Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG


Về nội dung, chương trình đào tạo



tải về 5.13 Mb.
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30

Về nội dung, chương trình đào tạo

Các đại học dân lập, tư thục được quyền xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo cho mình và trình Bộ GD- ĐT phê duyệt. Việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo các đại học dân lập, tư thục thường đi theo một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai:

Cách thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm của các đại học có truyền thống trong nước, tham khảo nội dung chương trình đã có, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thích hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của người học và tiên đoán khả năng thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động.

Cách thứ hai: Dựa vào kinh nghiệm nước ngoài, thậm chí mời chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, phối hợp cùng xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, cá biệt có một số trường đã chủ động hợp tác với nước ngoài.

Chương trình đào tạo có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các trường, hiện nay Bộ GD-ĐT quản lý chặt chẽ chương trình đào tạo đối với các trường, tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ vấn đề này rất khó kiểm soát, các trường nhân cơ hội đó tự ý cắt bớt nhiều nội dung chương trình nhằm giảm tối đa giờ học trên lớp của sinh viên, điều này làm cho chất lượng đào tạo giảm sút ở nhiều trường. Các kiến thức về chuyên môn được trang bị quá ít ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125-130 tín chỉ cho tất cả các môn thì các môn chuyên ngành thực tế chỉ còn khoảng hơn 20 tín chỉ, tương đương với 4-5 môn học như vậy là quá ít để sinh viên ra trường đi làm thực sự có hiệu quả.

Hiện tại chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phù hợp với mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của từng trường đồng thời gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chương trình thiết kế theo hướng liên thông giữa các bậc đào tạo trong trường, được định kỳ xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và tiến bộ của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nhu cầu xã hội. Các trường đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực thị trường lao động và người học; đã chủ động liên hệ với các tổng công ty lớn, các viện nghiên cứu để đào tạo theo nhu cầu và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.

Thực trạng đáng lo ngại là việc quy định mục tiêu chung và chương trình khung chưa đảm bảo được tính hệ thống của chương trình và trình độ đào tạo. Khả năng chuyển đổi, công nhận tương đương chương trình còn hạn chế. Tức là khả năng chỉ dẫn hệ thống còn thấp. Trong quản lý danh mục ngành đào tạo, để tăng tính chủ động cho các trường theo hướng chung là đào tạo theo diện rộng và đáp ứng sự thay đổi nhanh của xã hội, Bộ GD&ĐT phân cấp cho các trường tổ chức đào tạo theo chuyên ngành khi nắm bắt được nhu cầu xã hội. Bộ chỉ quản lý nhóm ngành, ngành đào tạo và thực hiện quyền phê duyệt báo cáo danh mục của các trường hàng năm. Phương thức này không chỉ giúp Nhà nước quản lý toàn bộ các chương trình và giao chuyên ngành đào tạo mà còn tạo thuận lợi cho các trường chủ động xây dựng chương trình theo chuyên ngành được giao, giảm sự trùng lắp chương trình. Nhìn chung, sự quản lý bằng chương trình cho thấy sự thay đổi tư duy rất tích cực trong quản lý GDĐH-CĐ mặc dù còn chưa như mong đợi.



  1. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy

Đội ngũ giáo viên Trường tư thục được tuyển lựa từ các trường công lập, từ các học sinh sinh viên mới ra trường và những nười đã về hưu nhưng có kinh nghiệm giảng dạy. Hầu hết giáo viên làm việc ở đại học dân lập, tư thục đều theo phương thức hợp đồng giảng dạy, hưởng lương theo khối lượng giờ giảng, giáo viên cơ hữu chiếm một tỷ trọng rất ít, hiện tại lực lượng giáo viên trong các trường tư thục rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. qua kiểm tra Bảng lương và danh sách trích ngang của giảng viên cơ hữu của một số trường cho thấy: số lượng giảng viên cơ hữu của nhiều trường thấp hơn so với số liệu Báo cáo.

Bảng 2.7 Giảng viên các trường đại học, cao đẳng



Năm học

Tổng số giảng viên (người)

Trong đó (người)

Công lập

Ngoài công lập

2000-2001

32.205

27.689

4.516

2001-2002

35.938

31.419

4.519

2002-2003

38.608

33.347

5.216

2003-2004

39.985

34.914

5.071

2004-2005

47.646

39.993

7.653

2005-2006

48.579

41.915

6.664

2006-2007

53.518

45.800

7.718

2007-2008

56.120

51.287

4.833

2008-2009

61.190

54.904

6.286

2009-2010

70.558

60.211

10.347

2010-2011

74.573

63.329

11.244

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo


Hình 2.4 Tổng số giảng viên giai đoạn 2000-2011

Bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ giảng viên của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các trường công lập, cụ thể năm 2000-2001 số giảng viên các trường công lập là 86% còn các trường ngoài công lập là 14%, tương ứng đến năm 2010-2011 là 84,95% và 15,05%, điều này phản ánh hiện tại lực lượng giáo viên tại các cơ sở tư thục rất mỏng nhưng lại phải đảm trách một số lượng sinh viên rất lớn dẫn đến chất lượng của các trường tư thục chưa cao. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cũng thấp so với đề án xin mở ngành đào tạo, đặc biệt là những trường có mở các chuyên ngành đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật thì số giảng viên có chuyên môn kỹ thuật càng ít. Nói cách khác họ làm việc ở trường công là chính, ngoài khối lượng công việc ở trường công họ hợp đồng giảng dạy ở các đại học cao đẳng dân lập, tư thục. Đội ngũ giáo viên và nhân viên làm toàn thời gian ở các đại học dân lập, tư thục chiếm tỷ lệ rất thấp so với các trường ĐH-CĐ công lập.

Bảng 2.8 Trình độ giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập năm học 2011 - 2012



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương