LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU


+ DỤ NGÔN VỀ HAI ANH EM (NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG VÀ NGƯỜI CON Ở LẠI NHÀ) VÀ NGƯỜI CHA NHÂN HẬU (LC 15:11-32)



tải về 1.5 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

+ DỤ NGÔN VỀ HAI ANH EM (NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG VÀ NGƯỜI CON Ở LẠI NHÀ) VÀ NGƯỜI CHA NHÂN HẬU (LC 15:11-32)
Có lẽ câu chuyện này là dụ ngôn hay nhất của Đức Giêsu, câu chuyện này cũng được biết tới như dụ ngôn người con hoang đàng. Đúng thế, nhân vật người con hoang đàng được đưa ra quá sống động và số phận của anh ta, cả tốt lẫn xấu, quá đau lòng đến nỗi xuất hiện cách hiển nhiên như tâm điểm của câu chuyện. Trên thực tế, mặc dù dụ ngôn có ba vai Jeremias và những nhà chú giải khác đã đề nghị rằng tốt hơn, nên gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu, vì người cha là tâm điểm thật của bản văn.

Mặt khác, Pierre Grelot, đã cho thấy rằng nhân vật người con thứ hai cũng cực kỳ quan trọng, vì thế, theo ý kiến của ông, đúng thế, theo phán đoán của tôi, sự chọn lựa chính xác nhất là dụ ngôn về hai anh em. Điều này liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh mà dụ ngôn gợi ý trong Luca 15:1tt. “Giờ đây, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Ngài giảng. Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: ‘Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng’”. Ở đây, chúng ta gặp hai tập thể, hai “anh em”: Một mặt là những người thu thuế và những kẻ tội lỗi, mặt khác là người Pharisêu và kinh sư. Đức Giêsu trả lời với ba dụ ngôn: Dụ ngôn con chiên bị lạc mất và chín mươi chín con vẫn còn ở nhà, dụ ngôn đồng tiền bị đánh rơi mất, và cuối cùng, Đức Giêsu bắt đầu lại, nói rằng: “Một người kia có hai con trai” (Lc 15:11). Câu chuyện về hai người con trai.

Trong việc kể lại dụ ngôn này, Chúa viện dẫn một truyền thống chạy dài từ trong quá khứ, vì động cơ của hai anh em xuyên suốt toàn thể Cựu Ước. Bắt đầu với Cain và Abel, tiếp tục xuống qua Ishmael và Isaac đến Êsau và Giacóp, chỉ được phản ánh lại một lần nữa trong hình thức đã cải tổ lại trong cách ứng xử của mười một đứa con của Giacóp đối với Giuse. Lịch sử của những người được Thiên Chúa chọn được điều hành bởi một biện chứng đặc biệt giữa những cặp anh em, và biện chứng này vẫn còn là vấn nạn chưa được giải quyết trong Cựu Ước. Trong thời điểm mới về việc Thiên Chúa liên hệ với lịch sử, Đức Giêsu dùng lại động cơ này với một cú xoáy mới. Trong Mátthêu, một bản văn về hai anh em liên quan đến dụ ngôn của chúng ta: Một người con nói muốn làm theo ý cha, nhưng lại không thật sự thi hành. Người thứ hai trả lời không với cha, nhưng sau đó nó ăn năn và thực hiện nhiệm vụ mà nó được giao phó (x.Mt 21:28-32). Ở đây cũng thế, đây là tương quan giữa những người tội lỗi và những người Pharisêu là vấn đề đang tranh cãi. Ở đây cũng vậy, cuối cùng, một lần nữa, bản văn nại đến việc nói Xin Vâng với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta.

Giờ đây, chúng ta cố gắng bước theo dụ ngôn từng bước một. Nhân vật đầu tiên chúng ta gặp là người con hoang đàng, nhưng ngay từ đầu, chúng ta cũng thấy hành động cao thượng của người cha. Ông đồng ý việc chia phần thừa kế theo ý muốn của người con thứ. Ông cho tự do. Có thể người cha tưởng tượng ra người con thứ sẽ làm gì, nhưng ông để cho anh ta đi theo con đường của anh ta.

Người con trẩy đi “phương xa”. Trước hết, các Giáo phụ đọc câu này như sự xa cách bên trong với thế giới của người cha, thế giới của Thiên Chúa, như sự đoạn tuyệt thuộc mang tính nội tâm trong tương giao, như sự từ bỏ lớn lao về tất cả những gì trung thực với riêng cá nhân. Người con phung phí gia tài của mình. Anh ta chỉ muốn thư giãn cho chính mình. Anh chỉ muốn múc hết cuộc đời cho đến khi không còn gì nữa. Anh ta muốn có “cuộc sống dư dật” theo như anh hiểu nó. Anh không còn muốn phải chịu bất cứ điều răn nào, bất cứ quyền bính nào. Anh ta tìm kiếm tự do tuyệt đối. Anh ta muốn sống chỉ cho mình anh ta, tự do thoát khỏi bất cứ mọi đòi hỏi khác. Anh ta thụ hưởng cuộc đời. Anh cảm thấy rằng anh ta hoàn toàn tự trị.

Phải chăng rất khó khăn cho chúng ta để thấy cách rõ ràng đang phản ánh chỗ này tinh thần chống đối với Thiên Chúa và với lề luật của Thiên Chúa thời hiện đại? Sự bỏ lại phía sau những gì mà, một lần, chúng ta đã lệ thuộc vào và ước muốn tự do không có giới hạn? Từ Hy lạp được dùng trong dụ ngôn nói về của cải mà người con lãng phí, trong từ vựng triết học của Hy lạp có nghĩa là “bản chất”. Người hoang đàng phung phí “bản chất” của mình, chính mình.

Cuối cùng không còn gì nữa. Có một lần, anh ta hoàn toàn tự do, giờ đây, thật sự là một người nô lệ, người chăn heo, sẽ thật hạnh phúc nếu được cho ăn cám heo. Những ai hiểu tự do như một giấy phép được tùy ý quyết định thực hiện những gì họ muốn cách tuyệt đối và sống theo cách riêng của họ, họ đang sống trong sự dối trá, vì tự chính bản chất của họ, con người là một phần thuộc về một hiện hữu được chia sẻ và tự do của họ cũng là tự do chia sẻ. Tự chính bản chất của con người bao gồm phương hướng và qui tắc, và trở nên một cách nội tại với đường hướng này và qui tắc là những gì tự do là. Vì thế, một sự tự trị giả tạo dẫn tới sự nô lệ: Trong khi đó, lịch sử đã dạy cho chúng ta điều này khá rõ. Đối với người Do thái, con heo là một con vật dơ dáy, nghĩa là, người chăn heo nói lên sự xa cách và túng quẫn cực kỳ nhất của con người. Con người hoàn toàn tự do đã trở nên một người nô lệ bất hạnh.

Ngay chỗ này, “hoán cải” xảy ra. Người con hoang đàng nhận ra anh ta đã lạc đường, ở nhà, anh ta tự do và các tôi tớ của cha anh được tự do hơn anh ta bây giờ, mà có lần anh ta đã coi mình hoàn toàn tự do. Tin Mừng nói rằng “anh ta hồi tâm” (Lc 15:17). Cũng như với đoạn văn về “phương xa”, các Giáo phụ tư duy những từ này theo nghĩa triết học: Sống xa nhà, xa nguồn cội của anh ta, người con này cũng lạc xa khỏi chính anh ta. Anh ta sống xa khỏi chân lý hiện hữu của anh ta.

Trái tim anh ta thay đổi, “hoán cải” của anh ta, bao gồm trong nhận thức của anh ta về điều này, nhận thức rằng anh ta đã trở nên xa lạ và lang thang vào trong “những miền đất xa lạ” thật, và anh ta quay trở lại chính mình. Mặc dù, những gì anh ta tìm thấy trong chính anh ta, là la bàn chỉ về người cha, về tự do thật của một “người con”. Bài diễn văn mà anh sửa soạn để trở về nhà cho chúng ta thấy phạm vi trọn vẹn của cuộc hành hương nội tâm mà giờ đây anh ta đang thực hiện. Những từ ngữ của anh cho thấy rằng toàn thể cuộc đời của anh giờ đây là một tiến trình kiên định hướng về “nhà”, qua nhiều hoang địa, đến chính mình và đến với người cha. Anh ta đang trên đường hành hương trở về chân lý hiện hữu của anh ta, và có nghĩa là “trở về nhà”. Khi các Giáo phụ cho chúng ta cách giải thích “hiện sinh” này của người con về lại nhà, họ cũng giải thích cho chúng ta “hoán cải” là gì, những loại đau khổ và thanh luyện nội tâm nào liên quan đến hoán cải, và chúng ta có thể an tâm nói rằng các Giáo phụ đã nhấn mạnh đến bản chất của dụ ngôn cách chính xác và giúp cho chúng ta nhận ra tính thích hợp của nó đối với ngày nay.

Người cha “thấy người con tận đằng xa” và đi ra để gặp anh ta. Người cha lắng nghe lời xưng thú của người con và nhận trong đó hành trình nội tâm mà người con đã thực hiện. Người cha nhận ra rằng đứa con đã tìm thấy con đường đến tự do thật. Vì thế, người cha không để cho người con nói hết, nhưng ôm lấy và hôn anh ta và ra lệnh sửa soạn một lễ hội thật hoành tráng. Nguyên nhân của niềm vui này là người con, đã chết khi ra đi với phần của cải đã chia, giờ đây sống lại lần nữa, đã sống lại từ cõi chết. “Vì em con đã chết mà nay lại sống” (Lc 15:32).

Các Giáo phụ đặt tất cả tình yêu của mình vào trong cách giải thích cảnh tượng này. Các Giáo phụ lấy hình ảnh người con đã hư mất như hình ảnh của con người như thế này, của Ađam, của tất cả chúng ta, của Ađam mà Thiên Chúa đã đi ra để gặp gỡ và người mà Thiên Chúa đã nhận lại vào trong nhà của Người. Trong dụ ngôn, người cha ra lệnh cho các đầy tớ nhanh nhanh mang “chiếc áo đầu tiên” ra. Đối với các Giáo phụ, “chiếc áo đầu tiên” là điểm quy chiếu về chiếc áo đã bị đánh mất đi từ ân sủng mà con người nguyên thủy đã được mặc cho, nhưng họ đã đánh mất vì tội lỗi. Những giờ đây, anh ta được cho lại “chiếc áo đầu tiên”, chiếc áo làm con. Giờ đây, bữa tiệc đã sẵn sàng, các Giáo phụ đọc bữa tiệc như hình ảnh bữa tiệc đức tin, bữa tiệc Thánh thể, trong đó, báo trước bữa đại tiệc vĩnh cửu. Trích dẫn bản văn Hy lạp theo nghĩa đen, những gì người con đầu nghe khi anh ta về nhà là “bản giao hưởng và hợp ca”, một lần nữa, đối với các Giáo phụ, hình ảnh về bản giao hưởng đức tin, làm cho việc trở nên một người Kitô là niềm vui và bữa tiệc.

Nhưng chắc chắn bộ phận chủ lực trong bản văn không nằm trong các chi tiết này. Giờ đây, rõ ràng bộ phận chủ lực là nhân vật người cha. Chúng ta có thể hiểu người cha không? Có thể nào một người cha, có thể nào một người cha được phép hành động như thế không? Pierre Grelot lưu ý đến chi tiết mà ở đây, Đức Giêsu đang nói về nền tảng vững chắc của Cựu Ước: Mẫu thức của cái nhìn về Thiên Chúa Cha nằm trong Hôsê 11:19. Trước hết, bản văn nói về việc chọn lựa Israel và sự bất trung thành theo sau. “Dân Ta sống trong bất trung; chúng gọi đến các Baal, nhưng họ không giúp chúng” (Hs 11:2). Nhưng Thiên Chúa cũng thấy rằng dân này đã tan tác và cây kiếm đang tung hoành trong các thành phố của chúng (x. Hs 11:6). Và giờ đây, chính những gì được diễn tả trong dụ ngôn của chúng ta lại xảy ra cho dân chúng. “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!... Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Épraim nữa, vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Hs 11:8 tt). Vì Thiên Chúa là Chúa, Đấng Thánh, Người hành động không giống như con người. Thiên Chúa có trái tim, và có thể nói, trái tim này quay lại chống Thiên Chúa: Ở đây trong Hôsê cũng như trong Sách thánh, chúng ta gặp lại thuật ngữ compassion, được diễn tả qua phương cách về hình ảnh cung lòng người mẹ. Trái tim Thiên Chúa biến đổi sự phẫn nộ và biến hình phạt thành tha thứ.

Đối với người Kitô hữu, giờ đây vấn đề nảy sinh ra: Đức Giêsu ăn khớp với chỗ nào đối với những điều này? Chỉ có người cha điển hình trong dụ ngôn. Không có Kitô học trong đó phải không? Augustinô cố gắng làm Kitô học vào trong chỗ mà bản văn nói về người cha ôm lấy đứa con (x. Lc 15:20). Thánh nhân viết “cánh tay Chúa Cha là Chúa Con”. Chỗ này, Augustinô có thể nại đến Irênaeus, vì Irênaeus đã nói đến Chúa Con và Chúa Thánh Thần như đôi tay của Chúa Cha. “Cánh tay Chúa Cha là Chúa Con”. Khi Người đặt cánh tay này trên vai chúng ta như “gánh nhẹ nhàng của Người”, như thế, cách chính xác, không phải là gánh nặng Người đang đặt trên chúng ta, đúng hơn, cử chỉ nhận chúng ta vào trong tình yêu. “Gánh” của cánh tay này không phải là một gánh nặng chúng ta phải mang, nhưng là một ân huệ mang lấy chúng ta và làm cho chúng ta thành con cái. Cách giải thích này cực kỳ gợi mở, nhưng vẫn còn là một ngụ ngôn, nhưng rõ ràng đã vượt ra khỏi bản văn.

Pierre Grelot đã khám phá ra cách chú giải phù hợp với bản văn và đi sâu hơn. Ông chú ý đến sự kiện Đức Giêsu dùng dụ ngôn này, bên cạnh hai dụ ngôn trước, để chứng minh sự tốt lành của riêng của Ngài đối với những người tội lỗi. Ngài dùng cách ứng xử của người cha trong dụ ngôn để chứng minh rằng Ngài cũng đón tiếp ân cần những người tội lỗi. Kế đến, qua cách hành xử của Ngài, chính Đức Giêsu trở nên “mạc khải của Đấng mà Ngài gọi là Cha của Ngài”. Vì thế, chú ý đến bối cảnh lịch sử của dụ ngôn tự đưa ra một “Kitô học tìm ẩn”. “Cuộc Thương khó và Sống lại của Ngài càng củng cố điểm này hơn: Làm thế nào Thiên Chúa tỏ tình yêu nhân từ của Người cho kẻ tội lỗi? Trong đó, ‘Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi’” (Rm 5:8). “Đức Giêsu không thể vào trong khung kể chuyện của dụ ngôn vì Ngài sống trong căn tính với Cha trên trời và đặt cung cánh ứng xử của Ngài trên của Cha. Trong điểm này, ngày nay, Đức Giêsu phục sinh vẫn duy trì trong cùng một hoàn cảnh như Đức Giêsu thành Nadarét trong thời gian mục vụ trần thế của Ngài” (tr. 228 tt). Đúng thế: Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu chứng minh cung cách của riêng Ngài bằng cách liên hệ nó với, đồng hóa nó với cung cách của Cha. Kế đến, trong nhân vật người cha mà Đức Kitô, nhận thức cụ thể của hành động của cha, được đặt ngay tại tâm điểm của dụ ngôn.

Giờ đây, người anh cả xuất hiện. Anh trở về nhà sau khi làm việc ngoài đồng, nghe thấy lễ hội tại nhà, tìm hiểu lý do tại sao, và trở nên giận dữ. Anh cho là bất công vì việc điều tốt lành này-không đáng gì cả, đã phung phí tất cả gia tài của anh, tài sản của cha, với bọn điếm, bây giờ lại được ban cho đại tiệc ăn mừng ngay mà không qua bất cứ thời gian thử thách, không qua bất cứ thời gian đền tội nào cả. Điều này mâu thuẫn với ý nghĩa công bình của anh: Cuộc đời mà anh dùng để làm việc không có giá trị gì cả khi so sánh với quá khứ chơi bời phóng đăng của người khác. Sự cay đắng nảy sinh trong anh. “Cha coi, đã bao năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà cha chưa cho lấy được một con dê để con ăn mừng với bạn bè” (Lc 15:29). Người cha đi ra để gặp người con cả, và cũng thế, bây giờ, người cha lên tiếng cách nhẹ nhàng với người con. Người con cả không biết gì về những biến đổi và những lang thang nội tâm mà người con thứ đã kinh nghiệm, không biết gì về hành trình đi vào trong những phần xa xôi của người con thứ, của sự sa ngã và tự phám khá mới của anh. Người con cả chỉ thấy bất công. Và điều này để lộ ra sự kiện cho thấy anh cũng âm thầm mơ ước một sự tự do không có giới hạn, sự vâng lời của anh đã làm cho anh trở nên cay đắng từ bên trong, và anh đã không ý thức về ân sủng được ở trong nhà, ân sủng của tự do đích thật mà anh thụ hưởng như người con. “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 15:31). Người cha giải thích cho người con cả giá trị cao cả về cuộc đời làm con với những lời này. Cũng cùng những lời này, Đức Giêsu đã dùng trong lời cầu nguyện theo chức tư tế cao cả của Ngài diễn tả tương quan của Ngài với Cha. “Tất cả những gì con có đều là của Cha, tất cả những gì Cha có đều là của con” (Ga 17:10).

Dụ ngôn ngừng lại chỗ này. Dụ ngôn chẳng nói với chúng ta điều gì về phản ứng của người con cả. Hay có thể phản ứng, vì ngay chỗ này, dụ ngôn đi ngay vào trong thực tế. Đức Giêsu dùng những lời của người cha để nói đến trái tim của những người Pharisêu và những người kinh sư đang kêu ca, đã dần dần phẫn nộ vì sự tốt lành của Ngài đối với kẻ tội lỗi (x. Lc 15:2). Giờ đây, hiển nhiên, Đức Giêsu đồng hóa sự tốt lành của Ngài đối với kẻ tội lỗi với sự tốt lành của người cha trong dụ ngôn và tất cả mọi lời quy cho người cha là những lời mà chính Ngài đã nói với người công chính. Dụ ngôn không kể lại câu chuyện về một công việc xa xôi, nhưng về những gì đang xảy ra tại đây và lúc này qua Ngài. Ngài đang theo đuổi trái tim của những kẻ chống đối Ngài. Ngài van xin họ đi vào và chia sẻ niềm vui của Ngài ngay thời điểm trở về nhà và hòa giải. Những lời này vẫn ở trong Tin mừng như lời mời gọi nài nỉ. Phaolô dùng lời mời gọi nài nỉ này khi viết : “Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa” (2Cr 5:20).

Kế đến, một mặt, dụ ngôn nằm ở vị trí thật thực tế ngay vào thời điểm trong lịch sử khi Đức Kitô kể lại nó. Tuy nhiên, cùng lúc ấy, dụ ngôn lại vượt ra khỏi thời điểm lịch sử, vì việc theo đuổi và van xin của Thiên Chúa vẫn tiếp tục. Nhưng, bây giờ dụ ngôn nói về ai? Cách chung, các Giáo phụ áp dụng động cơ hai anh em vào trong tương quan giữa người Do thái và Ngoại giáo. Đối với họ, khá dễ dàng để nhận ra trong người con chơi bời phóng đăng đã lạc xa khỏi Thiên Chúa và với chính họ, là một hình ảnh về thế giới ngoại giáo, giờ đây, Đức Giêsu đã mở cánh cửa ra cho họ liên hệ với Thiên Chúa trong ân sủng và giờ đây, Ngài cử hành tiệc mừng tình yêu của Ngài. Cũng thế, cũng không khó cho họ nhận ra trong người con vẫn ở nhà hình ảnh dân Israel, họ có thể nói cách hợp pháp: “Cha coi, đã bao năm trời con phục vụ Cha, và con không bao giờ bất tuân một trong các điều răn của Cha”. Sự trung thành của Israel và hình ảnh của Thiên Chúa rõ ràng được tỏ ra trong sự trung thành với Torah như thế.

Cách áp dụng này đối với người Do thái hợp pháp bao lâu chúng ta kính trọng đến hình thức mà chúng ta đã tìm thấy nó trong bản văn: Như nỗ lực tế nhị của Thiên Chúa thuyết phục Israel trở lại, hoàn toàn vẫn còn là việc khởi đầu của Thiên Chúa. Chúng ta nên lưu ý đến người cha trong dụ ngôn không chỉ tranh luận về sự trung thành của người con cả, nhưng còn thừa nhận cách dứt khoát về cuộc đời làm con của anh ta. “Con à, con luôn luôn ở với cha, và tất cả những gì của cha là của con”. Đây sẽ là một chú giải sai lạc nếu đọc bản văn này như là lời kết án người Do thái, vì bản văn không hỗ trợ điều này.

Trong khi chúng ta có thể xem việc áp dụng dụ ngôn này của hai anh em đối với Israel và Ngoại giáo như một chiều kích của bản văn, cũng còn có chiều kích khác nhau. Sau cùng, những gì Đức Giêsu nói về người con cả nhắm đến không chỉ riêng cho Israel (những người tội lỗi đến với Ngài cũng là người Do thái), nhưng còn nhắm đến sự cám dỗ về sự công chính cách đặc biệt, của những ai “en règle”, có lý đối với Thiên Chúa, như Grelot diễn tả nó (tr. 229). Trong nối kết này, Grelot nhấn mạnh đến câu “con không bao giờ bất tuân theo một trong các điều răn của Cha”. Đối với Israel, hơn hết tất cả, Thiên Chúa là Lề luật. Họ thấy chính họ trong tương quan pháp lý với Thiên Chúa và trong tương quan này, họ có lý đối với Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa còn cao trọng hơn: Họ cần phải được biến đổi từ Thiên Chúa-Lề Luật đến Thiên Chúa cao cả hơn, Thiên Chúa tình yêu. Điều này không có nghĩa là bỏ đi sự tuân phục của họ, nhưng đúng hơn, sự tuân phục này sẽ chảy đi từ những nguồn suối sâu hơn và vì thế, sẽ lớn hơn, mở rộng hơn và thanh khiết hơn, nhưng trên hết tất cả là khiêm nhường hơn.

Chúng ta hãy thêm vào một khía cạnh khác đã nhắc đến rồi: Sự cay đắng của họ đối với sự tốt lành của Thiên Chúa cho thấy sự cay đắng nội tâm liên quan đến sự vâng lời của riêng họ. Trong thâm tâm, họ cũng đã đi ra cách vui vẻ vào trong “tự do” cao cả này. Đây là sự đố kỵ hiểu ngầm về những gì mà người khác có thể trốn ra khỏi. Họ chưa đi qua cuộc hành hương mà người con thứ đã được thanh luyện và làm cho người con thứ nhận ra ý nghĩa của tự do và làm con. Thực ra, họ giữ tự do của họ như thể tự do là nô lệ và họ chưa trưởng thành với phận làm con thật sự. Họ cũng đang cần một con đường. Họ có thể tìm ra nếu họ chỉ thú nhận Thiên Chúa thì đúng và chấp nhận bữa tiệc của Người như của riêng họ. Như thế, trong dụ ngôn này, Chúa Cha đang nói với chúng ta qua Đức Kitô, những người không bao giờ bỏ nhà ra đi, cũng khuyến khích chúng ta thật sự thay đổi và tìm lấy niềm vui trong đức tin của chúng ta.


+ DỤ NGÔN ÔNG NHÀ GIÀU VÀ ANH LADARÔ (LUCA 16:19-31)
Một lần nữa, câu chuyện này trình bày cho chúng ta hai nhân vật đối nghịch: Trong cuộc đời của mình, ông nhà giàu chè chén xa hoa và anh nhà nghèo không được nhặt lấy những mảnh vụn do những người giàu có liệng xuống. Theo phong tục thời đó, những miếng bánh vụn thường được dùng để rửa tay và quăng đi. Một số các Giáo phụ cũng liệt kê dụ ngôn này như một ví dụ về mô thức hai-anh em và áp dụng nó vào tương quan giữa Israel (ông nhà giàu) và Hội thánh (người nghèo, Ladarô). Nhưng khi áp dụng như thế, họ nhầm lẫn giữa văn thể rất khác liên quan đến chỗ này. Điều này khá hiển nhiên trong chính phần kết luận rất khác biệt. Trong khi đó, các bản văn hai-anh em vẫn còn mở ra, kết thúc như một câu hỏi và lời mời gọi, câu chuyện này đã diễn tả kết luận cuối cùng của cả hai vai chính.

Bởi vì một số hậu cảnh sẽ giúp cho chúng ta hiểu trình thuật này, chúng ta cần quan sát một loạt Thánh vịnh mà trong đó, lời than khóc của người nghèo nổi lên trước Thiên Chúa. Người nghèo đặt niềm tin của họ vào Thiên Chúa trong việc tuân phục những điều răn của Người, nhưng họ chỉ kinh nghiệm sự bất hạnh. Trong khi đó, những kẻ nhạo báng coi thường Thiên Chúa lại đi từ thành công này đến thành công khác và vui hưởng mọi hạnh phúc trần thế. Ladarô thuộc về loại người nghèo mà chúng ta nghe tiếng của họ, ví dụ, trong Thánh vịnh 44: “Ngài làm cho chúng con nên trò cười cho dân ngoại, chúng lắc đầu, tỏ vẻ khinh khi… Âu cũng vì Ngài, mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh” (Tv 44:15-23; x. Rm 8:36). Sự khôn ngoan ban đầu của Israel đã hoạt động trên tiền đề mà Thiên Chúa thưởng cho người công chính và phạt kẻ tội lỗi, vì thế sự bất hạnh hợp với tội lỗi và hạnh phúc hợp với công chính. Khôn ngoan này đã bị ném vào trong khủng hoảng, tối thiểu từ thời Lưu đày. Điều này không chỉ cho rằng như một toàn thể, dân Israel chịu đau khổ hơn những dân tộc chung quanh là những dân tộc đã làm cho Israel vào trong lưu đày và bị đàn áp. Trong đời sống riêng tư cũng vậy, điều này đã trở nên rõ ràng rằng kẻ nhạo báng phải trả lẽ và người công chính mang số phận đau khổ trong thế gian này. Trong nhiều Thánh vịnh và Văn chương Khôn ngoan sau này, chúng ta chứng kiến cuộc xung đột nắm lấy sự mâu thuẫn này. Chúng ta thấy một cố gắng mới trở nên “khôn ngoan”, hiểu cuộc đời cách đúng đắn, tìm kiếm và hiểu lại Thiên Chúa, dường như Đấng này bất công hay nói chung, vắng bóng.

Một trong những bản văn xuyên suốt liên quan đến cuộc xung đột này là Thánh vịnh 73, mà trong một nghĩa nào đó, chúng ta coi như phông tri thức của dụ ngôn chúng ta. Trong đó, chúng ta thấy nhân vật nhà giàu tham lam trước mắt chúng ta và chúng ta nghe thấy lời phàn nàn của Nhà Thánh vịnh đang cầu nguyện, Ladarô: “Bởi ganh tị những người lên mặt và thấy ác nhân thịnh đạt hoài. Quả là chúng không nếm mùi tân khổ, chúng có thân hình mạnh mẽ phương phi, không hề vất vả như ai khác, chẳng bị tai ương giống người đời. Vì vậy, chúng lấy vẻ kiêu căng làm vòng đeo cổ, … Xác đầy mỡ tiết ra toàn gian ác … Miệng chẳng từ xúc phạm trời cao… Nên dân ta hướng về chúng cả. Lời chúng thốt ra hăm hở nuốt vào. Chúng bảo ‘Chúa Trời đâu có biết, Đấng Tối Cao nào hiểu chuyện chi!’” (Tv 73:3-11).

Người công chính đau khổ nhận ra tất cả điều này thì đang bị nguy hiểm vì nghi ngờ đức tin của mình. Có thật là Thiên Chúa không thấy phải không? Người có nghe không? Người có quan tâm đến sự hủy diệt của nhân loại hay không? “Lạy Chúa, như thế là con đã uổng công giữ lòng trong trắng, giữ tay thanh sạch! Suốt ngày con bị đòn bị đánh, mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ” (Tv 73:13 tt). Bước ngoặt xảy ra khi người công chính đau khổ trên Bàn thờ nhìn về Thiên Chúa và, khi Ngài làm như thế, quan điểm của Ngài trở nên bao quát hơn. Giờ đây, Ngài nhìn thấy rằng sự khôn ngoan bên ngoài của những người nhạo báng thành công là sự điên khùng khi được nhìn dưới ánh sáng này. Khôn ngoan theo cách này là trở thành “ngu si chẳng hiểu…như thú vật nào hơn” (Tv 73:22). Họ vẫn sống trong quan điểm của loài vật và đánh mất quan điểm con người siêu việt thực tại vật chất, hướng về Thiên Chúa và hướng về cuộc sống vĩnh cửu.

Chỗ này, chúng ta nên nhắc lại một Thánh vịnh khác, trong đó, người bị ngược đãi lên tiếng vào lúc cuối. “Xin làm đầy bụng của họ với những điều tốt lành; xin cho con cái họ được dư thừa. … Cũng như cho tôi, tôi sẽ thấy gương mặt của Người trong sự công chính. Khi tôi thức dậy, tôi sẽ hài lòng với việc nhìn thấy hình thức của Người” (TV 77:14 tt). Hai loại hài lòng mâu thuẫn chỗ này: Thỏa mãn với của cải vật chất, và hài lòng với việc nhìn thấy “hình thức của Người”, trái tim trở nên thỏa mãn qua sự hội ngộ với tình yêu vô hạn. Những từ “khi tôi thức dậy” nằm tại chiều sâu thẳm nhất quy chiếu về việc thức dậy vào trong cuộc sống mới và vĩnh cửu, nhưng họ cũng nói về sự “thức dậy” sâu hơn chỗ này trong thế gian này: Con người thức dậy đối với chân lý trong một cách thức làm cho họ hài lòng cách mới mẻ tại đây và bây giờ.

Chính sự thức dậy trong kinh nguyện này mà Thánh vịnh 73 đề cập tới. Giờ đây, nhà thánh vịnh nhận ra rằng hạnh phúc của những kẻ nhạo báng mà họ đố kỵ quá đổi chỉ là “giấc mơ đang mờ dần khi người ta thức dậy, khi đang thức dậy, họ quên ảo ảnh của họ” (Tv 73:20). Và giờ đây, họ nhận ra hạnh phúc thật. “Thật con ở với Chúa luôn, tay con Ngài nắm chẳng buông chẳng rời, … Con còn ai chốn trời xanh? Bên Ngài thế sự thật tình chẳng ham … Còn hạnh phúc của con là ở kề bên Chúa” (TV 73:23, 25, 28). Điều này không khuyến khích đặt niềm hy vọng của chúng ta vào cuộc sống sau này, nhưng đúng hơn, sự thức dậy đối với sự tiến triển thật của hữu thể người, dĩ nhiên cũng bao gồm lời mời gọi tới cuộc sống vĩnh cửu,

Điều này có vẻ lạc đề đối với dụ ngôn của chúng ta. Trong thực tế, Chúa đang dùng câu chuyện này để khởi động chúng ta vào trong chính tiến trình của “thức dậy” được phản ánh trong các Thánh vịnh. Điều này không liên quan gì đến việc lên án bèo bọt về sự giàu có và về người giàu có sinh ra đố kỵ. Trong các Thánh vịnh mà chúng ta đã xem xét sơ qua, tất cả mọi đố kỵ phải để lại đằng sau. Tác giả thánh vịnh đã thấy thật là điên khùng khi đố kỵ với loại của cải này vì ông đã nhận ra sự tốt lành thật là gì. Sau khi Đức Giêsu chịu đóng đinh, hai ông nhà giàu xuất hiện, Nicôđêmô và Giuse thành Arimathê, đã khám phá ra Thiên Chúa và đang trong hành trình “thức dậy”. Thiên Chúa muốn dẫn chúng ta từ sự thông minh điên khùng đến khôn ngoan đích thật. Người muốn dạy cho chúng ta việc phân định điều tốt lành thật. Và như thế, chúng ta có những nền tảng tốt, cho dù không có trong bản văn, nói rằng, từ quan điểm của các Thánh vịnh, người giàu có tham lam đã là người vô tâm trong thế gian này, và chè chén say sưa của ông ta chỉ là một cố gắng bưng bít sự trống rỗng nội tâm của ông ta. Cuộc sống sau này chỉ đem ra ánh sáng sự thật đã hiện diện trong cuộc đời này. Dĩ nhiên, dụ ngôn này, qua việc đánh thức chúng ta dậy, đồng thời cũng mời gọi chúng ta đến yêu thương và trách nhiệm mà giờ đây chúng ta nợ anh chị em nghèo đói của chúng ta, trên cả hai, vĩ mô của thế gian và trên vi mô của đời sống hằng ngày.

Trong diễn đạt về cuộc sống sau này mà giờ đây theo sau trong dụ ngôn, Đức Giêsu dùng những tư tưởng đang phổ biến trong Do thái giáo vào thời của Ngài. Do đó, chúng ta không được áp đặt chú giải của chúng ta vào trong phần này của bản văn. Đức Giêsu áp dụng những hình ảnh đang có sẵn, mà không chính thức liên kết chúng vào trong giảng dạy của Ngài về cuộc sống mai hậu. Tuy thế, Ngài xác định cách rõ ràng về bản chất của các hình ảnh. Theo chiều hướng này, điều quan trọng cần chú ý chỗ này là Đức Giêsu viện dẫn tư tưởng về tình trạng ở giữa sự chết và sống lại, nhờ đó, đã trở thành một phần của di sản phổ quát trong đức tin Do thái. Người giàu có ở trong Âm phủ, chỗ này được hiểu như một nơi tạm thời, và không phải trong “Gehenna” (địa ngục), tên của tình trạng cuối cùng (Jeremias, tr. 185). Chỗ này, Đức Giêsu không nói gì về việc “sống lại từ cõi chết”. Nhưng như chúng ta đã thấy trước đây, đây không phải là sứ điệp chính yếu mà Chúa muốn chuyển tải trong dụ ngôn này. Hơn thế nữa, như Jeremias đã cho thấy cách thuyết phục, điểm chính, đến từ phần thứ hai của dụ ngôn, là lời đề nghị của ông nhà giàu về một dấu chỉ.

Ông nhà giàu nhìn lên Ápraham từ trong Âm phủ, nói lên những gì mà rất nhiều người, cả lúc ấy và bây giờ, nói hay muốn nói cùng Thiên Chúa: “Nếu thật sự Người muốn chúng tôi tin vào Người và tổ chức cuộc đời chúng tôi theo lời mạc khải trong Sách thánh, Người sẽ phải làm cho chính Người rõ ràng hơn. Xin hãy gởi đến cho chúng tôi một người từ thế giới bên kia, người này có thể kể cho chúng tôi thực sự như thế đó.” Việc đòi hỏi dấu chỉ, đòi hỏi thêm chứng cứ về Mạc Khải, là một vấn đề trải dài toàn thể Sách thánh. Câu trả lời của Ápraham, cũng như câu trả lời của Đức Giêsu cho những người cùng thời với Ngài đòi hỏi các dấu chỉ trong những bối cảnh khác, quá rõ: Nếu người ta không tin vào lời Sách thánh, như thế, họ cũng sẽ không tin vào bất cứ ai đến từ thế giới bên kia. Những chân lý cao nhất không thể nào bị ép buộc vào trong loại chứng cứ kinh nghiệm mà chỉ áp dụng vào thực tại vật chất.

Ápraham không thể nào gởi Ladarô tới nhà cha của ông nhà giàu. Nhưng lúc này, có một điểm gây ấn tượng cho chúng ta. Chúng ta được nhắc lại về sự sống lại của Ladarô tại Bêthany, được Tin Mừng Gioan ghi lại cho chúng ta. Chuyện gì xảy ra lúc ấy? Tác giả Phúc Âm kể cho chúng ta rằng “Có nhiều kẻ đã tin vào Người” (Ga 11:45). Họ đi gặp những người Pharisêu và báo cáo lại những gì đã xảy ra, ngay lúc đó, những người Sanhedrin tụ họp nhau lại để bàn bạc. Họ thấy vấn đề trong ánh sáng chính trị: Nếu điều này dẫn đến một phong trào nổi cộm, có thể buộc những người Roma can thiệp vào, dẫn đến hoàn cảnh nguy hiểm. Vì thế họ quyết định giết Đức Giêsu. Phép lạ không dẫn đến đức tin, nhưng làm cho tâm hồn ra sơ cứng (Ga 11:45-53).

Nhưng tư duy của chúng ta đi xa hơn thế. Chúng ta không nhớ trong nhân vật Ladarô, đang nằm tại cửa nhà ông nhà giàu mụn nhọt đầy mình, mầu nhiệm của Đức Giêsu, Đấng “đã chịu khổ hình ngoài cửa thành” (Dt 13:12) và, giang ra trần truồng trên Thập giá, bị giao nộp để chế nhạo và đám đông khinh rẻ, thân thể Ngài “đầy tràn máu và thương tích” hay sao? “Thân sâu bọ chứ người đâu phải, con bị đời mắng chưởi dể duôi” (Tv 22:7).

Ngài là Ladarô thật, đã sống lại từ cõi chết, và Ngài đã đến để nói với chúng ta như thế. Nếu chúng ta nhận ra trong câu chuyện của Ladarô câu trả lời của Đức Giêsu cho các thế hệ đòi một dấu chỉ, chính chúng ta tìm ra sự hài hòa với câu trả lời cơ bản mà Đức Giêsu đã ban cho đòi hỏi này. Vì thế, trong Mátthêu đọc như sau: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kinh ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy” (Mt 12:39 tt). Trong Luca, chúng ta đọc thấy rằng “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna. Quả thật, ông Giôna đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy” (Lc 11:29 tt).

Ở đây, chúng ta không cần phân tích những khác biệt của hai phiên bản. Một điều trở nên rõ ràng: Dấu lạ của Thiên Chúa cho nhân loại là Con Người. Đó chính là Đức Giêsu. Và tại cấp độ sâu thẳm nhất, Ngài là dấu chỉ này trong Mầu nhiệm Vượt qua, trong mầu nhiệm sự chết và Sống lại của Ngài. Chính Ngài là “dấu lạ của Giôna”. Bị đóng đinh và sống lại, Ngài là Ladarô thật. Dụ ngôn đang mời gọi chúng ta tin và đi theo Ngài, dấu chỉ hoành tráng của Thiên Chúa. Nhưng điều này còn hơn một dụ ngôn. Điều này nói về thực tại, về thực tại cực kỳ quyết định trong mọi lịch sử.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương