LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU


CHƯƠNG V : LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC CHÚA



tải về 1.5 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

CHƯƠNG V : LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC CHÚA
 

Như chúng ta đã thấy Bài giảng Trên núi vẽ lại bức chân dung tổng thể về cách sống cách đúng đắn. Bài giảng Trên núi nhắm đến việc trình bày cho chúng ta làm thế nào trở nên một con người. Chúng ta có thể tóm tắt những hiểu biết sâu sắc nền tảng bằng cách đề nghị rằng chỉ có thể hiểu được con người dưới ánh sáng của Thiên Chúa, và cuộc đời con người trở nên công chính chỉ khi nào họ sống trong tương quan với Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không phải là một người lạ mặt xa xôi. Người tỏ khuôn mặt Người ra trong Đức Giêsu. Trong những gì Đức Giêsu làm và muốn, chúng ta biết được lý trí và ý muốn của chính Thiên Chúa.

Nếu trên cơ bản, làm người là tương quan với Thiên Chúa, hiển nhiên Thiên Chúa là một phần trọng yếu trong việc nói về và lắng nghe. Đó là lý do tại sao Bài giảng Trên núi cũng bao gồm một giảng dạy về cầu nguyện. Đức Chúa dạy cho chúng ta cầu nguyện như thế nào.

Trong Tin Mừng Mátthêu, Lời cầu nguyện của Chúa được đặt trước một giáo lý ngắn về câu chuyện. Mục đích chính của giáo lý này là cảnh báo chống lại những hình thức cầu nguyện giả tạo. Cầu nguyện không phải là cơ hội để phô trương với người khác. Cầu nguyện đòi hỏi sự suy xét khôn ngoan, vì đó là điều trọng yếu trong tương quan tình yêu. Thiên Chúa gọi từng cá nhân bằng một tên mà không ai biết được như Sách thánh đã nói cho chúng ta (x. Kh 2:17). Tình yêu của Chúa cho từng người hoàn toàn mang tính cá nhân và bao gồm mầu nhiệm vô song này không thể nào bị lộ ra cho những cá nhân khác.

Sự suy xét khôn ngoan này là bản chất chính yếu của cầu nguyện và không loại trừ khỏi việc cầu nguyện chung. Chính kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện được thốt ra qua ngôi thứ nhất số nhiều và chỉ khi nào trở nên một phần của “chúng con” trong con cái Thiên Chúa, trước hết, chúng ta có thể với tới Người vượt qua những giới hạn của thế gian này. Và tuy vậy, cái “chúng con” này đánh thức nơi sâu thẳm nhất của cá nhân. Trong hành động cầu nguyện, toàn thể cá nhân và tập thể phải luôn luôn thẩm thấu vào nhau. Chúng ta sẽ nhận ra cách sâu xa hơn trong bình luận về kinh Lạy Cha. Cũng như trong tương quan giữa người nam và nữ, có một chiều kích hoàn toàn cá nhân đòi hỏi một phạm vi suy xét khôn ngoan để bảo vệ nó, cũng thế, cùng lúc ấy qua chính bản chất này, tương quan của cả hai trong hôn nhân và gia đình còn bao gồm cả trách nhiệm công cộng, như thế điều này cũng nằm trong tương quan của chúng ta với Thiên Chúa: Cái “chúng con” của cộng đoàn cầu nguyện và sự thân mật hoàn toàn cá nhân chỉ có thể chia sẻ với Thiên Chúa. Cả hai nối kết cách chặt chẽ với nhau.

Hình thức cầu nguyện giả tạo khác mà Chúa cảnh báo cho chúng ta là lời nói huyên thuyên, dài dòng bóp chết tinh thần. Tất cả chúng ta quen thuộc với sự nguy hiểm trong việc đọc thuộc lòng những công thức theo thói quen trong khi đó, tâm trí chúng ta lại ở một nơi khác hoàn toàn. Chúng ta tập trung nhất khi nào nhu cầu tận trong thâm tâm của chúng ta thôi thúc để nài xin Thiên Chúa một điều gì hay tâm hồn vui mừng của chúng ta thúc đẩy để tạ ơn Người vì những điều tốt lành đã xảy dến cho chúng ta. Cho dù là quan trọng nhất, tương quan của chúng ta với Thiên Chúa không hạn chế vào những hoàn cảnh nhất thời, nhưng phải hiện diện như viên đá tảng của linh hồn chúng ta. Để điều này xảy ra, tương quan này phải được tái sinh liên tục và cuộc sống hằng ngày của chúng ta phải luôn được nối kết với tương quan này. Linh hồn chúng ta càng hướng về Thiên Chúa, chúng ta càng có thể cầu nguyện. Lời cầu nguyện của chúng ta càng trở nên nền tảng nâng toàn thể hiện hữu chúng ta lên, chúng ta càng trở nên con người bình an. Chúng ta càng chịu đựng được đau khổ, chúng ta càng hiểu được người khác và mở lòng chúng ta ra cho họ. Định hướng này đi sâu vào toàn thể ý thức của chúng ta, sự hiện diện im lặng này của Thiên Chúa nằm ngay tại trọng tâm của tư duy, chiêm niệm, và hữu thể chúng ta. Đó là những gì chúng ta muốn nói tới qua việc “cầu nguyện liên lỉ”. Cuối cùng, đây là những gì chúng ta muốn nói về lòng yêu mến Thiên Chúa, cùng lúc ấy, cũng là điều kiện và sức mạnh thôi thúc để yêu thương tha nhân.

Đây thực là ý nghĩa của cầu nguyện là gì, sự hiện diện trong hiệp thông nội tại với Thiên Chúa. Sự hiệp thông này đòi hỏi thực phẩm, và đó là lý do tại sao chúng ta cần diễn tả lời cầu nguyện ra một cách rõ ràng trong lời nói, hình ảnh và tư duy. Thiên Chúa càng hiện diện trong chúng ta, chúng ta càng thực sự có thể hiện diện với Người khi chúng ta thốt ra những lời cầu nguyện. Điều ngược lại cũng đúng như thế: Cầu nguyện hiện thực hóa và đi sâu vào hiệp thông giữa chúng ta với Thiên Chúa. Trên hết mọi sự, lời cầu nguyện của chúng ta có thể và nên phát xuất từ con tim, từ những nhu cầu, hy vọng, niềm vui, đau khổ của chúng ta, từ sự hổ thẹn vì tội lỗi của chúng ta, và từ lòng tri ân của chúng ta về những điều tốt lành. Việc cầu nguyện có thể và nên trở thành lời cầu nguyện hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhưng chúng ta cũng luôn luôn cần phải sử dụng những lời nguyện diễn tả thành lời mà toàn thể Hội thánh và từng thành viên trong Hội thánh kinh nghiệm được qua việc hội ngộ với Thiên Chúa. Nếu không có những giúp đỡ này trong việc cầu nguyện, lời cầu nguyện riêng và hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa sẽ trở nên chủ quan và kết thúc bằng việc phản ánh về chính chúng ta hơn là về Thiên Chúa hằng sống. Trong những lời cầu nguyện mang tính công thức, trước hết xuất phát từ đức tin của Israel, sau đó từ đức tin của các thành viên của Hội thánh cầu nguyện, chúng ta biết được Thiên Chúa và chính chúng ta. Những lời nguyện này là “trường cầu nguyện” biến đổi và mở cuộc đời chúng ta ra.

Trong Bộ Luật của mình, thánh Benêđictô tạo ra công thức Mens nostra concordet voci nostrae, tâm trí phải đi đôi với tiếng nói chúng ta (Luật 19, 7). Dù lý trí đi trước lời nói, thông thường, việc cầu nguyện tìm kiếm và làm thành lời. Nhưng nói chung, khi cầu nguyện với Thánh vịnh và lời cầu nguyện phụng vụ thì hoàn toàn ngược lại: Lời, tiếng nói đi trước chúng ta, và tâm trí chúng ta phải thích ứng với Lời. Bởi vì con người riêng tư của chúng ta “không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8:26). Chúng ta đã bị đẩy ra khỏi Thiên Chúa quá xa, Người cực kỳ bí nhiệm và cực kỳ cao cả đối với chúng ta. Và chính vì thế, Thiên Chúa đã đến để giúp đỡ chúng ta: Chính Người cung cấp lời cầu nguyện cho chúng ta và dạy cho chúng ta cầu nguyện. Qua lời cầu nguyện đến từ Người, Người cho phép chúng ta bắt đầu lên đường hướng về Người. Bằng cách cầu nguyện với anh chị em mà Người ban cho chúng ta, dần dần chúng ta biết được Người và được đem đến gần Người hơn.

Trong những bản văn của thánh Bênêđictô, câu nói vừa được trích dẫn ám chỉ cách trực tiếp đến các Thánh vịnh, cuốn sách cầu nguyện cao quý của Dân Chúa trong Giao Ước mới và cũ. Các Thánh vịnh là những lời mà Chúa Thánh Thần đã ban cho con người. Các Thánh vịnh là Thần Khí Thiên Chúa trở thành lời. Chính vì thế, chúng ta cầu nguyện với Chúa Thánh Thần “trong Thần Khí”. Dĩ nhiên, điều này còn được áp dụng hơn thế nữa đối với kinh Lạy Cha. Khi chúng ta cầu nguyện kinh Lạy Cha, thánh Cyprian nói rằng chúng ta đang cầu nguyện cùng Thiên Chúa với những lời do Thiên Chúa ban cho. Thánh nhân còn thêm rằng khi chúng ta cầu nguyện kinh Lạy Cha, lời hứa của Đức Giêsu đối với những ai thờ phượng thực sự, những ai thờ phượng Chúa Cha “trong thần khí và sự thật” (Ga 4:23), được hoàn tất trong chúng ta. Đức Kitô là Chân Lý đã ban cho chúng ta những lời này, và trong những lời này, Ngài ban cho chúng ta Thánh Thần (De dominica ortione 2; CSEL III, 1, tr. 267 tt). Điều này cũng mạc khải những điểm đặc thù về bí nhiệm Kitô. Trước hết, điều này không phải là việc đắm chìm vào tận thẳm sâu của cá nhân, nhưng là hội ngộ với Thần Khí Thiên Chúa trong lời đi trước chúng ta. Đây là cuộc hội ngộ với Chúa Con và Thánh Thần và vì thế, trở nên một với Thiên Chúa hằng sống, Đấng luôn ở bên trong và ở bên trên chúng ta.

Trong khi Mátthêu dùng một giáo lý ngắn để giới thiệu kinh Lạy Cha về cầu nguyện nói chung, chúng ta tìm thấy kinh Lạy Cha trong một bối cảnh khác trong Luca, nghĩa là hành trính tiền về Giêrusalem của Đức Giêsu. Luca mở đầu lời Cầu nguyện của Chúa với điểm nhấn sau. “Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện…” (Lc 11:1).

Kế đó, trong bối cảnh mà các môn đệ thấy Đức Giêsu cầu nguyện, bối cảnh này đã đánh thức họ khao khát học hỏi để cầu nguyện từ noi Ngài. Đối với Luca khá đặc thù vì Luca ấn định một nơi khá đặc biệt trong Tin mừng của thánh nhân đối với lời cầu nguyện của Đức Giêsu. Toàn bộ mục vụ của Đức Giêsu phát sinh từ và được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện của Ngài. Những biến cố quan trọng trong hành trình của Ngài xuất hiện dưới ánh sáng của các biến cố cầu nguyện, trong đó, mầu nhiệm của Ngài dần dần được tỏ lộ. Phêrô tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Lời tuyên tin này nối kết với cuộc hội ngộ nơi Đức Giêsu cầu nguyện (x. Lc 9:18 tt). Việc biến hình của Đức Giêsu là một biến cố cầu nguyện (x. Lc 9:28 tt).

Vì thế, sự kiện Luca đặt kinh Lạy Cha trong bối cảnh Đức Giêsu đang cầu nguyện có một ý nghĩa. Do đó, Đức Giêsu liên quan với chúng ta trong kinh nguyện riêng của Ngài. Ngài dẫn chúng ta vào trong cuộc đối thoại nội tâm của tình yêu Ba Ngôi. Ngài đem những gian khổ của chúng ta vào sâu trong trái tim Thiên Chúa như thể là thế. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là những lời trong kinh Lạy Cha là những biển báo hướng đến lời nguyện nội tâm. Những lời này cung cấp một hướng đi cơ bản cho hiện hữu chúng ta, và chúng nhắm đến việc định hình cho chúng ta trở thành hình ảnh người Con. Ý nghĩa của kinh Lạy Cha còn đi xa hơn như đơn thuần là một dự phòng về một bản văn cầu nguyện. Ý nghĩa này nhắm đến việc định hình hữu thể chúng ta, huấn luyện chúng ta tâm tình của Đức Giêsu (x. Pl 2:5).

Điều này có hai áp dụng để chúng ta chú giải kinh Lạy Cha. Trước hết, việc lắng nghe lời của Đức Giêsu được Sách thánh truyền tải cho chúng ta càng chính xác bao nhiêu có thể rất quan trọng. Chúng ta phải nỗ lực nhận ra tư tưởng mà Đức Giêsu ao ước chuyển lại cho chúng ta trong những lời này. Nhưng chúng ta còn phải nhớ rằng kinh Lạy Cha bắt nguồn từ việc cầu nguyện riêng của Ngài, từ cuộc đối thoại giữa người Con với Cha. Nghĩa là, ý nghĩa này đi xuống tận cùng vượt qua những lời nói. Ý nghĩa này ôm lấy toàn thể phạm vi hữu thể con người trong mọi thời đại và vì thế, không bao giờ cách chú giải thuần túy lịch sử có thể hiểu thấu được, cho dù cách chú giải lịch sử quan trọng.

Qua các thế kỷ, những vĩ nhân cầu nguyện nhận được đặc ân hiệp nhất nội tại với Chúa, nhờ đó đã giúp cho họ đi vào trong tận sâu thẳm ngoài tầm lời nói. Chính vì thế, họ có thể mở ra cho chúng ta những gia tài ẩn giấu trong cầu nguyện. Và chúng ta có thể chắc chắn rằng, song song với toàn thể tương quan mang tính cá nhân của chúng ta với Thiên Chúa, mỗi cá nhân chúng ta được nhận vào trong, và được cư ngụ bên trong lời cầu nguyện này. Nhiều lần, mỗi người chúng ta với mens chúng ta, tâm trí riêng của mình, phải đi ra để gặp gỡ, mở lòng mình ra để, và tùng phục sự hướng dẫn của vox, lời từ người Con đến với chúng ta. Theo cách thức này, trái tim của họ sẽ mở ra, và từng cá nhân sẽ học hỏi cách thức đặc biệt mà Thiên Chúa muốn cầu nguyện với Người.

Trong Luca, kinh Lạy Cha được chuyển tải đến chúng ta dưới hình thức ngắn hơn trong Mátthêu, vì trong Mátthêu, kinh Lạy Cha được truyền lại cho chúng ta trong phiên bản mà Hội thánh đã chọn để cầu nguyện. Việc tranh luận về bản văn nào nguyên bản hơn không phải là không cần thiết, nhưng lại không phải là vấn đề chính. Trong cả hai phiên bản, chúng ta cùng cầu nguyện với Đức Giêsu, chúng ta biết ơn phiên bản của Mátthêu cùng với bảy lời cầu xin, mở ra cách rõ ràng những gì mà dường như Luca chỉ đụng chạm đến một phần nào thôi.

Trước khi chúng ta đi vào giải thích cách chi tiết, giờ đây, chúng ta hãy quan sát cách sơ lược về bố cục của kinh Lạy Cha như đã được Mátthêu truyền lại. Bố cục này gồn có lời chào mở đầu và bảy lời cầu xin. Ba lời xin thuộc về “những lời xin Cha”, trong khi đó bốn lời xin là “những lời xin-chúng con”. Ba lời xin đầu tiên liên quan đến nguyên nhân của chính Thiên Chúa trong thế gian này. Bốn lời xin tiếp theo liên quan đến niềm hy vọng, nhu cầu và gian khó của chúng ta. Có thể so sánh tương quan giữa hai nhóm cầu xin này trong kinh Lạy Cha với tương quan giữa hai tấm bia của Mười Điều răn. Chủ yếu, chúng là những giải thích về hai phần của điều răn cao cả về mến Chúa và yêu người. Nói cách khác, chúng là những phương hướng dẫn đến con đường tình yêu.

Như thế, kinh Lạy Cha cũng như Mười Điều răn bắt đầu bằng cách thiết lập tính ưu việt của Thiên Chúa, kế đó, cách tự nhiên, dẫn đến việc trân trọng con đường làm người cách đúng đắn. Ở đây cũng thế, sự ưu việt liên quan đến con đường tình yêu, cùng lúc ấy, là con đường hoán cải. Nếu con người xin Thiên Chúa trong cách thức đúng đắn, họ phải đứng trong chân lý. Và chân lý là: Thiên Chúa trước tiên, Nước Thiên Chúa trước tiên (x. Mt 6:33). Việc trước tiên chúng ta phải thực hiện là bước ra khỏi chính chúng ta và mở chính chúng ta ra cho Thiên Chúa. Không có gì trở nên đúng đắn nếu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa không nằm trong trật tự đúng đắn. Cuối cùng, chúng ta đi xuống trong nổi lo sợ cuối cùng đang bao vây con người, vì ma quỷ đang nằm chờ con người. Chúng ta có thể nhớ lại hình ảnh của sách Khải huyền nói về con rồng đang giao chiến với những ai “tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu” (Kh 12:17).

Tuy nhiên, việc bắt đầu vẫn hiện diện từ đầu đến cuối: Lạy Cha chúng con. Chúng ta biết rằng Người ở với chúng ta để nắm chúng ta trong tay Người và cứu rỗi chúng ta. Trong cuốn sách về những thực tập thiêng liêng, linh mục Peter-Hans Kolvenbach, Tổng Quyền dòng Tên, kể lại câu chuyện về staretz, hay vị linh hướng thuộc Giáo hội Đông phương. Vị này ao ước “bắt đầu kinh Lạy Cha bằng câu cuối cùng, để con người có thể trở nên xứng đáng để kết thúc lời cầu nguyện với những lời đầu tiên, ‘Lạy Cha chúng con’”. Theo cách thức này, vị staretz giải thích rằng chúng ta mới đi theo con đường Phục sinh. “Chúng ta bắt đầu trong hoang địa, chúng ta trở lại Ai cập, kế đến, chúng ta đi theo con đường Xuất hành, qua các chặng tha thứ và bánh manna của Thiên Chúa, và nếu Thiên Chúa muốn, chúng ta tới được đất hứa, Triều đại Thiên Chúa, nơi đó, Người liên hệ mầu nhiệm tên của Người cho chúng ta: ‘Lạy Cha chúng con’” (Der österliche Weg, tr. 65 tt).

Hãy để cho cả hai con đường này, con đường đi lên và con đường đi xuống, nhắc nhở rằng kinh Lạy Cha luôn luôn là lời cầu nguyện của Đức Giêsu và sự hiệp thông với Ngài mở chúng ta ra. Chúng ta cầu nguyện cùng Cha trên trời, Đấng mà chúng ta biết được qua người Con của Người. Và điều này có nghĩa là Đức Giêsu luôn luôn là hậu cảnh trong khi cầu xin, cũng như chúng ta sẽ thấy trong bài bình luận chi tiết của chúng ta về cầu nguyện. Điểm cuối cùng, bởi vì kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện của Đức Giêsu, đây là lời nguyện Ba Ngôi: Chúng ta cầu nguyện với Đức Kitô qua Chúa Thánh Thần tới Chúa Cha.

Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời

Chúng ta bắt đầu với lời chào này “Lạy Cha”. Reinhold Schneider viết đúng lúc về lời chào này trong bài bình luận của ông về kinh Lạy Cha. “Kinh Lạy Cha bắt đầu với lời an ủi tuyệt vời: Chúng ta được phép gọi là ‘Cha’. Chỉ một lời này bao gồm toàn thể lịch sử cứu độ. Chúng ta được phép gọi là ‘Cha’, vì người Con là anh em chúng ta và đã mạc khải Cha cho chúng ta. Bởi vì, cảm tạ những gì Đức Kitô đã thực hiện, một lần nữa, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa” (Das Vaterunser, tr. 10). Dĩ nhiên, đúng thế, con người ngày nay đang kinh nghiệm cách khó khăn lời an ủi tuyệt vời từ Cha cách trực tiếp, vì trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm về người cha hoặc hoàn toàn vắng bóng, hoặc mờ tối qua những ví dụ không thích hợp về tình cha.

Chính vì thế, chúng ta phải để Đức Giêsu dạy cho chúng ta ý nghĩa thật sự về người cha là ai. Trong diễn từ của Đức Giêsu, người Cha xuất hiện như là nguồn của mọi tốt lành, như tiêu chuẩn hoàn hảo cho con người. “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” (Mt 5:44-45). Tình yêu này kéo dài cho “đến cùng” (Ga 13:1), được Chúa hoàn tất trên Thập giá trong khi cầu nguyện cho kẻ thù của Ngài, chỉ cho chúng ta bản chất của Cha. Người là tình yêu này. Vì Đức Giêsu đem tình yêu này đến hoàn tất, Ngài hoàn toàn là “Người Con”, và Ngài mời gọi chúng ta trở nên “những người con trai” theo tiêu chuẩn này.

Chúng ta cũng hãy xem xét một bản văn khác. Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng những người cha không cho con cái mình hòn đá khi chúng xin bánh. Kế đến, Ngài tiếp tục nói: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban cho những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao!” (Mt 7:9 tt). Luca chỉ rõ “những quà tặng tốt lành” mà Cha ban cho. Thánh nhân tiếp “phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao!” (Lc 11:13). Điều này có nghĩa là món quà của Thiên Chúa chính là Thiên Chúa. “Những quà tặng tốt lành” mà Người ban cho chúng ta, chính là Người. Điều này mạc khải trong cách thức ngạc nhiên về ý nghĩa của cầu nguyện thực sự là gì: Cầu nguyện không phải về điều này hay điều kia, nhưng về lòng ao ước của Thiên Chúa ban cho chúng ta quà tặng của chính Người. Đây là quà tặng của mọi quà tặng, “một điều cần thiết”. Cầu nguyện luôn luôn là con đường thanh luyện dần dần và sữa lại những ao ước của chúng ta và từ từ nhận ra những gì chúng ta thực sự cần đến: Thiên Chúa và Thần Khí của Người.

Khi Chúa dạy cho chúng ta nhận ra bản chất của Chúa Cha qua việc yêu thương kẻ thù và tìm ra “sự tuyệt đối” trong tình yêu này, cũng như chính chúng ta trở nên “những người con trai”, nối kết giữa Cha và Con hoàn toàn trở nên hiển nhiên. Như thế, điều này trở thành đơn giản, nhân vật Đức Giêsu là tấm gương mà trong tấm gương này, chúng ta biết được Thiên Chúa là ai và Người giống như thế nào: Qua người Con, chúng ta tìm ra Cha. Ngay tại bữa tiệc cuối cùng, khi Philípphê hỏi Đức Giêsu “tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”, Đức Giêsu đáp “ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:8 tt). Nhiều lần, chúng ta nói với Đức Giêsu “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con Chúa Cha” và câu trả lời được lặp lại là chính Người Con. Qua Ngài và chỉ qua Ngài, chúng ta biết được Chúa Cha. Và trong cách thức này, tiêu chuẩn về tình cha thật sự trở nên rõ ràng. Kinh Lạy Cha không phóng chiếu một hình ảnh con người lên trời, nhưng chỉ cho chúng ta từ trời, từ Đức Giêsu, những gì, như là con người, chúng ta có thể và trở nên giống như ai.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta phải nhìn sâu hơn, vì chúng ta cẩn thận ra rằng, dựa theo sứ điệp của Đức Giêsu, có hai khía cạnh về tình cha con của Thiên Chúa để cho chúng ta nhận ra. Trước hết, Thiên Chúa là Cha chúng ta theo nghĩa Người là Đấng Tạo hóa. Chúng ta thuộc về Người vì Người đã dựng nên chúng ta. “Hữu thể” như thế đến từ Người và kết quả là tốt lành. Hữu thể xuất xứ từ Thiên Chúa. Điều này đúng cách đặc biệt cho nhân loại. Thánh vịnh 33:15 nói thế này trong bản dịch La tinh. “Đấng đã tạo thành mọi tâm hồn, quan tâm đến những công việc của họ”. Tư tưởng cho rằng Thiên Chúa đã dựng nên từng cá nhân rất trọng yếu đối với hình ảnh con người trong Sách thánh. Mỗi cá nhân thì độc nhất và Thiên Chúa muốn như thế. Người biết từng cá nhân. Theo nghĩa này, qua chính sáng tạo, con người là “con cái” của Cha trong cách thức đặc thù, và Thiên Chúa là Cha thật. Diễn tả con người như là hình ảnh của Thiên Chúa là một cách thức khác để diễn tả tư tưởng này.

Điều này dẫn chúng ta đến chiều kích thứ hai về tình cha con của Thiên Chúa. Có một nghĩa đặc thù mà trong đó, Đức Kitô là “hình ảnh của Thiên Chúa” (2Cor 4:4; Cl 1:15). Vì thế, các Giáo phụ nói rằng khi Thiên Chúa dựng nên con người trong “hình ảnh của Người”, Thiên Chúa hướng về Đức Kitô là Đấng sẽ đến, và dã dựng nên con người theo hình ảnh một “Ađam mới”, Đấng là chuẩn mực của nhân loại. Trên hết tất cả, mặc dù Đức Giêsu là “người Con” theo đúng nghĩa, Ngài cùng một bản thể với Chúa Cha. Ngài muốn lôi kéo tất cả chúng ta vào trong nhân tính của Ngài và như thế, vào trong Cuộc đời làm Con của Ngài, vào trong sự hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.

Điều này đưa ra khái niệm trở nên con cái Thiên Chúa một phẩm chất năng động: Ngay từ đầu, chúng ta chưa được làm con cái Thiên Chúa, nhưng Người dự định cho chúng ta được dần dần trở nên như thế bằng cách càng ngày, chúng ta càng lớn lên cách sâu xa trong hiệp thông với Đức Giêsu. Cuộc đời làm con của chúng ta trở nên đồng nhất với việc đi theo Đức Kitô. Vì thế, việc gọi Thiên Chúa là Cha trở nên lời mời gọi chúng ta: Hãy sống như một “đứa con”, như con trai hay con gái. “Tất cả những gì con có đều là của Cha” (Ga 17:10), và người cha cũng nói như thế với người con cả trong dụ ngôn Người Con hoang đàng (Lc 15:31). Từ cha là lời mời gọi để sống từ ý thức của chúng ta về thực tại này. Cũng như thế, ảo tưởng về giải phóng giả tạo, đã đánh dấu bước đầu trong lịch sử tội lỗi nhân loại, được khắc phục. Ađam, lưu ý đến những lời của con rằng, muốn mình trở Thiên Chúa và đánh mất nhu cầu về Thiên Chúa của ông. Chúng ta thấy rằng trở nên con cái Thiên Chúa không phải là vấn đề phụ thuộc, nhưng đứng trong tương quan với tình yêu nuôi dưỡng hiện hữu nhân loại và cho hiện hữu này một ý nghĩa và sự cao quý.

Câu hỏi cuối cùng vẫn còn đó: Phải chăng Thiên Chúa cũng là mẹ? Sách thánh so sánh tình Chúa với tình yêu của người mẹ. “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy” (Is 66:13). “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49:15). Mầu nhiệm tình mẫu tử của Thiên Chúa diễn tả quyền năng cách đặc biệt trong thuật ngữ Do thái rahamim. Theo ngữ nguyên học, thuật ngữ này có nghĩa là “cung lòng”, nhưng sau đó đã được dùng để nói về lòng thương xót thiêng liêng cho con người, lòng nhân ái của Thiên Chúa. Cựu Ước thường hay dùng tên của các bộ phận trong thân thể con người để diễn tả về những thái độ nền tảng của con người hay tâm tình của Thiên Chúa, cũng như ngày nay chúng ta dùng trái tim hay não bộ khi nói về những khía cạnh của hiện hữu của chúng ta. Theo cách thức này, Cựu Ước miêu tả những thái độ nền tảng về hiện hữu của chúng ta, không phải với các khái niệm trừu tượng, nhưng trong ngôn ngữ hình ảnh của thân xác. Cung lòng là diễn đạt cụ thể nhất về quan hệ thân mật với nhau của hai cuộc đời và tình yêu quan tâm đến sự lệ thuộc, tạo vật vô dụng vì toàn thể hữu thể, thân xác và linh hồn, náu mình trong cung lòng của người mẹ. Kế đến, ngôn ngữ hình ảnh của thân xác cung cấp cho chúng ta một hiểu biết sâu xa hơn về tâm tình của Thiên Chúa cho con người hơn bất cứ ngôn ngữ khái niệm nào.

Cho dù cách dùng ngôn ngữ này xuất xứ từ thân thể con người khắc ghi tình mẹ vào trong hình ảnh Thiên Chúa, dù sao chăng nữa, cách chính xác, cả trong Cựu Ước và trong Tân Ước, Thiên Chúa không bao giờ được gọi hay được đề cập đến như người mẹ. Trong Sách thánh, “mẹ” là một hình ảnh nhưng không phải là danh xưng cho Thiên Chúa. Tại sao không? Chúng ta có thể tìm hiểu thử. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không phải là người đàn ông cũng không phải là người đàn bà, nhưng chỉ là Thiên Chúa, Đấng tạo nên người nam và người nữ. Các thần thánh-người mẹ hoàn toàn vây quanh dân Israel và Hội thánh thời Tân Ước đã sáng tạo ra một hình ảnh về tương quan giữa Thiên Chúa và thế gian hoàn toàn ngược lại với hình ảnh trong Sách thánh về Thiên Chúa. Những vị chúa này luôn luôn, và có thể hiển nhiên, ám chỉ đến một vài hình thức về thuyết phiếm thần. Trong thuyết này, sự khác biệt giữa Đấng Tạo hóa và tạo vật biến mất. Quan sát những thuật ngữ này, hữu thể của vật thể và của con người không thể nào giống như bắt nguồn từ cung lòng hữu thể của người mẹ, mà trong khi đi vào trong thời gian, đã nhận lấy hình dạng trong vô số vật thể hiện hữu.

Ngược lại, hình ảnh Thiên Chúa đã là và trở thành khuynh hướng để diễn tả sự khác biệt giữa Thiên Chúa và tạo vật và quyền tối thượng trong hành động sáng tạo của Người. Chỉ qua việc loại trừ những vị thần-người mẹ, Cựu Ước mới đem lại hình ảnh của mình về Thiên Chúa, sự siêu việt thuần khiết của Thiên Chúa, đến trưởng thành. Cho dù chúng ta không thể cung cấp bất cứ những lý luận nào hoàn toàn thuyết phục, ngôn ngữ cầu nguyện của toàn bộ Sách thánh vẫn duy trì quy tắc cho chúng ta, như chúng ta đã thấy trong đó, trong khi có nhiều hình ảnh trong sáng về tình mẹ, “người mẹ” không được dùng như một danh xưng hay một hình thức để diễn đạt về Thiên Chúa. Với phông Sách thánh, chúng ta cầu nguyện theo cách thức mà Đức Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện, và không như cách mà chúng ta chợt nghĩ ra cách tình cờ hay muốn như thế. Chỉ có như thế, chúng ta mới cầu nguyện cách thích hợp.

Cuối cùng, chúng ta cần phải xem xét đến thuật ngữ chúng con. Chỉ một mình Đức Giêsu hoàn toàn được gọi “Cha tôi”, vì chỉ mình Ngài thật sự là người Con duy nhất được sinh ra bởi Thiên Chúa, cùng một bản thể với Chúa Cha. Ngược lại, tất cả chúng ta phải gọi là “Cha chúng con”. Chỉ trong “chúng con”của các môn đệ, chúng ta mới có thể gọi Thiên chúa là “Cha”, vì chỉ trong sự hiệp thông với Đức Giêsu, chúng ta mới thực sự trở nên “con cái Thiên Chúa”. Theo nghĩa này, thuật ngữ chúng con thật sự khá bó buộc: Thuật ngữ này đòi chúng ta phải bước ra khỏi vòng tròn khép kín của “cái tôi”. Nó đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ chính chúng ta để hiệp thông với những đứa con khác của Thiên Chúa. Như thế, thuật ngữ này đòi buộc chính chúng ta phải cởi bỏ những gì đơn thuần là riêng tư của chúng ta, những gì chia cách chúng ta. Thuật ngữ này đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận người khác, những người khác, đòi hỏi chúng ta phải mở tai và mở lòng chúng ta ra cho họ. Khi chúng ta nói thuật ngữ chúng con, chúng ta nói lời Xin Vâng với Hội thánh sống động mà trong đó, Thiên Chúa muốn tụ họp gia đình mới của Người lại. Trong nghĩa này, kinh Lạy Cha vừa là lời cầu nguyện hoàn toàn mang tính cá nhân và vừa hoàn toàn mang tính giáo hội. Trong khi cầu nguyện kinh Lạy Cha, chúng ta hoàn toàn cầu nguyện với tâm hồn của riêng chúng ta, nhưng cùng lúc ấy, chúng ta cầu nguyện trong hiệp thông với toàn thể gia đình của Thiên Chúa, với người sống và kẻ chết, với con người thuộc mọi hoàn cảnh, văn hóa và chủng tộc. Kinh Lạy Cha vượt qua mọi biên giới và làm cho chúng ta thành một gia đình.

Từ chúng con cũng cho chúng ta chìa khóa để hiểu những lời nói theo sau: “Là Đấng ngự trên trời”. Với những lời này, chúng ta không đẩy Chúa Cha đến một hành tinh xa lạ nào đó. Nhưng chúng ta đang làm chứng rằng trong khi chúng ta có những người cha trần gian khác, tất cả chúng ta đều xuất phát từ một Cha duy nhất, Người là tiêu chuẩn và nguồn cội của tất cả tình cha. Như thánh Phaolô nói: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất” (Ep 3:14-15). Phía sau hậu cảnh, chúng ta nghe chính Đức Chúa đang nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời” (Mt 23:9).

Tình cha của Thiên Chúa còn thật hơn tình cha của nhân loại, vì Người là nguồn tối hậu của hữu thể chúng ta, vì Người đã nghĩ tới chúng ta và đã muốn chúng ta từ thuở đời đời, vì Người ban cho chúng ta chỗ ở thật sự tình cha, là vĩnh cửu. Nếu như tình cha trần gian chia lìa, tình cha thiên quốc hiệp nhất. Như thế, thiên quốc có nghĩa là đỉnh điểm thiêng liêng khác mà tất cả chúng ta đều ra đi từ đó và nghĩa là tất cả chúng ta sẽ trở lại đó. Tình cha ở “trên trời” hướng chúng ta đến một “chúng ta” rộng hơn siêu việt tất cả những biên giới, phá đổ mọi tường lũy, và tạo dựng hòa bình.



Xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển

Lời cầu xin đầu tiên trong kinh Lạy Cha nhắc chúng ta về điều răn thứ hai trong Mười Điều răn: Không được gọi tên Thiên Chúa vô cớ. Nhưng “tên Thiên Chúa” có nghĩa là gì? Khi chúng ta nói về tên của Chúa, qua con mắt tâm trí của chúng ta, chúng ta nhìn thấy hình ảnh Môsê trong hoang địa nhìn thấy một bụi gai đang cháy nhưng không bị thiêu đốt. Trước tiên, sự tò mò thúc đẩy ông đi đến gần hơn để nhìn cho rõ cảnh tượng bí nhiệm này. Nhưng kế đó, từ trong bụi gai, một giọng nói gọi ông và nói với ông rằng: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp” (Xh 3:6). Thiên Chúa này sai Môsê trở lại Ai cập với nhiệm vụ dẫn dân Israel ra khỏi nước này để vào trong Đất hứa. Môsê được giao cho một nhiệm vụ là nhân danh Thiên Chúa để buộc Pharaô cho dân Israel ra đi.

Nhưng trong thế giới thời Môsê, có rất nhiều vị chúa. Vì thế, Môsê phải hỏi tên Thiên Chúa này để chứng minh quyền bính đặc biệt khi diện đối diện với các vị chúa. Về mọi phương diện, tư tưởng về tên của Thiên Chúa, trước hết thuộc về tất cả thế giới phiếm thần, trong đó Thiên Chúa này cũng phải đưa ra cho chính mình một cái tên. Nhưng Thiên Chúa gọi Môsê là Thiên Chúa đích thật, và Thiên Chúa trong nghĩa chặt chẽ và chính xác không phải là số nhiều. Qua bản chất, Thiên Chúa thì duy nhất. Vì lý do này, Người không thể đi vào thế giới của nhiều chúa như một vị chúa giữa các chúa khác. Người không thể có một tên giữa các tên khác.

Vì thế, câu trả lời của Thiên Chúa cho Môsê, vừa là lời chối từ và vừa là một đảm bảo. Cách đơn giản, Người nói về chính Người “Ta là Đâng Ta là”, Người nhưng không có phẩm chất nào cả. Cùng lúc ấy, lời đảm bảo này là một tên và vô tên. Chính vì thế, dân Israel hoàn toàn đúng khi họ chối từ việc nói lên sự tự chỉ định của Thiên Chúa, được diễn tả trong thuật ngữ YHWH, để tránh việc hạ danh giá này xuống cấp độ các tên của các vị thần ngoại giáo. Cũng như thế, những bản dịch Sách thánh mới đây đã sai lạc khi viết tên này ra, tên mà Israel luôn luôn coi như bí nhiệm và vô phương phát nên lời, như thể tên này chỉ là một tên cổ xưa nào đó. Qua việc làm này, họ đã kéo mầu nhiệm Thiên Chúa xuống tầng lớp thuộc loại quen thuộc nào đó trong lịch sử chung của các tôn giáo. Không thể nào có thể nắm bắt mầu nhiệm Thiên Chúa trong những hình ảnh hay danh tánh mà môi miệng có thể nói lên được.

Dĩ nhiên, điều này vẫn thật vì Thiên Chúa không đơn thuần từ chối đề nghị của Môsê. Nếu chúng ta muốn hiểu tác động qua lại cách kỳ lạ giữa một danh tánh và vô danh, chúng ta phải rõ ràng về danh tánh thật sự có nghĩa là gì. Cách đơn giản, chúng ta có thể diễn đạt điều này bằng cách cho rằng tên tuổi tạo ra khả năng để nói chuyện và cầu khẩn. Danh tánh thiết lập tương quan. Khi Ađam đặt tên cho loài vật, điều này không có nghĩa là ông chỉ định bản chất cho chúng, nhưng ông làm cho chúng phù hợp với thế giới nhân loại của ông, đặt chúng trong tâm với để ông gọi chúng. Như đã trình bày, giờ đây chúng ta ở vào thế hiểu được ý nghĩa tích cực về tên của thần linh: Thiên Chúa thiết lập một tương quan giữa chính Người với chúng ta. Người đặt chính Người vào trong tầm với thuộc về lời cầu xin của chúng ta. Người đi vào tương quan với chúng ta và giúp cho chúng ta ở trong tương quan với Người. Hơn thế nữa, điều này còn có nghĩa là Người ban tặng chính Người cho thế giới chúng ta. Người đã làm cho chính Người có thể gần gũi được và vì thế, có thể cũng bị tổn thương. Người nhận lấy sự mạo hiểm trong tương quan, trong hiệp thông với chúng ta.

Tiến trình này dẫn đến sự hoàn tất trong Nhập thể đã bắt đầu với việc ban cho tên thần linh. Đúng thế, khi chúng ta nghiên cứu đến lời cầu nguyện mang tính tư tế cao của Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy rằng Ngài tự trình diện Ngài nơi đó như một Môsê mới. “Con đã cho họ biết danh Cha” (Ga 17:6). Những gì đã bắt đầu tại bụi gai đang chảy trong hoang địa Xinai đi đến hoàn tất tại bụi gai đang cháy của Thập giá. Giờ đây, Thiên Chúa đã thật sự làm cho Người có thể gần gũi được trong người Con nhập thể. Người đã trở thành một phần của thế giới chúng ta: Người đã đặt chính Người vào trong tay chúng ta, cũng như đã xảy ra như thế.

Điều này giúp chúng ta hiểu được lời cầu xin để thánh hóa tên thần thánh nghĩa là gì. Giờ đây, tên Thiên Chúa có thể bị lạm dụng và vì thế, chính Thiên Chúa có thể bị ô nhục. Tên Chúa có thể bị chọn để cho các mục đích của chúng ta và vì thế, hình ảnh Thiên Chúa có thể bị bóp méo. Người càng ban chính Người vào tay chúng ta, chúng ta càng có thể làm mờ ánh sáng của Người. Người càng gần gủi, chúng ta càng lạm dụng làm biến dạng Người. Có lần Martin Buber đã nói rằng khi chúng ta xem xét tất cả mọi con đường mà trong đó, tên Chúa đã bị lạm dụng cách xấu hổ, hầu như chính chúng ta thất vọng gọi đến tên này. Nhưng nếu giữ im lặng, lại là lời từ chối hoàn toàn tình yêu mà Thiên Chúa đến với chúng ta. Buber nói rằng nguồn duy nhất của chúng ta là cố gắng càng trân trọng bao nhiêu có thể để tìm lại và rửa sạch những phần ô uế về tên thần thánh. Nhưng không cách nào chúng ta có thể làm việc này một mình. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là nài xin Người đừng để cho ánh sáng của tên Người bị tiêu diệt trong thế giới này.

Hơn thế nữa, lời nài xin này mà chính Người chịu trách nhiệm thánh hóa tên Người, bảo vệ cho mầu nhiệm tuyệt vời này thuộc về việc Người có thể đến với chúng ta, và liên tục khẳng định căn tính thật sự của Người như chống lại việc chúng ta bóp méo tên Người. Dĩ nhiên, lời nài xin này luôn là cơ hội cho chúng ta lượng định lại lương tâm chúng ta cách nghiêm trọng. Tôi đối xử với danh thánh của Chúa như thế nào? Tôi có kính trọng mầu nhiệm bụi gai đang cháy, trước sự gần gũi bất khả tri của Người, cả đến hiện diện của Người trong Thánh thể, nơi Người hoàn toàn ban chính Người trong tay chúng ta hay không? Tôi có trân trọng tới tình bạn thánh của Người với chúng ta sẽ mang chúng ta lên vào trong sự thanh khiết và thánh thiện của Người, thay vì lôi Người xuống vào trong sự nhơ bẩn hay không?



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương