Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG



tải về 5.13 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

Giai đoạn 1 (1988-1994): Xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục đại học ngoài công lập Việt Nam

Sau thời gian nghiên cứu, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có quyết định số 1.687/KHTV ngày 15/12/1988 cho phép thành lập trung tâm đại học Thăng Long, một mô hình thí điểm loại hình trường ngoài công lập ở Việt Nam.

Đặc trưng loại trường này là: Nhà nước cho phép tự chủ đầu tư về tài chính và huy động nguồn tài chính để tổ chức quá trình đào tạo; với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân. Kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm đại học Thăng Long dựa vào nguồn thu học phí. (Nguồn ngoài ngân sách Nhà nước) do Bộ tài chính quy định;



  • Được phép mời giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy;

  • Chịu sự quản lý của Bộ giáo dục & đào tạo và các cơ quan chuyên môn của Nhà nước;

  • Trung tâm đại học Thăng Long nằm trong hệ thống đại học của quốc gia.

  • Giai đoạn 2: (1994-1999) Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng dân lập Việt Nam theo quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/1/1994 của Bộ giáo dục & đào tạo.

Sau 6 năm (1988-1994) hoạt động thí điểm mô hình “Trung tâm đại học Thăng Long”. Ngày 21/01/1994 Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế “Quy chế tạm thời đại học dân lập”. Quy chế tạm thời đại học dân lập xác định: Đại học dân lập là cơ sở đại học được Nhà nước cho phép thành lập do cá nhân, tập thể hoặc tổ chức kinh tế, xã hội đầu tư vốn với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân. Kinh phí thường xuyên của ĐHDL chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước.

Việc thành lập ĐHDL do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo và do Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo cấp giấy phép hoạt động. ĐHDL thành lập theo quy chế này có tư cách pháp nhân để hoạt động. Hoạt động của ĐHDL không trái với pháp luật và có hại đến an ninh quốc gia, trái với truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc.

Cũng như các đại học công lập, ĐHDL thuộc hệ thống của đại học Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đặt dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục & đào tạo. Đại học dân lập lập ra nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy, căn cứ hiệu quả đào tạo, Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho đại học dân lập.

Sau khi “Quy chế tạm thời đại học dân lập” có hiệu lực, một loạt các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ra đời. Năm 1989, luật Giáo dục đã chính thức đưa loại hình Trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam vào hệ thống nhà trường Giáo dục quốc dân.



  • Giai đoạn 3: (2000-2005) Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng dân lập Việt Nam theo quy chế chính thức số 86/2000/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/7/2000

Nội dung của quy chế số 86/2000 Trường đại học dân lập là:

a. Chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng dân lập được thành lập theo quy chế tạm thời 196/TCCB ở giai đoạn 1 sang hoạt động theo quy chế 86/2000; quy trình triển khai chuyển đổi. Các trường đại học, cao đẳng được thành lập theo quy chế tạm thời 196/TCCB, sửa đổi lại “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường” theo tinh thần quy định của quy chế 86/2000.



Quy chế này quy định “Trường đại học dân lập là cơ sở Giáo dục đại học do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế (dưới đây gọi chung là tổ chức) xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, tài chính và cơ sở vật chất ban đầu từ ngoài nguồn ngân sách Nhà nước”.

Để đảm bảo và hoàn thiện các thủ tục pháp lý ban đầu cho các cơ sở Giáo dục đại học dân lập đã thành lập, như quy định của điều 1 quy chế 86/2000, các trường đại học dân lập thành lập theo “Quy chế 196/TCCB giai đoạn 1” nay phải thêm thủ tục mỗi trường có một tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế “đứng ra xin thành lập trường” để phù hợp với quy định là một trường đại học dân lập.

b. Thành lập mới một số trường đại học, cao đẳng dân lập theo quy chế 86/2000. Kết quả đợt này đến năm 2004 cả nước đã thành lập thêm 12 đại học cao đẳng dân lập.


  • Giai đoạn 4 (2005-2009): Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng tư thục theo quy chế 14/2005/TTg của Chính phủ.

Hoạt động chính của Giáo dục đại học NCL trong thời kỳ này:

- Chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng dân lập được thành lập và hoạt động theo cơ chế 86/2000 và chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng bán công sang hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động đại học tư thục (Quy chế 14/2005);

- Thành lập mới và đưa vào hoạt động các trường đại học, cao đẳng tư thục theo quy chế 14/2005.

Chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng dân lập được thành lập và hoạt động theo quy chế 86/2000 sang loại hình tư thục (Quy chế 14/2000) và chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng bán công sang hoạt động theo quy chế 14/2005, gồm 23 trường. Để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi, ngày 27/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trường đại học đang hoạt động theo quy chế 86/2000 được chuyển sang hoạt động theo quy chế ĐH tư thục (Quy chế 14/2005), giao Bộ GD & ĐT phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện, việc chuyển đổi phải kết thúc trước ngày 30/6/2007. [8]

Ngày 31/12/2007 Thủ tướng Chính phủ mới ký quyết định mới số 1888/2007/QĐ-TTg chuyển đổi trường đại học dân lập Thăng Long trở thành “Trường Đại học Tư thục Thăng Long” là trường đầu tiên trong việc thực hiện QĐ số 122/2006/QĐ-TTg chuyển đổi tốp 19 trường đại học dân lập sang loại hình đại học tư thục. Ngoài ra, Bộ GD & ĐT còn cho phép trường CĐDL Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi thành trường CĐTT Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh. 17 trường còn lại đã làm thủ tục chuyển đổi chờ Bộ xem xét, trong khi đó một số trường đã đổi tên, đổi con dấu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay hầu hết các trường đã làm thủ tục chuyển đổi nhưng do thông tư 20/2010/TT-BGDĐT hướng dẫn vẫn còn nhiều vấn đề chưa đề cập đến nên việc chuyển đổi cho đến nay vẫn chưa hoàn thành.



- Chuyển đổi trường ĐH-CĐ bán công sang loại hình tư thục: Thực hiện Quyết định 146/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi loại hình trường ĐH, CĐ bán công sang loại hình tư thục, theo đó các trường CĐBC Hoa Sen, CĐBC Marketing đã được Thủ tướng cho phép chuyển thành trường ĐH tư thục. Còn CĐBC Quản trị kinh doanh Hưng Yên được chuyển thành ĐH Công lập và Trường ĐH Mở BCTP HCM chuyển sang loại hình trường ĐH công (công lập).

- Thành lập mới các trường ĐH, CĐ tư thục theo Quy chế 14/2005: Sau khi Quy chế 14/2005 có hiệu lực, Trường CĐ tư thục đầu tiên được thành lập, đó là CĐTT Công nghệ Thành Đô (Hà Tây) và tiếp đó các trường ĐH tư thục Quang Trung, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Đô; FPT; Chu Văn An và các trường cao đẳng: Nguyễn Tất Thành, Bách Khoa Hưng Yên, Công nghệ Bắc Hà, Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật, Bách Nghệ TP. Hồ Chí Minh, lần lượt ra đời và đưa vào hoạt động, tính đến năm 2006 đã có tới 11 trường (6ĐH & 5CĐ) tư thục được thành lập. [33].

Đến tháng 9/2009 trong số 87 trường đại học được thành lập từ 1998, có 54 là đại học công lập chiếm 63%; trong đó, có 52 trường nâng cấp từ cao đẳng, 2 trường thành lập mới. Nhìn chung, đảm bảo khá tốt các điều kiện cơ bản để hoạt động. Trong 33 trường đại học dân lập và tư thục được thành lập từ 1998 đến nay, có 6 trường đại học dân lập đã có thời gian hoạt động từ 6 đến 10 năm, nhìn chung đã có cơ sở vật chất khá. Còn 27 trường đại học tư thục, chiếm 30% tổng số trường đại học mới được thành lập từ 2006 tới nay. [33]


  • Giai đoạn 5 (2010 - đến nay): Xây dựng và phát triển trường đại học, cao đẳng tư thục theo quy chế 61/2009/TTg của Chính phủ.

Tháng 4/2009 Chính phủ ban hành Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg về “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục”. Sau đó là Quyết định 63/2011/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 61. Các trường tư thục đang thực hiện theo quy chế này nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải chỉnh lý, sửa đổi.

Hiện nay có rất nhiều các cuộc hội thảo và đề án chuyển đổi các trường đại học, cao đẳng công lập sang các trường ngoài công lập mà cụ thể là trường tư thục. Trong 87 trường đại học cao đẳng ngoài công lập, theo chỉ đạo của Chính phủ các trường ngoài công lập phải chuyển sang mô hình trường tư thục. Hệ thống các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã gánh bớt tải trọng quá nặng trên các trường công lập trước nhu cầu học tập quá lớn của người dân. Do vậy việc mở rộng hệ thống các trường tư thục là cần thiết để tăng thêm năng lực.

Tuy nhiên việc thành lập nhiều trường ĐH-CĐ cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thành lập nhiều trường trong thời gian vừa qua đã ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và đào tạo, do vậy các trường ngoài công lập đặc biệt là trường tư thục cần nhận thức đúng vị trí hiện tại trong hệ thống giáo dục đại học, trách nhiệm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và nhiệm vụ tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.2. Thực trạng của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục



2.1.2.1 Mạng lưới và quy mô phát triển khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Ngh quyết Đại hội đại biểu Đng toàn quốc ln th IX X tiếp tc khng định giáo dục và đào tạo quốc sách hàng đu; giáo dục đào tạo cùng với khoa học ng ngh nhân tố quyết đnh tăng trưởng kinh tế phát triển xã hi; đu tư cho GD-ĐT là đu tư phát triển. Phát triển GĐĐH-CĐ phải thực hiện trên cả ba mt: m rộng quy mô, nâng cao chất lưng và phát huy hiệu quả. Thc hiện đa dạng hóa các loi hình đào tạo, đào tạo t xa, từng bước hiện đại hóa, chun hóa và xã hi hóa GĐĐH-CĐ. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô nh mới - hình xã hi học tp với hthống học tp suốt đi. Dưới ánh sáng ca các Ngh quyết sau mi ln đại hi, s mng GĐĐH-CĐ, vai t n nước các mối quan hệ, nội dung quản lý ca B, ngành với trưng đã từng bước được điều chnh. Tđây, trưng đại học, cao đẳng tư thục được chp nhận giao các d án y quyền được phép m rng hp tác với các lĩnh vc khác trong xã hội trong cả nn kinh tế. Số lưng sinh viên tăng lên liên tc cấu ngành ngh đào tạo cũng những thay đi nhằm đáp ng nn nhân lc phù hp vtrình đ và chuyên môn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hi.

Bảng 2.5 Số lượng các trường ĐH-CĐ từ năm 2001 đến 2011



Năm học

Tổng số

Chia ra




Loại hình










Trường CĐ

Trường ĐH

Công lập

Ngoài CL

2001-2002

191

114

77

168

23

2002-2003

202

121

81

179

23

2003-2004

214

127

87

187

27

2004-2005

230

137

93

201

29

2005-2006

279

154

125

244

35

2006-2007

322

183

139

275

47

2007-2008

369

209

160

305

64

2008-2009

396

227

169

323

73

2009-2010

403

230

173

326

77

2010-2011

414

226

188

334

80

Nguồn: Vụ KH-TC Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Số lượng các trường đại học, cao đẳng tăng lên không ngừng, quy mô các trường ngày càng mở rộng đặc biệt số lượng các trường cao đẳng tăng lên rất nhanh. Năm 1981 cả nước chỉ có tổng cộng 95 trường ĐH-CĐ nhưng đến năm 2000 là 153 trường và năm 2011 cả nước đã có tới 414 trường. Như vậy trong 16 năm từ 1981 đến 2000 số lượng trường tăng 161%, nhưng giai đoạn 2000 đến 2011 chỉ trong vòng 10 năm số lượng trường đã tăng tới 288,2%.





Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương