Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG



tải về 5.13 Mb.
trang21/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   30

Bảng 3.4 Đổi mới về quản lý nhà nước trong giáo ĐH-CĐ

Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (%)

4

3

2

1

1. QLNN với trường ĐH-CĐTT cần phải cân nhắc yếu tố phi lợi nhuận

Đ

3,14

0,71

29

50

12

2

2. Đến năm 2020 cạnh tranh giữa các trường ĐH trong nước và giữa các TĐH-CĐ công lập và ngoài công lập

G

3,37

0,56

41

55

4

0

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,05):

- Các nhà quản lý của trường đại học



- Các nhà quản lý bên ngoài trường




3,42

3,17

















3. Tác động của thị trường đến các trường từ nay đến 2020

G

3,27

0,49

27

65

2

0

ơ

Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý; G: Gia tăng; Tần suất trả lời (F): 4: tích cực nhất, 1: Không tích cực nhất

Cùng với thay đổi nhận thức về vai trò thì địa vị pháp lý của trường đại học cao đẳng tư thục. Cần nhận thức trường đại học là một thể chế hay định chế (institution), là thực thể pháp lý, cho dù hoạt động theo luật định như cơ quan nhà nước thì cũng được độc lập trong khuôn khổ pháp lý và có quyền tự quản, riêng đối với các trường tư thục cần thêm vấn đề tự quyết. Các trường có thể được thành lập và được quản lý theo các phương thức khác nhau nhưng cần có điểm chung là được bình đẳng và không phải chịu sự can thiệp cá biệt từ các cơ quan QLNN. Cơ chế đồng thuận, có sự tham gia và chế độ hợp đồng được khuyến khích thực hiện thay cho các mệnh lệnh hành chính cá biệt. Nhà nước điều chỉnh hoạt động các trường thông qua phương thức điều chỉnh dựa trên cơ sở đánh giá các tiêu chí và tiêu chuẩn được định trước. Sự quản lý và giám sát của Nhà nước được thực hiện theo quy định pháp luật.

Địa vị pháp lý trao cho các trường quyền chủ động thực hiện sáng tạo phần việc của mình trong khuôn khổ chính sách và pháp luật của Nhà nước. Quản lý cấp trường được đổi mới theo hướng tự điều chỉnh về học thuật, về công tác tổ chức và về tài chính. Cần nhận thức rằng “Cơ chế tự chủ của một trường là điểm hội tụ cụ thể lợi ích của xã hội, của nhà nước, của nhà trường, của mỗi cán bộ, giảng viên và người học; bảo đảm cho trường phát triển năng động, theo định hướng của Đảng và Nhà nước.”[11, tr.29].

Trong chừng mực nào đó thì việc xác lập địa vị pháp lý đầy đủ cũng là biện pháp tích cực để tăng khả năng tự điều chỉnh của một trường tư thục, một nội dung quan trọng để bù đắp những khiếm khuyết trong QLNN và sự khuyết tật của thị trường. Vai trò chủ động và địa vị pháp lý độc lập không phủ nhận việc một trường đại học cao đẳng tư thục phải góp phần thực hiện các ưu tiên, phải đạt tới mục tiêu của chính sách, song phải nhận thức rằng có nhiều cách thức để đạt được các ưu tiên và mục tiêu đã đề ra.

3.1.4. Đổi mới nhận thức về vai trò của thị trường định hướng XHCN đối với khu vực đại học cao đẳng tư thục

Quá trình xây dựng môi trường cho sự phát triển chủ động và bình đẳng của trường đại học cao đẳng tư thục đòi hỏi sự nhận thức toàn diện về vai trò của thị trường định hướng XHCN trong GDĐH-CĐ. Sự nhận thức đúng là cơ sở để khai thác những yếu tố tích cực của thị trường một cách có hiệu quả, tăng cường nội dung và hình thức định hướng phối hợp thị trường, tạo động lực cho trường. Đổi mới nhận thức về vai trò thị trường định hướng XHCN đòi hỏi nhận thức nó như là cơ chế phối hợp. Trong đó, a) cần xem sự cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của các trường đại học; b) cần xem các yếu tố gần như thị trường là cơ sở để ban hành quyết định quản lý.

Sự cạnh tranh lành mạnh trong một thị trường được định hướng sẽ tạo động lực cho trường đại học tự hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu, cũng như khai thác tốt nguồn lực và giảm chi phí. Cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các trường; xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục đào tạo nhờ khuyến khích việc lập các trường tư thục và chia sẻ kinh phí (ngoài NSNN) đối với các trường công; đặc biệt là khuyến khích sự tự chủ kinh tế, khả năng “tự lập” của một trường, tăng cường trách nhiệm của từng trường.

Xu thế cạnh tranh và sự tác động của thị trường đến các trường đại học là tất yếu. Kết quả khảo sát qua Bảng 3.4, Mục 2 và 3, lần lượt cho thấy hơn 96% ý kiến (M=3,37) và 98% ý kiến (M=3,26) của các nhà quản lý giáo dục nhất trí dự đoán là từ nay đến năm 2020 có sự gia tăng cạnh tranh, không chỉ giữa các trường đại học trong nước mà còn giữa các trường của Việt Nam với các trường nước ngoài; có sự gia tăng tác động của thị trường đến các trường trong tương lai. Vì vậy, việc khai thác tính cạnh tranh trong nền KTTT định hướng XHCN để tạo động lực phát triển là yêu cầu khách quan cần được nhận thức thống nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở Mục 2 giữa ý kiến của các nhà quản lý trường đại học (M=3,42) và các nhà quản lý bên ngoài trường (M=3,17) cho thấy các trường hình dung vấn đề cạnh tranh có phần quyết liệt hơn. Do đó, sự đổi mới nhận thức cần được tăng cường ở cấp hệ thống.

Thông qua vận dụng hợp lý vai trò của thị trường, Nhà nước có thể thực hiện các mục tiêu quản lý khác như điều khiển và thay đổi trường đại học; cải thiện chất lượng và sự tương xứng; thúc đẩy sự cạnh tranh, sự chủ động và trách nhiệm của các trường. Các thị trường, cụ thể hơn là cận thị trường chứ không phải mọi thị trường, có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc ban hành và thực hiện các chính sách đối với khu vực GDĐHCĐTT. Ví dụ như vai trò của người học có thể được tận dụng trong thực hiện chính sách tuyển sinh hay cơ chế tài trợ. Nền KTTT có định hướng XHCN đòi hỏi mọi tổ chức và quản lý GDĐH-CĐ phải “sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục đại học phải thể hiện trách nhiệm xã hội qua việc đảm bảo thỏa mãn tiêu chí hiệu quả cao trong các nội hàm chính: i) Chất lượng cao: thể hiện ở sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động theo nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năng hành nghề mà còn phải thể hiện ở tiềm năng của sản phẩm có khả năng phát triển...; ii) Hiệu suất cao: thể hiện ở khả năng khai thác triệt để nguồn lực để “sản xuất”; iii) Phù hợp với bối cảnh xã hội: trong điều kiện và hoàn cảnh xã hội xác định; và iv) Công bằng xã hội: được thể hiện qua việc bình đẳng về cơ hội học tập và đánh giá kết quả học tập của người học [15, tr.2].

Ngoài ta, cũng cần nhận thức KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến sự quốc tế hóa trong QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT, cả Nhà nước và các trường không thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm tham gia vào chính sách chung và tự điều chỉnh để thực hiện sự điều hòa và hợp tác trong các vấn đề liên quan đến chính sách chung. Nhất là định hướng và hỗ trợ các trường chủ động hội nhập với khả năng cạnh tranh cao.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà nước đối với các trường đại học cao đẳng tư thục



3.2.1.1. Xác lập tầm nhìn và chiến lược trong giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Cơ chế và chính sách là công cụ QLNN quan trọng giúp Nhà nước điều chỉnh, bảo vệ và tác động tới hệ thống. Việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh cơ cấu và quá trình quản lý bên trong và bên ngoài trường đại học. Đây là giải pháp có tính bao quát, nhất là trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Nó được xem là nhân tố bao trùm hàng đầu có vai trò quyết định đến sự phát triển của GD&ĐT [15, tr.70].

Để bảo đảm vận hành có hiệu quả khu vực này thì Nhà nước cần hoàn thiện thể chế và chính sách, xác lập tầm nhìn và chiến lược quy hoạch khu vực GDĐHCĐTT để giúp định hướng, chỉ dẫn và xác định mục tiêu chung cho sự phát triển chủ động của các trường một cách rõ ràng và nhất quán. Đồng thời, làm căn cứ để các trường và các cơ quan QLNN hoạch định quản lý và định hướng phát triển. Trong chừng mực nào đó thì tầm nhìn và xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được xác định nhưng thực tế là nó phân tán và đan xen trong nhiều văn bản nên chưa tạo thuận lợi trong lập kế hoạch, xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện. Tầm nhìn và chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển được thiết lập bao gồm các nội dung dưới đây:

- Đó là mục đích của khu vực GDĐHCĐTT. Mục đích cần được xác lập chính là góp phần duy trì một xã hội học tập; đào tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nước; gia tăng kiến thức và hiểu biết của mỗi cá nhân và thúc đẩy việc áp dụng vì lợi ích kinh tế và xã hội. Kết quả khảo sát theo bảng 3.5 mục 1 cho thấy có 91,7% (Đ=3,55) các nhà quản lý giáo dục đều khẳng định trong thời gian tới phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.

- Mục tiêu của khu vực GDĐHCĐTT là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được Luật Giáo dục quy định.

- Đề cao tính tự chủ của trường đại học cao đẳng và vai trò giám sát của Nhà nước. Đó là nâng cao tính tự chủ, tự quyết và trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng trường đại học và của toàn bộ hệ thống; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN về GDĐH-CĐ; xây dựng chính sách thúc đẩy tự chủ; đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và sự giám sát, đánh giá của xã hội đối với hoạt động của trường đại học cao đẳng.

Việc xác lập tầm nhìn và chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực GDĐHCĐTT cần bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo, nhất là chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định về phối hợp và phân cấp quản lý giữa Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành khác và UBND tỉnh/thành phố đối với nhà trường. Cần có quy định đảm bảo sự không can thiệp của các cơ quan nhà nước vào các phần việc theo quy định pháp luật của trường đại học cao đẳng, ngoại trừ những can thiệp mang tính kiểm soát nhà nước được quy định cụ thể. Trong xây dựng chiến lược quy hoạch khu vực GDĐHCĐTT cần phải chú ý đến sự phát triển chung của toàn hệ thống GDĐH-CĐ, nhà nước cần quan tâm đến cơ cấu vùng miền, tỷ trọng giữa công lập và tư thục. Trong phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện kinh tế xã hội.

Nhà nước cũng cần xây dựng chính sách tài chính cho khu vực GDĐHCĐTT, đảm bảo sử dụng tài trợ công cho các trường đại học cao đẳng tư thục hoạt động không vụ lợi. Nhất là cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong sử dụng hiệu quả NSNN. Để gián tiếp bảo đảm sự tự chủ tài chính của trường đại học thì Nhà nước cần ra quyết định điều chỉnh mức tín dụng đối với sinh viên và quyết định sửa đổi chính sách miễn giảm học phí đối với sinh viên. Trong khi chưa hoàn thiện được chính sách tài chính GDĐH-CĐ nói chung, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế tài chính riêng cho khu vực GDĐHCĐTT nhằm tạo khung pháp lý. Đồng thời ban hành Quyết định thay thế cho Quyết định 61/2009/QĐ-TTg về quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Thông qua kết quả dự báo được tính toán tại bảng 3.3 cho thấy quy mô sinh viên, quy mô sinh viên các trường tư thục là rất lớn, vì vậy nhà nước cần có phương án điều chỉnh chiến lược quy hoạch cho vấn đề này. Cụ thể là có giải pháp định hướng cho học sinh phổ thông trung học sau khi tốt nghiệp sẽ đi vào các trường dạy nghề, các trường đào tạo theo hướng ứng dụng nghề nghiệp.

Nhà nước cũng cần quy định việc gia nhập và rút khỏi “thị trường” của các trường tư thục để tạo sự chủ động cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục. Đồng thời, để khắc phục khiếm khuyết của thị trường và tính “độc quyền” khách quan của hệ thống đại học hiện nay, Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ chính sách trong đó quy định rõ vai trò quản lý cung - cầu dịch vụ GDĐH của mình. Chính phủ cần có hướng dẫn quy định thực hiện sự chuyển đổi các trường tư thục do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty quản lý nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi các loại hình trường dân lập, tư thục của Nhà nước. Xây dựng các quy định đảm bảo rằng khi các tổng công ty thực hiện cổ phần hóa, việc chuyển đổi các trường công trực thuộc sang hoạt động theo mô hình tư thục, mà trong chừng mực là quá trình tư nhân nhân hóa, thì lợi ích nhà nước và người học được bảo vệ.

Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, Nhà nước cần quy định vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát và đánh giá khu vực GDĐHCĐTT, phối hợp với các trường thực hiện các mục tiêu nhà trường, xã hội và quốc gia

Bảng 3.5 Đổi mới hệ thống đại học, cao đẳng tư thục



Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (%)

4

3

2

1

1. Mục tiêu ưu tiên của GDĐH-CĐ đến năm 2020 là chất lượng đáp ứng kịp thời yêu cầu phát tiển kinh tế và đảm bảo công bằng

Đ

3,55

0,64

61

28

8

0

2. Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh trường ĐH-CĐ ngoài công lập

Đ

3,05

0,76

29

44

22

1

3. Mong đợi ban hành Luật trường tư

M

3,51

0,66

56

31

6

1

4. Đến năm 2020, đóng góp tài chính cho GDĐH-CĐ từ nguồn thu ngoài NSNN sẽ như thế nào

M

3,02

0,58

15

70

9

2



Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý; G: Gia tăng; Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực

3.2.1.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Trước hết, hoàn thiện cơ chế và chính sách đòi hỏi xây dựng khung pháp lý nhằm đảm bảo sự can thiệp phù hợp của Nhà nước. Yêu cầu này có thể thực hiện theo hai cách, i) hoặc là các cơ quan QLNN thu hẹp thẩm quyền, ii) hoặc là tăng quyền tự chủ của trường đại học cao đẳng. Việc kết hợp cả hai cách thì phù hợp với khung cảnh thể chế mang tính tập trung ở nước ta hiện nay. Cần sớm điều chỉnh các quy định có thể dẫn tới các can thiệp không cần thiết từ gốc độ quản lý vĩ mô của các cơ quan QLNN về giáo dục. Nhà nước cần thể chế hóa nguyên tắc đảm bảo sự chủ động cao của trường, dành quyền ra quyết định nhiều nhất cho cấp trường cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi năng lực tự quản cao trong khi năng lực tự chủ lại là điểm yếu của nhiều trường đại học cao đẳng hiện nay ở Việt Nam.

Tiếp theo, các cơ quan QLNN tiến hành rà soát để từng bước bãi bỏ các quy định trao quyền theo kiểu đặc quyền, nhất là đối với các trường công lập. Các quy định này thường được ban hành thông qua văn bản dưới luật có tính cá biệt, ví dụ như các quy định về trường công lập trọng điểm, trường quốc tế hay đào tạo chương trình tiên tiến. Về nguyên tắc là không nên duy trì việc hình thành một nhóm trường có quyền và lợi thế riêng nào đó mặc dù điều này có thể được lý giải là để đáp ứng yêu cầu thực hiện các ưu tiên và chiến lược quốc gia. Bởi vì làm như thế sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tổ chức giáo dục đại học. Giải pháp tích cực là thay vì quy định quyền hạn và trách nhiệm mang tính đặc quyền, Nhà nước có thể áp dụng các chính sách cạnh tranh để thúc đẩy sự tham gia thực hiện các ưu tiên và chiến lược quốc gia của toàn hệ thống đại học. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên sớm xây dựng khung pháp lý cho loại hình trường có yếu tố nước ngoài hay cho các chương trình “nhập cảng” nhằm đảm bảo công bằng trong đào tạo đối với các trường tư thục. Đây là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Thứ ba, là cần tập trung hoàn thiện quy định quản lý về học thuật để giúp các trường đại học tự chủ một cách triệt để và mang tính hệ thống hơn. Bộ GD&ĐT cần quy định việc quản lý chương trình đào tạo theo khung chương trình thay vì theo chương trình khung như hiện nay. Theo đó, Bộ chỉ cần quy định về cấu trúc, cơ cấu và khối lượng kiến thức tối thiểu; khung thời gian đào tạo; quy trình xây dựng chương trình và nhất là điều kiện học thuật tối thiểu cần phải có. Nhà nước cũng cần quy định chuẩn khoa học khung trình độ và tiêu chuẩn năng lực đào tạo cho từng ngành đào tạo để làm cơ sở xem xét việc mở và giao quyền mở ngành đào tạo, nhất là đối với ngành chưa có trong danh mục ngành đào tạo. Ngoài ra, cần ban hành chính sách khuyến khích vật chất đối với các trường mở chương trình đạo tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong nền KTTT, xây dựng xã hội học tập và bảo đảm sự thuận tiện trong hoạt động đào tạo của trường đại học cao đẳng, Nhà nước cần hướng dẫn công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập của người học. Tránh hiện tượng phân biệt giữa các trường công lập với tư thục.

Trong quản lý tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cần quy định điều kiện tối thiểu vào học đại học. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần quy định và sử dụng một hệ thống đánh giá trình độ đa dạng, có thể thay thế cho nhau, để làm cơ sở cho việc xét tuyển vào đại học cao đẳng. Sớm quy định tiêu chuẩn xét tuyển và xác định chỉ tiêu tuyển trên cơ sở dựa trên điều kiện đảm bảo chất lượng, chế độ công khai thông tin tuyển sinh, sự thanh tra và kiểm tra chặt chẽ, nhất là dựa trên chính sách định hướng tuyển sinh thông qua việc cấp học bổng hay tín dụng cho người học. Quy định quy trình tuyển công khai cũng là biện pháp cần thiết. Đặc biệt, cần quy định cấm hành vi phân biệt đối xử cũng như chế tài nghiêm khắc đối với hành vi sai phạm trong tuyển sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho các trường tư thục.

Trong quản lý bằng cấp, cần quy định về điều kiện hay tiêu chuẩn cấp văn bằng cũng như về công nhận tương đương văn bằng. Ngoài ra, để các trường đại học cao đẳng tư thục chủ động trong hoạt động hợp tác quốc tế, Nhà nước cần nghiên cứu trao quyền cho các trường có đủ năng lực hợp tác để tăng cường sự chủ động và sáng tạo của các trường.

Thứ tư, đó là hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng GDĐH-CĐ nói chung và kiểm định chất lượng nói riêng. Các cơ quan QLNN có thẩm quyền thực hiện rà soát và ban hành quy định và thủ tục liên quan đến việc thành lập trường đại học nhằm bảo đảm trường được thành lập đạt yêu cầu về chất lượng. Đặc biệt, cần phân định rõ trách nhiệm và việc chịu trách nhiệm trong quyết định thành lập trường. Ban hành quy định bắt buộc các trường phải chịu sự kiểm tra trên thực tế khi mở ngành đào tạo mới; hạn chế tối đa việc cho “nợ” các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Việc quy định thực hiện kiểm định chất lượng bắt buộc (tối thiểu) và xếp hạng định kỳ để bảo đảm tất cả các trường được kiểm định chất lượng định kỳ trong một khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm thì cũng cần thiết. Đồng thời gấp rút ban hành quy định về tổ chức kiểm định độc lập nhằm đẩy nhanh tiến độ đánh giá ngoài và công nhận các trường đại học và các chương trình giáo dục đạt chuẩn chất lượng. Đặc biệt, quy định phân cấp việc quản lý và triển khai đánh giá chất lượng, tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng độc lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và đánh giá các tổ chức tham gia các hoạt động đánh giá và kiểm định. Cũng không thể thiếu quy định bảo đảm cơ cấu tổ chức và hoạt động Hội đồng Quốc gia Kiểm định Chất lượng có sự tham gia nhiều hơn của các thành phần từ ngoài khu vực nhà nước, nhất là các hiệp hội nghề nghiệp.

Thứ năm, ban hành chính sách khuyến khích các trường tư thục chủ động tham gia đánh giá chương trình, kết quả thực hiện, kể cả tham gia kiểm định trường, chương trình với các tổ chức đánh giá và kiểm định quốc tế. Cần có chính sách bảo đảm sự tham gia hỗ trợ và giám sát chất lượng của lực lượng xã hội. Nhất là có chính sách lâu dài tiến tới hình thành văn hóa chất lượng.

Cuối cùng, cần pháp lý hóa trách nhiệm lãnh đạo và chịu trách nhiệm về lãnh đạo của tổ chức Đảng ở từng cấp quản lý trường đại học tư thục, nêu cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong nhà trường. Hướng dẫn và quy định cụ thể thẩm quyền và cơ chế phối hợp trách nhiệm giữ tổ chức Đảng và Hội đồng quản trị, đặc biệt là trách nhiệm của người đại diện cho tổ chức Đảng tham gia vào Hội quản trị trường nhằm giúp Hội đồng quản trị có thể thực hiện chức năng quản trị cao nhất. Biện pháp mang tính kỹ thuật hơn là định lại cơ cấu thành viên trong việc ra quyết định của Hội đồng quản trị.

3.2.1.3. Xây dựng và ban hành Luật Giáo dục đại học tư thục, Luật Giảng viên

Thực trạng QLNN về khu vực GDĐHCĐTT cho thấy chủ trương, chính sách phát triển hệ thống các trường tư thục khó đi nhanh vào cuộc sống. Điều này còn liên quan nhiều vấn đề khác về thể chế, tổ chức hay lợi ích. Các quy định trong quản lý cụ thể bằng các văn bản dưới luật, đôi khi chồng chéo, không đủ để tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển chủ động của trường đại học cao đẳng cũng như để xác lập trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong thúc đẩy, bảo vệ quyền tự chủ của các trường tư thục. Do đặc thù của các trường tư thục, việc xây dựng và ban hành văn bản luật làm cơ sở pháp lý chung để quản lý và phát triển khu vực GDĐHCĐTT là rất cần thiết, nhất là trong điều kiện KTTT và hoạt động GDĐH-CĐ ngày càng phức tạp. Do đó trong thời gian tới cần phải khẩn trương soạn thảo và ban hành hai luật sau:



  1. Xây dựng và ban hành Luật Giáo dục đại học tư thục

Trên thực tế hoạt động của các trường đại học cao đẳng tư thục vừa mang tính chất của một cơ sở đào tạo nhưng mặt khác cũng mang tính chất của một công ty cổ phần (vì nhận sự đóng góp tài chính của các cổ đông) nên cần phải có hệ thống luật để điều chỉnh riêng cho đối tượng đặc thù này. Nói cách khác là cần sớm xây dựng và ban hành luật Giáo dục đại học tư nhằm điều chỉnh hoạt động với những đặc thù riêng có của các trường tư thục. Kết quả khảo sát qua mục 3 bảng 3.7 cho thấy có đến 92,5% các nhà quản lý mong muốn nhà nước cho soạn thảo và ban hành sớm Luật giáo dục đại học tư thục. Luật Giáo dục đại học tư thục là luật pháp quốc gia nên phải đảm bảo khuôn khổ chiến lược dài hạn, cần được tách bạch với điều lệ trường và quy chế của trường đại học [64, tr.50]. Luật này có thể điều chỉnh nhiều quan hệ, nhưng nội dung chủ yếu phải đảm bảo một số quy định sau:

- Đảm bảo sự phối hợp lợi ích trong khuôn khổ chiến lược quốc gia, phù hợp với quy định chung của toàn hệ thống, nhất là tránh việc tạo ra những rào cản làm hạn chế sự linh hoạt của người học và của trường đại học cao đẳng tư thục.

- Sự công nhận của Nhà nước đối với trường đại học cao đẳng tư thục và sự tương đương bằng cấp.

- Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục ngoài nhà nước, bảo đảm quản lý được các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là vấn đề mang tính cấp bách trong bối cảnh mà Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào sân chơi toàn cầu hóa.

- Xác định rõ địa vị pháp lý của cơ sở giáo dục đại học tư thục như thực thể pháp lý độc lập, phân định rõ địa lý pháp lý của các trường vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận và cần phải làm rõ hai vấn đề này. Đảm bảo tính trực tiếp và cụ thể của các quyền tự chủ tới mức có thể đối với các vấn đề về học thuật của trường đại học để thay thế các quy định mang tính khung và đan xen như hiện nay. Các trường có thể sử dụng trực tiếp quyền của mình mà không cần phải chờ cho phép lại của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời khi xây dựng luật cần phù hợp thông lệ quốc tế và cách hiểu chung, nhất là đảm bảo tính thống nhất và hệ thống. Quy định có sự phân định giữa trách nhiệm pháp lý, hành chính và xã hội, cần xác định rõ nội dung và cách thức chịu trách nhiệm.

- Quyền và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, nhất là mối quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và Hiệu trưởng, quan hệ giữa các cơ quan quản lý trong nhà trường.

- Chức năng và thẩm quyền của các cơ quan QLNN và các tổ chức chuyên môn tham gia quản lý các trường đại học cao đẳng tư thục; chức năng quản lý chủ yếu mà Nhà nước cần nắm giữ để giám sát có hiệu quả các trường.

- Quản lý, kiểm định chất lượng và đánh giá kết quả thực hiện của trường đại học cao đẳng tư thục và kết nối các kết quả này với các trường đại học công lập, các chính sách KT-XH khác.

- Việc thiết lập hệ thống công tác tài chính; quyền sở hữu; việc ban hành tiêu chuẩn công nhận và chứng nhận hoạt động của các loại trường đại học tư.

- Việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước, công cụ được sử dụng chính thức cho toàn hệ thống.

Kết quả khảo sát ý kiến các nhà quản lý trong và ngoài ngành giáo dục qua Bảng 3.6, Mục 4, cho thấy 89,5% ý kiến (M=3,43) mong muốn xác lập trường đại học là thực thể pháp lý tự chủ độc lập thông qua luật. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ý kiến các nhà quản lý trường đại học (M=3,50) và các nhà quản lý bên ngoài trường (M=2,96) cho thấy đòi hỏi tự chủ của các nhà quản lý cấp trường nhiều hơn của các nhà QLNN.


  1. Xây dựng và ban hành Luật giảng viên

Trong tương lai gần, đội ngũ giảng viên cần được tiêu chuẩn hóa về chuyên môn và hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, mối quan hệ lao động và việc làm trong các trường đại học có thể sẽ đơn giản hơn nhưng trở nên nguy hiểm xét ở cả phương diện truyền thống và kinh tế. Khi mối quan hệ lao động giữa giảng viên và nhà trường thay đổi, chủ yếu dựa trên các hợp đồng lao động thì cũng là lúc vị thế “người nhà nước” của giảng viên trường tư thục là không có. Giảng viên có thể bị sa thải không phải do năng lực kém mà là do vấn đề tài chính và các vấn đề khác. Địa vị xã hội có tính truyền thống của nhà giáo sẽ thay đổi. Điều này đòi hỏi phải phải xây dựng và ban hành Luật giảng viên (hay hệ thống quy định về giảng viên) áp dụng chung cho cả các trường công lập và tư thục. Yêu cầu khách quan này được thực hiện sẽ giúp cho các quy định về giảng viên với địa vị như hiện nay được bảo vệ. Bên cạnh những quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thì luật giảng viên tối thiểu, cần đề cao hơn nữa vai trò và trọng trách người thầy trong trường đại học cao đẳng với bối cảnh mới của đất nước. Điều này cần được thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ pháp lý chính thức. Đặc biệt, cần bảo vệ và phát huy quyền và nghĩa vụ của người dạy, nhất là tự chủ học thuật và sáng tạo của nhà giáo, nhà nghiên cứu trong trường đại học tư thục và cả công lập. Đảm bảo thẩm quyền khoa học độc lập của nhà giáo và nhà nghiên cứu. Đồng thời khẳng định và phát huy được yếu tố con người. Trong đó cần được nhấn mạnh trong luật giảng viên một số quy định như:

- Quyền và trách nhiệm tự chủ về học thuật của giảng viên, việc tham gia các hoạt động chuyên môn bên ngoài nhà trường và bên ngoài quốc gia, trách nhiệm sáng tạo và chuyển giao tri thức mới cho cộng đồng.

- Tiêu chuẩn về chuyên môn và nghề nghiệp làm cơ sở cho việc tuyển chọn, xác định chức trách nhiệm vụ giảng viên.

- Cách thức xác định, phân bổ và kiểm soát khối lượng giảng dạy, nghiên cứu (lao động chuyên môn) với các quy chuẩn cụ thể.

- Tiêu chuẩn, quy trình xem xét bổ nhiệm và thời hạn duy trì các chức danh.

- Khuyến khích sự nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên.

- Trình tự nhận xét, đánh giá giảng viên chính thức.

- Nội dung và hình thức bảo vệ và tự bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của giảng viên.

Một số biện pháp cụ thể cần thực hiện cho đến khi ban hành luật về giảng viên là cần quy định chuẩn nghề nghiệp, việc lựa chọn, tuyển dụng, đánh giá và trả lương cho giảng viên. Có chính sách khuyến khích trả lương theo chất lượng, thành tích hay hiệu quả công việc nhằm tạo động lực thúc đẩy và tăng tính chủ động trong giảng dạy và nghiên cứu; kích lệ tính tự chủ học thuật. Ngoài ra, cũng cần ban hành chính sách hỗ trợ việc nâng cao năng lực ra quyết định của các cấp quản lý trường, thúc đẩy sáng kiến cải tiến liên tục nhằm tạo động lực phát triển trường đại học, cao đẳng.

Để bảo đảm khu vực GDĐHCĐTT phát triển công bằng, hiệu quả và chất lượng, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách dưới đây:

- Công bằng trong GDĐH-CĐ, đảm bảo sự tiếp cận trong giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn và tiêu chí công bằng và hiệu quả.

- Khuyến khích các trường phát triển các chương trình đào tạo và nghiên cứu đa dạng.

- Thiết lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mọi loại hình trường công lập và tư thục.

- Tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ giảng viên thông qua việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cho cả tư thục và công lập.

- Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho các trường đại học.

- Hỗ trợ cho người học theo đuổi các chương trình đào tạo thông qua các hình thức trợ giúp đa dạng như cho vay, cấp học bổng, hỗ trợ chổ ở v.v...

- Phân bổ nguồn lực minh bạch, thúc đẩy việc tăng cường chất lượng và hiệu quả. Trợ cấp ngân sách rõ ràng để giúp các trường hoạt động chủ động.

- Bảo đảm tự chủ theo cách tăng nguồn lực sử dụng và ấn định quy mô sinh viên.

- Đảm bảo chất lượng, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng đối với giảng viên và đánh giá kết quả thực hiện của trường tư thục, duy trì sự tương xứng và đẩy mạnh hoạt động gắn đào tạo với sử dụng.

- Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và xã hội. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức ngành nghề, nghề nghiệp, hội khoa học vào các phần việc hỗ trợ quản lý các trường đại học có tính chuyên môn như kiểm định, đánh giá, tư vấn hay phản biện khoa học. Qua đó, góp phần tăng sự đồng thuận xã hội và cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động GDĐH-CĐ.

3.2.2. Đổi mới mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực giáo dục đại học cao đẳng tư thục

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải tự điều chỉnh về vai trò và nội dung quản lý. Sự điều chỉnh đó thể hiện qua hoạt động quản lý bằng các chính sách vĩ mô, trong đó cần xây dựng được chính sách cụ thể và rõ ràng, bảo đảm ba yếu tố chất lượng, hiệu quả, công bằng. Xây dựng mô hình QLNN đối với HTĐHCDTT theo hướng giám sát của nhà nước kết hợp với mô hình dựa vào thị trường như đã phân tích tại mục 1.2.5, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của thế giới để cải tiến mô hình cho phù hợp hơn. Cần tách bạch giữa vai trò QLNN ở tầm vĩ mô với công việc quản lý của nhà trường, gắn với việc sửa đổi, bổ sung cơ cấu và quá trình QLNN. Trong chừng mực nào đó, nó gắn với việc thiết lập khuôn khổ hay mô hình QLNN mới: Mô hình QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT bảo đảm vận hành có hiệu quả. Mô hình này nhắm tới việc tạo môi trường mà trong đó cơ cấu và quá trình quản lý của Nhà nước bảo đảm cho các trường tư thục, dù là cơ quan của nhà nước hay tổ chức nhà nước có tính độc lập, được quản lý và điều hành theo cách riêng của mình. Đương nhiên, phải phù hợp với quy định pháp luật.

Mô hình được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại tổ chức và thẩm quyền quản lý các trường đại học cao đẳng tư thục, tách bạch việc ban hành và thực thi chính sách GDĐH-CĐ. Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền gồm có ba lớp: lớp QLNN về GDĐH-CĐ; lớp quản lý trung gian và lớp quản lý trường ĐH-CĐTT. Từ những tìm hiểu và phân tích trên theo chúng tôi quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tư thục được được mô tả qua Hình 3.2.



- Lớp QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT là lớp thực hiện thẩm quyền hành chính nhà nước cao nhất đối với trường. Đây cũng là cấp thực hiện quyền lực công (quyền hành pháp) cao nhất, trực tiếp và thuần túy, thông qua cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ với các Bộ, ngành trung ương. Việc thực hiện quyền hành pháp một cách trực tiếp thể hiện ở chỗ, Chính phủ thông qua Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý và điều hòa lĩnh vực giáo dục, điều hòa hoạt động của các trường. Còn thực hiện quyền hành pháp thuần túy thể hiện ở chỗ chỉ tập trung thực hiện chức năng QLNN về giáo dục với vai trò tối thiểu là bảo đảm môi trường bền vững, thực thi pháp luật, khuyến khích và bảo vệ quyền tự chủ về học thuật, bảo đảm tính kỷ cương và trung thực trong hoạt động giáo dục nói chung và khu vực GDĐHCĐTT nói riêng mà không trực tiếp tham gia quản lý chủ quản các trường. Sự can thiệp của Chính phủ hay các Bộ tới các trường được thực hiện bình đẳng, thông qua hình thức điều chỉnh pháp lý, chủ yếu bằng quy định pháp luật và công cụ chính sách của nhà nước. Điều này cũng hàm ý cơ quan nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các trường tư thục.




Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương