LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU



tải về 1.5 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

+ BIẾN HÌNH
Tất cả ba Tin Mừng Nhất Lãm tạo nên một nối kết giữa lời tuyên tín của Phêrô và trình thuật biến hình của Đức Giêsu bằng quy điểm quy chiếu về thời gian. Mátthêu và Máccô nói: “Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình” (Mt 17:1; Mc 9:2). Luca viết: “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy” (Lc 9:28). Rõ ràng, điều này có nghĩa là cả hai biến cố đều liên quan tới nhau, trong từng biến cố này, Phêrô đều đóng vai trò quan trọng. Chúng ta có thể nói rằng trong cả hai trường hợp, vấn đề là thần tính của Đức Giêsu như người Con. Mặc dù một điểm khác là trong cả hai trường hợp, vinh quang của Ngài xuất hiện và nối kết với chủ đề Thương khó. Thần tính của Đức Giêsu thuộc về Thập giá. Chỉ khi nào chúng ta gộp chung lại với nhau, may ra chúng ta mới nhận ra Đức Giêsu cách chính xác. Gioan diễn đạt tính chất liên kết nội tại này giữa Thập giá và vinh quang khi thánh nhân nói rằng Thập giá là vinh quang của Đức Giêsu và vinh quang của Ngài được hoàn tất không cách nào khác hơn là Thập giá. Nhưng giờ đây, cách nào đó, chúng ta phải cố gắng đào sâu hơn vào trong quy chiếu đặc biệt về thời gian này. Có hai cách chú giải, cho dù cả hai không loại trừ lẫn nhau.

J-M van Cangh và M. Van Esbroeck đã khám phá ra nối kết với lịch về các ngày lễ hội của Do thái. Họ cho thấy rằng hai ngày lễ quan trọng của Do thái xảy ra trong mùa thu, chỉ cách nhau có năm ngày. Trước hết, đó là lễ Yom ha-Kippurim, ngày lễ đền tội quan trọng. Sáu ngày sau đó, lễ Lều (Sukkoth) xảy ra cùng với việc cử hành kéo dài cả tuần. Điều này có nghĩa là lời tuyên tín của Phêrô xảy ra vào dịp đại lễ Xá tội và nên chú giải dựa theo hậu cảnh của ngày lễ này cách thần học, trong đó, chỉ một lần trong cả năm, vị thượng tế long trọng tuyên bố tên YHWH trong nơi Cực Thánh của Đền thờ. Bối cảnh này tăng thêm chiều sâu về lời tuyên tín của Phêrô như người Con của Thiên Chúa hằng sống. Ngược lại, Jean Daniélou, nhận ra những quy chiếu của các Tác giả Phúc Âm về thời gian Biến hình không liên quan gì đến ngày lễ Lều kéo dài cả tuần lễ, mà chúng ta đã thấy. Dựa trên cách đọc này, thứ tự thời gian của biến cố trong Mátthêu, Máccô và Luca sẽ hoàn toàn tương hợp. Kế đến, sáu và tám ngày chỉ rõ về chính lễ Lều kéo dài cả tuần. Dựa theo đó, Biến hình của Đức Giêsu đã xảy ra vào ngày cuối cùng của lễ này, vừa là đỉnh cao của lễ này và vừa là tổng hợp ý nghĩa nội tại của nó.

Cả hai cách chú giải đều có ý tưởng chung là việc Biến hình của Đức Giêsu nối kết với lễ Lều. Chúng ta sẽ thấy rằng thật ra, nối kết này sáng tỏ ngay trong chính bản văn và nối kết này làm cho có thể hiểu được toàn bộ biến cố cách sâu hơn. Thêm vào những yếu tố đặc biệt của những trình thuật này, ở đây, chúng ta có thể quan sát nét nền của cuộc đời Đức Giêsu, mà xuyên suốt Tin Mừng Gioan đã xử lý cách đặc biệt. Như chúng ta đã thấy trong chương 8, những biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Giêsu nối kết từ bên trong với lịch lễ hội Do thái. Những biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Giêsu là những biến cố phụng vụ trong đó, phụng vụ, với việc nhớ lại và mong chờ, trở thành thực tại, trở thành cuộc đời. Kế đến, cuộc đời này dẫn trở lại phụng vụ và từ phụng vụ tìm cách trở nên cuộc đời lại.

Một lần nữa, phân tích của chúng ta về nối kết giữa câu chuyện Biến hình và lễ Lều minh họa sự kiện rằng mọi lễ hội của Do thái bao gồm ba chiều kích. Những lễ hội này xuất xứ từ những lễ kỷ niệm thuộc về tôn giáo tự nhiên và vì thế, nói về Đấng Sáng Tạo và tạo vật. Kế đến, chúng trở thành những lần nhớ lại hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Và cuối cùng, từ đó, chúng tiếp tục để trở nên các lễ hội về sự hy vọng, cố sức bật tới trước để gặp Đức Chúa đang đi tới, Đức Chúa mà trong Ngài, hành động cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử được hoàn tất, do đó hòa giải với toàn thể tạo vật. Chúng ta sẽ thấy làm thế nào ba chiều kích của các lễ hội của người Do thái, sau đó đã đi sâu vào và tái hình thức lại như chúng thật sự trở thành hiện diện trong cuộc đời và sự đau khổ của Đức Giêsu.

Ngược lại với cách chú giải phụng vụ này về thời gian của Biến hình là trình thuật chuyển đổi mà H. Gese (Zur biblischen Theologie) đã khăng khăng duy trì. Cách chú giải này cho rằng không đủ chứng cứ để công bố rằng bản văn ám chỉ đến lễ Liều. Thay vào đó, cách chú giải này đọc toàn thể bản văn ngược lại dựa vào hậu cảnh của Xuất hành 24, Môsê đi lên núi Xinai. Giờ đây, đúng thế, chương này nhắc lại làm thế nào Thiên Chúa đóng ấn Giao Ước với Israel, lại là chìa khóa then chốt để chú giải câu chuyện Biến hình. Chúng ta đọc thấy chỗ này: “Vinh quang Đức Chúa ngự trên núi Xinai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây, Người gọi ông Môsê” (Xh 24:16). Không giống với các Tin Mừng, bản văn Xuất hành nhắc lại ngày thứ bảy. Đây không phải là một cuộc tranh luận cần thiết chống lại nối kết giữa nó với câu chuyện Biến hình. Tuy vậy, tôi coi tư tưởng thứ nhất có tính thuyết phục hơn, về thời gian xuất phát từ lịch lễ hội của người Do thái. Cho dù, nên cho thấy rằng điều đó không hoàn toàn bất thường dối với những nối kết thể loại khác biệt cùng quy về trong các biến cố xảy ra trên con đường của Đức Giêsu. Điều này rõ ràng là Môsê và các Ngôn sứ đều nói về Đức Giêsu.

Giờ đây, chúng ta hãy trở lại bản văn về chính trình thuật Biến hình. Ở đó, chúng ta được kể lại rằng Đức Giêsu đem Phêrô, Giacôbê và Gioan và dẫn chính họ đi lên núi cao (Mc 9:2). Chúng ta lại gặp bộ ba này trên núi Olives (Mc 14:33) trong thời gian Đức Giêsu thống khổ trong vườn, là hình ảnh đối chiếu của Biến hình, cho dù cả hai cảnh nối kết cách chặt chẽ với nhau. Hay chúng ta cũng không được bỏ qua nối kết với Xuất hành 24, nơi đó, Môsê đem theo Aaron, Nadab, và Abihu với ông khi ông trèo lên núi, dù cũng bao gồm cả bảy mươi bô lão của Israel.

Một lần nữa, ngọn núi phục vụ, như đã phục vụ trong Bài giảng Trên núi và trong những đêm Đức Giêsu dùng để cầu nguyện, như là nơi gần gũi cách đặc biệt với Thiên Chúa. Một lần nữa, chúng ta cần phải giữ chung lại trong trí về những ngọn núi khác trong cuộc đời Đức Giêsu: Ngọn núi nơi Ngài chịu cám dỗ, nơi Ngài giảng dạy cách cao cả, nơi Ngài cầu nguyện, nơi Ngài Biến hình, nơi Ngài chịu thống khổ, Thập giá, và cuối cùng, ngọn núi nơi Chúa Sống lại, chính tạo ngọn núi sau cùng này, Ngài công bố, trong toàn bộ đối lập với lời dâng hiến của quyền lực thế gian qua sức mạnh của ma quỷ. “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18). Nhưng trong phần hậu cảnh, chúng ta cũng thoáng thấy Sinai, Horeb, Moriah, những ngọn núi của Mạc Khải Cựu Ước. Cùng một nơi và cùng một thời gian, chúng là những ngọn núi thương khó và Mạc Khải, và đến lượt, chúng cũng có quan hệ tới Ngọn núi Đền thờ, nơi đó Mạc Khải trở thành phụng vụ.

Khi chúng ta nghiên cứu vào trong ý nghĩa của núi non, dĩ nhiên, điểm đầu tiên là phông chung chung của biểu tượng núi. Núi là nơi đi lên, không chỉ bên ngoài, nhưng cũng đi lên bên trong. Đây là sự giải thoát khỏi gánh nặng của cuộc sống hằng ngày, hít thở không khí trong lành của tạo vật. Núi ban tặng cho chúng ta một cái nhìn mở rộng về tạo vật cách bao la và vẻ đẹp của nó. Núi ban cho người ta một đỉnh cao nội tâm để đứng trên đó và cảm nhận Đấng Sáng Tạo bằng trực giác. Kế đó, lịch sử đã thêm vào tất cả những điều này cho kinh nghiệm của Thiên Chúa, Đấng phán ra, và kinh nghiệm Thương khó, lên tới đỉnh điểm trong hy tế Isaac, trong hy tế con chiên chỉ trước Con Chiên cuối cùng chịu hy sinh trên núi Calvary. Môsê và Êlia được hồng phúc nhận ra Mạc Khải Thiên Chúa trên núi, và giờ đây, họ đang trò chuyện với Đấng là Mạc Khải của Thiên Chúa trong con người.

Máccô nói rất đơn giản: “Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông”, và tiếp tục thêm vào cái gì đó khó xử, như thể đang cà lăm trước Mầu Nhiệm. “Y phục Người trở nên rực rỡ; trắng tinh không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy” (Mc 9:2-3). Phần nào, Mátthêu có những lời nâng cao lên ngay tại mệnh lệnh của Ngài. “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sang” (Mt 17:2). Luca là người duy nhất trong các Tác giả Phúc Âm bắt đầu trình thuật của mình bằng cách cho biết mục đích của việc lên núi của Đức Giêsu. Ngài “lên núi cầu nguyện” (Lc 9:28). Đó là bối cảnh cầu nguyện của Đức Giêsu mà giờ đây, Ngài giải thích biến cố mà ba môn đệ là nhân chứng. “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9:29). Biến hình là một biến cố cầu nguyện. Biến hình để lộ ra cách minh nhiên những gì đang xảy ra khi Đức Giêsu trò chuyện với Cha của Ngài: Hữu thể của Ngài thâm nhập cách sâu xa với Thiên Chúa, sau đó, trở nên ánh sang tinh tuyền. Trong việc trở nên một với Chúa Cha, chính Đức Giêsu là “ánh sáng từ ánh sáng”. Trong tận sâu thẳm hữu thể của Ngài, đây là thực tại Ngài là, mà Phêrô đã muốn diễn đạt trong lời tuyên xưng của mình. Các giác quan có thể nhận ra thực tại này ngay lúc đó: Hữu thể của Đức Giêsu trong ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng-hữu thể riêng của Ngài như người Con.

Ngay lúc tương quan của Đức Giêsu với nhân vật Môsê cũng như sự khác biệt giữa hai người trở nên hiển nhiên. “Khi xuống núi, ông Môsê không biết rằng da mặt ông sáng chói bởi đã đàm đạo với Thiên Chúa” (Xh 34:29-35). Bởi vì Môsê đã trò chuyện với Thiên Chúa, ánh sáng của Thiên Chúa tuôn trào ra trên ông và làm cho ông sáng chói. Có thể nói rằng ánh sáng làm cho ông sáng chói đến trên ông từ bên ngoài. Tuy nhiên, Đức Giêsu sáng chói từ bên trong. Ngài không chỉ đơn thuần nhận ánh sáng, nhưng chính Ngài là ánh sáng từ ánh sáng.

Tuy vậy, y phục trắng tinh của Đức Giêsu tại Biến hình cũng nói về văn hóa chúng ta. Trong văn chương khải huyền, y phục trắng tinh diễn tả về các hữu thể trên trời, những y phục của các thiên thần và những người được tuyển chọn. Trong nguồn cảm hứng này, Khải huyền của Gioan, sách Khải huyền, đề cập đến y phục trắng tinh mà những ai được cứu rỗi đang mặc (x. đặc biệt 7:9, 13; 19:14). Nhưng sách này còn nói cho chúng ta một điều mới: Y phục của những người được chọn là màu trắng bởi vì họ đã giặt y phục này trong máu Con Chiên (x. Kh 7:14). Điều này có nghĩa là qua Phép Rửa, họ đã được hiệp nhất với cuộc Thương khó của Đức Giêsu, và cuộc Thương khó của Ngài là sự thanh tẩy để phục hồi chúng ta lại với y phục nguyên thủy đã đánh mất qua tội lỗi của chúng ta (x. Lc 15:22). Qua Phép Rửa, chúng ta được mặc lấy Đức Giêsu trong ánh sáng và chính chúng ta trở nên ánh sáng.

Ngay tại điểm này, Môsê và Êlia xuất hiện và đàm đạo với Đức Giêsu. Những gì Chúa Phục sinh sẽ giải thích cho các môn đệ sau này trên đường Emmau được nhìn thấy chỗ này trong hình thức khả thị. Lề luật và các Ngôn sứ trò chuyện với Đức Giêsu: Lề luật và các Ngôn sứ nói về Đức Giêsu. Chỉ có Luca nói cho chúng ta, cho dù trong lời ám chỉ vắn tắt, những gì mà hai chứng nhân quan trọng của Thiên Chúa đang trò chuyện với Đức Giêsu. Cả hai “hiện ra rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc ra đi của Ngài [xuất hành của Ngài] mà Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9:31). Đề tài của cuộc nói chuyện là về Thập giá, nhưng được hiểu theo nghĩa bao gồm như cuộc Xuất hành của Đức Giêsu, đã xảy ra tại Giêrusalem. Thập giá của Đức Giêsu là cuộc Xuất hành: Cuộc ra đi từ cuộc đời này, một chuyến đi qua “Biển Đỏ” của cuộc Thương khó, và một chuyển tiếp vào trong vinh quang, tuy nhiên, một vinh quang mang dấu ấn các dấu đinh của Đức Giêsu mãi mãi.

Đây là lời tuyên bố minh nhiên rằng Lề luật và các Ngôn sứ là nền tảng về niềm “hy vọng của Israel”, cuộc Xuất hành đem lại sự giải thoát cuối cùng. Nhưng nội dung của niềm hy vọng này là sự đau khổ của Con Người và Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, qua sự đau khổ này, Ngài mở cánh cửa vào trong tự do và đổi mới. Chính Môsê và Êlia là những nhân vật của cuộc Thương khó và những nhân chứng của cuộc Thương khó. Họ đàm đạo với Đức Giêsu đã biến hình về những gì họ đã nói trong khi còn sống, về cuộc Thương khó của Đức Giêsu. Nhưng, qua việc đàm đạo về những điều này với Đức Giêsu trong cuộc Biến hình của Ngài, họ làm cho nó thành hiển nhiên về cuộc Thương khó này đem lại cứu rỗi. Cuộc Thương khó này tràn ngập vinh quang của Thiên Chúa. Cuộc Thương khó này biến đổi vào trong ánh sáng, vào trong tự do và niềm vui.

Ngay tại điểm này, chúng ta cần nhảy trước đến cuộc đối thoại mà ba môn đệ đã nói chuyện với Đức Giêsu khi họ đi xuống từ trên “núi cao”. Đức Giêsu đang nói chuyện với họ về việc Ngài sẽ Sống lại từ cõi chết, dĩ nhiên, giả định về Thập giá. Thay vào đó, các môn đệ lại hỏi về việc trở lại của Êlia, mà các kinh sư đã nói trước. Đây là câu trả lời của Đức Giêsu: “Đúng thế, ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê? Nhưng Thầy nói cho anh em biết: Ông Êlia đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách thánh đã chép về ông” (Mc 9:13). Nhưng lời của Đức Giêsu xác nhận sự mong chờ việc trở lại của Êlia. Tuy nhiên, cùng lúc ấy, Ngài hoàn tất và chỉnh sửa lại hình ảnh chung của nó. Ngài ngầm xác nhận về việc Êlia sẽ trở lại như Gioan Tẩy giả: Việc trở lại của Êlia đã xảy ra trong công việc của Tẩy giả.

Gioan đến để tập họp Israel lại để sửa soạn cho mùa vọng của Đấng Messiah. Nhưng nếu chính Đấng Messiah là Con Người đau khổ, và nếu chỉ như thế mà Ngài mở con đường cứu độ, như thế, bằng cách nào đó, công việc sửa soạn con đường cho Ngài của Êlia cũng phải mang dấu ấn cuộc Thương khó. Và đó là: “Họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông” (Mc 9:13). Đức Giêsu nhắc lại số phận thật sự đã xảy đến cho Tẩy giả, nhưng điểm quy chiếu của Ngài về Sách thánh có thể cũng một ám chỉ đến các truyền thống của ngày đã tiên báo về việc tử đạo của Êlia. Êlia được coi như “đấng duy nhất, cho dù bị hành hạ, thoát khỏi tử đạo. Nhưng khi đấng này trở lại … ông cũng phải trải qua cái chết” (Pesch, Markusevangelium, II, tr. 80).

Vì thế, niềm hy vọng-được cứu rỗi và cuộc Thương khó nối kết chặt chẽ với nhau và kế đến, triển khai vào trong bức tranh cứu độ phù hợp với ý định sâu xa của các Sách thánh, cho dù dựa theo những niềm hy vọng đang phổ biến thời ấy, nó vẫn tiếp tục sự mới lạ cách ngạc nhiên. Phải đọc Sách thánh lại trong sự đau khổ của Đức Kitô, và mãi mãi phải như thế. Chúng ta phải luôn luôn để cho Chúa lôi kéo chúng ta vào trong cuộc đàm đạo của Ngài với Môsê và Êlia. Chúng ta phải không ngừng học hỏi từ Ngài, Chúa Phục sinh, để hiểu Sách thánh lại lần nữa.

Chúng ta hãy trở lại chính câu chuyện Biến hình. Cả ba môn đệ run rẩy bởi sự lớn lao về những gì họ đã chứng kiến. “Nỗi lo sợ Thiên Chúa” đã chiến thắng họ, như chúng ta đã thấy họ trong những trường hợp khác khi họ kinh nghiệm sự gần gũi với Thiên Chúa trong Đức Giêsu, khi họ cảm nhận sự khốn khổ của riêng họ và cách thực tế, đã bị đờ người ra vì sợ hãi. Máccô nói: “Các ông kinh hoàng” (Mc 9:6). Tuy thế, Phêrô bắt đầu lên tiếng, cho dù ông quá kinh ngạc đến nỗi “ông không biết phải nói gì” (Mc 9:6). “Thưa Rabbi, chúng con ở đây thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia” (Mk 9:5).

Phêrô phát biểu những lời này trong trạng thái xuất thần, giữa lúc sợ hãi những cũng là niềm vui về việc gần gũi với Thiên Chúa. Những lời này đã là đối tượng cho nhiều cuộc bàn luận. Những lời này có liên quan gì đến lễ Lều, trong ngày cuối cùng của Biến hình đã xảy ra? H. Gese đặt vấn đề và lý luận rằng điểm thật sự quy chiếu trong Cựu Ước là Xuất hành 33:7 tt, diễn tả “nghi thức hóa biến cố Xinai”. Theo bản văn này, Môsê “ra ngoài trại” để dựng Lều Hội ngộ, trên đó, cột mây đi xuống. Tại đó, Đức Chúa và Môsê đàm đạo “diện đối diện, như hai người bạn với nhau” (Xh 33:11). Như thế, dựa trên cách chú giải này, ý định của Phêrô là đưa ra tính vĩnh viễn cho biến cố Mạc Khải và dựng các lều hội ngộ. Trình thuật cột mây bao phủ các môn đệ xác nhận cách đọc này. Có thể chính xác cho rằng trình thuật Biến hình gồm có việc hồi tưởng lại bản văn Xuất hành. Cả hai chú giải của Do thái và Kitô giáo sơ khai có thói quen đan dệt vào những quy chiếu Sách thánh khác nhau để chúng củng cố và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, đề nghị dựng ba lều hội ngộ lý luận ngược lại nối kết như thế, hay tối thiểu, làm chúng xuất hiện cách phụ thuộc.

Nối kết với lễ Lều trở thành thuyết phục nếu chúng ta lấy vấn đề giải thích kiểu messiah về ngày lễ trong Do Thái giáo của thời Đức Giêsu. Jean Daniélou (trong Kinh Thánh và Phụng Vụ) đã thực hiện một nghiên cứu thuyết phục về khía cạnh này và nối kết nó với chứng tích của các Giáo phụ, là những người vẫn còn gần gũi với những truyền thống Do thái giáo và đọc chúng lại trong bối cảnh Kitô. Lễ Lều biểu lộ cùng một cấu trúc ba chiều mà chúng ta đã thấy về tính đặc biệt của các ngày lễ Do thái nói chung: Nguyên thủy, một cuộc cử hành mượn lại từ tôn giáo tự nhiên, đồng thời trở thành ngày lễ kỷ niệm những công trình cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử, và đến lượt mình, việc nhớ lại trở thành niềm hy vọng về cứu độ cuối cùng. Sáng tạo, lịch sử và hy vọng trở nên liên kết với nhau. Nếu cùng một lúc, trong lễ Lều cùng với việc tưới nước, đó đã là lời cầu nguyện xin mưa xuống cần thiết cho mảnh đất hạn hán, lễ này phát triển khá nhanh vào trong việc nhớ lại của thời lang thang trong hoang địa của Israel, khi người Do Thái sống trong lều (tabernacles, Sukkoth) (x. Lv 23:43). Daniélou trích lại Harald Riesenfeld: “Các túp lều được cho là, không chỉ như sự nhớ lại sự bảo vệ của Thiên Chúa trong hoang địa, nhưng còn như sự biểu hiện trước Sukkoth trong đó, người công chính cư ngụ trong thời sẽ đến. Vì thế, dường như chính biểu tượng cực kỳ mang tính cánh chung đã liên kết nghi thức mang đặc tính nhất của lễ Lều, như lễ này được cử hành trong thời Do thái” (Kinh Thánh và Phụng Vụ, tr. 334 tt). Trong Tân Ước, một lưu ý về lễ Lều vĩnh cửu của người công chính trong cuộc đời sẽ đến xảy ra trong Luca (Lc 16:9). Trích dẫn Daniélou: “Sự tỏ hiện vinh quang của Đức Giêsu xuất hiện với Phêrô là dấu chỉ về thời gian của Đấng Messiah đã đến. Và một trong những đặc tính của thời gian messiah đã là việc cư ngụ của người công chính trong các lều được báo cho biết bởi các túp lều của lễ Lều (Kinh Thánh và Phụng Vụ, tr. 340). Qua kinh nghiệm Biến hình trong thời gian lễ Lều, trong trạng thái xuất thần, Phêrô đã có thể nhận ra “rằng những thực tại đã biểu hiện trước qua Lễ Lều được hoàn tất. … Cảnh tượng Biến hình đánh dấu thời messiah đã đến” (tr. 340 tt). Chỉ khi họ đi xuống núi, lúc ấy Phêrô đã học lại một lần nữa về thời messiah, trước hết, là thời của Thập giá và Biến hình, kinh nghiệm trở nên ánh sáng từ và với Đức Chúa, đòi hỏi chúng ta phải được đốt cháy bởi ánh sáng của cuộc Thương khó và vì thế, được biến đổi.

Những nối kết này đã đưa ra ánh sáng mới về ý nghĩa của lời công bố nền tảng trong lời tựa của Tin Mừng Gioan, ở đó, Tác giả Phúc Âm tóm tắt mầu nhiệm Đức Giêsu. “Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và dựng lều của Ngài giữa chúng ta” (Ga 1:14). Đúng thế, Đức Chúa đã dựng lều thân xác của Người giữa chúng ta, và vì thế, khai mở thời đại messiah. Theo sau luồng tư tưởng này, Gregory thành Nyssa suy tư về nối kết giữa lễ Lều và Nhập thể trong một bản văn tuyệt vời. Thánh nhân nói rằng lễ Lều, cho dù luôn luôn được cử hành, vẫn duy trì bất hoàn tất. “Vì lễ Lều thật chưa xảy ra. Tuy nhiên, dựa theo lời của Tiên tri [ám chỉ đến TV 118:27], Thiên Chúa, Chúa của muôn loài, đã tự tỏ mình ra cho chúng ta để hoàn tất việc xây dựng nhà tạm cho nơi cư ngụ đã hư nát của chúng ta, bản chất người” (De anima, PG, 132B, x. Daniélou, Kinh Thánh và Phụng Vụ, tr. 344 tt).

Từ những viễn cảnh bao quát này, chúng ta hãy trở lại câu chuyện Biến hình. “Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9:7). Đám mây thánh, shekinah¸ là dấu chỉ về sự hiện diện của chính Thiên Chúa. Đám mây bay lượn trên Lều Hội ngộ cho thấy Thiên Chúa đang hiện diện. Đức Giêsu là lều thánh, trên Ngài, giờ đây, đám mây hiện diện của Thiên Chúa đứng đó và tỏa lan “bao trùm” những người khác. Cảnh tượng này lập lại cảnh tượng Phép Rửa của Đức Giêsu, trong đó, chính Thiên Chúa, phán ra từ đám mây, đã tuyên bố Đức Giêsu là người Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1:11).

Tuy nhiên, lời tuyên bố long trọng về cuộc đời người Con giờ đây theo sau mệnh lệnh “Hãy lắng nghe Ngài”. Ngay lúc này, chúng ta được nhắc lại nối kết với việc Môsê đi lên núi Xinai, mà chúng ta đã thấy ngay từ đầu là hậu cảnh của câu chuyện Biến hình. Trên núi, Môsê nhận được Torah, lời dạy dỗ của Thiên Chúa. Giờ đây, chúng ta được kể lại quy chiếu về Đức Giêsu: “Hãy lắng nghe Ngài”. H. Gese đã cung cấp một chú giải thuộc nhận thức về cảnh tượng này. “Chính Đức Giêsu đã trở nên Lời mạc khải của Thiên Chúa. Các Tin Mừng không thể nào làm sáng tỏ điều này cách rõ ràng hơn hay quyền bính hơn là: Chính Đức Giêsu là luật Torah” (Zur biblischen Theologie, tr. 81). Duy mệnh lệnh này đã đem lại việc xuất hiện của Thiên Chúa cho con người đi đến kết luận và tóm tắt lại ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Các môn đệ phải đồng hành với Đức Giêsu xuống núi trở lại và luôn học “lắng nghe Ngài” lại.

Nếu chúng ta học hỏi để hiểu biết nội dung câu chuyện Biến hình trong các thuật ngữ này, như sự tháp nhập vào và khởi đầu thời đại messiah, như thế, chúng ta có thể nắm bắt được lời công bố khó hiểu mà Tin Mừng Máccô đã lồng vào giữa lời tuyên xưng của Phêrô với trình thuật Biến hình. Mặt khác “Tôi bảo thật các người: Trong số những người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy thống trị của Thiên Chúa [Triều Đại Thiên Chúa] đến đầy uy lực” (Mc 9:1). Điều này có nghĩa gì? Có phải Đức Giêsu đang nói trước rằng một số người đang đứng đó vẫn còn sống vào thời trở lại lần thứ hai của Ngài, lúc can thiệp vào cuối cùng của Nước Thiên Chúa phải không? Nếu không phải thế, như thế là cái gì?

Rudolf Pesch (Markuevangelium, II, 2, tr. 66 tt) đã lý luận cách thuyết phục rằng việc đặt lời nói này ngay trước Biến hình rõ ràng nối kết lời nói này với biến cố. Một vài người, có thể nói là ba môn đệ đồng hành với Đức Giêsu lên núi, được hứa rằng cá nhân họ sẽ được chứng kiến việc Nước Thiên Chúa đang đến “trong quyền năng”. Trên núi, cả ba đều thấy vinh quang của Nước Thiên Chúa tỏa sáng từ Đức Giêsu. Trên núi, cả ba đều được bao trùm bởi đám mây thánh của Thiên Chúa. Trên núi, trong cuộc đối thoại với Đức Giêsu biến hình với Lề luật và các Ngôn sứ, họ nhận ra rằng lễ Lều thật đã đến. Trên núi, họ học biết rằng chính Đức Giêsu là luật Torah sống động, Lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “sức mạnh” (năng lực) của Triều đại đang đến trong Đức Kitô.

Tuy ngang nhau, cho dù việc hội ngộ linh ứng đã làm cho họ run sợ với vinh quang của Thiên Chúa trong Đức Giêsu, họ phải học hỏi những gì Phaolô nói với các môn đệ của mọi thời đại trong thư thứ nhất cho Côrintô: “Chúng tôi lại ra giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh (năng lực) và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor 1:23tt). “Sức mạnh” (năng lực) này của Triều đại đang tới hiện ra trước họ trong Đức Giêsu biến hình, Đấng đàm đạo với các chứng nhân của Giao Ước cũ về sự cần thiết của cuộc Thương khó của Ngài như con đường đến vinh quang (x. Lc 24:26 tt). Cá nhân họ kinh nghiệm sự báo trước về việc Lại đến Lần thứ Hai của Ngài, và đó là làm thế nào họ từ từ bắt đầu lại vào trong chiều sâu trọn vẹn của mầu nhiệm Đức Giêsu.
CHƯƠNG X : ĐỨC GIÊSU CÔNG BỐ CĂN TÍNH CỦA NGÀI
Ngay trong thời của Đức Giêsu, dân chúng đã cố gắng giải thích nhân vật bí nhiệm của Ngài bằng cách gán ghép Ngài vào những phạm trù mà họ quen thuộc và vì thế, được xem là có khuynh hướng giải mã mầu nhiệm của Ngài: Ngài được xem như là Gioan Tẩy giả, như Êlia hay Giêrêmia trở lại, hay như một Ngôn Sứ (x. Mt 16:14; Mk 8:28; Lc 9:19). Như chúng ta đã thấy trong lời tuyên tín của mình, Phêrô dùng những danh xưng cao trọng khác: Messiah, Con Thiên Chúa hằng sống. Qua các danh xưng, cố gắng để diễn đạt mầu nhiệm Giêsu đã giải thích sứ mạng của Ngài, đúng thế, bản chất của Ngài, vẫn còn tiếp tục sau Phục Sinh. Ba danh xưng cơ bản càng ngày càng nổi cộm là: “Kitô” (Messiah), “Kyrios” (Chúa), và “Con Thiên Chúa”.

Tự chính danh xưng đầu tiên không có nhiều ý nghĩa ngoài nền văn hóa Semitic. Danh xưng này không còn chức năng của nó như một danh xưng nữa và đã nối kết với tên của Đức Giêsu: Đức Giêsu Kitô. Những gì đã bắt đầu như một chú giải lại kết thúc như một tên, và tại đó có một sứ điệp sâu xa hơn: Ngài hoàn toàn trở nên một với chức vụ của Ngài. Nhiệm vụ và con người của Ngài hoàn toàn bất phân biệt với nhau. Vì vậy, đúng như thế, nhiệm vụ của Ngài trở thành một phần trong tên của Ngài.

Còn lại hai danh xưng “Kyrios” và “người Con”, cả hai đều chỉ chung về một hướng. Trong khi Cựu Ước và thời kỳ đầu Do Thái giáo phát triển, “Đức Chúa” đã trở thành một nhóm từ về tên thần thánh. Vì thế, nhóm từ này được áp dụng cho Đức Giêsu xác nhận cho Ngài một sự hiệp thông hữu thể với chính Thiên Chúa. Nhóm từ này đồng nhất Ngài như là Thiên Chúa hằng sống hiện diện giữa chúng ta. Cũng như thế, danh xưng “Con Thiên Chúa” nối kết Ngài với hữu thể của chính Thiên Chúa. Dĩ nhiên, vấn đề như cách chính xác, nối kết bản thể này thuộc loại nào hiển nhiên đã trở thành đối tượng của sự tranh luận căng thẳng từ khi ấy trở đi, như đức tin phấn đấu để chứng minh, và hiểu biết rõ ràng, nội dung lý trí của riêng đức tin. Trong ý nghĩa phát sinh từ, phải chăng “người Con” nhằm nói lên một sự gần gũi đặc biệt nào đó với Thiên Chúa, hay phải chăng thuật ngữ “người Con” hàm ý rằng trong chính Thiên Chúa, có Cha và Con, người Con thật sự “ngang bằng với Thiên Chúa”, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật? Công Đồng Nicêa đầu tiên (325) tóm tắt kết quả của cuộc tranh luận sôi nổi này về cuộc đời làm Con của Đức Giêsu trong thuật ngữ homooúsios, “cùng chung bản thể”, thuật ngữ triết học duy nhất đã được lồng vào trong kinh Tin Kính. Tuy nhiên, thuật ngữ triết học này bảo vệ tính khả tín của thuật ngữ Thánh Kinh. Thuật ngữ triết học này nói cho chúng ta biết rằng khi các chứng nhân của Đức Giêsu gọi Ngài là “người Con”, nhận định này không có ý nghĩa chính trị hay thần thoại, những hiện sinh mà hai cách chú giải hiển nhiên nhất nói về trong bối cảnh của thời đó. Đúng hơn, nghĩa là phải hiểu thuật ngữ này theo nghĩa đen hoàn toàn: Vâng, trong chính Thiên Chúa có một cuộc đối thoại vĩnh cửu giữa Cha và Con, cả hai cùng là một Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.

Những danh xưng ca tụng thuộc về Kitô học chứa đựng trong Tân Ước là chủ đề của một nền văn chương bao quát. Cuộc tranh luận chung quanh những danh xưng này nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này. Cuốn sách này tìm cách để hiểu con đường trần thế của Đức Giêsu và giảng dạy của Ngài, không phải là công trình thần học về các danh xưng trong đức tin và suy tư của Hội thánh tiên khởi. Thay vào đó, những gì chúng ta cần thực hiện là tập trung đến những danh xưng Đức Giêsu dùng cho chính Ngài cách cẩn thận, dựa theo chứng tích của các Tin Mừng. Có hai danh xưng. Trước hết, Ngài thích tự gọi Ngài là “Con Người”. Thứ hai, có những bản văn, đặc biệt trong Tin Mừng Gioan, trong đó, Ngài nói về Ngià đơn thuần như “người Con”. Thật ra, Đức Giêsu không dùng danh xưng “Messiah” cho chính mình. Một vài đoạn trong Tin Mừng Gioan, chúng ta tìm thấy danh xưng “Con Thiên Chúa” trên môi miệng Ngài. Bất cứ lúc nào những danh xưng liên quan đến hay về Messiah được dùng cho Ngài, ví dụ như khi Ngài đuổi ma quỷ ra khỏi, hay qua lời tuyên tín của Phêrô, Ngài ra lệnh phải im lặng. Dĩ nhiên, đúng thế, danh xưng Messiah, “Vua dân Do thái”, được gắn lên đầu Thập giá, trình bày cách công khai trước toàn thể thế gian. Và điều này cho phép để đặt nó chỗ đó, trong ba ngôn ngữ của thế giới thời đó (x. Ga 19:19 tt), vì giờ đây, không có cách nào nó bị hiểu lầm cả. Thập giá là ngai tòa của Ngài, và như thế, Thập giá đưa ra cách chú giải chính xác về danh xưng này. Regnavit a ligno Deus, Thiên Chúa trị vì từ gỗ Thập giá, như Hội thánh thời xưa đã ca hát trong khi cử hành vương quyền mới này.

Giờ đây chúng ta hãy trở lại hai “danh xưng” mà Đức Giêsu đã dùng cho chính mình, theo các Tin Mừng.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương