LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU



tải về 1.5 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

+ TRIỀU ĐẠI CHA MAU ĐẾN
Trong nối kết với lời cầu xin Triều đại Thiên Chúa, chúng ta nhắc lại những nghiên cứu trên đây liên quan đến thuật ngữ “Triều đại Thiên Chúa”. Với lời cầu xin này, trước tiên chúng ta nhận ra tính ưu việt của Thiên Chúa. Nơi nào Thiên Chúa vắng mặt, không có gì tốt lành cả. Nơi nào không thấy Thiên Chúa, nhân loại và thế gian sụp đổ. Đó là những gì mà Đức Chúa muốn nói khi Ngài nói “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6:33). Những lời này triển khai một trật tự về những ưu tiên cho hành động con người, để làm thế nào chúng ta tiếp cận trong đời sống hằng ngày.

Đây không phải là lời hứa rằng chúng ta sẽ vào Miền đất sung túc với điều kiện chúng ta thành kính hay cách nào đó, chúng ta bị lôi cuốn vào Triều đại Thiên Chúa. Đây cũng không phải là một công thức tự nhiên để cho một thế giới hoạt động tốt, không phải là một cái nhìn không tưởng thuộc về một xã hội vô giai cấp, trong đó mọi sự làm việc theo việc tự nguyện cách tốt đẹp, chỉ vì lý do không có của riêng. Đức Giêsu không ban cho chúng ta một công thức đơn giản như thế. Mặc dầu, như chúng ta đã thấy trên đây, những gì Ngài làm là thành lập một ưu tiên hoàn toàn quyết định. Vì “Triều đại Thiên Chúa” có nghĩa là “quyền thống trị của Thiên Chúa”, và điều này có nghĩa là ý muốn của Người được chấp nhận như tiêu chuẩn đích thật. Ý muốn của Người thiết lập sự công bình và một phần của sự công bình là chúng ta trả lại cho Thiên Chúa quyền công chính, và khi làm như thế, chúng ta nhận ra tiêu chuẩn về những gì là quyền công chính giữa nhân loại.

Trật tự của những ưu tiên mà Đức Giêsu cho chúng ta thấy chỗ này nhắc nhở chúng ta trình thuật Cựu Ước về lời nguyện đầu tiên của Sôlômon sau khi nhậm chức. Câu chuyện cho thấy rằng Đức Chúa xuất hiện với vị vua trẻ trong giấc mơ vào ban đêm và cho phép ông xin một điều mà Đức Chúa hứa sẽ ban cho. Đúng là một động cơ mơ mộng cổ điển của nhân loại! Sôlômon xin điều gì? “Xin ban cho tôi tớ Chúa đây một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và phân biệt phải trái” (1V 3:9). Thiên Chúa khen ông vì, thay vì xin của cải, may mắn, vinh dự hay cho quân thù của ông bị chết hay sống thọ (2 Sb 1:11), dù bị cám dỗ như thế, ông đã xin một điều thật sự quan trọng. Trái tim lắng nghe, khả năng phân biệt giữa tốt xấu. Và vì lý do này, Sôlômon cũng nhận được những điều khác nữa.

Với lời cầu xin “Triều đại mau đến” (không phải “triều đại chúng ta”), Đức Chúa muốn cho chúng ta thấy cầu nguyện như thế nào và ra lệnh cho chúng ta chỉ hành động theo cách này. Điều đầu tiên và cơ bản là một trái tim lắng nghe, để cho Thiên Chúa, không phải chúng ta, có thể thống trị. Triều đại Thiên Chúa đến qua con đường của trái tim lắng nghe. Đây là con đường của nó. Và đó là những gì chúng ta phải luôn luôn cầu xin.

Sự hội ngộ với Thiên Chúa làm cho lời cầu xin này càng đi sâu hơn và cụ thể hơn. Chúng ta đã thấy Đức Giêsu là Triều đại Thiên Chúa trong con người Ngài. Triều đại Thiên Chúa hiện diện bất cứ nơi nào Ngài hiện diện. Cũng thế, lời cầu xin một trái tim lắng nghe trở thành lời thỉnh cầu để hiệp thông với Đức Giêsu Kitô, lời nài xin mà chúng ta càng trở nên làm “một” với Ngài (Gl 3:28). Những gì thỉnh cầu trong lời cầu xin này là thật sự đi theo Đức Kitô, trở nên hiệp thông với Ngài và làm cho chúng ta trở nên một thân thể với Ngài. Reinhold Schneider đã diễn đạt điều này rất hùng hồn. “Đời sống của Triều đại này là đời sống của Đức Kitô tiếp nối trong những ai thuộc về Ngài. Trong trái tim không còn được nuôi dưỡng bởi quyền năng sinh động của Đức Kitô, Triều đại chấm dứt. Trong trái tim được quyền năng này chạm đến và biến đổi, Triều đại bắt đầu… Những nguồn gốc của cây bền vững tìm cách thẩm thấu vào trong từng trái tim. Triều đại là một. Triều đại hiện hữu cách trang trọng qua Đức Chúa là đời sống, sức mạnh và tâm điểm của Triều đại” (Das Vaterunser, tr. 31 tt). Cầu nguyện cho Triều đại Thiên Chúa là nói với Đức Giêsu rằng Lạy Chúa, xin cho chúng con thuộc về Ngài. Xin hãy thẩm thấu vào chúng con, sống trong chúng con. Xin tụ họp nhân loại phân tán vào trong thân thể Ngài, nhờ đó, trong Ngài, mọi sự có thể thuộc về Thiên Chúa và trong Ngài, mọi sự có thể thuộc về Thiên Chúa và trong Ngài, mọi sự có thể lệ thuộc vào Thiên Chúa và kế đến, Ngài có thể trao cho Cha vũ trụ này, để “Thiên Chúa có thể là tất cả trong tất cả” (1Cor 15:28).
+ Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI
Hai vấn đề trở nên khá rõ ràng qua những ngôn từ trong lời cầu xin này: Thiên Chúa có một ý định với và cho chúng ta, và ý định này phải trở thành tiêu chuẩn cho ý định và hữu thể của chúng ta, và bản chất của “thiên đường” là những gì mà nói đó ý Chúa được thực hiện trước sau như một. Hay dùng những thuật ngữ khác, nơi nào ý Chúa được thực hiện trở thành thiên đường. Bản chất của thiên đường là trở nên một với ý Chúa, làm một với ý định và chân lý. Trái đất trở nên “thiên đường” vào thời điểm và tới lúc nào mà ý Chúa được thực hiện tại nơi đó. Nơi đó đơn thuần không còn là “trái đất” nữa, ngược lại với thiên đường, nơi đó và tới lúc nào trái đất rút lui khỏi ý Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện rằng xin cho dưới đất cũng như trên trời, để cho đất có thể trở nên “trời”.

Nhưng ý Chúa là gì? Làm sao chúng ta nhận ra ý Chúa? Làm sao chúng ta thực hành được ý Chúa? Sách thánh hoạt động trên tiền đề cho rằng con người có kiến thức về ý Chúa tận trong trái tim của họ, gắn chặt vào trong chúng ta có một sự tham dự vào hiểu biết của Thiên Chúa, chúng ta gọi là lương tâm (x. ví dụ, Rm 2:15). Nhưng Sách thánh cũng biết rằng sự tham dự vào trong hiểu biết của Đấng Tạo hóa, mà Người đã ban cho chúng ta trong bối cảnh của thụ tạo chúng ta “theo hình ảnh giống như Người”, đã bị chôn vùi dưới chiều dài lịch sử. Sự tham dự này không bao giờ hoàn toàn bị tắt ngúm, nhưng đã bị bao phủ bởi nhiều cách thức khác nhau, giống như ngọn lửa đang lập loè cách yếu ớt, thông thường tất cả cũng bị rủi ro cháy âm ỉ dưới đống tro của tất cả những thành kiến đã chồng chất bên trong chúng ta. Và đó là lý do tại sao Thiên Chúa lại phán với chúng ta, thốt ra những lời trong lịch sử đến với chúng ta từ bên ngoài và hoàn tất hiểu biết nội tại mà tất cả cũng đã trở nên tìm ẩn.

Trọng tâm của “giảng dạy bổ sung” này nằm trong lịch sử bao gồm trong Mạc Khải Thánh Kinh là Mười Điều răn được ban cho tại núi Xinai. Nhưng chúng ta đã thấy, Bài giảng Trên núi không cách nào loại bỏ điều này, hay giảm xuống thành một “lề luật cũ”, nhưng chỉ triển khai xa hơn trong cách thức cho phép đi vào tận chiều sâu và cao cả để làm sáng tỏ tất cả sự thanh khiết của nó. Như chúng ta đã thấy, Mười Điều răn không phải là một gánh nặng nào đó áp đặt trên con người từ bên ngoài vào. Đây là mạc khải về bản chất của chính Thiên Chúa, đến độ chúng ta có thể nhận được mạc khải, và vì thế, đó là cách chú giải về sự thật của hiện hữu chúng ta. Những ghi chú về hiện hữu chúng ta được giải mã cho chúng ta để chúng ta có thể đọc được chúng và truyền đạt chúng vào trong cuộc sống. Ý Chúa chảy đi từ hữu thể của Người và vì thế, dẫn dắt chúng ta vào trong chân lý của hữu thể chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi sự tự hủy hoại qua sự sai lầm.

Bởi vì hữu thể của chúng ta đến từ Thiên Chúa, bất chấp tất cả những ô uế kìm giữ chúng ta lại, chúng ta vẫn có thể bắt đầu lên đường về đến ý Chúa. Khái niệm Cựu Ước về “người công chính” có nghĩa chính xác là: Sống từ lời của Thiên Chúa và như thế, từ ý Người, và tìm ra con đường dẫn vào trong sự hài hòa với ý này.

Bây giờ, khi Đức Giêsu nói với chúng ta về ý Thiên Chúa và về thiên đường, nơi mà ý Thiên Chúa được hoàn tất, tâm điểm của nhhững gì Ngài nói lại nối kết với sứ mạng của Ngài. Tại giếng Giacóp, Ngài nói với các môn đệ mang thức ăn đến cho Ngài. “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4:34). Ngài muốn nói là việc nên một của Ngài với ý Cha là nển tảng cuộc đời Ngài. Sự hiệp nhất ý Ngài và ý Cha là tâm điểm của chính hữu thể Ngài. Cho dù, trên hết mọi sự, những gì chúng ta nghe trong lời cầu xin này của kinh Lạy Cha vang vọng lại cuộc tranh đấu thương khó của riêng Đức Giêsu trong khi đối thoại với Cha của Ngài trên núi Olives. “Ôi lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” – “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha” (Mt 26:39, 42). Khi chúng ta nghiên cứu đến cuộc thương khó của Đức Giêsu, chúng ta sẽ phải nhấn mạnh thật rõ ràng về lời cầu nguyện này, trong đó, Đức Giêsu ban cho chúng ta một thoáng nhìn vào trong linh hồn con người của Ngài và linh hồn này “trở nên một” với ý Thiên Chúa.

Tác giả thư gởi cho Do thái tìm ra chìa khóa dẫn đến trái tim của mầu nhiệm Đức Giêsu trong cơn thống khổ tại núi Olives (x. Dt 5:7). Tự đặt mình trên cái nhìn thoáng qua vào trong linh hồn của Đức Giêsu, tác giả dùng Thánh vịnh 40 để giải thích mầu nhiệm. Vì thế, ông đọc Thánh vịnh: “Chúa đã không ưu hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể… Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10:5 tt; x. Tv 40:7-9). Toàn thể hiện hữu của Đức Giêsu được tóm tắt trong những từ này. “Vâng, con đã đến để thi hành ý muốn của Người”. Chỉ sau phông nền này chúng ta mới hiểu thấu đáo những gì Ngài có ý nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4:34).

Và giờ đây, trong ánh sáng này, chúng ta hiểu được chính Đức Giêsu ở trên “thiên đường” trong nghĩa sâu xa nhất và thật nhất của thuật ngữ này. Trong Ngài và qua Ngài, ý Chúa được thực thi hoàn toàn. Nhìn ngắm Ngài, chúng ta nhận ra rằng nếu để tự chúng ta, chúng ta không bao giờ có thể hoàn tất như thế: Lực hút của ý riêng chúng ta luôn luôn kéo chúng ta ra khỏi ý Thiên Chúa và xoay chúng ta vào trong “trái đất” thuần túy. Nhưng Ngài chấp nhận chúng ta, chính Ngài lôi kéo chúng ta lên, vào trong chính Ngài, và trong hiệp thông với Ngài, chúng ta cũng sẽ học được ý Thiên Chúa. Vì thế, cuối cùng những gì chúng ta đang cầu nguyện trong lời cầu xin thứ ba trong kinh Lạy Cha là chúng ta càng ngày càng đến gần Ngài hơn, để ý Thiên Chúa sẽ chiến thắng tính ích kỷ lôi kéo chúng ta xuống và làm cho chúng ta có khả năng lên cao mà chúng ta đã được mời gọi.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày

Trong kinh Lạy Cha, hóa ra lời cầu xin thứ bốn mang tính “người” nhất trong mọi lời cầu xin. Mặc dù Đức Chúa hướng cái nhìn chúng ta đến bản thể, đến một điều “cần thiết duy nhất”, Ngài cũng hiểu và nhận ra những nhu cầu trần thế của chúng ta. Trong khi Ngài nói với các môn đệ của Ngài: “Đừng lo cho mạng sống, lấy gì mà ăn” (Mt 6:25), tuy nhiên Ngài mời gọi chúng ta cầu nguyện cho thức ăn, và vì thế, để cho Thiên Chúa lo cho chúng ta. Bánh là “hoa quả của trái đất và công lao do bàn tay con người”, nhưng trái đất không sinh ra hoa quả, trừ khi trái đất nhận lấy ánh sáng mặt trời và mưa móc từ trên. Điều này gộp chung lại trong sức mạnh và vũ trụ, ngoài tầm điều khiển của chúng ta, đứng lên chống lại sự cám dỗ đến từ sự kiêu ngạo mà chúng ta tự ban cho chúng ta cuộc sống hoàn toàn qua quyền năng của riêng chúng ta. Sự kiêu ngạo như thế làm cho con người bạo động và lạnh lùng. Sự kiêu ngạo này kết thúc bằng cách phá hủy trái đất. Không cách nào khác bởi vì nó mâu thuẫn với sự thật mà chúng ta, con người được định hướng để hướng về sự tự siêu việt, và chúng ta trở nên cao cả, tự do và thật sự trở nên chúng ta chỉ khi nào chúng ta mở lòng ra cho Thiên Chúa. Chúng ta có quyền và có trách nhiệm cầu xin những gì chúng ta cần đến. Chúng ta biết rằng cả đến những người cha trần thế cũng cho con cái họ những điều tốt lành khi con cái cầu xin họ, Thiên Chúa không thể từ chối chúng ta những điều tốt lành mà chỉ duy mình Người có thể ban cho (x. Lc 11:9-13).

Trong việc giải thích về kinh Lạy Cha, thánh Cyprian lưu ý chúng ta đến hai chiều kích quan trọng trong lời cầu xin thứ bốn. Thánh nhân đã nhấn mạnh đến ý nghĩa có ảnh hưởng sâu rộng của từ chúng con khi thảo luận về nhóm từ “Lạy Cha chúng con”, ở đây cũng thế, thánh nhân cho thấy rằng điểm quy chiếu nằm ở cơm bánh của “chúng con”. Cũng như vậy, nơi đây, chúng ta cầu nguyện trong hiệp thông của các môn đệ, trong hiệp thông với con cái Thiên Chúa, và vì lý do này, không ai có thể chỉ nghĩ về chính mình. một bước khác theo sau: Chúng ta cầu xin cơm bánh cho chúng ta, và điều này có nghĩa là chúng ta cũng cầu xin cơm bánh cho người khác. Những ai dư dật cơm bánh được kêu mời chia sẻ. Với lời bình luận trong thư thứ nhất cho Côrintô, thánh Gioan Chrysostom nhấn mạnh rằng “bằng cách này hay cách khác, mỗi lần cần một miếng bánh là một lần cắn miếng bánh thuộc về mọi người, miếng bánh của thế gian”. Linh mục Kolvenbach thêm vào “nếu chúng ta cầu xin Cha chúng ta trên Bàn Tiệc của Đức Chúa và khi cử hành Bữa Tiệc ly của Đức Chúa, làm sao có thể miễn trừ chúng ta khỏi quyết tâm kiên định giúp đỡ cho mọi người, anh em chúng ta, cho họ kiếm được cơm bánh hằng ngày?” (Der österliche Weg, tr. 98). Bằng cách diễn đạt lời cầu xin này trong ngôi thứ nhất số nhiều, Đức Chúa đang nói với chúng ta rằng “chính anh em phải cho họ cái gì để ăn” (Mc 6:37).

Cyprian đưa ra một nhận xét quan trọng thứ hai: Những ai đang xin bánh cho ngày hôm nay thì nghèo. Lời cầu nguyện này giả định sự nghèo khó của các môn đệ, giả định rằng có nhiều người đã từ bỏ thế gian, sự giàu có và vinh quang của thế gian vì đức tin và họ không còn xin bất cứ điều gì ngoài những gì họ cần để sống. “Người môn đệ có quyền xin những nhu cầu đời sống chỉ cho ngày hôm nay, vì họ không được phép lo cho ngày mai. Đúng thế, họ sẽ đi ngược lại với chính họ nếu họ muốn sống trong thế gian này, vì đáng lẽ chúng ta cầu nguyện cho Nước Chúa sẽ trị đến thật nhanh” (De dominica oratione 19; CSEL III, 1, tr. 281). Trong Hội thánh luôn luôn có những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa, những người lệ thuộc vào Thiên Chúa cách triệt để, nhờ vào lòng rộng rãi của Người mà chúng ta được ăn. Như thế, theo cách này, họ trình bày một dấu chỉ đức tin ném chúng ta ra khỏi sự vô tâm và yếu đuối đức tin của chúng ta.

Chúng ta không thể nào quên đi những người hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa đến nỗi họ không tìm kiếm an toàn nào khác ngoài Người. Họ khuyến khích chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, trông cậy vào Người giữa những thách đố to lớn của cuộc đời. Đồng thời, sự nghèo khó này, được hoàn toàn thúc đẩy bởi việc dấn thân cho Thiên Chúa và Nước Người, cũng là một hành động liên đới với người nghèo trên thế giới, một hành động mà trong lịch sử đã tạo ra những tiêu chuẩn mới về giá trị và sự tự nguyện mới để phục vụ và dấn thân nhân danh tha nhân.

Hơn thế nữa, lời cầu xin cho cơm bánh chỉ cho ngày hôm nay cũng gợi lại bốn mươi năm lang thang trong hoang địa của Israel, khi người dân sống bằng bánh manna, bằng bánh Thiên Chúa gởi xuống từ trời. Mỗi người Do thái chỉ gom góp lại số lượng mà họ cần cho ngày hôm ấy. Chỉ đến ngày thứ sáu, họ mới được phép gom lại món quà đủ cho hai ngày, nhờ đó có thể giữ ngày sabát (Xh 16:16-22). Nhận được đời sống mới hằng ngày từ sự tốt lành của Thiên Chúa, cộng đoàn các môn đệ sống lại kinh nghiệm Dân Chúa lang thang theo cách thức mới, dân mà Thiên Chúa đã dưỡng nuôi cả trong hoang địa.

Vì thế, lời cầu xin cơm bánh chỉ cho ngày hôm nay mở ra viễn cảnh vượt qua khỏi chân trời của nuôi dưỡng cần đến từng ngày. Lời cầu xin này giả định rằng cộng đoàn các môn đệ gần gũi với Người, đi theo Người cách triệt để, từ bỏ mọi của cải trần gian và bám chặt vào con đường mà những ai “coi sự ô nhục của người được xức dầu là của cải quý báu hơn các kho tàng của người Ai cập” (Dt 11:26). Tại đây, chân trời cánh chung hiện ra trước mắt, hướng đến một tương lai nặng ký hơn và thật hơn hiện tại.

Nhờ đó, chúng ta chạm đến một trong những từ của lời cầu xin nghe như vô thường vô phạt trong các bản dịch thông thường của chúng ta. Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. “Hằng ngày” diễn tả từ Hy lạp epiousios. Tham khảo đến từ này, một trong những học giả quan trọng về ngôn ngữ Hy lạp, thần học gia Origen (c. khoảng 254), nói rằng không thấy từ này xuất hiện chỗ nào cả trong Hy lạp, nhưng do các Tác giả Phúc Âm tạo ra. Đúng thế, từ thời Origen, một ví dụ về từ này đã tìm thấy trong tấm giấy cói được viết từ thế kỷ thứ năm sau Đức Kitô. Nhưng chỉ một ví dụ này thôi không đủ chắc chắn cho chúng ta về ý nghĩa của từ này, dù sao chăng nữa vẫn khá bất thường và hiếm hoi. Chúng ta phải lệ thuộc vào ngữ nghĩa học và nghiên cứu về bối cảnh.

Ngày nay có hai cách chú giải chính. Một cách duy trì rằng từ này có nghĩa là “những gì cần thiết để hiện hữu”. Đọc theo cách này, lời cầu xin xảy ra như sau: Xin cho chúng con lương thực ngày hôm nay mà chúng con cần để sống. Cách chú giải khác duy trì rằng cách dịch đúng là “bánh tương lai”, cho ngày hôm sau. Nhưng lời cầu xin để ngày hôm nay nhận được lương thực của ngày mai hình như không có ý nghĩa khi nhìn dưới ánh sáng về sự hiện diện của các môn đệ. Điểm tham khảo cho tương lai có nghĩa hơn nếu như đối tượng của lời cầu xin là lương thực thật sự không thuộc về tương lai. Manna đích thật của Thiên Chúa. Trong trường hợp này, có nghĩa là lời cầu xin cánh chung, lời cầu xin tiên báo về thế giới sẽ đến, xin Thiên Chúa ban cho lương thực tương lai đã có “ngày hôm nay”, lương thực của thế giới mới, chính Người. Nếu đọc như thế, lời cầu xin có được một ý nghĩa cánh chung. Một vài bản dịch cổ ám chỉ đến hướng này. Ví dụ trong bản Vulgate của thánh Jerome, dịch lại thuật ngữ bí nhiệm epiousios như là supersubstantialis (ví dụ, siêu bản thể), do đó chỉ đến “bản thể” mới và cao hơn mà Đức Chúa ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh như bánh thật của đời sống chúng ta.

Trên thực tế, sự kiện các Giáo phụ đã nhất trí về cách hiểu lời cầu xin thứ bốn của kinh Lạy Chua như lời cầu xin Thánh thể. Theo nghĩa này, kinh Lạy Cha miêu tả phụng vụ Thánh lễ như là lời cầu xin tại bàn mang tính Thánh thể (ví dụ “xin ơn”). Cách hiểu này không lấy đi ý nghĩa trực tiếp mang tính trần tục từ lời cầu xin của các môn đệ mà chúng ta vừa cho thấy là ý nghĩa tức thời của bản văn. Các Giáo phụ cân nhắc đến những chiều kích khác của lời nói bắt đầu như lời cầu xin về lương thực hôm nay cho người nghèo, nhưng thật ra nó lại hướng cái nhìn của chúng ta về Cha trên trời, Đấng nuôi dưỡng chúng ta, nó nhắc lại Dân Chúa lang thang, họ được chính Thiên Chúa dưỡng nuôi. Đọc dưới ánh sáng của diễn từ cao cả của Đức Giêsu về bánh sự sống, thông thường, phép lạ manna hướng ra khỏi chính mình đến một thế giới mới trong đó, Ngôi Lời, Lời Chúa vĩnh cửu, sẽ là bánh của chúng ta, lương thực của tiệc cưới vĩnh cửu.

Phải chăng lôgíc để tư duy trong những chiều kích như thế, hay phải chăng đây là việc “thần học hóa” sai lạc về một từ chỉ có ý nghĩa trực tiếp mang tính trần tục? Ngày nay có sự lo sợ thần học hóa như thế, mà không hoàn toàn mở ra, nhưng cũng không cường điệu quá. Tôi nghĩ rằng trong việc chú giải lời cầu xin lương thực, cần phải nhớ đến bối cảnh rộng hơn về các lời nói và công việc của Đức Giêsu, một bối cảnh mà trong đó, những yếu tố chính yếu trong đời sống nhân loại đóng một vai trò quan trọng: Nước, lương thực, và, như một dấu chỉ về tính chất lễ hội và cái đẹp của thế gian, nho và rượu. Chủ đề bánh có một chỗ đứng quan trọng trong sứ điệp của Đức Giêsu, từ cám dỗ trong hoang địa và hóa bánh ra nhiều cho đến bữa Tiệc ly.

Diễn từ quan trọng về bánh sự sống trong chương 6 của Gioan mở ra toàn cảnh ý nghĩa của chủ đề này. Diễn từ này bắt đầu với sự đói khát của dân chúng đang lắng nghe Đức Giêsu, Ngài không để họ ra về mà không có lương thực, đó là nói về “bánh cần thiết” mà chúng ta yêu cầu để có thể sống. Nhưng Đức Giêsu không cho phép chúng ta dừng lại chỗ này và giảm nhu cầu của con người xuống thành cơm bánh, thành những nhu cầu thể lý và vật chất. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Đnl 8:3). Phép lạ hóa bánh ra nhiều quay trở lại phép lạ manna trong hoang địa và đồng thời đi ra khỏi chính mình: Đến sự kiện lương thực đích thật của con người là Ngôi Lời, Lời vĩnh cửu, ý nghĩa vĩnh cửu, mà chúng ta xuất phát từ đó và cuộc đời chúng ta hướng về đó. Nếu sự siêu việt lúc đầu này của thực tại thể lý prima facie [lần đầu tiên thấy] nói cho chúng ta không gì khác hơn những gì triết học đã tìm ra và vẫn còn có thể khám phá ra, tuy nhiên, vẫn còn có sự siêu việt khác nữa để xem xét: Ngôi Lời vĩnh cửu không trở nên lương thực cách cụ thể cho con người cho đến khi Ngài “nhận lấy xác thể” và nói với chúng ta trong lời con người.

Điều này đi theo sau bởi sự siêu việt thứ ba và tuyệt đối thuộc về bản chất, tuy chứng tỏ xúc phạm đến dân chúng tại Capernaum: Thiên Chúa nhập thể ban chính Người cho chúng ta trong Bí tích, và trong cách này, lần đầu tiên Lời vĩnh cửu trở thành manna hoàn toàn, ân ban lương thực cho tương lai đã ban cho chúng ta hôm nay. Tuy thế, sau đó Thiên Chúa đem tất cả lại với nhau một lần nữa: Cái cực kỳ “vật chất-đang trở nên” này thật sự là “tinh thần-đang trở nên” thật: “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6:63). Chúng ta có nghĩ rằng Đức Giêsu loại trừ lời cầu xin cơm bánh những điều mà Ngài đã nói với chúng ta về cơm bánh và những gì mà Ngài muốn ban cho chúng ta như cơm bánh hay không? Khi chúng ta nghiên cứu đến sứ điệp của Đức Giêsu trong tổng thể của sứ điệp, lúc ấy không thể nào xóa bỏ chiều kích Thánh thể của lời xin thứ bốn trong kinh Lạy Cha. Đúng thế, thực chất vấn đề trần thế của lời cầu xin cho cơm bánh hằng ngày cho mọi người thì quan trọng. Nhưng lời cầu xin này cũng giúp cho chúng ta siêu việt vật chất thuần túy và giờ đây sẵn sàng xin những gì sẽ đến “tương lai”, bánh mới. Và hôm nay, khi chúng ta cầu nguyện cho bánh của “ngày mai”, chúng ta được nhắc nhở sống ngày hôm nay rồi từ ngày mai, từ tình yêu của Thiên Chúa, kêu gọi tất cả chúng ta có trách nhiệm cho nhau.

Lúc này, tôi muốn trích dẫn Cyprian một lần nữa. Thánh nhân nhấn mạnh đến cả hai chiều kích. Nhưng thánh nhân cũng nối kết cách cụ thể từ chúng con, mà chúng ta đã đề cập tới trên đây, với Thánh thể, mà theo nghĩa đặc biệt là “bánh” của chúng con, bánh của các môn đệ Đức Giêsu. Cyprian nói: Chúng ta, những ai được đặc ân nhận Thánh thể như bánh của chúng ta, tuy nhiên, phải luôn cầu nguyện để không một ai trong chúng ta bị cắt khỏi mãi mãi và xa lìa khỏi thân thể Đức Kitô. “Về điểm này, chúng ta cầu nguyện rằng bánh của “chúng ta”, Đức Kitô, được ban cho chúng ta mỗi ngày, để chúng ta, những ai vẫn ở với và sống trong Đức Kitô, không đi ra khỏi quyền năng chữa lành của Ngài và khỏi thân thể Ngài” (De dominica oratione 18; CSEL III, 1, tr. 280 tt).


+ XIN THA TỘI CHO CHÚNG CON, NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ LỖI VỚI CHÚNG CON.
Lời cầu xin thứ năm trong kinh Lạy Cha giả định một thế giới trong đó có sự xúc phạm: Việc con người xúc phạm đến người khác trong tương quan, xúc phạm tới Thiên Chúa. Mỗi một xúc phạm giữa con người với nhau đều liên quan đến một loại tổn thương thuộc về chân lý và tình yêu và vì thế, chống lại Thiên Chúa, Đấng Chân Lý và Tình Yêu. Làm sao vượt thắng tội lỗi là vấn đề trọng yếu cho từng đời sống con người. Lịch sử các tôn giáo xoay quanh vấn đề này. Tội lỗi gây ra sự trả thù. Kết quả là một chuỗi dài xúc phạm trong đó, sự xấu xa của tội lỗi mọc lên không ngừng và càng ngày càng không thể tránh được. Với lời cầu xin này, Thiên Chúa đang nói với chúng ta rằng chỉ có thể chiến thắng tội lỗi bằng sự tha thứ, không phải bằng trả thù. Thiên Chúa là một vị Chúa thứ tha, vì Người yêu thương các tạo vật của Người. Nhưng tha thứ chỉ có thể thẩm thấu vào và trở nên có hiệu lực trong những ai đang tha thứ cho chính họ.

“Tha thứ” là đề tài tràn ngập toàn thể Tin Mừng. Chúng ta gặp sự tha thứ ngay từ khởi đầu của Bài giảng Trên núi trong cách chú giải mới về điều răn thứ năm, khi Thiên Chúa phán cùng chúng ta: “Vậy nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sự nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5:23 tt). Bạn không thể nào đến trước tôn nhan Thiên Chúa mà không hòa giải với người anh em của bạn, chờ đợi Người trong cung cách hòa giải, đi ra gặp Người, là điều kiện tiên quyết để thờ phượng thật sự Thiên Chúa. Trong khi làm như thế, chúng ta nên nhớ rằng chính Thiên Chúa, biết rằng nhân loại chúng ta chống lại Người, bất hòa giải, đã bước ra khỏi thiên tính của Người để đến với chúng ta, hòa giải chúng ta. Chúng ta nên nhớ lại rằng, trước khi ban Thánh thể cho chúng ta, Ngài quỳ xuống trước các môn đệ của Ngài và rửa chân dơ bẩn của họ, làm cho chúng nên sạch với tình yêu khiêm hạ của Ngài. Trong phần giữa của Tin Mừng Mátthêu, chúng ta tìm thấy dụ ngôn người tôi tớ không tha thứ (x. Mt 18:23-25). Ông ta, vị thống đốc cao cả của vua, vừa được tha khỏi món nợ lớn không tưởng tượng nổi là mười ngàn yến vàng. Nhưng chính ông ta lại không muốn tha món nợ một trăm quan tiền, so sánh với món tiền buồn cười. Bất cứ những gì chúng ta phải tha thứ cho nhau, thì không đáng kể, nếu so sánh với sự tốt lành của Thiên Chúa. Đấng tha thứ chúng ta. Và cuối cùng, chúng ta nghe lời cầu xin của Đức Giêsu từ Thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Nếu chúng ta muốn hiểu trọn vẹn lời cầu xin và làm thành lời cầu xin của riêng chúng ta, chúng ta phải bước một bước xa hơn và hỏi: Thật sự, tha thứ nghĩa là gì? Chuyện gì xảy ra khi tha thứ xảy ra? Tội lỗi là một thực tại, một sức mạnh khách quan. Tội lỗi gây ra sự hư hại nên cần phải sửa chữa. Vì lý do này, tha thứ phải còn lớn hơn vấn đề phớt lờ, vấn đề chỉ cố gắng quên đi. Tội lỗi phải được chuyển động, chữa lành, và vì thế, chiến thắng. Tha thứ đòi hỏi một giá, trước hết từ người tha thứ. Từ trong chính họ, họ phải chiến thắng sự dữ cách nội tại và khi làm như thế, họ đổi mới chính họ. Như kết quả, họ cũng liên quan đến người khác, người xúc phạm, trong tiến trình biến đổi, tiến trình thanh luyện nội tâm, và cả hai bên, đau khổ suốt cả hành trình và chiến thắng sự dữ, đều được đổi mới. Ngay điểm này, chúng ta hội ngộ với mầu nhiệm Thập giá Đức Kitô. Nhưng điều trước tiên là chúng ta gặp phải là sự giới hạn trong quyền năng của chúng ta để chữa lành và chiến thắng sự dữ. Chúng ta gặp phải quyền năng cao cấp của sự dữ, mà chúng ta không thể nào khống chế bằng những quyền năng không có sự giúp đỡ. Reinhold Schneider đề cập đúng lúc điều này. “Sự dữ hiện diện dưới cả ngàn hình thức. Nó chiếm lĩnh đỉnh cao quyền năng… Nó nổi bong bóng từ vực sâu. Tình yêu chỉ có một hình thức, Con của Người” (Das Vaterunser, tr. 68).

Tư tưởng cho rằng Thiên Chúa cho phép sự tha thứ tội lỗi, chữa lành con người từ bên trong. Người phải trả giá bằng cái chết của Con của Người. Ngày nay, hình như tư tưởng này khá xa lạ với chúng ta. Vì Thiên Chúa “đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu đau khổ của chúng ta” mà “Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm” và “mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Is 53:4-6), ngày nay hình như không còn hợp lý với chúng ta nữa. Một mặt, chứng minh ngược lại là sự tầm thường hóa của sự dữ mà chúng ta ẩn núp trong đó, mặc dù cùng lúc ấy, chúng ta lại xử lý những kinh hoàng của lịch sử nhân loại, cách đặc biệt về lịch sử nhân loại gần đây, như cái cớ không thể bác được để chối từ sự hiện diện của một Thiên Chúa nhân từ và vu khống tạo vật con người của Người. Nhưng sự hiểu biết về mầu nhiệm cao cả trong việc đền tội cũng bị cản trở bởi hình ảnh con người mang tính cá nhân của chúng ta. Chúng ta không có thể nào nắm được sự thay thế vì chúng ta nghĩ rằng mỗi người thu gọn vào trong chính một mình họ. Sự kiện và tất cả con người đều liên kết sâu xa và mọi nơi, mọi người được vây quanh bởi hữu thể của Người, Người Con Nhập thể, là một điều mà chúng ta không còn có thể thấy. Khi chúng ta đề cập đến Thập giá của Đức Kitô, chúng ta sẽ lại tiếp tục những vấn đề này.

Trong lúc này, tư tưởng của Hồng Y John Henry Newman cũng đủ rồi. Có lần Newman đã nói rằng trong khi Thiên Chúa có thể sáng tạo toàn thể trái đất từ hư không chỉ với một lời, Người có thể chiến thắng tội lỗi và đau khổ của con người chỉ qua phát huy chính Người, qua việc trở nên người đau khổ, trong Con của Người, Đấng mang lấy gánh nặng và đã chiến thắng tội lỗi qua việc tự dâng nộp của Ngài. Việc chiến thắng tội lỗi có một giá: Chúng ta phải đặt tâm hồn của chúng ta, hoặc tốt hơn, toàn thể hiện hữu của chúng ta, trên tuyến đường này. Và cả hành động này cũng không đủ. Hành động này chỉ có hiệu lực qua sự hiệp thông với Đấng đã mang lấy những gánh nặng của tất cả chúng ta.

Lời cầu xin tha thứ còn hơn một lời cổ vũ đạo đức, dù cũng là lời này, và như thế lời này lại đòi hỏi chúng ta mỗi ngày. Nhưng, ngay tận sâu thẳm của lời cầu xin này, cũng như những lời cầu xin khác, là lời cầu nguyện mang tính Kitô học. Lời cầu nguyện này nhắc nhở chúng ta về Đấng cho phép tha thứ, Ngài phải trả giá đi vào trong khó khăn của hiện hữu nhân loại và chết trên Thập giá. Trước tiên và trên hết, lời cầu nguyện này kêu gọi chúng ta tạ ơn về điều này, và kế đó, với Ngài, hoạt động qua và đau khổ qua sự dữ bằng con đường tình yêu. Và trong khi hằng ngày chúng ta phải nhận chân làm sao mà khả năng giới hạn của chúng ta lại có đủ cho nhiệm vụ này, và làm sao thông thường chúng ta lại ngã vào trong tội lỗi, lời cầu xin này ban cho chúng ta một niềm an ủi cao với mà lời cầu nguyện của chúng ta được giữ yên ổn trong quyền năng tình yêu của Ngài. Với điều này, qua điều này, và trong điều này, lời cầu nguyện có thể vẫn còn trở thành một quyền năng chữa lành.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương