LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU


CHƯƠNG VII : SỨ ĐIỆP TRONG CÁC DỤ NGÔN



tải về 1.5 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

CHƯƠNG VII : SỨ ĐIỆP TRONG CÁC DỤ NGÔN
+ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÁC DỤ NGÔN
Không có gì để nghi ngờ rằng các dụ ngôn là tâm điểm trong việc giảng dạy của Đức Giêsu. Trong khi các nền văn mình đến và đi, sự mới mẻ và nhân tính của những câu chuyện này vẫn tiếp tục chạm đến chúng ta. Joachim Jeremias, người đã viết cuốn sách nền tảng về các dụ ngôn của Đức Giêsu, đã đưa ra các chính xác rằng việc so sánh các dụ ngôn của Đức Giêsu với những giống nhau của Phaolô hay các dụ ngôn của rabbi cho thấy “một đặc tính xác định mang tính cá nhân, tính rõ ràng và tính đơn giản duy nhất, ưu thế vô song về mặt cấu tạo” (Các Dụ Ngôn của Đức Giêsu, tr. 12). Ở đây, chúng ta có một ý nghĩa ngay tức thời, một phần vì nguồn gốc của ngôn ngữ mà bản văn Aramic làm sáng tỏ, trong việc gần gũi với Đức Giêsu như Ngài đã sống và đã giảng dạy. Cho dù, đồng thời, chúng ta tìm thấy chính chúng ta ở trong cùng một hoàn cảnh như những người đồng thời với Đức Giêsu và cả với các môn đệ của Ngài: Chúng ta phải hỏi đi hỏi lại Ngài muốn nói với chúng ta điều gì trong từng dụ ngôn (x. Mc 4:10). Sự xung đột để hiểu các dụ ngôn cách đúng đắn bao giờ cũng hiện diện ngay trong lịch sử Hội thánh. Cho dù cách chú giải phê bình-lịch sử đã sửa lại chính mình nhiều lần, cách chú giải này cũng không thể nào cho chúng ta bất cứ dữ liệu nào cách xác đáng.

Một trong những học giả vĩ đại của chú giải phê bình, Adolf Julicher, đã xuất bản một công trình gồm hai bộ về các dụ ngôn của Đức Giêsu (Die Gleichnisreden Jesu, 1899. Tái bản lần thứ hai năm 1910) đã khai mở một giai đoạn mới để chú giải, trong đó, dường như đã tìm ra hình thức cuối cùng để giải thích các dụ ngôn. Julicher bắt đầu bằng cách nhấn mạnh đến sự khác biệt tận căn giữa ngụ ngôn và dụ ngôn: Ngụ ngôn đã phát triển trong nền văn hóa Hy lạp như là một phương pháp để chú giải những bản văn tôn giáo cổ có thẩm quyền mà không còn được chấp như chúng đại diện. Giờ đây, những nhận định của các bản văn này được chú giải như những giả thuyết có mục đích mở ra một nội dung bí nhiệm ẩn giấu sau nghĩa đen. Điều này giúp hiểu được ngôn ngữ của các bản văn như các diễn từ ẩn phụ. Khi được giải thích từng đoạn một, từng bước một, những nhận định này có dụng ý được xem như những biểu trưng theo nghĩa bóng thuộc về quan điểm triết học mà giờ đây, hiện ra như nội dung thật của bản văn. Vì thế, dường như việc giải thích các dụ ngôn như các ngụ ngôn theo mô thức này trở thành hiển nhiên. Chính các Tin Mừng thường đặt những giải thích mang tính ngụ ngôn về các dụ ngôn trên môi miệng Đức Giêsu, ví dụ, liên quan đến dụ ngôn người gieo giống, những hạt giống của người này rơi trên vệ đường, trên sỏi đá, trên bụi gai, hay trên đất sinh nhiều hoa trái (Mc 4:1-20). Phần ông, Julicher phân biệt cách rạch ròi giữa các dụ ngôn của Đức Giêsu với ngụ ngôn. Còn hơn các ngụ ngôn, ông nói, các dụ ngôn gồm có một mảng đời sống thật nhắm đến việc chuyển tải một tư tưởng, được hiểu theo nghĩa rộng nhất nếu có thể, một “điểm nổi cộm”. Những chú giải mang tính ngụ ngôn đã đặt trên môi miệng Đức Giêsu được xem như những phần thêm vào sau này phản ánh một góc độ hiểu lầm.

Trong chính việc phân biệt này, tư tưởng cơ bản của Julicher phân biệt giữa dụ ngôn và ngụ ngôn thật chính xác, và được nhiều học giả khắp nơi áp dụng ngay lập tức. Nhưng dần dần những giới hạn trong các học thuyết của ông đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù việc tương phần giữa các dụ ngôn và ngụ ngôn khá thích hợp, sự phân biệt cách tận căn giữa chúng không thể nào được chứng minh trên cơ sở lịch sử và bản văn. Cũng thế, Do Thái giáo đã dùng diễn tử mang tính ngụ ngôn, đặc biệt trong văn chương khải huyền. Dụ ngôn và ngụ ngôn hoàn toàn có thể tháp nhập vào trong nhau. Jeremias cho thấy rằng từ mashal (dụ ngôn, câu đố) của Do thái bao gồm nhiều thể loại rộng lớn: Dụ ngôn, so sánh, ngụ ngôn, truyền thuyết, cách ngôn, mạc khải khải huyền, câu đố, biểu tượng, biệt hiệu, nhân vật hư cấu, ví dụ (mẫu), chủ đề, lý luận, biện giải, lời biện bác, lời chế nhạo (tr. 20). Phê bình văn thể đã cố gắng phát triển bằng cách phân chia các dụ ngôn thành nhiều phạm trù: “Một phân biệt được vạch ra giữa ẩn dụ, so sánh, dụ ngôn, giống nhau, ngụ ngôn, minh họa” (ibid).

Nếu nỗ lực để cột thể loại dụ ngôn vào chỉ một loại văn chương là một sai lầm, phương pháp mà Julicher đã nghĩ đến để định nghĩa “điểm nổi cộm”, giả định là sự quan tâm quan trọng của dụ ngôn, càng hợp thời hơn. Hai ví dụ cũng đủ. Dựa theo Julicher, dụ ngôn người giàu có khờ dại (Lc 12:16-21) nhắm đến việc chuyển tải sứ điệp về “cả những người giàu có nhất cũng hoàn toàn lệ thuộc vào quyền năng và lòng nhân từ Thiên Chúa ngay lúc ấy”. Điểm nổi cộm trong dụ ngôn người quản gia bất lương (Lc 16:1-8) nói như thế này: “Người khôn ngoan dùng hiện tại như là điều kiện cho một tương lai hạnh phúc”. Jeremias chú giải thật đúng như sau: “Chúng ta được kể rằng các dụ ngôn loan báo một nhân loại đạo đức xác thực. Các dụ ngôn bị lấy đi ý nghĩa cánh chung của chúng. Vô hình chung, Đức Giêsu bị biến thành một ‘tông đồ tiến trình’ (Julicher, II, 483), một thầy dạy khôn ngoan khắc ghi những giới luật đạo đức và một nền thần học bằng các phương tiện trong các ẩn dụ và các câu chuyện gây ấn tượng. Nhưng không có gì có thể trở nên ít hơn như Ngài” (tr. 19). C.W.F. Smith diễn đạt chính mình cách thẳng thừng. “Không ai đóng đinh một vị thầy đã kể nhiều cầu chuyện thật dễ chịu để thúc đẩy nền đạo đức khôn ngoan” (Đức Giêsu trong Các Dụ Ngôn, tr. 17. Jeremias trích dẫn tr. 21).

Tôi ghi lại điều này cách chi tiết ở đây vì nó giúp cho chúng ta một thoáng nhìn những giới hạn trong cách chú giải cấp tiến, mà trong thời của nó được xem như là ne plus ultra, điểm cao nhất của tính chính xác khoa học và việc chép sử đáng tin cậy và cũng được các nhà chú giải Công giáo lưu tâm đến với lòng ganh tị và khâm phục. Chúng ta đã thấy trong nối kết với Bài giảng Trên núi, loại chú giải này biến Đức Giêsu thành một nhà đạo đức, một vị thầy đạo đức đã giác ngộ và mang tính cá nhân, vì tất cả những chiều sâu ý nghĩa và lịch sử, vẫn nghèo nàn về mặt thần học, và không đến gần được nhân vật Đức Giêsu thật.

Đúng thế, trong khi Julicher đã thai nghén “điểm nổi cộm” trong những thuật ngữ hoàn toàn mang tính người trong việc gìn giữ tinh thần của thời đại ông, không bao lâu sau, điều này được đồng nhất với cánh chung nội tại: Rốt cuộc, tất cả các dụ ngôn đều quy về lời loan báo gần như éschaton đang can thiệp vào, của “Triều đại Thiên Chúa”. Cũng thế, điều này cưỡng bước nhiều bản văn. Đối với nhiều dụ ngôn, cách chú giải theo cách cánh chung nội tại chỉ có thể áp đặt lên cách giả tạo. Ngược lại, Jeremias đã nhấn mạnh cách chính xác về sự kiện từng dụ ngôn có bối cảnh riêng của nó và vì thế, có sứ điệp riêng của từng dụ ngôn. Nhớ điểm này trong trí, ông đã phân chia các dụ ngôn ra thành chín nhóm theo chủ đề, trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm điểm chung, trái tim trong sứ điệp của Đức Giêsu. Chỗ này, Jeremias công nhận mang ơn nhà chú giải người Anh, C. H. Dodd, nhưng đồng thời cũng cách biệt với Dodd về một điểm quan trọng.

Dodd đưa ra một định hướng có chủ đề về các dụ ngôn hướng về Triều đại Thiên Chúa hay quyền lực của Thiên Chúa như tâm điểm trong cách chú giải của ông, nhưng ông lại từ chối cách tiếp cận mang tính cách chung nội tại của nền chú giải của người Đức và nối kết Cánh chung học với Kitô học: Triều đại đến trong con người Đức Giêsu. Vì thế, trong việc hướng đến Triều đại, các dụ ngôn nhắm đến Ngài như hình thức đích thật của Triều đại. Jeremias cảm thấy rằng ông không thể chấp nhận luận đề một “cánh chung đúng như thật”, như Dodd gọi như thế, và thay vào đó, ông đã đề cập đến một “cánh chung đang trong tiến trình nhận ra” (tr. 230). Vì thế, ông đi đến chỗ không thừa nhận, cho dù trong một hình thức giảm bớt nào đó, tư tưởng cơ bản trong nền chú giải của người Đức, nghĩa là, Đức Giêsu đã rao giảng Triều đại Thiên Chúa gần đến và Ngài trình bày điều này cho những ai nghe Ngài theo nhiều cách qua các dụ ngôn. Hơn thế nữa, sự liên kết giữa Kitô học và Cánh chung học càng yếu đi. Vấn đề vẫn còn đó là sau hai ngàn năm, người nghe nghĩ gì về tất cả những điều này. Dù sao chăng nữa, ông phải để ý đến chân trời cánh chung nội tại mà thời ấy chảy đi như một sai lầm, vì từ đó Triều đại Thiên Chúa, theo nghĩa Thiên Chúa biến đổi thế gian cách triệt để, đã không đến. Hoặc ông không thể dành riêng tư tưởng này cho thời nay. Cho đến chỗ này, tất cả những suy tư của chúng ta dẫn chúng ta đến việc công nhận rằng sự mong chờ gần nhất về thời thế mạt là một khía cạnh về việc tiếp nhận ban đầu về sứ điệp của Đức Giêsu. Đồng thời, hiển nhiên, nếu như đem tư tưởng này áp đặt lên mọi lời nói của Đức Giêsu và xem nó như chủ đề trọng tâm của Đức Giêsu, như thế, sẽ làm nổ tung tầm vóc nó. Trong chiều kích này, Dodd đi rất đúng đường theo nghĩa của động lực thật của các bản văn.

Từ nghiên cứu Bài giảng Trên núi, và cũng từ cách chú giải kinh Lạy Cha, chúng ta đã nhận ra rằng chủ đề sâu xa nhất trong giảng dạy của Đức Giêsu là mầu nhiệm của riêng Ngài, mầu nhiệm của người Con mà trong Ngài, Thiên Chúa ở giữa chúng ta và giữ lời của Người. Ngài loan báo Triều đại Thiên Chúa như đang đến và như đã đến trong con người của Ngài. Theo nghĩa này, chúng ta phải thừa nhận rằng cơ bản, Dodd đúng. Đúng thế, Bài giảng Trên núi của Đức Giêsu mang tính “cánh chung”, nếu bạn muốn, nhưng cánh chung theo nghĩa là Triều đại Thiên Chúa được “nhận ra” trong việc đến của Ngài. Vì thế, thật chính xác để có thể nói về “cánh chung trong tiến trình nhận ra”: Đức Giêsu, như Đấng đã đến, tuy là Đấng đến qua toàn thể lịch sử, và cuối cùng, Ngài nói với chúng ta về “việc đến” này. Theo nghĩa này, chúng ta có thể đồng ý hoàn toàn với những lời cuối cùng trong cuốn sách của Jeremias: “Năm tháng được chấp nhận của Thiên Chúa đã đến. Vì Người đã được mạc khải, Đấng mà tính vương giả bị che phủ chiếu sáng qua từng lời và qua từng dụ ngôn: Đấng Cứu Thế” (tr. 230).

Kế đó, chúng ta có cơ sở vững để chú giải tất cả các dụ ngôn như những lời mời gọi đa tầng và ẩn giấu tới đức tin vào Đức Giêsu như “Triều đại Thiên Chúa trong con người”. Nhưng có một câu nói gây nhiều tranh cãi liên quan đến các dụ ngôn đang cản đường. Cả ba Nhất Lãm liên quan tới chúng ta mà trước hết, Đức Giêsu trả lời câu hỏi của các môn đệ về ý nghĩa trong dụ ngôn người gieo giống với câu trả lời chung về lý do để giảng dạy bằng dụ ngôn. Ngay tại tâm điểm câu trả lời của Đức Giêsu là trích dẫn Isaiah 6:9 tt, mà Nhất Lãm chuyển tải trong các phiên bản khác nhau. Bản văn của Máccô đọc thấy như sau trong bản dịch thuyết phục cách cẩn thận của Jeremias: “Phần anh em [đây là vòng tròn các môn đệ], Thiên Chúa đã ban bí mật Nước Thiên Chúa: Nhưng còn những ai không có gì cả, mọi thứ đều tối tăm, để họ (như đã được viết) ‘có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, trừ khi họ quay trở lại và Thiên Chúa sẽ tha thứ cho họ’” (Mc 4:12; Jeremias, tr. 17). Điều này có nghĩa gì? Phải chăng điểm chính trong các dụ ngôn của Chúa là làm cho không thể hiểu được sứ điệp của Ngài và các dụ ngôn chỉ dành riêng cho một vòng tròn nhỏ thuộc về các linh hồn được chọn, cho những ai mà chính Ngài giải thích dụ ngôn cho họ? Phải chăng các dụ ngôn nhắm đến việc không mở cửa ra, nhưng đóng cửa lại? Phải chăng Thiên Chúa có óc bè phái, phải chăng Ngài chỉ muốn một vài người ưu tú, và không phải mọi người?

Nếu chúng ta muốn hiểu những lời bí nhiệm của Chúa, chúng ta phải đọc các dụ ngôn này dưới ánh sáng của Isaiah, vì Ngài đã trích dẫn Isaiah, và chúng ta phải đọc những lời này theo con đường riêng của Ngài, hệ quả mà Ngài đã biết. Trong khi phát biểu những lời này, Đức Giêsu tự đặt mình trong chỗ đứng của các Ngôn sứ, số phận của Ngài là số phận của một ngôn sứ. Nhìn chung, những lời Isaịah được trích dẫn thì gay gắt và kinh khủng hơn đoạn Đức Giêsu trích dẫn. Trong sách Isaiah nói rằng “Hãy làm cho lòng dân này ra đần độn, cho tai nó điếc, cho mắt nó mù, kẻo mắt nó thấy, tai nó nghe và lòng nó hiểu, mà nó trở lại và được chữa lành” (Is 6:10). Các Ngôn sứ thất bại: Sứ điệp của họ chống lại lập trường chung quá nhiều và các thói quen tiện nghi trong đời sống. Chỉ qua thất bại, lời nói của họ có hiệu quả. Sự thất bại của các Ngôn sứ là một câu hỏi tối nghĩa treo lơ lửng trên toàn thể lịch sử Israel, và trong một cách thức nào đó, câu hỏi này luôn xảy ra trong lịch sử nhân loại. Trên hết mọi sự, câu hỏi này cũng lập lại số phận của Đức Giêsu: Ngài kết thúc trên Thập giá. Nhưng chính Thập giá này lại là nguồn hoa quả tuyệt vời.

Và ở đây thật bất ngờ, chúng ta nhận thấy sự liên kết với dụ ngôn người gieo giống, là bối cảnh mà Nhất Lãm thuật lại những lời này của Đức Giêsu. Vai trò này tràn đầy ý nghĩa này thật ấn tượng, hình ảnh hạt giống hoạt động trong toàn thể sứ điệp của Đức Giêsu. Thời của Đức Giêsu, thời của các môn đệ, là thời gieo giống và thời của hạt giống. “Triều đại Thiên Chúa” được trình bày trong hình thức hạt giống. Quan sát từ bên ngoài, hạt giống là những gì rất nhỏ. Rất dễ bị bỏ sót. Hạt cải, hình ảnh về Triều đại Thiên Chúa, là hạt nhỏ nhất của mọi hạt, nhưng lại trở thành một cây to lớn. Hạt giống là hiện tại của những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Trong hạt giống có những gì sẽ xảy ra, nhưng lại hiện diện ở đây trong cách thức ẩn giấu. Đây là hiện diện của một lời hứa. Vào Chúa nhật lễ Lá, Chúa đã tóm tắt các dụ ngôn hạt giống có nhiều phần và mở toàn thể ý nghĩa của chúng ra. “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24). Chính Ngài là hạt lúa mì. Sự “thất bại”của Ngài trên Thập giá chính là con đường dẫn đến từ một vài người đến thật nhiều người, tới tất cả mọi người. “Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12:32).

Sự thất bại của các Ngôn sứ, sự thất bại của Ngài, giờ đây có vẻ nằm trong một ánh sáng khác. Đây chính là con đường đạt tới điểm mà “chúng trở lại và Thiên Chúa sẽ tha cho chúng”. Chính đây là phương pháp để mở mắt và mở tai tất cả. Chỉ trên Thập giá, các dụ ngôn được mở ra. Trong Diễn từ Tạm biệt của Ngài, Chúa nói, đúng lúc với điều này, “Thầy đã dùng dụ ngôn (diễn từ ẩn giấu) mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng sẽ nói rõ với anh em về Chúa Cha, không còn úp mở” (Ga 16:25). Các dụ ngôn lên tiếng trong cách thức ẩn giấu, kế đó, về mầu nhiệm Thập giá. Các dụ ngôn không chỉ nói về Thập giá, nhưng chính các dụ ngôn là một phần của Thập giá. Cách chính xác, vì các dụ ngôn cho phép nhận ra mầu nhiệm thần tính của Đức Giêsu, các dụ ngôn dẫn đến mâu thuẫn. Chỉ khi các dụ ngôn hiện ra bên trong sự rõ ràng cuối cùng, như trong dụ ngôn những người làm vườn nho bất công (x. Mc 12:1-12), các dụ ngôn trở nên các chặng đường trên con đường tới Thập giá. Trong các dụ ngôn, Đức Giêsu không chỉ là người gieo vãi hạt giống lời Thiên Chúa, nhưng Ngài còn là hạt giống rơi trên trái đất để chết đi và mang lại hoa quả.

Kế đến, giải thích gây xáo trộn của Đức Giêsu về điểm nhấn của các dụ ngôn chính là việc dẫn dắt chúng ta vào trong ý nghĩa sâu xa của chúng, cung cấp sự thật về bản chất của lời được viết ra của Thiên Chúa. Chúng ta đọc Sách thánh, đặc biệt các Tin Mừng, như sự hiệp nhất tổng thể diễn đạt sứ điệp mạch lạc cách nội tại, bất kể sự đa tầng lịch sử. Cho dù, xứng đáng để theo đuổi điều này cách xuyên suốt về giải thích thần học rút ra từ trái tim của Sách thánh với sự cân nhắc của các dụ ngôn từ quan điểm đặc biệt của con người. Cách chính xác, dụ ngôn là cái gì? Và người kể dụ ngôn muốn chuyển tải điều gì?

Giờ đây, mỗi một nhà giáo, mỗi thầy dạy muốn chuyển tải kiến thức mới cho thính giả của mình, thông thường hay dùng ví dụ hoặc dụ ngôn. Bằng cách dùng ví dụ, họ muốn thính giả chú ý tới một thực tại mà cho đến lúc ấy, nằm ngoài tầm nhìn của các thính giả. Họ muốn cho thấy cho đến lúc này, làm sao một điều gì đó mà các thính giả đã không thấy, lại có thể thoáng lấy qua một thực tại không nằm trong tầm với kinh nghiệm. Qua phương tiện dụ ngôn, họ đem một điều gì đó xa xôi vào trong tầm với của các thính giả để, dùng dụ ngôn như cầu nối, thính giả có thể nhận ra những gì mà trước đó họ không biết. Ở đây, có một chuyển động kép. Một mặt, dụ ngôn đem những thực tại xa với đến gần các thính giả khi họ suy tư về điều này. Mặt khác, chính các thính giả được dẫn vào trong một hành trình. Năng động nội tại của dụ ngôn, sự tự siêu việt nội tại của hình ảnh được chọn, mời gọi họ tin tưởng vào chính họ, vào năng động này và vượt ra khỏi các chân trời hiện sinh của họ, để biết và hiểu những điều mà trước đó họ không biết. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là dụ ngôn đòi hỏi sự hợp tác của người học trò, vì không chỉ một điều gì đó được đem tới gần họ, nhưng chính họ phải đi vào chuyển động của dụ ngôn và đồng hành với dụ ngôn. Ngay điểm này, chúng ta bắt đầu thấy tại sao dụ ngôn có thể gây ra nhiều sự cố: Nhiều khi dân chúng không thể nào khám phá ra năng động và để cho năng động dẫn dắt họ. Đặc biệt trong trường hợp các dụ ngôn ảnh hưởng và biến đổi cuộc sống cá nhân của họ, có thể dân chúng không chịu để cho bị lôi kéo vào chuyển động bó buộc này.

Điều này đem chúng ta trở lại những lời của Chúa về thấy và không thấy, nghe nhưng không hiểu. Bởi vì Đức Giêsu không cố gắng truyền đạt cho chúng ta một loại tri thức trừu tượng không liên quan gì đến chúng ta cách sâu xa. Ngài phải dẫn chúng ta tới mầu nhiệm Thiên Chúa, tới ánh sáng mà mắt chúng ta không chịu nổi và vì thế, chúng ta cố chạy trốn. Để làm cho chúng ta có thể tới gần mầu nhiệm, Ngài cho thấy làm thế nào ánh sáng thiêng liêng chiếu soi qua các sự vật của thế gian này và trong những thực tại thuộc về đời sống hằng ngày của chúng ta. Qua các biến cố hằng ngày, Ngài muốn chỉ cho chúng ta nền tảng đích thật của mọi vật và vì thế, là hướng đi thật mà chúng ta phải chọn trong đời sống thường nhật nếu chúng ta muốn đi đúng hướng. Ngài chỉ cho chúng ta Thiên Chúa: Không phải một Thiên Chúa trừu tượng, nhưng một Thiên Chúa hành động, can thiệp vào cuộc đời chúng ta, và muốn nắm tay chúng ta. Qua những gì thường nhật, Ngài chỉ cho chúng ta, chúng ta là ai và vì thế, chỉ cho chúng ta những gì chúng ta phải thực hiện. Ngài chuyển đạt tri thức gây ra những yêu cầu trên chúng ta. Điều này không chỉ và hay cả trước tiên thêm vào những gì chúng ta biết, nhưng còn thay đổi cuộc đời chúng ta. Tri thức làm cho chúng ta giàu có với ân huệ: “Thiên Chúa đang trên đường tới bạn”. Nhưng cũng bằng nhau là tri thức: “Hãy có đức tin và để cho đức tin dẫn dắt bạn”. Khả năng chối từ thì có thật, vì dụ ngôn thiếu chứng minh cần thiết.

Có hàng ngàn phản đối có lý, không chỉ trong thời Đức Giêsu, nhưng qua tất cả mọi thời, và ngày nay còn hơn bao giờ hết. Bởi vì chúng ta đã triển khai một khái niệm thực tại loại trừ sự mờ ảo trong thực tại tới Thiên Chúa. Điều duy nhất được kể đến như đích thực là những gì có thể chứng minh được. Không thể giam cầm Thiên Chúa vào trong thí nghiệm. Đó chính là lời quở mắng mà Người đã nói với người Do thái trong hoang địa. “Nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta [cố gắng giam Ta vào trong thí nghiệm], dù đã thấy những việc Ta làm” (Tv 95:9). Không thể nào thấy được Thiên Chúa qua thế gian, đó là những gì mà khái niệm hiện đại về thực tại nói tới. Và càng có ít lý do hơn để chấp nhận đòi hỏi mà Người đặt trên chúng ta: Hình như việc tin vào Người là Thiên Chúa và sống dựa theo đó giống như một đòi hỏi hoàn toàn vô lý. Trong hoàn cảnh này, các dụ ngôn thật sự dẫn đến vô thị và vô tri, đến “trái tim sơ cứng”.

Cho dù, cuối cùng, điều này có nghĩa là các dụ ngôn diễn đạt về sự âẩnmình của Thiên Chúa trong thế gian này và tri thức về Thiên Chúa luôn luôn đòi hỏi toàn thể con người, một tri thức như thế trở nên một với chính cuộc sống, và tri thức này không thể hiện hữu mà không có “hoán cải”. Vì trong thế gian này, đánh dấu bởi tội lỗi, lực hút của cuộc đời đè nặng bởi những sợi xích cái “tôi” và “bản thân tôi”. Phải bẻ gãy những sợi xích này để giải thoát chúng ta đến một tình yêu mới. Tình yêu này đặt chúng ta vào trong một lãnh vực có hấp lực khác, nơi đó, chúng ta có thể đi vào cuộc sống mới. Theo nghĩa này, chỉ có thể có tri thức về Thiên Chúa qua ân huệ tình yêu của Thiên Chúa trở nên hiển thị, nhưng ân huệ này cũng phải được chấp nhận. Theo nghĩa này, các dụ ngôn tỏ lộ bản chất về sứ điệp của Đức Giêsu. Theo nghĩa này, mầu nhiệm Thập giá được khắc ghi ngay tại tâm điểm của các dụ ngôn.

Ba dụ ngôn chính trong Tin Mừng Luca

Cố gắng trình bày ngay cả phần quan trọng trong các dụ ngôn của Đức Giêsu vượt qua khỏi tầm của cuốn sách này. Vì thế, tôi muốn giới hạn lại trong ba trình thuật dụ ngôn chính trong Tin Mừng Luca, vì cái đẹp và chiều sâu của những dụ ngôn này, cách tự nhiên, thường hay chạm đến người tín hữu cũng như không tín hữu: Câu chuyện Người Samari tốt lành, dụ ngôn Người Con hoang đàng, và câu chuyện ngắn về người giàu có và anh Lazarô.



+ NGƯỜI SAMARI TỐT LÀNH (LC 10:25-37)
Câu chuyện người Samari tốt lành liên quan đến vấn đề cơ bản của con người. Một luật sư, nói cách khác, vị thầy chú giải, hỏi Chúa câu này: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Lc 10:25). Luca giải thích rằng vị học giả này hỏi Đức Giêsu câu này để thử Ngài. Là một học giả Kinh thánh, ông ta biết Sách thánh trả lời câu hỏi này như thế nào rồi, nhưng ông muốn thấy vị ngôn sứ này, người không được học Sách thánh cách bài bản, nói gì về vấn đề này. Rất đơn giản, Chúa chỉ ông đến Sách thánh, dĩ nhiên, ông ta biết, và để cho ông ta tự trả lời. Vị học giả hành động bằng cách nối kết Đệ Nhị luật 6:5 và Lêvi 19:18 lại, và ông đi đúng mục tiêu. “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình” (Lc 10:27). Đức Giêsu giảng dạy về vấn đề này cũng không khác với luật Torah, toàn thể ý nghĩa bao gồm trong giới răn kép này. Nhưng giờ đây, nhà trí thức này đã biết quá rõ câu trả lời cho câu hỏi của mình, phải bào chữa cho chính ông. Những gì Sách thánh nói thì không có gì để bàn cãi đến, nhưng làm thế nào áp dụng vào trong đời sống hằng ngày cách thực tế lại đưa ra nhiều vấn đề thật sự đã tranh cãi giữa các học giả (và trong đời sống hằng ngày).

Vấn đề cụ thể là “người thân cận” là ai. Câu trả lời mang tính quy ước mà Sách thánh hỗ trợ, có thể được viện dẫn là, “người thân cận” có nghĩa là một thành viên của một dân tộc. Dân tộc là một tập thể liên đới trong đó, mỗi cá nhân chịu trách nhiệm cho từng cá nhân khác. Trong tập thể này, từng thành viên được nuôi dưỡng bởi tập thể, và từng người phải trông nom các thành viên khác như “chính họ”, như một phần tử của cùng một tập thể đã cho họ không gian để trong đó, họ sống cuộc sống của họ. Như thế, phải chăng điều này có nghĩa là những người xa lạ, những ai thuộc về một dân tộc khác, không phải là người thân cận? Điều này đi ngược lại với Sách thánh, cũng nhấn mạnh đến yêu thương người xa lạ, cần lưu ý đến chi tiết là chính Israel đã sống cuộc đời của người xa lạ tại Ai cập. Cho dù, vấn đề vẫn còn tranh luận là những biên giới phải được vạch ra chỗ nào. Nói chung, chỉ “người tạm trú” đang sống giữa dân chúng mới được coi là một thành viên của tập thể liên đới và như thế, như “người thân cận”. Những phẩm chất khác của thuật ngữ này cũng được phổ biến khá rộng rãi. Một câu nói của rabbi lãnh đạo cho rằng không cần thiết để ý đến người lạc giáo, kẻ mật thám, và kẻ bội giáo như người thân cận (Jeremias, tr.202 tt). Điều này cũng được cho là dĩ nhiên vì những người Samari, trước đó không lâu (giữa những năm A.D. 6 và 9) đã làm ô uế những vùng xung quanh Đền thờ tại Giêrusalem bằng cách “rải xương người chết” trong thời gian của chính lễ Vượt qua (Jeremias, tr. 204), không phải là những người lân cận.

Giờ đây, vấn đề được tập trung theo cách này, Đức Giêsu trả lời vấn đề này với một dụ ngôn về một người đàn ông trên đường từ Giêrusalem tới Giêricô đã rơi vào tay bọn cướp, bị lột sạch sẽ, và kế đó, bị bỏ nằm bên vệ đường nửa sống nửa chết. Câu chuyện này hoàn toàn có thật, vì những việc cướp bóc như thế thường hay xảy ra trên đường Giêricô. Một vị tư tế và một thầy Lêvi, những nhà chuyên môn về Lề luật, biết về cứu độ và là những người phục vụ chuyên môn về Lề luật, cũng đến, nhưng họ lại đi qua mà không dừng lại. Không cần thiết để giả định rằng trái tim của họ đã sơ cứng cách đặc biệt. Có lẽ chính họ cũng sợ và vội vã đi thật nhanh đến thành phố, hay có thể họ không chuyên môn và không biết cách để giúp người đàn ông này, đặc biệt vì dường như ông ta ở ngoài tầm giúp đỡ. Ngay lúc ấy, một người Samari đến, giả định là nhà kinh doanh thường hay đi ngang qua quãng đường này và hiển nhiên là quen thuộc với người chủ quán trọ gần đấy. Một người Samari, nói cách khác, một người không thuộc về cộng đoàn liên đới của Israel và không buộc phải coi nạn nhân như “người thân cận” của ông.

Trong nối kết này, chúng ta cần nhớ lại, trong chương trước đây, Tác giả Phúc Âm đã kể lại rằng trên đường tới Giêrusalem, Đức Giêsu đã sai các sứ giả đi trước Ngài và họ đã vào một làng Samari để tìm cho Ngài một chỗ trọ: “Nhưng dân làng không đón tiếp Ngài, vì Ngài đang hướng về Giêrusalem”. Những đứa con trai của Thần Sấm sét, Giacôbê và Gioan, điên tiết lên và nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng không?” (Lc 9:52 tt). Chúa cấm họ làm như thế. Họ tìm được chỗ trọ trong một làng khác.

Và giờ đây, người Samari bước lên sân khấu. Ông ta sẽ làm gì? Ông ta không hỏi về những nghĩa vụ liên kết của ông phải kéo dài bao xa. Ông cũng không hỏi về những xứng đáng cần phải có cho cuộc sống đời đời. Có cái gì đó xảy ra: Trái tim ông ta đập thật mạnh và mở ra. Tin Mừng dùng thuật ngữ mà trong Do thái nói về cung lòng và sự chăm sóc của người mẹ. Thấy người này trong tình trạng như thế là cú đánh vào “lục phủ ngũ tạng” của ông ta, chạm đến linh hồn ông ta. “Ông ta chạnh lòng thương”, đó là cách mà ngày nay chúng ta dịch lại bản văn, cách này đã làm giảm bớt sinh khí nguyên thủy của bản văn. Tia chóa sáng của lòng thương xót đánh vào linh hồn ông ta, giờ đây, chính ông ta trở thành một người thân cận, không để ý đến bất cứ câu hỏi hay nguy hiểm nào cả. Vì thế, sức nặng của vấn đề thay đổi chỗ này. Vấn đề không còn là người khác có phải là thân cận của tôi hay không. Vấn đề là về tôi. Tôi phải trở nên người thân cận, và khi tôi làm, người khác được kể “như chính tôi” cho tôi.

Nếu câu hỏi là “phải chăng người Samari cũng là người thân cận của tôi?”, câu trả lời trở nên rõ ràng không cần đưa ra trường hợp vào lúc đó. Nhưng giờ đây, Đức Giêsu đã mở toàn thể vấn đề ra trên chóp đỉnh của nó: Người Samari, kẻ xa lạ, đã làm cho chính họ trở thành người thân cận và chỉ cho tôi thấy rằng tôi phải học để trở thành người thân cận ngay tận bên trong và tôi đã có câu trả lời cho chính tôi. Tôi phải trở nên một người đang yêu, một người mà trái tim của họ mở ra để rung động tới nhu cầu của người khác. Như thế, tôi tìm ra người thân cận của tôi, hay tốt hơn, kế đến tôi được người thân cận tìm ra.

Helmut Kuhn đề nghị một giải thích về dụ ngôn này, mà chắc chắn đi ra khỏi nghĩa đen của bản văn, dĩ nhiên, ông thành công trong việc chuyển tải sứ điệp tận căn của dụ ngôn. Ông viết: “Tình yêu bạn bè theo nghĩa chính trị hệ tại vào sự bình đẳng của các hội viên. Ngược lại, dụ ngôn biểu tượng về người Samari tốt lành nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng tận căn của chúng: Người Samari, kẻ xa lạ với dân chúng, đối diện với tha nhân vô danh. Người giúp đỡ tìm ra chính mình trước nạn nhân vô vọng của vụ cướp bóc dã man. Dụ ngôn đề nghị rằng agape cắt ngang khỏi mọi đường lối chính trị, như được chúng thống trị bằng nguyên tắc do ut des (‘nếu bạn cho, tôi sẽ cho’), và vì thế, trình bày đặc tính siêu nhiên của apage. Qua tính lôgíc theo nguyên tắc của nó, agape không chỉ vượt ra khỏi những đường lối này, nhưng còn có nghĩa lật đổ chúng nữa: Người cuối sẽ lên đầu (x. Mt 19:30) và người hiền lành sẽ được đất làm gia nghiệp (x. Mt 5:5) (“Liebe”, tr. 88 tt). Một điều khá rõ: Tính phổ quát mới đang đi vào bức tranh, và nằm trên yếu tố mà tận sâu thẳm bên trong, tôi đã sẵn sàng trở nên người anh em với tất cả những ai tôi gặp gỡ mà cần tôi giúp đỡ.

Sự thích đáng theo đề tài của dụ ngôn trở thành hiển nhiên. Khi chúng ta chuyển nó vào trong những chiều kích của xã hội mang tính thế giới, chúng ta thấy làm sao người dân Phi Châu, bị cướp bóc đang nằm đó và bị tước đoạt, là vấn đề cho chúng ta. Như thế, chúng ta thấy làm sao họ trở thành những người thân cận của chúng ta cách sâu xa. Cách sống của chúng ta, lịch sử mà chúng ta liên quan đến, đã cướp bóc họ và tiếp tục làm như thế. Trên hết tất cả, điều này đúng đắn theo nghĩa chúng ta đã làm tổn thương linh hồn họ. Thay vì cho họ Thiên Chúa, Vị Chúa đã đến gần chúng ta trong Đức Kitô, sẽ tích hợp và đem đến hoàn tất tất cả những gì quí báu và cao cả trong truyền thống của riêng họ, chúng ta đã cho họ sự nghi ngờ của một thế giới không có Thiên Chúa, trong đó tất cả được tính toán bằng sức mạnh và lời nhuận, một thế giới tàn phá những tiêu chuẩn đạo đức quá đỗi đến nỗi sự tham nhũng và ý muốn vô lương về sức mạnh trở thành điều dĩ nhiên. Và điều này không chỉ áp dụng riêng cho Phi châu.

Dĩ nhiên, chúng ta có sự giúp đỡ mang tính vật chất để ban tặng và chúng ta phải kiểm điểm lại cách sống của riêng chúng ta. Nhưng chúng ta cũng luôn cho rất ít, khi chúng ta chỉ cho những gì vật chất. Và phải chăng những người bị cướp bóc và ngược đãi không vây quanh chúng ta hay sao? Những nạn nhân trong nghiện ngập, kinh doanh con người, du lịch tình dục, những người bị tàn phá tận trong thâm tâm đang ngồi giữa sung túc vật chất cách rỗng tuếch. Tất cả những điều này liên quan tới chúng ta, nó kêu gọi chúng ta phải có con mắt và trái tim của người thân cận, và cũng có can đảm yêu thương người thân cận của chúng ta. Vì, như chúng ta đã nói, vị tư tế và thầy Lêvi có thể đi ngang qua vì sợ hãi hơn là vì sự lãnh đạm thờ ơ. Sự mạo hiểm về điều tốt lành là những gì mà chúng ta phải học lại từ bên trong, nhưng chúng ta chỉ có thể làm điều này nếu chính chúng ta trở nên tốt lành từ bên trong, nếu chính chúng ta là “những người thân cận” từ bên trong, và nếu như chúng ta có con mắt theo kiểu phục vụ đòi buộc chúng ta, điều này có thể cho chúng ta, và vì thế, cũng được chờ mong từ chúng ta trong môi trường của chúng ta và bên trong phạm vi rộng lớn của cuộc đời chúng ta.

Các Giáo phụ đã hiểu dụ ngôn này theo cách Kitô học. Người ta có thể cho rằng đây là cách đọc mang tính ngụ ngôn, cách chú giải vượt qua khỏi bản văn. Nhưng khi chúng ta xem xét lại trong tất cả mọi dụ ngôn, mỗi dụ ngôn trong cách khác nhau, Chúa thật sự muốn mời gọi chúng ta tin vào Triều đại Thiên Chúa, mà chính Ngài là, như thế cách giải thích theo Kitô học không bao giờ hoàn toàn là cách đọc sai lạc. Trong một nghĩa nào đó, nó phản ánh tiềm năng bên trong của bản văn và có thể sinh hoa quả từ đó như từ một hạt giống. Các Giáo phụ nhìn dụ ngôn theo chiều kích lịch sử thế gian: Phải chăng người đàn ông nằm bên đường nửa sống nửa chết là một hình ảnh về “Ađam”, con người nói chung, họ thật sự “rơi vào tay bọn cướp?” Phải chăng chính con người này, tạo vật người này, đã bị loại trừ, bị hành hạ và bị lạm dụng qua toàn thể lịch sử của nó? Đống nhân loại khổng lồ hầu như đang sống dưới sự đàn áp. Ngược lại, phải chăng những người đàn áp là hình ảnh đích thật của con người? Hay phải chăng những người đàn áp này thật sự là những bức phiếm họa bóp méo, hổ thẹn cho con người? Karl Marx đã vẽ một bức tranh minh họa về “sự loại trừ” con người. Mặc dù ông ta không đi đến một bản chất thật của sự loại trừ, vì ông chỉ tư duy trong chiều kích vật chất, ông bỏ rơi chúng ta với một hình ảnh con người sống động rơi vào tay bọn cướp.

Nền thần học Trung cổ học hai biểu thị được dụ ngôn đưa ra liên quan đến tình trạng của người bị hành hung nhưng lại là những lời nhận định nhân bản cách nền tảng. Trước hết, bản văn nói rằng nạn nhân bị tấn công đã bị lột sạch (spoliatus) và thứ nhì, ông bị đánh đập nửa sống nửa chết (vulneratus; x. Lc 10:30). Các thần học gia thời Trung cổ xem điều này như nói về hai chiều kích của sự loại trừ con người. Họ nói rằng con người là spoliatus supernaturalibus vulneratus in naturalibus, bị lấy mất đi vẻ huy hoàng thuộc về ân sủng siêu nhiên mà con người đã nhận lấy và trong bản chất, họ đã bị tổn tương. Giờ đây, đây là một ví dụ về ngụ ngôn, và chắc chắn, ngụ ngôn này vượt ra khỏi nghĩa đen. Cho dù, vì tất cả điều này, đây là một cố gắng để xác nhận cách chính xác hai loại tổn thương đã kéo lịch sử nhân loại xuống.

Vì thế, con đường từ Giêrusalem tới Giêricô hóa ra là hình ảnh về lịch sử nhân loại. Người đàn ông nửa sống nửa chết nằm bên cạnh đường là hình ảnh nhân loại. Vị Tư tế và thầy Lêvi đi ngang qua. Chỉ từ lịch sử trần thế, chỉ từ các nền văn hóa và các tôn giáo, không có sự chữa lành nào xảy ra cả. Nếu nạn nhân bị tấn công là hình ảnh của Mọi Người, người Samari cũng chỉ là hình ảnh của Đức Giêsu Kitô. Chinh Thiên Chúa, đối với chúng ta là Đấng xa lạ và lạnh nhạt, đã lên đường để chăm sóc tạo vật bị thương của Người. Thiên Chúa, dù rất xa cách chúng ta, đã làm chính Người trở thành người thân cận của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. Ngài đổ dầu đổ rượu lên vết thương chúng ta, một cử chỉ được xem như một hình ảnh ân huệ chữa lành của các bí tích, và Ngài đem chúng ta tới quán trọ, Hội thánh, trong đó, Ngài bố trí sự lo lắng cho chúng ta và cũng trả trước cho cái giá của sự lo lắng này.

Chúng ta có thể bỏ qua những chi tiết nhỏ của ngụ ngôn, đã thay đổi từ Giáo phụ này sang Giáo phụ kia. Nhưng cái nhìn cao cả đã cho thấy con người đang nằm cách xa lạ và vô vọng bên cạnh đường trong lịch sử và chính Thiên Chúa trở nên người thân cận của con người trong Đức Giêsu là cái nhìn mà chúng ta có thể giữ lại cách vui vẻ, như một chiều kích sâu xa hơn của dụ ngôn mà liên quan đến chúng ta. Vì lý do đó, mệnh lệnh cao cả được diễn tả trong dụ ngôn không bị yếu đi, nhưng giờ đây, chỉ xuất hiện trong uy quyền trọn vẹn của nó. Chủ đề quan trọng về tình yêu, là sức ép thật sự của bản văn, giờ đây chỉ được ban cho chiều sâu trọn vẹn của nó. Vì giờ đây, chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta cũng bị “loại trừ”, đang cần sự cứu độ. Tất cả chúng ta cần đến ân huệ tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cho chính chúng ta, để về phần chúng ta, chúng ta cũng có thể trở nên “những tình nhân”. Chúng ta luôn luôn cần Thiên Chúa, Đấng tự trở nên người thân cận của chúng ta để chúng ta có thể trở nên những người thân cận.

Hai đặc tính trong câu chuyện này thích hợp với từng cá nhân con người. Từng người bị “loại trừ”, đặc biệt từ tình yêu (sau cùng là bản chất của “huy hoàng siêu nhiên” mà chúng ta đã bị tước đoạt). Trước hết, từng người phải được chữa lành và tràn ngập với ân huệ của Thiên Chúa. Nhưng kế đó, từng người cũng được kêu mời trở nên người Samari, đi theo Đức Kitô và trở nên giống như Ngài. Khi chúng ta thực hiện điều này, chúng ta sống cách đúng đắn. Chúng ta yêu cách đúng đắn khi chúng ta trở nên giống như Ngài, Đấng đã yêu thương tất cả chúng ta trước (x. 1Ga 4:19


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương