LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU


+ ĐIỀU RĂN THỨ TƯ: GIA ĐÌNH, DÂN CHÚNG VÀ CỘNG ĐOÀN CÁC MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU



tải về 1.5 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

+ ĐIỀU RĂN THỨ TƯ: GIA ĐÌNH, DÂN CHÚNG VÀ CỘNG ĐOÀN CÁC MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU.
“Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20:12). Đây là phiên bản của điều răn thứ bốn được ban cho trong sách Xuất hành. Điều răn này nói đến những người con trai và nói về cha mẹ. Vì thế, điều răn này củng cố tương quan giữa các thế hệ và cộng đoàn gia đình như một trật tự vừa được Thiên Chúa muốn và bảo vệ. Điều răn này nói về đất đai và sự tiếp tục ổn định đời sống trong mảnh đất. Nói cách khác, điều răn này nối kết đất đai, như nơi để cho dân chúng sống, với trật tự nền tảng của gia đình. Nó nối kết sự hiện hữu liên tục của dân chúng và đất đai với sự đồng hiện hữu của các thế hệ được xây dựng trong cấu trúc gia đình.

Giờ đây, rabbi Neusner thấy rõ điều răn này neo chặt ngay tại tâm điểm của trật tự xã hội, sự dính liền của “Israel vĩnh cửu”, gia đình hiện diện-mãi mãi, sống động và đích thực này của Ápraham, Sarah, Isaac và Rebecca, Jacob, Leah và Rachel (tr. 58, 70). Theo Neusner, chính gia đình Israel này bị đe dọa bởi sứ điệp của Đức Giêsu, những nền tảng trật tự xã hội của Israel bị ném sang bên cạnh bởi tính ưu việt của con người Ngài. “Để bắt đầu, chúng tôi cầu nguyện với Thiên Chúa mà chúng tôi biết, qua chứng tích của gia đình chúng tôi, đến Thiên Chúa của Ápraham và Sarah, Isaac và Rebecca, Jacob và Leah và Rachel. Để giải thích chúng tôi là ai, Israel vĩnh cửu, những nhà khôn ngoan nại đến ẩn dụ gia phả… đến nối kết thân xác, gia đình, như lý do để cho hiện hữu xã hội của Israel” (tr. 58).

Nhưng đây chính là nối kết mà Đức Giêsu đặt vấn đề. Ngài được báo rằng mẹ và anh em của Ngài đang đợi để nói chuyện với Ngài bên ngoài. Ngài trả lời: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi giang tay ra trên các môn đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12:46-50).

Đối diện với bản văn này, Neusner đặt câu hỏi: “Phải chăng Đức Giêsu không dạy tôi vi phạm đến một trong hai điều răn quan trọng… liên quan đến trật tự xã hội?” (tr. 59). Lời buộc tội chỗ này là lời buộc tội kép. Vấn đề thứ nhất là cái vẻ chủ nghĩa cá nhân trong sứ điệp của Đức Giêsu. Trong khi Torah trình bày một trật tự xã hội cực kỳ dứt khoát, cho dân chúng một khung xã hội và luật pháp cho chiến tranh và hòa bình, cho chính trị và đời sống hằng ngày, không tìm thấy điều gì giống như thế trong giảng dạy của Đức Giêsu. Các môn đệ của Đức Giêsu không được ban cho một chương trình chính trị cụ thể để xây dựng xã hội. Bài giảng Trên núi không thể phục vụ như một nền tảng cho quốc gia và trật tự xã hội, như được tuân theo thường xuyên và chính xác. Dường như sứ điệp của Bài giảng Trên núi nằm trong cấp độ khác. Những quy định của Israel đảm bảo sự hiện hữu tiếp tục qua nhiều thiên niên kỷ và qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng chỗ này, chúng bị đặt sang bên cạnh. Cách giải thích mới của Đức Giêsu về điều răn thứ bốn ảnh hưởng không những tương quan cha mẹ-con cái, nhưng còn ảnh hưởng đến toàn thể phạm vi cơ cấu xã hội trong dân Israel.

Việc tái xây dựng lại trật tự xã hội tìm thấy nền tảng và sự công chính của nó trong lời công bố của Đức Giêsu rằng Ngài, cùng với cộng đoàn các môn đệ, làm thành nguồn gốc và trọng tâm của Israel mới. Một lần nữa, chúng ta đứng trước chủ từ “Tôi” của Đức Giêsu, Đấng lên tiếng trên cùng một cấp độ như chính Torah, trên cùng một cấp độ như Thiên Chúa. Cả hai bình diện, một mặt việc thay đổi cấu trúc xã hội, mở “Israel vĩnh cửu” vào trong một cộng đoàn mới, và mặt khác, lời công bố thần linh của Đức Giêsu, nối kết cách trực tiếp.

Điều này cho thấy rằng Neusner không nỗ lực để đạt bất cứ thắng lợi nào cách dễ dàng bằng cách chỉ trích hình nộm. Ông lưu ý độc giả của ông rằng học trò của Torah cũng được thầy họ mời gọi từ bỏ nhà cửa và gia đình và phải quay lưng lại với vợ con trong thời gian khá dài để dành trọn cho việc học Torah (tr. 60). “Như thế, Torah thay thế chỗ của gia phả, và vị thầy của Torah nhận được một dòng dõi mới” (tr. 63). Theo nghĩa này, dường như lời tuyên báo của Đức Giêsu đã tìm thấy một gia đình mới, sau cùng, vẫn duy trì trong cùng một khung mà trường Torah cho phép, “Israel vĩnh cửu”.

Tuy thế vẫn có sự khác biệt nền tảng. Trong trường hợp của Đức Giêsu, không phải là sự gắn bó nối kết cách phổ quát với Torah hình thành một gia đình mới. Đúng hơn, gắn bó với chính Đức Giêsu, với Torah của Ngài. Đối với thầy rabbi, mọi người trói buộc với nhau bởi những tương quan như nhau đối với trật tự xã hội vĩnh viễn. Mọi người lệ thuộc vào Torah và vì thế, mọi người bằng nhau trong thân thể lớn hơn của tất cả Israel. Vì thế, Neusner kết luận: “Bây giờ, tôi nhận ra chỉ có Thiên Chúa mới có thể yêu cầu tôi những gì Đức Giêsu đang đòi hỏi” (tr. 68).

Chúng ta có cùng một kết luận như trong phân tích của chúng ta trước đây về điều răn giữ ngày sabát. Luận cứ Kitô học (thần học) và luận cứ Xã hội học bện chặt lại với nhau. Nếu Đức Giêsu là Thiên Chúa, như thế, Ngài được xưng hô và có thể xử lý Torah như Ngài đã làm. Chỉ trong điều kiện này, Ngài mới có quyền chú giải trật tự Mosaic thuộc về những điều răn thiêng liêng trong cách thức mới và tận căn chỉ như Đấng Ban luật, chính Thiên Chúa, có thể công bố làm được.

Nhưng vấn đề xảy ra ở đây: Phải chăng xây dựng một cộng đoàn các môn đệ mới được tìm thấy hoàn toàn dựa trên Ngài, là thích hợp và đúng đắn? Phải chăng đặt để trật tự xã hội của “Israel vĩnh cửu” ra bên lề, được tìm thấy trên và tồn tại qua Ápraham và Jacob theo xác thịt, là tốt lành? Tuyên bố đó là một “Israel theo xác thịt”, như Phaolô sẽ nói? Có bất cứ điểm nào mà chúng ta có thể khám phá về tất cả điều này không?

Giờ đây, khi chúng ta đọc Torah chung với toàn bộ qui điển Cựu Ước, các Ngôn sứ, các Thánh vịnh, và văn chương Khôn ngoan, về thực chất, chúng ta nhận ra khá rõ một điểm đã hiện diện trong chính Torah. Đó là, Israel không chỉ hiện hữu cho chính mình, để sống theo đường hướng “vĩnh cửu” của Lề luật. Hiện hữu của Israel trở thành ánh sáng cho muôn dân. Trong các Thánh vịnh và các sách Ngôn sứ, càng ngày chúng ta càng nghe rõ hơn lời hứa rằng sự cứu rỗi của Thiên Chúa sẽ đến cho tất cả dân tộc. Chúng ta càng nghe rõ hơn rằng Thiên Chúa của Israel, hữu thể, như Người là, Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa đích thật, Đấng dựng nên trời đất, Thiên Chúa của tất cả mọi dân tộc và mọi người, Đấng nắm vận mạng của họ trong tay, không muốn bỏ mặc các dân tộc cho chính họ. Chúng ta nghe rằng tất cả sẽ nhận biết Người, Ai cập và Babylon, hai quyền lực trần thế chống lại Israel, sẽ đưa tay ra cho Israel và liên kết chung lại với nhau để thờ phượng một Thiên Chúa. Chúng ta nghe rằng mọi biên giới sẽ xóa bỏ và tất cả các dân tộc sẽ nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa của Israel như Thiên Chúa của họ, như một Thiên Chúa.

Chính những người đối thoại Do thái của chúng ta, khá chính xác, đã hỏi nhiều lần: Như thế, Đức Giêsu “Messiah” của các bạn thực sự đã đem đến cái gì? Ngài đã không mang lại hòa bình cho thế giới, và Ngài đã không thắng sự đau khổ của thế giới. Như thế, Ngài khó có thể là Đấng Messiah đích thực, Đấng mà xét cho cùng, phải thực hiện điều đó. Vâng, Đức Giêsu đã mang lại cái gì? Chúng ta đã gặp vấn nạn này và chúng ta biết câu trả lời. Ngài đã mang Thiên Chúa của Israel lại cho mọi dân tộc, để giờ đây tất cả các dân tộc cầu nguyện cùng Người và nhận ra các Sách thánh của Israel như lời của Người, lời của Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã mang lại tặng phẩm phổ quát là lời hứa cao cả và dứt khoát cho Israel và thế giới. Tính phổ quát này, đức tin này trong một Chúa duy nhất của Ápraham, Isaac, và Jacob, giờ đây trải rộng ra trong gia đình mới của Đức Giêsu cho mọi dân tộc trên các mối quan hệ hậu duệ theo xác thịt, là hoa quả nơi công việc của Đức Giêsu. Chính điều này minh chứng Ngài là Đấng Messiah. Điều này báo hiệu một cách giải thích mới về lời hứa messia dựa trên Môsê và các Ngôn sứ, nhưng cũng mở chúng ra trong cách thức hoàn toàn mới.

Phương tiện của tính phổ quát này là gia đình mới, một gia đình mà điều kiện gia nhập duy nhất là hiệp thông với Đức Giêsu, hiệp thông với ý Thiên Chúa. Vì “Tôi” của Đức Giêsu chắc chắn không phải là một cái tôi bướng bỉnh chỉ xoay quanh chính mình. “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi” (Mc 3:34tt). “Tôi” của Đức Giêsu nhập thể hiệp thông ý muốn của người Con với Chúa Cha. Chính chủ thể “Tôi” này nghe và vâng phục. Hiệp thông với Ngài là hiệp thông làm con với Chúa Cha. Đây là lời xin vâng với điều răn thứ bốn trên cấp độ mới, cấp độ cao nhất. Đây là việc đi vào trong gia đình mới của những ai gọi Thiên Chúa là Cha và những ai có thể làm điều này chỉ vì họ thuộc về cái “chúng ta”, làm thành bởi những ai kết hiệp với Đức Giêsu và, bởi lắng nghe Ngài, kết hiệp với ý của Chúa Cha, do đó đạt được tâm hồn vâng phục mà Torah nhắm đến.

Sự hiệp nhất này với ý của Thiên Chúa Cha qua hiệp thông với Đức Giêsu, “lương thực” của Ngài là làm theo ý Cha (x. Ga 4:34), giờ đây cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về những quy tắc của Torah. Đúng thế, Torah có nhiệm vụ đưa ra một trật tự xã hội và pháp lý cụ thể cho dân đặc biệt này, Israel. Nhưng, một mặt, Israel là một dân tộc rõ ràng, những thành viên của Israel liên kết với nhau qua dòng dõi và sự nối tiếp các thế hệ, mặt khác, ngay từ đầu, Israel đã có và là, qua chính bản chất của Israel, người mang lấy lời hứa phổ quát. Trong gia đình mới của Đức Giêsu, sau đó được gọi là “Hội thánh”, những quy tắc mang tính xã hội và pháp lý riêng biệt không còn hợp với tính phổ quát trong hình thức lịch sử theo nghĩa đen. Đây chính là vấn đề ngay từ đầu của “Hội thánh Dân ngoại”, và đó là nguyên nhân gây tranh chấp giữa Phaolô và những người được gọi Do thái hóa. Việc áp dụng theo nghĩa đen trật tự xã hội của Israel cho dân của mọi dân tộc tương đương với việc từ chối tính phổ quát của cộng đoàn đang lớn lên của Thiên Chúa. Phaolô nhận ra điều này cực kỳ rõ. Torah của Đấng Messiah không thể như thế được. Không như thế được, như Bài giảng Trên núi cho thấy, và cũng như toàn bộ cuộc đối thoại với rabbi Neusner, người tín hữu Do thái và người chú ý lắng nghe thật sự.

Điều này nói lên rằng những gì đang xảy ra ở đây trở thành tiến trình cực kỳ quan trọng, mà toàn thể phạm vi của tiến trình này không được hiểu thấu đáo cho đến thời hiện đại, dù mới đầu, những người thời nay đã hiểu điều này cách sai lạc và một chiều. Những hình thức xã hội và pháp lý cụ thể và những sắp xếp chính trị không còn được xem như một luật thánh được chỉ định ad litteram cho mọi thời và vì thế, cho mọi người. Điều quyết định là sự hiệp thông cơ bản với ý muốn Thiên Chúa được Đức Giêsu ban cho. Sự hiệp thông này giải thoát con người và các dân tộc để khám phá ra những chiều kích nào của trật tự xã hội và chính trị tương tự với sự hiệp thông của ý muốn và như thế, thực hiện những sắp xếp mang tính pháp lý của riêng chúng. Sự vắng bóng toàn bộ chiều kích xã hội trong giảng dạy của Đức Giêsu, mà Neusner phê bình cách sâu sắc từ quan điểm Do thái, bao gồm nhưng cũng ẩn giấu, một biến cố đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới mà chưa xảy ra như thế trong bất cứ văn hóa nào khác: Trật tự xã hội và chính trị cụ thể được ban hành từ chiều kích trực tiếp thánh thiêng, từ lập pháp thuộc thần quyền, và được chuyển trao cho sự tự do của con người, những người mà Đức Giêsu đã thiết lập theo ý Thiên Chúa và do đó, đã dạy cho thấy sự chân thật và sự thiện hảo.

Điều này đem chúng ta trở lại với Torah của Đấng Messiah, đến thư gởi cho Galát. “Anh em đã được gọi để hưởng tự do” (Gl 5:13), không phải đến tự do tùy ý và mù quáng, đến tự do “để sống theo xác thịt”, như Phaolô đã nói, như tới tự do “thấy được”, neo chặt vào trong hiệp thông ý muốn với Đức Giêsu, và như thế, với chính Thiên Chúa. Đây là tự do, như kết quả của cái nhìn mới, có thể xây dựng trên chính những gì nằm tại trọng điểm của Torah, với Đức Giêsu, đang phổ quát hóa nội dung chính yếu của Torah, và vì thế, thật sự “hoàn tất” Torah.

Dĩ nhiên, trong thời của chúng ta, tự do này hoàn toàn bị kéo ra khỏi bất cứ quan điểm thần thánh nào hay ra khỏi sự hiệp thông với Đức Giêsu. Tự do cho tính phổ quát và như thế, cho sự hợp pháp trần thế của quốc gia đã được biến đổi vào trong chủ nghĩa trần thế tuyệt đối, vì sự lãng quên Thiên Chúa và sự quan tâm chỉ về thành công hình như trở thành những nguyên tắc chỉ đạo. Đối với người tín hữu Kitô, các điều răn của Torah vẫn là điểm quy chiếu quyết định mà họ luôn để ý đến. Đối với người Kitô, trên hết mọi sự, việc tìm kiếm ý Chúa trong hiệp thông với Đức Giêsu là biển báo cho lý trí của họ, nếu không có nó, họ sẽ luôn bị nguy hiểm vì chóa mắt và mù quáng.

Còn có một nhận xét quan trọng khác. Sự phổ quát hóa này của đức tin và lòng trông cậy của Israel, sự giải thoát đi kèm theo khỏi chủ nghĩa của Lề luật để cho sự hiệp nhất mới với Đức Giêsu, nối kết với quyền bính của Đức Giêsu và lời loan báo phận làm con của Ngài. Sự phổ quát hóa mất đi sức nặng lịch sử và toàn bộ nền tảng của nó nếu chỉ giải thích Đức Giêsu như một thầy rabbi cấp tiến đổi mới. Cách giải thích cấp tiến về Torah sẽ không là gì cả nhưng chỉ là ý kiến cá nhân của một thầy dạy. Cách giải thích này không có sức mạnh để định hướng cho lịch sử. Cách giải thích này cũng tương đối hóa chính Torah và nguồn gốc của Torah trong ý định của Thiên Chúa. Vì mỗi một nhận định, chỉ có thẩm quyền nhân loại: Thẩm quyền của một học giả. Không có một cộng đoàn đức tin mới được xây dựng trên đó. Bước đột phá vào trong tính phổ quát, sự tự do mới mà bước đột phá như thế đòi hỏi, chỉ có thể có trên nền tảng của sự vâng phục lớn hơn. Sức mạnh của nó để định hình lịch sử có thể bắt đầu hoạt động chỉ nếu như thẩm quyền của cách giải thích mới không thua kém thẩm quyền nguyên thủy: Đó phải là thẩm quyền thần linh. Gia đình phổ quát mới là mục đích của sứ vụ Đức Giêsu, nhưng thẩm quyền thần linh của Ngài, tư cách làm con của Ngài trong hiệp thông với Chúa Cha, là điều kiện tiên quyết có thể làm bùng nổ một thực tại mới và bao quát hơn mà không phản bội và chuyên chế.

Chúng ta đã nghe Neusner hỏi Đức Giêsu rằng, có phải Ngài đang dụ dỗ ông ta vi phạm hai hay ba điều răn của Thiên Chúa hay không. Nếu Đức Giêsu không lên tiếng với tất cả thẩm quyền của người Con, nếu cách giải thích của Ngài không là sự bắt đầu một hiệp thông mới trong việc vâng phục cách tự do và mới mẻ, như thế chỉ còn một chọn lựa: Đức Giêsu đang cám dỗ chúng ta bất tuân chống lại điều răn của Thiên Chúa.

Điều này rất quan trọng đối với thế giới Kitô trong mọi thời đại phải chú ý tới nối kết giữa siêu việt và hoàn tất. Chúng ta đã thấy Neusner, cho dù trân trọng Đức Giêsu, đã phê bình mạnh mẽ việc giải thể gia đình mà đối với ông, ám chỉ trong lời mời gọi cửa Đức Giêsu “vi phạm” điều răn thứ bốn. Ông trang bị cùng một phê bình chống lại sự đe dọa của Đức Giêsu về ngày sabát, là điểm cốt yếu trong trật tự xã hội của Israel. Giờ đây, ý định của Đức Giêsu không phải là hủy bỏ gia đình hay ngày sabát-như là-việc kỷ niệm-về-sáng tạo, nhưng Ngài phải kiến tạo một bối cảnh mới và bao quát hơn cho cả hai. Đúng thế, lời mời gọi kết hợp với Ngài như một thành viên trong gia đình mới và phổ quát qua việc chia sẻ sự vâng phục của Ngài với Chúa Cha, trước tiên, phá đổ trật tự xã hội của Israel. Nhưng ngay từ lúc bắt đầu, Hội thánh đã xuất hiện và tiếp tục xuất hiện gắn bó sự quan trọng nền tảng với việc bảo vệ gia đình như là cốt lõi của tất cả trật tự xã hội, và ủng hộ điều răn thứ bốn trong toàn thể chiều sâu ý nghĩa của điều răn này. Ngày nay, chúng ta thấy rằng Hội thánh đang chiến đấu vất vả biết chừng nào để bảo vệ những điều này. Cũng thế, không bao lâu sau đã trở nên rõ ràng là nội dung chính yếu của ngày sabát phải được giải thích lại dưới ánh sáng ngày của Đức Chúa. Cuộc chiến cho ngày Chúa nhật là một trong những mối quan tâm chính của Hội thánh ngày nay, khi có quá nhiều xáo trộn đến nhịp điệu thời gian để giữ vững cộng đoàn.

Tác động qua lại cách thích hợp giữa Cựu và Tân Ước đã và đang thiết lập nên Hội thánh. Trong diễn từ sau khi Sống lại, Đức Giêsu nhấn mạnh rằng chỉ có thể hiểu được Ngài trong bối cảnh của “Lề luật và các Ngôn sứ” và cộng đoàn của Ngài chỉ có thể sống trong bối cảnh được hiểu cách đúng đắn này. Ngay từ đầu, Hội thánh đã và luôn luôn sẽ, bị đặt vào trong hai nguy hiểm đối nghịch trên thực tế này: Một mặt, việc tuân theo pháp luật sai lầm mà Phaolô đã chống lại, trải qua lịch sử, đáng tiếc đã đưa ra một cái tên không hay là “Do thái hóa”, và mặt khác là sự chối bỏ Môsê và các Ngôn sứ, Cựu Ước. Trước đó, trong thế kỷ thứ hai, Marcion đã đề nghị điều này và đó là một trong những cám dỗ quan trọng của thời hiện đại. Không phải tình cờ mà Harnack, người giải thích hàng đầu của nền thần học cấp tiến mà ông là một thành phần, nhấn mạnh rằng đã đến lúc hoàn tất di sản của Marcion và giải thoát Kitô giáo ra khỏi gánh nặng của Cựu Ước một lần cho tất cả. Cám dỗ phổ biến của thời nay để đưa ra một giải thích hoàn toàn thiêng liêng cho Tân Ước, cô lập ra khỏi bất cứ sự thích hợp xã hội và chính trị, có khuynh hướng đi theo cùng một chiều hướng.

Ngược lại, những nền thần học chính trị, dù theo loại nào chăng nữa, đang thần học hóa một hình thức chính trị đặc thù trong cách thức đối lập lại với sự mới lạ và rộng rãi của sứ điệp Đức Giêsu. Tuy nhiên, cũng sai lạc nếu mô tả những khuynh hướng như thế như “đang Do thái hóa” Kitô giáo, vì Israel xung phong vâng phục những quy định xã hội cụ thể của Torah vì ích lợi của cộng đoàn đạo đức “Israel vĩnh cửu” và không giữ sự vâng phục này như một công thức chính trị phổ quát. Trên hết tất cả, rất tốt cho thế giới Kitô giáo xem xét cách trân trọng đến sự vâng phục này của Israel, và vì thế, trân trọng hơn những mệnh lệnh quan trọng của Mười Điều răn, mà người Kitô phải chuyển vào trong bối cảnh của gia đình phổ quát của Thiên Chúa. Mười Điều răn mà Đức Giêsu, như “Môsê mới”, đã ban cho chúng ta. Trong Ngài, chúng ta nhận ra sự hoàn tất lời hứa đã ban cho Môsê. “Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một Ngôn sứ như tôi để giúp anh em” (Đnl 18:15).

+ SỰ THỎA HIỆP VÀ CHỦ NGHĨA NGÔN SỨ TRIỆT ĐỂ
Trong khi theo dõi cuộc đối thoại giữa thầy rabbi Do thái với Đức Giêsu, còn thêm vào suy nghĩ và quan sát của riêng chúng ta, chúng ta di chuyển khá xa vượt tầm Bài giảng Trên núi và đã đồng hành với Đức Giêsu trên hành trình tới Giêrusalem của Ngài. Giờ đây, một lần nữa, chúng ta phải trở lại những phản đề của Bài giảng Trên núi, nơi Đức Giêsu đề cập đến những vấn đề liên quan đến tấm bìa thứ hai của Mười Điều răn và đưa ra chủ nghĩa triệt để mới có liên quan tới những điều răn cũ của Torah trong cách hiểu của họ về sự công chính trước mặt Thiên Chúa. Không những chúng ta không được giết, nhưng chúng ta phải cống hiến việc hòa giải với người anh em chưa hòa giải của chúng ta. Không còn ly dị nữa. Không những chúng ta phải trở nên công bình trong sự công chính (mắt đền mắt, răng đền răng), nhưng chúng ta còn phải để cho chính chúng ta bị đánh đập mà không đánh lại. Chúng ta phải yêu thương không chỉ người thân cận của chúng ta, nhưng còn yêu thương cả kẻ thù.

Nền luân lý cao thượng được diễn tả chỗ này sẽ tiếp tục gây ngạc nhiên cho dân chúng thuộc mọi tầng lớp và khắc sâu vào họ như đỉnh cao của sự cao cả đạo đức. Chúng ta chỉ cần nhớ lại việc quan tâm của Mahatma Gandhi về Đức Giêsu đặt cơ sở trên chính các bản văn này. Nhưng những gì Đức Giêsu nói đây có thật sự thực tế hay không? Liệu có phải là bổn phận đè nặng trên chúng ta, thậm chí có hợp pháp hay không, để hành động như thế không? Phải chăng một vài điểm, như Neusner phản đối, phá hủy tất cả trật tự xã hội cụ thể? Có thể nào xây dựng một cộng đoàn, một đoàn dân, trên nền tảng như thế hay không?

Cách chú giải bác học gần đây đã đóng góp những chiều sâu quan trọng về vấn đề này qua nghiên cứu chính cấu trúc nội tại của Torah và pháp chế của Torah. Quan trọng đặc biệt cho vấn đề của chúng ta là phân tích được gọi là Sách Giao Ước (Xh 20:22 – 23:19). Có thể phân biệt hai loại luật [Recht] trong quy tắc này: được gọi là luật ngụy biện và luật hiển nhiên.

Những gì được gọi là luật ngụy biện qui định những dàn xếp theo pháp luật cho những vấn đề pháp lý rất đặc biệt: Những khoản luật gắn liền với việc sở hữu và giải phóng nô lệ, vi phạm quyền lợi thể lý do con người hay loài vật, bồi thường trộm cắp, và tiếp tục như thế. Loại này chẳng đưa ra những giải thích thần học nào cả, nhưng chỉ là những hình phạt đặc biệt phù hợp với những sai trái đã làm. Những quy tắc pháp lý này thành hình từ thực tế và chúng làm thành bộ luật hướng đến thực tế để phục vụ việc xây dựng một trật tự xã hội thực dụng, liên quan đến những khả năng cụ thể của một xã hội trong một hoàn cảnh văn hóa và lịch sử đặc thù.

Trong phương diện này, bộ phận luật pháp đang được bàn đến cũng chịu điều kiện lịch sử và hoàn toàn thật sự cần được mở ra để phê bình, thông thường, tối thiểu từ quan điểm luân lý. Ngay cả trong bối cảnh của pháp chế Cựu Ước, luật pháp cũng đang trải qua việc phát triển thêm nữa. Những sắc lệnh mới hơn ngược lại với những sắc lệnh cũ hơn đối với cùng một vấn đề. Những điều khoản ngụy biện này, trong khi đặt trong bối cảnh cơ sở của đức tin vào Thiên Chúa Mạc Khải, Đấng đã phán trên núi Xinai, thì không phải là luật thần thánh trực tiếp, nhưng được triển khai từ sự ký gởi nằm bên dưới của luật thần thánh, và vì thế, trở thành đối tượng để triển khai và sửa chữa thêm.

Và sự kiện của vấn đề là trật tự xã hội phải có khả năng phát triển. Trật tự xã hội phải nhắm đến những trường hợp lịch sử đang thay đổi trong những giới hạn có thể, nhưng không bao giờ đánh mất tiêu chuẩn luân lý vốn ban cho luật lệ một tính chất như luật lệ. Như Oliver Artus và những người khác đã cho thấy, có một ý nghĩa, trong đó lời phê bình mang tính ngôn sứ của Isaiah, Hôsê, Amos và Micah cũng nhằm đến luật ngụy biện, trong thực tế, đã trở nên một hình thức bất công, dẫu nó bao gồm trong Torah. Điều này xảy ra khi, trong quan điểm của bối cảnh kinh tế đặc thù của Israel, luật này không còn phục vụ để bảo vệ người nghèo, cô nhi và góa phụ, cho dù các Ngôn sứ đã thấy sự bảo vệ như thế như ý định cao cả nhất của pháp luật được Thiên Chúa ban cho.

Phần nhiều liên quan với lời phê bình này của các Ngôn sứ, cho dù, trong những nào của chính cuốn sách Giao Ước, các phần liên quan với luật được gọi là hiển nhiên (Xh 22:20, 23:9-12). Luật hiển nhiên này được công bố nhân danh chính Thiên Chúa. Không có những hình phạt cụ thể chỉ định chỗ này. “Người ngoại kiều, ngươi không được ngược đãi và áp bức, vì chính các người đã là ngoại kiều ở đất Ai cập. Mẹ góa con côi, các ngươi không được ức hiếp” (Xh 22:20-21). Đây là những quy tắc cao cả làm thành nền tảng cho lời chỉ trích của các Ngôn sứ, phục vụ như tiêu chuẩn bất biến để thách đố những điều khoản pháp lý cụ thể, vì thế hạt nhân chủ yếu thần linh của luật có thể được chứng minh như chuẩn mực và quy luật cho từng phát triển pháp lý và mọi trật tự xã hội. F. Crusemann, là người mà chúng ta mang ơn nhiều vì kiến thức quan trọng về đề tài này, đã đặt tên cho các điều răn của luật hiển nhiên là “các siêu quy tắc”, cung cấp diễn đàn để phê bình những quy tắc của luật ngụy biện. Ông giải thích tương quan giữa luật hiển nhiên và ngụy biện theo cách thức phân biệt giữa “các điều lệ” và “các nguyên tắc”.

Như thế, ngay trong chính Torah, có nhiều cấp độ khác biệt về thẩm quyền. Artus viết rằng Torah bao gồm cuộc đối thoại liên tục giữa các quy tắc chịu điều kiện lịch sử và các siêu quy tắc. Các siêu quy tắc diễn đạt những điều kiện tất yếu bất diệt của Giao Ước. Cách cơ bản, những siêu quy tắc phản ánh chọn lựa của Thiên Chúa bảo vệ người nghèo, là những người dễ dàng bị tước đoạt sự công bình và không thể tìm được sự công bình cho chính họ.

Điều này nối liền với một điểm xa hơn nữa. Quy tắc nền tảng của Torah, mà trên đó mọi sự lệ thuộc, nhấn mạnh trên đức tin vào một Thiên Chúa (YHWH): Chỉ thờ phượng một mình Người. Nhưng giờ đây, khi các Ngôn sứ triển khai Torah, trách nhiệm với người nghèo, cô nhi và góa phụ dần dần thăng cấp cùng một cấp độ như việc thờ phượng dành riêng cho một mình Thiên Chúa. Trách nhiệm này hợp nhất lại với hình ảnh Thiên Chúa, đang được định nghĩa cách thực tế. Những giới răn xã hội là những giới răn thần học, và những giới răn thần học có tính chất xã hội, yêu Chúa và yêu người không tách biệt, và yêu người được hiểu trong bối cảnh này như việc nhận ra sự hiện diện tức thời của Thiên Chúa trong người nghèo và yếu đuối, nhận được một định nghĩa cực kỳ thực tế chỗ này.

Tất cả những điều này trở nên quan trọng nếu chúng ta hiểu Bài giảng Trên núi cách đúng đắn. Ngay trong chính Torah, và sau đó trong cuộc đối thoại giữa Lề luật và các Ngôn sứ, chúng ta đã thấy sự tương phản giữa luật ngụy biện có thể thay đổi, làm thành cấu trúc xã hội của một thời, và các nguyên tắc quan trọng của chính luật thánh, theo cách thức các quy tắc thực tế thường được lượng định, phát triển và sửa sai.

Đức Giêsu không làm điều gì mới hay chưa từng nghe thấy khi Ngài tương phản các quy tắc ngụy biện và thực tế trong Torah với ý muốn thuần khiết của Thiên Chúa, mà Ngài đại diện như “người công chính cao trọng hơn” (Mt 5:20) mong chờ từ con cái Thiên Chúa. Ngài nhận lấy động lực nội tại của chính Torah, như được các Ngôn sứ triển khai xa hơn, và trong khả năng của Ngài như Vị Ngôn Sứ được tuyển chọn, Đấng thấy Thiên Chúa nhãn tiền (Đnl 18:15). Ngài đã cho Torah một hình thức tận căn. Như thế, hiển nhiên, những lời này không làm thành một trật tự xã hội, nhưng chúng cung cấp tiêu chuẩn nền cho những trật tự xã hội, cho dù những tiêu chuẩn này không bao giờ có thể nhận ra cách hoàn toàn như thể trong bất cứ trật tự xã hội nào. Bằng cách đưa ra những quy định xã hội và pháp lý thực tế một động lực mới, bằng cách lấy chúng ra khỏi tầm nhìn tức thời của thần linh và chuyển trao trách nhiệm cho chúng tới lý trí khai sáng, Đức Giêsu phản ánh cấu trúc nội tại của chính Torah.

Trong các phản đề của Bài giảng Trên núi, Đức Giêsu đứng trước chúng ta không như một người nổi loạn và cũng không như một nhà cấp tiến, nhưng như người chú giải Torah mang tính ngôn sứ. Ngài không hủy bỏ, nhưng hoàn tất Torah, và Ngài làm như thế cách chính xác qua việc ấn định lý do cho phạm vi trách nhiệm của nó để hành động trong lịch sử. Kết quả là Kitô giáo luôn luôn phải phục hồi hình dạng và tái công thức lại những cơ cấu xã hội và “giảng dạy xã hội Kitô”. Luôn luôn có những triển khai mới để sửa sai những gì đã đi trước. Trong cấu trúc nội tại của Torah, trong triển khai thêm sau dưới lời phê bình của các Ngôn sứ, và trong sứ điệp của Đức Giêsu, nhận lấy cả hai yếu tố, Kitô giáo tìm thấy phạm vi rộng lớn cho sự phát triển lịch sử cần thiết cung như cho nền tảng vững chắc đảm bảo phẩm giá con người bằng cách gắn chặt phẩm giá con người vào trong phẩm giá Thiên Chúa.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương