trưởng thường “căng”. Có trường hội đồng quản trị trong nhiều năm liền không tham gia họp với cán bộ viên chức của trường. Hiệu trưởng không chấp hành nghị quyết của hội đồng quản trị. Thậm chí, hội đồng quản trị đã quá hai nhiệm kỳ vẫn không chuẩn bị gì cho nhiệm kỳ mới.

- Phần lớn các trường ngoài công lập đều phải thuê mướn địa điểm và phân tán nhiều nơi. Thực tế đó góp phần giải thích vì sao điều kiện về cảnh quan và môi trường sư phạm của các trường chưa được để ý chứ chưa nói đến đầu tư. Có trường đã thành lập hơn mười năm với quy mô đào tạo 4.000-5.000 sinh viên/năm nhưng diện tích chỉ hơn một ha. Một số trường khác diện tích cũng chỉ ở mức khiêm tốn.

- Trang thiết bị học tập cũng đang ở mức đáng báo động. Phần kinh phí của các trường đầu tư cho hạng mục này ở mức rất thấp. Chính vì thế trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường rất nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu. Ngay cả hệ thống thư viện cũng không đáp ứng được cho sinh viên, giảng viên.

- Giảng viên vừa thiếu và yếu, đặc biệt, tỉ lệ giảng viên cơ hữu của tất cả các trường còn rất thấp, có trường chỉ đạt 15% trên tổng số giảng viên. Có những trường ĐH chỉ có trên dưới 50 giảng viên cơ hữu. Chính điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng ngành nghề, có những giảng viên đứng tên ở bốn, năm trường khác nhau.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương