Nghiên cứu sinh nguyễn khánh tưỜNG



tải về 5.13 Mb.
trang22/30
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.13 Mb.
#38255
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30

Quan hệ phối hợp

Quan hệ chỉ đạo

Hình 3.2 Sơ đồ mô hình quản lý nhà nước đối với khu vực GDĐHCĐTT

Trong mô hình này, Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất, thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT. Để thực hiện điều này, Nhà nước cần sắp xếp, nhóm lại chức năng và quy định cơ chế phối hợp giữa bộ này các bộ, ngành khác. Đồng thời, các nhiệm vụ quản lý không phù hợp với chức năng QLNN của Bộ GD&ĐT cũng cần được chuyển giao cho UBND các tỉnh thành phố có chức năng QLNN phù hợp hay cho các tổ chức trung gian độc lập mang tính chuyên môn sẽ được thành lập.

- Lớp quản lý trung gian thực hiện chính sách và được giao quyền ở một số lĩnh vực mang tính chuyên môn và kỹ thuật. Lớp này gồm các tổ chức đệm độc lập, được thành lập theo luật định, có chức năng tư vấn, điều phối và phối hợp kỹ thuật, cung cấp diễn đàn thảo luận và hỗ trợ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về 3 lĩnh vực chính là đảm bảo chất lượng, chính sách GDĐH-CĐ và tài chính. Cơ cấu tổ chức điều hành một tổ chức trung gian phải đảm bảo đại diện được lợi ích của Nhà nước, nhà trường và một số bên liên quan khác được pháp luật quy định.

Cơ chế quản lý trung gian rất khác so với cơ chế chủ quản ở một số điểm sau: Trước hết, trong cơ chế này, thẩm quyền của các tổ chức trung gian không mang tính quyền lực công trong khi thẩm quyền của các cơ quan chủ quản thì mang tính quyền lực công. Thứ hai, tổ chức trung gian đại diện lợi ích của nhiều bên có liên quan trong đó có cả lợi ích của Nhà nước. Thứ ba, những người tham gia tổ chức này chủ yếu là các chuyên gia trong khi ở các cơ quan chủ quản là công chức nhà nước. Sau cùng, cơ chế quản lý trung gian không phải là một cấp quản lý mà chỉ là bộ phận điều phối và phối hợp hoạt động; nó không làm tăng tầng nấc quản lý (chỉ đạo và phê duyệt).

Mặt tích cực nổi trội của cơ chế trung gian là tách bạch hơn nữa chức năng ra quyết định và chức năng chấp hành trong nội bộ các Bộ, ngành ở số mặt công tác mang tính chuyên môn, là cầu nối giữa các bộ ngành với các trường tư thục. Trong khi đó, các Bộ, ngành tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm tính khoa học và hợp lý của quyết định hành chính. Đặc biệt, nó không chỉ đảm bảo tính phản biện chính sách bên trong vừa tăng sự tham gia phản biện từ bên ngoài.

- Lớp quản lý trường đại học cao đẳng tư thục thực hiện chức năng quản lý nhà trường, điều hành và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học thuật trong trường. Lớp này bao gồm các cơ sở tư thục có địa vị pháp lý độc lập, là một tổ chức hoạt động theo phương thức “độc lập” bình đẳng mà quyền sở hữu của một nhóm người có thể vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận.

Địa vị pháp lý độc lập cho phép các trường được tự quyết định việc tổ chức và thực hiện hoạt động đào tạo, khoa học, kinh tế và tài chính; tuyển chọn và bố trí lao động theo quy định pháp luật chung hay điều lệ của từng loại hình trường ĐH-CĐTT, trong một số trường hợp, có thể là một luật riêng cho một trường do Quốc hội thông qua. Đồng thời, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước cá nhân, xã hội và Nhà nước. Trong thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra sự phù hợp về hoạt động của trường với mục tiêu quy định trong luật hay điều lệ của trường.

Các trường đại học cao đẳng tư thục được trao quyền tự quản về học thuật, cụ thể như là: tự sắp xếp tổ chức và hoạt động của mình theo điều lệ hay luật riêng phù hợp quy định pháp luật; chủ động chọn lựa cán bộ giảng dạy, điều kiện tuyển sinh và hình thức đào tạo; chủ động trong phát triển và thực hiện chương trình đào tạo cũng như các dự án nghiên cứu; tự chọn môn học chuyên môn để giảng dạy; tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ giảng dạy theo quy định chung về cán bộ giảng dạy; có quyền phát triển nguồn quỹ và quyết định việc chi tiêu; có quyền ký kết hợp đồng với Nhà nước hay khách hàng khác để đào tạo, bồi dưỡng hay tiến hành các nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng; có quyền hợp tác với các các trường đại học và các tổ chức khác; có quyền lập, sở hữu và sử dụng trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu hay cho thuê (phù hợp); có quyền tổ chức hợp tác quốc tế, ký kết các hợp đồng và tham gia các tổ chức quốc tế theo quy định pháp luật v.v...

Mô hình QLNN trên được kỳ vọng là giúp Nhà nước thực hiện quản lý đối với khu vực GDĐHCĐTT nhằm bảo đảm được tự chủ, tự quyết và tự chịu trách nhiệm của trường. Việc áp dụng mô hình này giúp các Bộ ngành, UBND tỉnh/thành phố rảnh tay để tập trung vào chức năng QLNN bằng hệ thống chính sách và pháp luật. Cụ thể là chuẩn bị cơ chế chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển; tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách; kiểm tra quá trình thực hiện mà chủ yếu là giám sát hệ thống đại học và giảm can dự trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ giáo dục. Nhất là dành quyền quyết định nhiều nhất cho cấp trường so với các cấp trên và dưới nó.

Để thiết lập mô hình này Nhà nước cần thực hiện đồng thời các nội dung dưới đây:

- Xem xét và quy định lại sự phối hợp và phân cấp QLNN về GDĐH-CĐ giữa Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành khác và UBND tỉnh/thành phố.

- Cơ cấu lại các cơ quan hành chính tham gia QLNN về GDĐH-CĐ theo hướng Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất theo pháp luật được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có các trường tư thục.

- Nghiên cứu xây dựng một cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuyên trách theo dõi, hướng dẫn, giám sát khu vực GDĐHCĐTT.

- Tách bạch giữa quản lý các trường trên phương diện QLNN và quản lý các trường trên phương diện chủ sở hữu nhà nước; thành lập các tổ chức trung gian không mang tính quyền lực hay “dựa” vào quyền lực.

Số lượng, tổ chức và quy mô của tổ chức trung gian không cố định mà phụ thuộc vào yêu cầu thực tế về quản lý, hỗ trợ và phát triển hệ thống đại học. Trong giai đoạn hiện tại nên thiết lập các tổ chức: i) Hội đồng hiệu trưởng đại học; ii) Tổ chức kiểm định chất lượng trường đại học và chương trình đào tạo; iii) Tổ chức Hiệp hội các trường ĐH-CĐNCL; iv) Tổ chức tài trợ đào tạo và nghiên cứu; và v) các tổ chức hỗ trợ và đảm bảo sự tham gia khác (khi cần), cụ thể:

• Hội đồng hiệu trưởng đại học cao đẳng có nhiệm vụ tham gia xây dựng chuẩn đào tạo; tư vấn xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, giáo trình cũng như phối hợp và chia sẻ tài nguyên; gắn kết với doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng; đặc biệt, cung cấp diễn đàn thảo luận về thể chế và chính sách phát triển GDĐH-CĐ và quyền tự chủ của trường đại học.

Hội đồng này có nhiệm vụ tạo sự đồng thuận và đưa ra tiếng nói chính thức của trường đại học về những vấn đề liên quan đến nhà trường; chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức các hoạt động liên kết, tự giám sát cam kết về chất lượng. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng dựa trên nguyên tắc tự quản và quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành. Các thành viên hội đồng hiệp thương cử ra một Ban liên lạc để theo dõi và thúc đẩy các trường thực hiện các cam kết. Hình thức này đã từng thực hiện vào năm 1987 với tên gọi Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng. Tương tư như vậy, một diễn đàn của các giảng viên cũng có thể được thành lập riêng hoặc được thực hiện thông qua tổ chức Công đoàn ngành giáo dục.



• Tổ chức kiểm định chất lượng trường đại học và chương trình đào tạo thực hiện nhiệm vụ tư vấn, đánh giá và kiểm định chất lượng; xếp hạng trường đại học cao đẳng trong đó có trường tư thục; chứng nhận đạt chuẩn chất lượng các trường tham gia kiểm định và cung cấp diễn đàn thảo luận về chất lượng. Đồng thời, có thể tham gia kiểm định việc thực hiện các mục tiêu chính sách GDĐH-CĐ theo yêu cầu của Nhà nước, của trường đại học. Bên cạnh đó, tiến hành thiết lập hệ thống thông tin chính thức về kiểm định chất lượng, là đầu mối tổ chức xuất bản các ấn phẩm về kiểm định và xếp hạng các trường. Tổ chức kiểm định được điều hành dưới sự quản trị của một hội đồng kiểm định gồm có đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trường đại học cao đẳng, nhà sử dụng lao động, tổ chức của cán bộ giảng dạy là phù hợp với điều kiện hiện nay.

Việc lập tổ chức một cơ quan làm đầu mối quản lý chất lượng GDĐH-CĐ là yêu cầu khách quan. Nó phù hợp với khả năng là quy mô các tổ chức kiểm định và đảm bảo chất lượng sẽ tăng nhanh trong tương lai khi Nhà nước khuyến khích sự tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng. Kết quả khảo sát các nhà quản lý trong và ngoài ngành giáo dục Việt Nam qua Bảng 3.6, Mục 1, cho thấy 96% ý kiến (M=3,07; S.D.=0,38) dự đoán đến năm 2020 quy mô tổ chức kiểm định chất lượng sẽ gia tăng và tăng đáng kể, tương tư ở Mục 3 các nhà quản lý GDĐH (M=3,46;DS=0,59) cũng cho rằng cần phải xây dựng hệ thống kiểm định độc lập và khuyến khích sự tham gia của các lực lượng xã hội.

• Tổ chức Hiệp hội các trường ĐH-CĐNCL sau này là Hiệp hội các trường ĐH-CĐTT, có thể vừa là thành viên của Hội đồng quốc gia giáo dục, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về chính sách GDĐH-CĐNCL, về tầm nhìn và chiến lược quản lý và phát triển GDĐH-CĐ ngoài công lập; kết nối mục tiêu và ưu tiên của chính sách quốc gia GDĐH-CĐ với các chính sách quốc gia khác như giáo dục phổ thông, lao động, thuế, đất đai hay cho sinh viên vay v.v... Đặc biệt, theo dõi và thúc đẩy đảm bảo quyền bình đẳng giữa trường tư thục với công lập. Nhất là chính sách công bằng xã hội trong tiếp cận GDĐH-CĐ.

Bảng 3.6 Tầm nhìn về quản lý giáo dục đại học



Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (%)

4

3

2

1

1. Số lượng cơ quan kiểm định và đảm bảo chất lượng từ nay đến 2020

G

3,07

0,38

11

85

4

0

2. Quản lý của Nhà nước phải dựa trên nguyên tắc “Phạm vi quản lý hiệu quả”

Đ

3,11

0,52

18

68

8

0

3. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng độc lập và khuyến khích tham gia của các lực lượng xã hội

Đ

3,46

0,59

51

44

5

0

4. Luật GDĐH tư đảm bảo HTĐH-CĐTT hoạt động như thực thể pháp lý tự chủ

M

3,43

0,77

55

30

8

3

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,05):

- Các nhà quản lý của trường đại học

- Các nhà quản lý bên ngoài




3,50


2,96

















Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý; M: mong muốn; Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực

• Tổ chức tài trợ đào tạo và nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ tư vấn và dịch vụ chuyên môn về tài chính GDĐH-CĐ và tài trợ một phần cho các trường đại học cao đẳng tư thục, xây dựng nguyên tắc và tiêu chí xem xét tài trợ, giúp Nhà nước phân bổ nguồn tài trợ và giám sát việc sử dụng hiệu quả của khoản tài trợ, tách bạch giữa việc ra và thực thi chính sách tài chính trong giáo dục. Mục đích chủ yếu của việc thành lập cơ quan này là để giúp Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý và giám sát nguồn lực đầu tư cho các trường tư thục hoạt động phi lợi nhuận.

Chức năng chính của tổ chức này là phân bổ ngân sách nếu có và tư vấn tài chính tập trung cho trường tư thục theo sự ủy quyền của Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD&ĐT có thể uỷ quyền cho tổ chức này giám sát hoạt động tài chính tại các trường. Cơ quan tài trợ trường đại học phải kết hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT nhưng là một thực thể pháp lý độc lập. Nó được điều hành bởi một ban gồm các thành viên đại diện một số Bộ, ủy ban, trường đại học cao đẳng, các chuyên gia tài chính và có thể có cả các nhà doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Đặc biệt, nó không nhắm tới việc chỉ tạo ra cơ cấu thẩm quyền mang tính quyền lực mà là thẩm quyền dựa trên tính chuyên môn và đồng thuận. Trong trường hợp theo đuổi chính sách tài trợ nghiên cứu riêng mà không tài trợ kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, Nhà nước cần thành lập Cơ quan tài trợ nghiên cứu phục vụ cho việc xem xét tài trợ cho cả các tổ chức nghiên cứu khác không phải là trường. Ban điều hành của tổ chức tài trợ cần có cả các thành viên từ khu vực công lập và tư thục.

• Ngoài các tổ chức được cơ cấu tham gia quản lý khu vực GDĐHCĐTT thì Nhà nước cần lập bổ sung các tổ chức và cơ chế hỗ trợ và đảm bảo sự tham gia khác nếu cần. Cụ thể là xây dựng các cơ chế tham gia hoặc lập các tổ chức bảo đảm đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ giảng dạy và quản lý cũng như sinh viên trong các trường tư thục một cách thực chất theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Phân định chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý nhà trường, chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục

Cần thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Gấp rút xây dựng quy chế quản lý trường đại học, cao đẳng. Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục đại học trong đó có các trường tư thục. Nhà nước thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDĐH-CĐ, theo đó thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường, giao quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH, khuyến khích các trường đủ điều kiện tự tổ chức tuyển sinh. Đồng thời việc tự chủ của các trường phải đi kèm với trách nhiệm xã hội, các trường cần được chủ động trong công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, xác định rõ mục tiêu đào tạo, triển khai thực hiện chương trình.

Phân định tách bạch rõ ràng và mạnh mẽ quản lý nhà nước với quản lý của các nhà trường. Bộ GD và ÐT và các trường sẽ rà soát lại để thực hiện đổi mới quản lý bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực hơn trong việc thực hiện các nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ÐT. Quy định cụ thể về quy trình đánh giá kiểm định đầu ra; Lấy thông tin phản hồi của các giảng viên đối với hiệu trưởng; Lấy ý kiến phản hồi của người học đối với giảng viên; Lấy ý kiến phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động đối với SV tốt nghiệp… hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ĐH. tiếp tục đổi mới công tac quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động về giáo dục ĐH-CĐ, tách bạch được quản lý nhà nước và chuyên môn đối với các trường, bước đầu xóa bỏ cơ chế xin-cho, giao quyền tự chủ cho các trường trong vấn đề tuyển sinh, tạo cơ chế mạnh mẽ để thanh tra, xử lý các sai phạm.

Các cơ sở giáo dục ÐH-CÐ tập trung đẩy mạnh đổi mới quản lý bằng những phương pháp, cách thức đi vào trọng tâm khác nhau. công tác quản trị của trường hướng tới hai mục tiêu: Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn. Hình thành các nhóm nghiên cứu về giáo dục ÐH được đào tạo bài bản, có quan điểm toàn diện, đa dạng về lĩnh vực chuyên môn nhưng thống nhất về ý chí, phương pháp làm việc, đóng vai trò tạo hiệu ứng "vết dầu loang" trong hệ thống. Triển khai đổi mới quản lý hành chính thông qua việc áp dụng chuẩn ISO cho tất cả các đơn vị trong toàn trường. Xây dựng mô hình hợp tác: Trường - viện nghiên cứu - doanh nghiệp. Tăng cường phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục giữa trung ương và địa phương.

Đổi mới QLNN đối với HTĐH-CĐTT đòi hỏi cải tổ bộ máy quản lý chứ không chỉ đòi hỏi cơ cấu lại hệ thống, i) theo chiều ngang, tức phân định lại chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ ngành trung ương; và ii) theo chiều dọc, tức tăng cường phân cấp quản lý trường đại học cao đẳng tư thục cho các chính quyền địa phương đủ năng lực (nếu cần), mà còn đòi hỏi phân định chức năng QLNN và chức năng cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ. Nói cách khác là phân định chức năng của nhà nước và chức năng của nhà trường.

Trước tiên, để Bộ GD&ĐT thay mặt Chính phủ thực hiện tốt nhất chức năng QLNN về GDĐH-CĐ thì cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT cần phải được xác định dựa trên chức năng hoạch định chính sách là nhiệm vụ chủ yếu thuộc thẩm quyền Bộ trưởng với các vụ tham mưu, giúp việc; còn các công việc mang tính tác nghiệp thực thi pháp luật đòi hỏi tính chuyên môn, ổn định như kiểm tra giám sát, kiểm định chất lượng hay thiết kế trường học v.v… thì chuyển giao cho các UBND các tỉnh thành phố hoặc Tổng cục dạy nghề. Cơ cấu tổ chức cần nhắm tới cơ chế phối hợp hiệu quả, đảm bảo tính chuyên môn cao trong quản lý vĩ mô thay cho cơ chế quản lý “khép kín” và “tự cấp và tự túc”.

Việc sắp xếp tái cơ cấu tổ chức đòi hỏi hạn chế sự thành lập mới các tổ chức trường đại học cao đẳng hay các tổ chức sự nghiệp để thực hiện các dịch vụ như dịch vụ giáo dục, với số liệu tính toán theo dự báo tại phụ lục số 8 thì đến năm 2020 số trường ĐH-CĐ sẽ là 546 và 696 trường vào năm 2030, trong khi đó theo Quyết định 37/2013/QĐ-TTg thì số trường ĐH-CĐ chỉ là 425 trường, qua đó cho thấy nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư mở các trường dạy nghề tư thục, hướng các học sinh học tập tại các trường nghề nhằm tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Bộ GD&ĐT chỉ cho thành lập các trường đại học cao đẳng mà lĩnh vực đào tạo thuộc trường này có nhu cầu thật sự. Đồng thời việc phát triển các trường ĐH-CĐTT phải cân bằng với sự phát triển chung của toàn hệ thống. Kết quả khảo sát bảng 3.5 cho thấy có 91,4% ý kiến đồng ý với tiêu chí này (M=3,11). Quy trình thủ tục thành lập trường đại học tư thục hiện đang thực hiện theo quy định chung ban hành tại Quyết định 07/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên đối với các trường đại học tư thục cần kéo dài thời gian cấp phép thành lập để trường thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên vì đa phần những trường tư thục là trường mới thành lập, còn những trường đại học công lập thường được nâng cấp từ trường cao đẳng nên họ đã có sẵn có điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nếu cơ sở giáo dục đại học tư thục không triển khai hoạt động giáo dục theo đúng thời quan quy định thì Bộ GD-ĐT cần ra quyết định ngưng hoạt động giáo dục để nhằm buộc các cơ sở đào tạo tư thục phải triển khai hoạt động này theo lộ trình phù hợp, Thời gian cấp phép hoạt động giáo dục cho các trường đại học tư thục cần phải được rút ngắn để thúc đẩy các trường này nhanh chóng đi vào hoạt động.

Bảng 3.7 Đổi mới về tổ chức quản lý giáo dục ĐH-CĐTT

Mục khảo sát

Kiểu trả lời

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (S.D.)

Tần suất trả lời (%)

4

3

2

1

1. Đổi mới quản lý HTĐH-CĐTT vừa phát huy tích cực, vừa hạn chế được những khuyết tật của thị trường

M

3,48

0,63

54

40

4

1

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,05):

- Các nhà quản lý của trường đại học

- Các nhà quản lý bên ngoài trường




3,51


3,21
















2. Mức phát triển hệ thống ĐH-CĐTT phải cân bằng với mức phát triển toàn bộ hệ thống GDD-H-CĐ

Đ

3,11

0,52

18

68

8

0


Ghi chú: Kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục; Kiểu trả lời, Đ: Đồng ý; M: mong muốn; Tần suất trả lời, 4: Tích cực nhất, 1: Không tích cực

Đổi mới tổ chức quản lý hệ thống đại học là nhằm phân định rõ hơn hay tách bạch giữ chức năng QLNN của Bộ, UBND tỉnh/thành phố và chức năng cung cấp dịch vụ đào tạo và nghiên cứu của trường đại học cao đẳng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn. Việc chưa tách bạch được giữa chức năng quản lý vĩ mô và chức năng cung cấp dịch vụ công làm cho các chức năng bị lẫn lộn trong khi trách nhiệm thì khó xác định. Thực tế là từ lâu các trường đại học được gọi là các đơn vị sự nghiệp và áp dụng cơ chế quản lý cũng tương tự như các cơ quan hành chính (nên có tên chung là các đơn vị hành chính sự nghiệp). Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới HTĐH-CĐTT phải vừa phát huy tính tích cực của thị trường và vừa hạn chế được khuyết tật của thị trường. Kết quả khảo sát các nhà quả lý trong và ngoài ngành giáo dục cho thấy 94,9% (M=3,48) mong muốn và tán thành với ý kiến trên trong đó có 96,8% (M=3,51) các nhà quản lý trong ngành giáo dục tán thành và 93% (M=3,21)các nhà quản lý ngoài ngành giáo dục tán thành

Mặt khác, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 05 (2005) của Chính phủ về xã hội hóa giáo dục, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ phi nhà nước tham gia nhiều hơn vào việc cung ứng dịch vụ là hết sức cần thiết bởi vì nó giúp hạn chế sự “độc quyền khách quan” của Nhà nước như hiện nay. Nhất là góp phần gián tiếp đẩy nhanh sự phân định chức năng QLNN về GDĐH-CĐ và chức năng cung cấp dịch vụ GDĐH.

3.2.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, công tác giảng viên và công tác tài chính



3.2.4.1. Hoàn thiện về công tác đào tạo

a. Công tác tuyển sinh

Về công tác tuyển sinh, hầu hết các trường đại học cao đẳng tư thục đều tổ chức xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT, trong tình hình hiện nay công tác tuyển sinh của các trường gặp rất nhiều khó khăn do thói quen các học sinh và phụ huynh vẫn muốn cho con em học tập tại các trường công lập, phần vì chất lượng đào tạo, phần vì thói quen trong các gia đình, phần vì mức đóng học phí cao… Công tác tuyển sinh của trường tư thục là một trong những vần đề cần phải có các giải pháp để duy trì số lượng sinh viên vốn hiện nay đang rất khiêm tốn, tiến tới việc tạo ra sân chơi sòng phẳng với các trường công lập.

Một vấn đề được đặt ra là hiện nay có sự canh tranh quyết liệt trong công tác tuyển sinh đào tạo, muốn duy trì sự tồn tại các trường tư thục bằng mọi giá phải tuyển sinh cho được vì đây là vấn đề sống còn đối với nhà trường, tình trạng đó dẫn đến nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu trong khi chưa đảm bảo được đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, điều này chứng tỏ phần lớn các trường tư thục hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Nhà nuớc cần xem xét và có chế tài thật rõ và nặng cho những trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Nên chỉ cho các trường tuyển sinh vượt 5% so với chỉ tiêu được tuyển, cắt chỉ tiêu đào tạo gấp hai thậm chí gấp ba lần số thí sinh tuyển vượt chỉ tiêu đồng thời có chế tài xử phạt bằng tiền tính theo đầu sinh viên tuyển vượt. Đặc biệt trong năm học 2011-2012 các trường tự xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh hệ thống các trường tư thục cần phải xây dựng cho mình chiến lược tuyển sinh với các giải pháp:

Thông qua các hoạt động như tiếp thị đến từng gia đình từng sinh viên bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, không ngừng quảng bá giới thiệu về trường, về ngành nghề đào tạo. Tìm hiểu thông tin về các trường phổ thông trung học trên cả nước để có kế hoạch tiếp thị đến từng trường.

Tăng cường hợp tác giao lưu, tổ chức hội thảo để quảng bá về nhà trường, quan hệ tốt với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt được nhu cầu, xu hướng đào tạo của xã hội.

Đi sâu quan hệ với những tập đoàn, những tổng công ty để nhận hợp đồng đào tạo theo nhu cầu của các tập đoàn này, cần nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu các doanh nghiệp lớn bởi vì các quốc gia trên thế giới vấn đề này đã thực hiện rất thành công như ở Hàn Quốc, ở Đài Loan … Cần tạo ra được mối quan hệ hợp tác chiến lược với những đối tác này.

Hoàn thiện QLNN về tuyển sinh cũng là giải pháp để các trường tự chủ, Nhà nước cần giao toàn bộ công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề cho tới xét tuyển, cho các trường. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Để đảm bảo chất lượng và công bằng, Nhà nước quy định các tiêu chuẩn đầu vào cơ bản và tối thiểu. Các trường được quyết định các điều kiện tuyển bổ sung về trình độ, kỹ năng, thể lực hay năng khiếu; về hình thức tuyển. Điều này giúp các trường thuận lợi hơn khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau này.

Đổi mới cách thức giao chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà nước cần giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển dựa trên tín hiệu thị trường lao động và hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí chung do Bộ GD&ĐT quy định. Thay vì giao chỉ tiêu theo kế hoạch tập trung như hiện nay, Nhà nước giao cho các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, trang thiết bị, khả năng tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Trong trường hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học, Nhà nước cần xây dựng và ban hành khung xét tuyển để căn cứ cho các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và thông báo công khai để người học, người dân biết và giám sát.



b. Chương trình đào tạo

Trong công tác đào tạo, hiện nay các trường tư thục đều đào tạo những ngành mà xã hội đang cần như Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, ngoại ngữ, du lịch khách sạn… những ngành này có chi phí đào tạo thấp, vốn đầu tư mở ngành không lớn nên nhanh thu hồi vốn, các trường tư thục cần nghiên cứu xem xét đầu tư vào một vài ngành mũi nhọn và đẩy mạnh công tác thực tập của sinh viên tại các tập đoàn, các tổng công ty mà nhà trường có quan hệ mật thiết, đó là những ngành như vật liệu mới, kết cấu xây dựng, công nghiệp chế biến…Trong xây dựng mục tiêu chương trình các trường tư thục cần chú trọng và chủ động tăng thời gian thực hành của sinh viên, hiện nay ở nước ta sinh viên ra trường rất yếu về kiến thức thực tiễn, xu hướng trong thời gian tới các trường nên đào tạo theo hướng công nghệ.

Bộ GD&ĐT cần để các trường chủ động hơn nữa trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, đây là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công, chỉ khi xã hội chấp nhận sản phẩm đào tạo của các trường thì mới khẳng định vị thế và đảm bảo sự tồn tại của nhà trường.

Các trường cần chuyển nhanh từ cơ chế đào tạo theo niên chế sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ, đó thực sự là một bước cải cách trong hệ thống giáo dục bởi vì đào tạo theo tín chỉ có rất nhiều ưu điểm như: Tăng tính chủ động cho người học, tính khoa học trong đào tạo, tính chuẩn hóa, tính linh hoạt và thích ứng, tính tiết kiện và hiệu quả….

Các trường tư thục cần phải xây dựng, chỉnh lý chương trình khung đào tạo nhằm đảm bảo khả năng thích ứng kịp thời với nhu cầu xã hội, đòi hỏi xã hội trong định hướng đào tạo. Mặt khác tăng cường liên kết với cơ sở đào tạo nhất là những cơ sở nước ngoài có uy tín nhằm thu hút sinh viên theo học, đồng thời khẳng định vị thế của trường trong hệ thống giáo dục tư thục. Vấn đề chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của các trường tư thục.

Định hướng các trường lựa chọn chương trình đào tạo của một trường đại học có uy tín gần gũi nhất với chương trình đào tạo hiện nay của đơn vị. Chương trình đào tạo tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới đều được xây dựng đảm bảo theo một chuẩn nhất định, thường do các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội chuyên môn hoặc các tổ chức kiểm định chất lượng đặt ra. Các chuẩn này là mức yêu cầu tối thiểu về nội dung kiến thức, thời lượng đối với từng nội dung, cơ cấu và mối quan hệ giữa các môn học/học phần trong toàn bộ chương trình đào tạo ở một ngành đào tạo nhất định, làm căn cứ cho việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Vì vậy, các trường muốn chương trình đào tạo của mình được kiểm định và công nhận chất lượng đều tuân thủ chuẩn chương trình này. Trong trường đại học cao đẳng tư thục, sự phát triển một chuyên ngành đào tạo mới hoặc một chương trình đào tạo mới phải được khởi đầu bởi bộ môn. Tại đó, các giảng viên sắp xếp các nội dung với nhau bởi họ biết rằng những nội dung này đã đang được dạy ở nơi nào đó. Sau đó, bộ môn nộp chương trình này cho khoa hoặc cho Hội đồng khoa học và giáo dục trong nhà trường để thông qua rồi trình lên cơ quan quản lý cấp trên phê chuẩn là Bộ GD&ĐT. Những hoạt động này là một phần trong quá trình phát triển chương trình đào tạo đại học. Bộ GD&ĐT chuẩn hóa các chương trình đào tạo chất lượng cao để điều chỉnh các trường tư thục theo hướng đổi mới sau:

- Bổ sung những môn học mà chương trình của trường đại học có uy tín đang có nhưng chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hiện nay không có.

- Bỏ bớt những môn học không cần thiết, lạc hậu trong chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao hiện nay, tăng tỷ trọng và số lượng các môn chuyên ngành.

- Sắp xếp lại số tín chỉ, các môn học bắt buộc, tự chọn có hướng dẫn, tự chọn tùy ý theo chương trình của đại học uy tín (riêng về thời lượng, nội dung các môn học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các chương trình đào tạo tiên tiến).

- Có chương trình bổ túc ngoại ngữ cho sinh viên để có thể học tập chuyên môn bằng ngoại ngữ vào những năm học cuối khóa và sử dụng thành thạo ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp.

- Thay vì quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chương trình khung, Bộ GD&ĐT chỉ cần quản lý khung chương trình, trao quyền xây dựng và phát triển chương trình một cách triệt để cho các trường hội đủ điều kiện. Đây không phải là sự từ bỏ trách nhiệm quản lý chương trình mà là thay đổi cách thức quản lý. Nhà nước thực hiện quản lý chương trình thông qua quy định chung về khung chương trình gồm cấu trúc, cơ cấu và khối lượng kiến thức, khung thời gian đào tạo, mức trình độ hay chuẩn đầu ra và các học phần bắt buộc (nếu cần) tuân thủ. Một trường đại học căn cứ vào khung chương trình và Danh mục ngành nghề đào tạo quốc gia để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo cụ thể và đăng ký mở ngành với Bộ GD&ĐT mà không cần thiết phải xin phép hay chờ phê duyệt việc mở ngành.

Cần thấy rằng việc “miễn trừ” chương trình khung đối với các chương trình nhập cảng hay của các trường “đẳng cấp quốc tế” mà không có quy định kiểm soát chất lượng, trong chừng mực nào đó, là không công bằng. Do đó, Nhà nước cần xem xét đánh giá đúng mức tất cả các chương trình để có biện pháp xử lý cụ thể, bảo đảm tính pháp lý, thích ứng và tương xứng của mọi chương trình. Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm xúc tiến việc xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo việc liên thông, chuyển đổi và công nhận tương đương đối với chương trình đào tạo bên trong và ngoại nhập. Có chính sách khuyến khích các trường đại học chủ động quốc tế hóa chương trình đào tạo của mình nếu phù hợp.

Nhà nước cũng cần mở rộng, đảm bảo sự tham gia của mọi trường đại học đủ điều kiện đối với mọi chương trình đào tạo có tính dân sự, chỉ giới hạn sự tham gia ở những ngành nghề đặc biệt. Để đảm bảo quyền tham gia đào tạo, Nhà nước cần quy định và công khai điều kiện, tiêu chuẩn cần có. Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng đào tạo độc quyền. Việc mở rộng sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ GDĐH-CĐ còn là biện pháp đảm bảo quyền lợi của người học, chất lượng và giá thành đào tạo hợp lý.



c. Công tác nghiên cứu khoa học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ và UBND các tỉnh thành phố xây dựng cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học tư thục. Theo hướng các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Sử dụng tiền, tài sản, giá trị tài sản trí tuệ, các nguồn thu hợp pháp để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh theo quy định.

Thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học tư thục. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học công nghệ; công bố kết quả nghiên cứu hoạt động khoa học và công nghệ lên các phương tiện thông tin ở trong và ngoài nước.

Hoạt động nghiên cứu khoa học trường đại học cao đẳng tư thục là một trong nhữnh nhiệm vụ trọng tâm, nhưng hiện nay các trường thường ít quan tâm đến vấn đề này lý do là công tác nhiên cứu khoa học tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu quả đem lại không nhiều do vậy cần có cơ chế trong hoạt động này. Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh các trường nên đi theo hướng hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty xây dựng các viện nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp, có như vậy mới phát huy được hiệu quả của công tác nghiên cứu là ứng dụng ngay vào thực tiễn, nếu cần có thể bán sản phẩm dịch vụ ngay sau khi nghiên cứu hoặc trong quá trình nghiên cứu có thể nhận đơn đặt hàng của các khách hàng. Một vấn đề nữa là các viện nghiên cứu trong trường đại học tư thục có thể tìm mua những sản phẩm dịch vụ mới nghiên cứu, sau đó thực hiện ngay công việc chuyển giao và bán thiết bị công nghệ mới, đây là một hướng mà các trường tư thục cũng cần xem xét.



3.2.4.2 Hoàn thiện QLNN về khu vực GDĐHCĐTT đối với công tác giảng viên

Hoàn thiện QLNN đối với khu vực GDĐHCĐTT không thể tách rời với chiến lược quản lý và phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực GDĐH-CĐ nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Qua số liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2011 của Bộ GD&ĐT ta có thể tính toán dự báo số lượng giảng các trường đại học cao đẳng ngoài công lập để có những giải pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ giảng viên. Số liệu tính toán thông qua sử dụng phần mềm EVIEWS hồi quy đồng thời tính toán mô hình theo phương pháp OLS ta có hàm hồi quy như sau (Chi tiết tại phụ lục 8):



TEANPt = 2168,075 + 0,8606*STUNPt-1

R2 = 43,07 = 36,75

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang02
Thang02 -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
Thang02 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC Đồ án
Thang02 -> Những bài thơ hay về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
Thang02 -> Những từ tiếng Anh thường hay viết tắt
Thang02 -> VĂn khấN Đi chùa cầu bình an, may mắn và giải hạn năm mớI
Thang02 -> Exercise 1: Mark the letter A, B, c or d to indicate the correct answer to each of the following questions
Thang02 -> Maersk logistics quốc tế và Việt Nam (Đan Mạch)
Thang02 -> Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lớp 7 Period 1 tenses summary (Tóm tắt)
Thang02 -> Vietnam National University, Hanoi College of foreign languages Post graduate Department o0o nguyễn phưƠng ngọc an Action research on the effects of Pre writing

tải về 5.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương