LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU



tải về 1.5 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

NGƯỜI CON
Ngay từ đầu của chương này, chúng ta đã nhận thấy cách tổng quát rằng cần phân biệt giữa hai danh xưng “Con Người” và “người Con” (chưa nói gì về tính chất). Nguồn gốc và ý nghĩa của hai thuật ngữ này khá khác biệt, cho dù ý nghĩa của cả hai đều gối lên nhau và hòa hợp vào nhau như đức tin của người Kitô đã thành hình. Trước đây tôi đã xử lý khá bao quát với toàn bộ vấn đề trong cuốn Giới Thiệu Về Kitô Giáo của tôi, ở đây, tôi chỉ tóm tắt cách vắn gọn như một phân tích về thuật ngữ “Con Thiên Chúa”.

Thuật ngữ “Con Thiên Chúa” xuất xứ từ nền thần học chính trị của miền Cận đông cổ. Trong cả hai, Ai cập và Babylon, nhà vua được gọi là “người con của Thiên Chúa”. Nghi thức nhậm chức của vua được coi như việc “đang sinh ra” như con của Thiên Chúa, có thể người Ai cập thật sự hiểu theo nghĩa của nguồn gốc bí nhiệm từ Thiên Chúa, trong khi đó, người Babylon lại có vẻ xem điều này cách khiêm tốn hơn như một hành động pháp lý, việc chúa nhận làm con nuôi. Israel kế thừa những tư tưởng này trong hai cách, ngay cả đức tin của Israel cũng tạo lại hình dáng của chúng. Moses đã nhận từ chính Thiên Chúa sứ vụ nói lại với Pharaô. “Đức Chúa phán thế này: Con đầu lòng của Ta là Israel. Ta đã phán với ngươi: Hãy thả con Ta ra để nói đi thờ phượng Ta” (Xh 4:22 tt). Mọi dân tộc đều là gia đình cao cả của Thiên Chúa, nhưng Israel là “đứa con đầu lòng”, như thế, thuộc về Thiên Chúa một cách đặc biệt, với tất cả những ý nghĩa về thân phận một đứa con đầu lòng trong miền Cận đông xưa. Với sự thống nhất của vương quyền Đavít, hệ tư tưởng vua chúa của miền Cận đông thời xưa được chuyển tải tới vị vua của núi Xion.

Bài diễn từ mà Nathan tiên báo về Đavít hứa rằng nhà của Đavít sẽ bền vững muôn đời bao gồm việc sau: “Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. … Đối với nó, Ta sẽ là Cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Khi nó phạm tội, Ta sẽ sửa phạt nó … Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó” (2Sm 7:12 tt; x. Tv 89:27 tt, 37 tt). Kế đến, các lời này trở thành nền tảng trong nghi thức nhậm chức của các vua Israel, một nghi thức mà chúng ta gặp lại trong Thánh Vịnh 2:7 tt: “Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng: ‘Con là con của Chúa, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con. Con cứ xin, rồi Cha ban tặng muôn dân nước làm sản nghiệp riêng, toàn cõi đất làm phần lãnh địa”.

Phần này có ba điểm khá rõ. Israel có địa vị đặc ân như người con đầu lòng của Thiên Chúa được nhân hóa trong vị vua. Vua hiện thân chân giá trị của Israel trong con người. Thứ hai, điều này có nghĩa là hệ tư tưởng vua chúa thời xưa, truyền thuyết được sinh ra, bị bỏ đi và thay thế bằng nền thần học tuyển chọn. “Được sinh ra” bao gồm trong tuyển chọn. Trong việc lên ngôi của ngày nay, chúng ta thấy một diễn đạt tóm tắt về hành động tuyển chọn của Thiên Chúa, trong đó, Israel và nhà vua là hiện thân trở thành “người con” của Thiên Chúa. Tuy nhiên, thứ ba, điều trở nên hiển thị là lời hứa thống trị mọi dân tộc, một lời hứa lấy từ các vị vua cao cả của phương Đông, thì bất cân xứng với thực tại đích thực của vị vua trên núi Sion. Người là Đấng cai trị duy nhất vô nghĩa đối với quyền bính mỏng manh kết thúc trong lưu đày, và sau đó có thể tái lập lại trong một thời gian ngắn lệ thuộc vào những siêu quyền bính của ngày đó. Nói cách khác, ngay từ đầu, lời tiên tri cao trọng về Sion đã trở nên lời hứa về vị vua tương lai, một lời đã cho thấy vượt qua cả thời điểm hiện tại, vượt qua cả những gì vị vua đã ngồi trên ngai tòa của mình, có thể được coi là “ngày nay” và “bây giờ”.

Những người Kitô tiên khởi đã nhanh chóng chọn lời hứa này và đã đi đến việc nhận ra sự Sống Lại của Đức Giêsu như sự hoàn tất thực sự về lời hứa này. Dựa theo Công vụ Tông đồ 13:32 tt, trong trình thuật làm khuấy động cả lịch sử cứu độ lên tới đỉnh điểm trong Đức Kitô, Phaolô nói với những người Do thái tụ họp trong hội đường tại Antiôkia trong Pisidia rằng “Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong Thánh vịnh 2: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con’”. Chúng ta có thể giả định cách an toàn rằng diễn từ này được ghi lại chỗ này trong Công vụ Tông đồ là một ví dụ cụ thể về giảng dạy truyền giáo ban đầu cho người Do thái, trong đó, chúng ta gặp một hiểu biết về Cựu Ước mang tính Kitô học của Hội thánh khai sinh. Như thế, ở đây, chúng ta thấy giai đoạn thứ ba trong việc làm lại nền thần học chính trị của miền Cận đông cổ. Trong Israel, vào thời vương quốc Đavit, hiểu biết Kitô học về Cựu Ước đã hợp nhất với nền thần học tuyển chọn của Giao Ước cũ. Hơn thế nữa, như vương quốc Đavít phát triển, hiểu biết này càng trở thành một diễn đạt về hy vọng vào vị vua sẽ đến. Tuy nhiên, giờ đây, sự Sống lại của Đức Giêsu được công nhận bằng đức tin như “hôm nay” đã chờ đợi-từ lâu mà Thánh vịnh đề cập tới. Giờ đây, Thiên Chúa đã chỉ định vị vua của Người, và đã thực sự ban cho Ngài quyền sở hữu các dân tộc trên trái đất như là gia nghiệp.

Nhưng việc “thống trị” các dân tộc trên trái đất này đã mất đi đặc tính chính trị của nó. Vị vua này không làm dân chúng tan tác bằng trượng sắt (x. Tv 2:9), Ngài cai trị từ Thập giá, và cai trị như thế theo cách thức hoàn toàn mới mẻ. Tính phổ quát được hoàn tất qua sự khiêm nhường hiệp thông trong đức tin. Vị vua này cai trị bằng đức tin và tình yêu, và không theo cách nào khác. Điều này giúp cho việc hiểu những lời của Thiên Chúa theo cách hoàn toàn mới mẻ và cuối cùng. “Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con”. Giờ đây, thuật ngữ “người Con của Thiên Chúa” được tách khỏi phạm vi quyền lực chính trị và trở nên một diễn đạt về sự duy nhất với Thiên Chúa cách đặc biệt được biểu lộ ra trong Thập giá và sự Sống lại. Dĩ nhiên, sự duy nhất này, cuộc đời làm Con thánh thiêng này thật sự kéo dài bao xa không được giải thích trên nền tảng của bối cảnh Cựu Ước này. Những luồng khác trong đức tin của Sách thánh và của chứng tích riêng của Đức Giêsu phải hội tụ lại để cho thuật ngữ này một ý nghĩa trọn vẹn của nó.

Trước khi chúng ta tiếp tục xem xét đến sự chọn lựa giản đơn của Đức Giêsu cho chính Ngài như “người Con”, mà cuối cùng cho danh xưng nguyên thủy mang tính chính trị “người Con của Thiên Chúa” sự dứt khoát của nó, ý nghĩa Kitô, chúng ta phải hoàn tất lịch sử của chính danh xưng này. Vì đây là phần của lịch sử mà hoàng đế Augustus, Đức Giêsu đã sinh ra dưới quyền thống trị của vị hoàng đế này, đã chuyển tải từ nền thần học Cận đông cổ về vương quyền đến Roma và tự công bố mình là “người Con của chúa Caesar”, người Con của Thiên Chúa (x. P. W. V. Martitz, TDNT, VIII, tr. 334-340, đặc biệt tr. 336). Trong khi chính Augustus đã bước đi rất cẩn thận, không bao lâu sau, việc tôn thờ các hoàng đế Roma đã theo sau liên quan đến lời công bố hoàn toàn về phận làm con chúa, và việc thờ phượng hoàng đế tại Roma như một vị chúa đã được thừa nhận xuyên suốt đế quốc.

Kế đến, tại thời điểm lịch sử đặc biệt này, lời công bố của đế quốc Roma về quyền làm con chúa gặp phải niềm tin Kitô cho rằng Đức Kitô sống lại là người Con thật của Thiên Chúa, Chúa của mọi dân tộc trên mặt đất, chỉ có Đấng này mới thuộc về sự thờ phượng trong hiệp nhất Cha, Con và Thánh Thần. Như thế, vì danh xưng “người Con của Thiên Chúa”, đức tin phi chính trị của Kitô hữu, không đòi hỏi sức mạnh chính trị nhưng công nhận những thẩm quyền hợp pháp (x. Rm 13:1-7), hiển nhiên va chạm với toàn bộ lời công bố mà quyền bính chính trị thuộc hoàng triều đã công nhận. Đúng thế, đức tin phi chính trị luôn luôn xung đột với những chế độ chuyên chế chính trị và sẽ được đưa vào trong hoàn cảnh tử đạo, vào trong hiệp thông với Đấng chịu Đóng đinh, Đấng chủ yếu cai trị từ cây gỗ Thập giá.

Cần phải phân biệt cách rõ ràng giữa thuật ngữ “người Con của Thiên Chúa”, với tiền lịch sử phức tạp và thuật ngữ đơn giản “người Con” của nó, mà chủ yếu chúng ta chỉ tìm thấy trên môi miệng của Đức Giêsu. Ngoài các Tin Mừng, thuật ngữ này xuất hiện năm lần trong thư gởi cho Do thái (x. 1:2; 1:8; 3:6; 5:8; 7:28), một lá thư liên quan đến Tin Mừng Gioan, và thuật ngữ này xuất hiện một lần trong Phaolô (x. 1Cor 15:28). Thuật ngữ này cũng xuất hiện năm lần trong thư thứ nhất của Gioan và một lần trong thư thứ hai của Gioan, gợi lại sự tự chứng minh của Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan. Chứng cứ quyết định thuộc về Tin Mừng Gioan (nơi đó, chúng ta tìm thấy mười tám lần) và Jubelruf (tiếng reo hò vui vẻ) Messiah được Mátthêu và Luca ghi lại (xem phần sau), thì đặc thù, và chính xác, được diễn đạt như bản văn của Gioan trong khung cảnh của truyền thống Nhất Lãm. Để bắt đầu, chúng ta hãy nghiên cứu Jubelruf Messiah này. “Vào lúc ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói: ‘Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con mà kẻ mà người Con muốn mạc khải cho” (Mt 11:25-27; Lc 10:21-22).

Chúng ta hãy bắt đầu với câu cuối cùng, vì đó là chìa khóa cho toàn bộ đoạn văn. Chỉ có người Con thật sự “biết” Cha. Tri thức luôn luôn bao gồm một loại bình đẳng nào đó. Có lần Goethe đã nói “nếu đôi mắt không phải như mặt trời, đôi mắt không thể nào thấy mặt trời”, ám chỉ đến tư tưởng của Plotinus. Tất cả mọi tiến trình đi đến việc hiểu biết điều gì đều bao gồm trong một hình thức này hay hình thức khác một tiến trình đồng hóa, một loại hiệp nhất nội tại giữa tri nhân với tri thức. Tiến trình này khác biệt dựa theo cấp độ tương ứng của hữu thể mà trên đó, chủ thể biết và đối tượng tri thức hiện hữu. Thật sự biết được Thiên Chúa giả định sự hiệp thông với Người, giả định việc trở nên một hữu thể với Người. Dựa theo nghĩa này, giờ đây những gì chính Chúa loan báo khi cầu nguyện đồng nhất với những gì mà chúng ta nghe trong những câu kết của lời tựa trong Tin Mừng Gioan, chúng ta đã thường hay trích dẫn: “Thiên Chúa chưa bao giờ có ai thấy ái; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1:18). Câu nói nền tảng này, giờ đây trở thành giản dị, là lời giải thích về những gì chiếu sáng trong lời cầu nguyện của Đức Giêsu, trong đối thoại cha con của Ngài. Đồng thời, nó cũng trở nên rõ ràng về “người Con” là ai và thuật ngữ này có nghĩa gì: Hiệp thông tuyệt đối trong tri thức, đồng thời là hiệp thông trong hữu thể. Chỉ có thể hiệp nhất trong tri thức bởi vì hiệp nhất trong hữu thể.

Chỉ có “người Con” biết Cha, và tất cả mọi tri thức thật sự về Cha là sự tham dự vào trong tri thức làm con về Cha của người Con, một mạc khải mà Người ban cho (Gioan nói với chúng ta là “Người đã tỏ cho chúng ta biết”). Chỉ có những ai mà người Con “muốn tỏ Ngài ra”, mới biết Cha. Nhưng người Con muốn tỏ Ngài ra cho những ai? Ý muốn của người Con không hay thay đổi. Những gì chúng ta đọc thấy trong Mátthêu 11:27 về ý người Con mạc khải Cha đem chúng ta trở lại câu 25 mở đầu, chỗ này Chúa tạo ơn Cha vì đã tỏ ra cho những ai khiêm hạ. Chúng ta đã lưu ý đến sự hiệp nhất tri thức giữa Cha và người Con. Giờ đây, nối kết giữa câu 25 và 27 giúp cho chúng ta nhận ra sự hiệp nhất ý muốn này.

Ý muốn của người Con trở nên một với ý muốn của Cha. Đúng thế, đây là động cơ thường hay xảy ra qua các Tin Mừng. Tin Mừng Gioan nhấn mạnh cách đặc biệt trên dữ kiện Đức Giêsu hiệp nhất hoàn toàn ý riêng của Ngài với ý Cha. Hành động hiệp nhất và hòa hợp hai ý muốn này được trình bày cách đột ngột trên núi Olives, khi Đức Giêsu đem ý muốn con người của Ngài vào trong ý muốn làm con của Ngài và vì thế, vào trong sự hiệp nhất với ý muốn của Cha. Lời cầu xin thứ hai của kinh Lạy Cha có một bối cảnh riêng biệt chỗ này. Khi chúng ta cầu nguyện lời thứ hai này, chúng ta đang xincho bi kịch của Núi Olives, cuộc chiến đấu trong toàn thể cuộc đời và hoạt động của Đức Giêsu, được hoàn tất trong chúng ta. Cùng với Ngài, người Con, chúng ta có thể hiệp nhất ý muốn của chúng ta với ý muốn của Cha, vì thế, đến lượt chúng ta trở nên những người con, trong hiệp nhất ý muốn mà trở nên hiệp nhất tri thức.

Điều này giúp cho chúng ta hiểu được lời mở đầu của Jubelruf của Đức Giêsu, mà thoạt đầu có vẻ như xa lạ. Người Con muốn đem vào trong tri thức làm con của mình tất cả những ai mà ý Cha muốn họ ở đó. Đây là những gì Đức Giêsu muốn nói tới khi Ngài đề cập về diễn từ bánh sự sống tại Caphácnaum. “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6:44). Nhưng ai là người mà Cha muốn? Chúa nói với chúng ta là không phải “người khôn ngoan và hiểu biết”, nhưng người bé mọn.

Dùng nghĩa này theo cách trực tiếp nhất, những lời này phản ánh kinh nghiệm thật của Đức Giêsu: Những người nhận ra Thiên Chúa không phải là những người chuyên môn về Kinh thánh, những người quan tâm tới Thiên Chúa cách chuyên môn. Họ cũng bị lây nhiễm sự phức tạp trong kiến thức chi tiết của họ. Việc học hỏi cao quý làm cho họ sao lãng việc nhìn ngắm cái toàn thể, thực tại của Thiên Chúa tự tỏ lộ chính Người cách đơn giản. Đối với những ai đã biết quá nhiều đến sự phức tạp trong nhiều vấn đề, dường như điều đó không thể nào đơn giản như vậy. Phaolô diễn tả cùng một kinh nghiệm và sau đó, tiếp tục phản ánh về điều này. “Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì có lời chép rằng: ‘Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái [Is 29:14] … Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, … hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1Cor 1:18 tt, 26-29). “Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật” (1Cor 3:18). Thế nhưng, “trở nên điên dại”, trở nên “người bé nhỏ” có nghĩa là gì, mà qua đó, chúng ta mở lòng ra cho ý muốn, và cho tri thức, của Thiên Chúa?

Bài giảng Trên núi cung cấp chìa khóa để mở ra nền tảng nội tại của kinh nghiệm đặc biệt này và như thế, con đường hoán cải mở ra cho chúng ta để được lôi kéo vào trong tri thức con cái của người Con: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, thì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8). Tâm hồn trong sạch là những gì làm cho chúng ta thấy được. Trong đó bao gồm sự đơn sơ tuyệt đối mở cuộc đời chúng ta ra để cho ý Chúa tỏ lộ. Chúng ta cũng có thể nói rằng ý muốn của chúng ta phải trở nên ý muốn con cái. Khi nó xảy ra, như thế, chúng ta có thể thấy được. Nhưng làm con là ở trong tương quan: Làm con là khái niệm tương quan. Làm con liên quan đến việc từ bỏ sự tự trị đã đóng kín lại trong chính nó. Làm con bao gồm những gì mà Đức Giêsu có ý nói rằng chúng ta phải trở nên như trẻ thơ. Điểm này cũng hỗ trợ cho chúng ta hiểu mâu thuẫn cách trọn vẹn đã được triển khai trong Tin Mừng Gioan: Trong khi chính Đức Giêsu lệ thuộc hoàn toàn vào như người Con đối với Cha, chính điều này làm cho Ngài hoàn toàn ngang hàng với Cha, thật sự ngang hàng với và thật sự là một với Chúa Cha.

Chúng ta hãy trở lại Jubelruf. Sự ngang bằng trong hữu thể mà chúng ta đã thấy được diễn tả trong những câu 25 và 27 (trong chương 11 của Mátthêu) như nên một trong ý muốn và trong tri thức, giờ đây liên kết trong nữa đầu của câu 27 với sứ mạng phổ quát của Đức Giêsu và như thế, với lịch sử của thế gian. “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi”. Khi chúng ta xem xét Jubelruf của Nhất Lãm trong tận sâu thẳm của nó, những gì chúng ta tìm được thì thật sự đã bao gồm trong toàn bộ nền thần học người Con của Gioan. Chỗ này cũng thế, cuộc đời làm Con được trình bày như tri thức hỗ tương và như làm một trong ý muốn. Chỗ này cũng thế, Người Cha được trình bày như Đấng Ban Cho đã cung cấp “mọi điều” cho người Con, và trong khi làm như thế, đã làm cho Người thành người Con, ngang bằng với chính Người. “Tất cả những gì con có đều là của Cha, tất cả những gì Cha có đều là của con” (Ga 17:10). Và chỗ này cũng thế, việc ban cho này của Cha đã trải rộng ra vào trong tạo vật, vào trong “thế gian”: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3:16). Một mặt, từ một chỗ này chỉ ngược lại về lời tựa của Tin Mừng Gioan, nơi đó Ngôi Lời được gọi là “Con Một, vốn là Thiên Chúa” (Ga 1:18). Mặt khác, từ này cũng gợi nhớ lại Ápraham, người đã không giữ lại đứa con, đứa con một của ông đối với Thiên Chúa (St 22:2, 12). Hành động “ban cho” này của Cha được hoàn tất cách trọn vẹn trong tình yêu của người Con cho “đến cùng” (Ga 13:1), đó là, cho tới Thập giá. Mầu nhiệm tình yêu Ba Ngôi đi tới ánh sáng trong chiều kích “người Con”, hoàn toàn trở nên một với Mầu Nhiệm Vượt Qua của tình yêu mà Đức Giêsu đã hoàn tất trong lịch sử.

Cuối cùng, Gioan cũng thấy lời cầu nguyện của Đức Giêsu trở thành nơi nội tại của thuật ngữ “người Con”. Dĩ nhiên, lời cầu nguyện của Đức Giêsu khác biệt với lời cầu nguyện của một tạo vật: Đây là cuộc đối thoại tình yêu bên trong của chính Thiên Chúa, cuộc đối mà Thiên Chúa . Vì thế, thuật ngữ “người Con” đi chung với danh hiệu đơn giản “Cha” mà Tác giả Phúc Âm Máccô đã lưu giữ lại cho chúng ta trong hình thức nguyên thủy của nó trong trình thuật về cảnh tượng trên núi Olives: “Ápba”.

Joachim Jeremias đã dành ra khá nhiều nghiên cứu cách sâu xa để cho thấy tính duy nhất trong hình thức tiếp cận mà Đức Giêsu đã dùng cho Thiên Chúa, vì điều này hàm chứa một sự thân mật không thể nào xảy ra trong thời của Ngài. Nó diễn đạt về tính “độc nhất” của “người Con”. Phaolô kể cho chúng ta rằng ân huệ của Đức Giêsu trong việc tham dự vào Thần Khí của cuộc đời làm Con cho phép người Kitô kêu lên rằng: “Ápba, Cha ơi” (Rom 8:15; Gl 4:6). Phaolô giải thích rõ rằng hình thức mới để cầu nguyện của người Kitô chỉ có thể qua Đức Giêsu, chỉ qua người Con được sinh ra.

Thuật ngữ “người Con”, tích hợp chung với “Cha ơi (Ápba)”, cho chúng ta một thoáng nhìn đích thực về hữu thể nội tại của Đức Giêsu, đúng thế, vào trong hữu thể nội tại của chính Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của Đức Giêsu là nguồn gốc đích thực của thuật ngữ “người Con”. Lời cầu nguyện này không có tiền lịch sử, cũng như chính người Con là “mới”, cả qua Môsê và các Ngôn sứ biểu hiện trước Ngài. Nỗ lực đã thực hiện để dùng văn chương hậu kinh thánh, ví dụ, Thơ Ca ngợi của Solomon (được viết từ thế kỷ thứ hai A. D.), như là nguồn để kiến tạo tiền Kitô, tiền lịch sử “Ngộ Đạo” của thuật ngữ này, và lý luận rằng Gioan dùng đến truyền thống này. Nếu chúng ta trân trọng những khả năng và những giới hạn của toàn bộ phương pháp lịch sử, nỗ lực này không có nghĩa gì cả. Chúng ta phải kể đến tính căn nguyên của Đức Giêsu. Chỉ Ngài là “người Con”.
TA LÀ”
Những câu nói của Đức Giêsu mà các Tin Mừng chuyển tải cho chúng ta bao gồm, đa phần trong Gioan, nhưng cũng có (mặc dù ít thấy hơn và đến một cấp độ ít hơn) trong Nhất Lãm, một nhóm các câu nói “Ta là”. Những câu nói này nằm trong hai phạm trù. Loại thứ nhất, Đức Giêsu chỉ nói “Ta là” hay “Ta là Người” nhưng không thêm vào bất cứ điều gì cả. Trong loại thứ hai, những diễn đạt hình tượng cho thấy rõ nội dung của “Ta là” cách chi tiết hơn: Ta là ánh sáng thế gian, rượu thật, Đấng Chăn Chiên Nhân Từ, và tiếp tục. Nếu thoạt nhìn lần đầu, loại thứ hai có vẻ dễ hiểu ngay tức thời, điều này càng làm cho loại thứ nhất nan giải hơn.

Tôi muốn xem xét đến ba đoạn văn của Tin Mừng Gioan đại diện thể thức trong hình thức đơn giản nhất và nghiêm túc nhất của nó. Kế đó, tôi muốn lượng định một đoạn văn của Nhất Lãm mà rõ ràng song song với Gioan.

Hai diễn đạt quan trọng nhất của nhóm này xảy ra trong cuộc tranh luận của Đức Giêsu với người Do thái mà ngay sau đó, trong những câu nói Ngài trình bày chính mình như nguồn nước hằng sống tại lễ Lều (x. Ga 7:37). Điều này dẫn đến việc chia rẽ giữa dân chúng. Một số người bắt đầu tự hỏi có phải Ngài thật sự là Đấng Ngôn sứ đang chờ đợi bao lâu nay hay không, trong khi đó, một số khác cho rằng không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả (x. Ga 7:40, 52). Ngay lúc ấy, Đức Giêsu nói với họ: “Các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu. … Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi” (Ga 8:14, 19). Ngài còn làm cho quan điểm của Ngài rõ hơn bằng cách thêm vào: “Các ông bởi hạ giới, còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 8:23). Ngay chỗ này, lời tuyên bố quan trọng xảy ra: “Nếu các ông không tin tôi là Người, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (Ga 8:24).

Điều này có nghĩa gì? Chúng ta muốn hỏi: Như thế, Ngài là cái gì? Ngài là ai? Và đúng thế, đó là cách thức người Do thái trả lời: “Ông là ai?” (Ga 8:25). Như thế, khi Đức Giêsu nói “Ta là Người” có nghĩa gì? Có thể hiểu được, các nhà chú giải bắt đầu tìm kiếm những nguồn gốc của những lời này để làm cho nó có ý nghĩa, và chúng ta sẽ làm như thế để nỗ lực hiểu được những lời này. Có nhiều khả năng đã được đề nghị: Những diễn từ Mạc Khải đặc biệt từ phương Đông (E. Norden), các Sách thánh của người Mandaeans (E. Schweitzer), cho dù những nguồn này không trễ hơn các sách Tân Ước.

Cho đến bây giờ, đa số các nhà chú giải đã nhận ra rằng chúng ta không nên tìm bất cứ chỗ nào và mọi nơi cho các nguồn gốc tinh thần của lời nói này, nhưng trong thế giới nơi Đức Giêsu đã sống, trong Cựu Ước và trong Do Thái giáo thời Ngài. Từ đó, các học giả đã đưa ra ánh sáng một hậu cảnh bao quát của các bản văn Cựu Ước, chúng ta không cần thiết lượng định chỗ này, tôi chỉ muốn lưu ý đến hai bản văn quan trọng mà vấn đề xoay quanh trên đó.

Bản văn đầu tiên là Xuất hành 3:14, cảnh tượng bụi gai đang cháy, Thiên Chúa gọi ông Môsê từ bụi gai, đến lượt ông Môsê hỏi lại Thiên Chúa, Đấng gọi ông: “Tên Người là gì?” Để trả lời, Người cho một tên bí ẩn YHWH, ý nghĩa của tên này là chính vị chúa đang lên tiếng giải thích lời tuyên bố bí ẩn: “Ta là Đấng Ta là”. Những cách chú giải về lời tuyên bố này có nhiều loại và không cần thiết làm phiền chúng ta chỗ này. Điểm chính vẫn là: Thiên Chúa này gọi tên chính Người cách đơn giản là “Ta là”. Người chỉ , không cần bất cứ đặc tính nào cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng Người luôn luôn hiện diện ở đó, cho con người, hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Ngay thời điểm hy vọng cao cả về cuộc Xuất hành mới ngay khi kết thúc cuộc lưu đày Babylon, một lần nữa, Deutero-Isiah đã dùng sứ điệp của bụi gai đang cháy và triển khai nó vào trong một hướng mới. “Chính các ngươi là nhân chứng của Ta –sấm ngôn của Đức Chúa – là bề tôi Ta đã tuyển chọn, để các ngươi nhận biết và tin Ta, và hiểu rõ Ta là Ta: Trước Ta chẳng có thần nào khác được hình thành, và sau Ta cũng vậy. Chính Ta, Ta là YHWH, ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43:10 tt). “Để các ngươi nhận biết và tin Ta và hiểu rõ Ta là Người”. Công thức cũ ‘anni YHWH, giờ đây được viết tắt là ‘ani hu’, “Ta Người”, “Ta là Người”. “Ta là” đã trở thành dứt khoát hơn, và trong khi nó vẫn là một bí nhiệm, nó đã trở nên rõ hơn.

Trong thời gian Israel bị lấy mất đất đai và Đền thờ, Thiên Chúa, dựa theo tiêu chuẩn truyền thống, không thể nào cạnh tranh với các chúa khác, vì một vị chúa không có đất đai và không được thờ phượng, không thể nào là một vị chúa. Chính trong thời kỳ này mà dân chúng học biết hoàn toàn những gì khác biệt và mới mẻ về Thiên Chúa của Israel: Đúng thế, Người không thể chỉ là chúa của Israel, chúa của một dân tộc và một mảnh đất, nhưng đơn thuần là Thiên Chúa, Thiên Chúa hoàn vũ, mà toàn thể đất đai, trời đất thuộc về Người. Thiên Chúa là tôn sư của tất cả. Thiên Chúa không cần đến việc thờ phượng trên nền tảng những hy tế con dê và con bò, nhưng Người thật sự được thờ phượng chỉ qua cách thức đúng đắn.

Một lần nữa: Israel đã đi đến nhận thức rằng cách đơn giản, Thiên Chúa của họ là “Thiên Chúa” không có bất cứ đặc tính nào cả. Và vì thế cái “Ta là” tại bụi gai đang cháy, một lần nữa, đã tìm ra ý nghĩa đích thật: Thiên Chúa này đơn giản là. Khi Người nói rằng “Ta là”, Người tự giới thiệu chính Người cách chính xác như là Đấng là, trong sự hoàn toàn duy nhất của Người. Một mặt, dĩ nhiên, đây là cách tách biệt Người riêng ra khỏi những vị chúa của thời đó. Mặt khác, ý nghĩa chủ lực của nó thì hoàn toàn tích cực: Sự tỏ lộ về tính duy nhất và độc nhất vô tả.

Khi Đức Giêsu lên tiếng “Ta là”, Ngài đang dùng câu chuyện này và phản ánh câu chuyện này cho chính Ngài. Ngài đang cho thấy tính duy nhất của Ngài. Trong Ngài, mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất hiện diện với tư cách cá nhân: “Ta và Cha là một”. H. Zimmerman đã nhấn mạnh cách chính xác rằng khi Đức Giêsu nói “Ta là”, Ngài không tự đặt Ngài bên cạnh cái “Ta” của Thiên Chúa (“Das absolute ‘Ich bin’”, tr. 6), nhưng chỉ về Cha. Và cách chính xác, qua việc làm như thế, Ngài cũng nói về chính Ngài. Vấn đề chỗ này là sự bất phân biệt giữa Cha và Con. Vì Ngài là Con, Ngài có quyền thốt ra trên môi miệng của riêng Ngài việc tự mệnh danh của Cha. “Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9). Và ngược lại, vì điều này thực sự như thế, Đức Giêsu được quyền nói lên những lời thuộc về sự tự mạc khải của Cha trong tên riêng của Ngài như người Con.

Vấn đề bị đe dọa trong toàn bộ cuộc tranh luận mà trong đó câu này xảy ra, cách chính xác là sự duy nhất của Cha và Con. Để có thể hiểu điều này cách đúng đắn, trước hết, chúng ta cần nhớ lại suy tư của chúng ta về thuật ngữ “người Con” và nguồn gốc của thuật ngữ này trong đối thoại Cha-Con. Ở đấy, chúng ta đã thấy rằng Đức Giêsu hoàn toàn “tương quan”, toàn thể hiện hữu của Ngài không là gì cả hơn là tương quan với Cha. Tính tương quan này là chìa khóa để hiểu cách dùng mà Đức Giêsu đã sử dụng công thức của bụi gai đang cháy và Isaiah. Cái “Ta là” hoàn toàn nằm trong quan hệ giữa Cha và Con.

Sau khi người Do thái đặt câu hỏi “Ông là ai?”, cũng là câu hỏi của chúng ta. Câu trả lời đầu tiên của Đức Giêsu chỉ về Đấng sai Ngài đến và từ Đấng mà giờ đây Ngài nói cùng thế gian. Một lần nữa, Ngài lập lại công thức mạc khải, cái “Ta là Người”, nhưng giờ đây, Ngài mở rộng nó ra với điểm quy chiếu về lịch sử tương lai. “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Ta là Người” (Ga 8:28). Trên Thập giá, cuộc đời làm Con của Ngài, sự duy nhất của Ngài với Cha, trở nên hiển nhiên. Thập giá là “đỉnh cao” thật. Đây là đỉnh cao “yêu cho đến cùng” (Ga 13:1). Trên Thập giá, Đức Giêsu được tôn vinh lên tới chính “đỉnh cao” của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Đây là nơi mà Ngài có thể được biết¸ mà cái “Ta là Người” có thể được nhận ra.

Bụi gai đang cháy là Thập giá. Lời công bố cao nhất của mạc khải, cái “Ta là Người”, và Thập giá của Đức Giêsu thì bất phân biệt. Những gì chúng ta tìm thấy chỗ này không phải là suy đoán theo cách siêu hình, nhưng là việc tự mạc khải của thực tại Thiên Chúa giữa lòng lịch sử cho chúng ta. “Bấy giờ, các ngươi sẽ biết Ta là Người”. Khi nào là “bấy giờ” này thật sự được nhận ra? “Bấy giờ” này nhận ra liên tục qua lịch sử, bắt đầu từ ngày Hiện xuống, khi người Do thái “đau đớn trong lòng” vì giảng dạy của Phêrô (x. Cv 2:37) và, như Công vụ Tông đồ báo cáo lại, ba ngàn người được rửa tội và gia nhập vào sự hiệp thông của các Tông đồ (x. Cv 2:41). Ý nghĩa trọn vẹn nhất của điều này được nhận ra vào thời cuối cùng của lịch sử, khi mà, như nhà thị kiến của sách Khải huyền lên tiếng: “Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người” (Kh 1:7).

Ngay phần cuối của cuộc tranh luận được ghi lại trong chương 8 của Tin Mừng Gioan, một lần nữa, Đức Giêsu thốt lên những lời “Ta là”, giờ đây được mở rộng ra và được giải thích theo một hướng khác. Câu hỏi “Ông là ai?” vẫn hiện diện đâu đấy, và bao gồm câu hỏi: “Ông đến từ đâu?” Việc này dẫn đến sự bàn luận về miêu duệ của người Do Thái từ Ápraham và cuối cùng, đến cương vị làm Cha của chính Thiên Chúa. “Cha chúng tôi là ông Ápraham… Chúng tôi đâu phải là con hoang. Chúng tôi chỉ có một Cha: Đó là Thiên Chúa” (Ga 8:39, 41).

Bằng cách truy nguyên đến nguồn gốc của họ ra khỏi Ápraham đến cùng Thiên Chúa như Cha của họ, những người nói chuyện với Đức Giêsu cho Chúa một cơ hội để tuyên bố lại nguồn gốc của riêng Ngài cùng với sự rõ ràng không thể nào lẫn lộn được. Trong nguồn gốc của Đức Giêsu, chúng ta thấy sự hoàn tất cách tuyệt đối mầu nhiệm của Israel, nhờ đó người Do thái được ám chỉ đến đi qua khỏi hậu duệ từ Ápraham đến việc công bố hậu duệ từ chính Thiên Chúa.

Đức Giêsu nói cho chúng ta rằng Ápraham không chỉ hướng trở lại vượt ra ngoài cả chính ông để tới Thiên Chúa như Cha, nhưng trên hết tất cả, ông chỉ trước về Đức Giêsu, người Con. “Ông Ápraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ” (Ga 8:56). Ngay tại đây, khi người Do thái phản đối rằng Đức Giêsu không thể nào đã thấy Ápraham, Ngài trả lời: “Trước khi có ông Ápraham, Ta là” (Ga 8:58). Một lần nữa, câu “Ta là”, đơn giản câu “Ta là” đứng trước chúng ta trong tất cả mọi bí nhiệm của nó, cho dù giờ đây được định nghĩa ngược lại với “sự trở nên hiện hữu” của Ápraham. Cụm từ “Ta là” của Đức Giêsu đứng ngược lại với thế giới của sinh ra và chết đi, thế giới của trở nên hiện hữu và qua đi. Schnackenburg cho thấy cách chính xác rằng những gì liên quan đến chỗ này không chỉ là một phạm trù thuộc về trần gian, nhưng là “sự phân biệt nền tảng về bản chất”. Chỗ này, chúng ta có một công bố rõ ràng về “lời xác nhận của Đức Giêsu về một cách thức hoàn toàn đặc thù của hữu thể siêu việt những phạm trù người” (Barrett, Tin Mừng, II, tr. 80 tt).

Giờ đây, chúng ta hãy trở lại câu chuyện được Máccô kể lại về việc Đức Giêsu đi trên mặt nước ngay sau việc hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất (x. Mc 6:45-52), một câu chuyện rất giống với trình thuật song song trong Tin Mừng Gioan (x. Ga 6:16-21). H. Zimmermann đã xây dựng một phân tích về bản văn cách cẩn thận (Das absolute ‘Ich bin’”, tr. 12 tt). Chúng ta sẽ đi theo những tuyến chính trong trình thuật của ông.

Sau khi hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền và chèo về hướng Bếtsaiđa. Tuy nhiên, chính Ngài lại lui vào “trên núi” để cầu nguyện. Các môn đệ, trong thuyền của họ ở giữa biển hồ, không thể đi tới được nữa vì ngược gió. Trong khi Ngài đang cầu nguyện, Chúa thấy họ, và đi về phía họ trên nước. Dễ hiểu, các môn đệ kinh hãi khi họ thấy Đức Giêsu đang bước trên nước. Họ la lên vì “hoàn toàn bối rối”. Nhưng Đức Giêsu nhẹ nhàng khuyên bảo họ: “Cứ yên tâm, chính Ta đây [Ta là Người], đừng sợ!” (Mc 6:50).

Thoạt tiên, ví dụ của các từ “Ta là Người” hình như là một công thức đơn giản về căn tính qua đó, Đức Giêsu giúp cho những người đi theo Ngài nhận ra Ngài, cũng như làm cho họ bớt sợ hãi. Tuy nhiên, cách chú giải này không đi xa lắm. Vì ngay lúc ấy, Đức Giêsu bước vào trong truyền và gió ngừng lại. Gioan thêm vào rằng họ nhanh chóng chèo tới bờ. Điều phi thường là chỉ lúc này, các môn đệ mới thực sự bắt đầu sợ hãi. Họ hoàn toàn sửng sốt, như Máccô ghi lại cách sống động (x. Mc 6:51). Nhưng tại sao? Sau khi họ sợ hãi lúc đầu tưởng là thấy ma, sự sợ hãi của các môn đệ không rời bỏ họ, nhưng đạt tới cường độ mãnh liệt nhất vào lúc Đức Giêsu bước vào trong thuyền và tức thì, gió lắng đi.

Hiển nhiên, sự sợ hãi của họ là loại sợ hãi đặc thù về “sự xuất hiện của một vị chúa cho con người, theophanies”, một loại sợ hãi bao trùm lấy con người khi chính họ bị phơi trần ra trước hiện diện của chính Thiên Chúa. Chúng ta đã gặp một ví dụ về loại sợ hãi này sau khi bắt được nhiều cá, nơi đó Phêrô, thay vì vui vẻ tạ ơn Đức Giêsu, lại kinh hoàng đến tận sâu thẳm trong linh hồn của ông, sấp mình xuống chân Đức Giêsu, và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5:8). Đây là sự “sợ hãi thiêng liêng” đến trên các môn đệ chỗ này. Vì đi trên nước là đặc quyền của thần linh: “Duy mình Thiên Chúa trải rộng các tầng trời, đạp lên trên ba đào biển cả” (G 9:8; x. Tv 76:20 trong phiên bản Septuagint; Is 43:16). Đức Giêsu bước trên nước không chỉ đơn thuần là Đức Giêsu quen thuộc. Trong Đức Giêsu mới này, tức thời, họ nhận ra hiện diện của chính Thiên Chúa.

Cũng thế, việc làm cho sóng gió yên lặng là hành động vượt ra khỏi những giới hạn trong khả năng con người và cho thấy quyền năng của Thiên Chúa đang hành động. Cùng một cách, trong trình thuật trước đó mà Đức Giêsu làm cho sóng gió yên lặng tại Biển hồ Galilê, các môn đệ hỏi nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mc 4:41). Trong bối cảnh này cũng thế, có một điều gì đó khác thường hơn trong câu “Ta là”. Câu này còn hơn là một cách thức để Đức Giêsu xác nhận về Ngài. Dường như bí nhiệm “Ta là Người” trong các bản văn của Gioan vang vọng lại chỗ này. Dù sao chăng nữa, không còn nghi ngờ gì cả về toàn thể biến cố là một mạc khải thần thánh, một hội ngộ với mầu nhiệm thiên tính của Đức Giêsu. Cũng thế, Mátthêu kết luận khá lôgíc phiên bản của mình về câu chuyện với hành động tôn thờ và la lên của các môn đệ: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa” (Mt 14:33).

Giờ đây, chúng ta hãy tiếp tục với những lời nói trong đó, câu “Ta là” được ban cho một nội dung đặc biệt để dùng cho một số hình ảnh. Trong Gioan, có bảy câu nói như thế. Đúng thế, bảy câu nói này hầu như không thể nào tình cờ. “Ta là Bánh Hằng sống”, “Ánh Sáng thế gian”, “Cửa vào”, “Mục Tử Nhân lành”, “Sự Sống lại và là Sự Sống”, “Đường, Sự Thật và Sự Sống”, “Cây Nho thật”. Schnackenburg cho thấy cách chính xác rằng chúng ta có thể thêm vào những hình ảnh chính này hình ảnh suối nước, cho dù hình ảnh này không làm thành, theo nghĩa đen, một phần của câu nói “Ta là”, tuy nhiên, còn có những lời nói khác mà Đức Giêsu tự giới thiệu Ngài như là suối nước này (x. Ga 4:14, 6:35, 7:38; cũng xem 19:34). Chúng ta đã nghiên cứu một vài hình ảnh này cách chi tiết trong chương về Gioan. Như thế, chỗ này cũng đủ để tóm tắt cách ngắn gọn về ý nghĩa mà những câu nói của Đức Giêsu trong Gioan có gì chung với nhau.

Schnackenburg lưu ý chúng ta về sự kiện mà tất cả những hình ảnh đều là “sự khác nhau về một chủ đề, mà Đức Giêsu đã đến để cho con người được sống và sống dồi dào (Ga 10:10). Ân huệ duy nhất của Ngài là sự sống, và Ngài có thể ban cho vì sự sống thiêng liêng hiện diện trong Ngài trong sự trọn vẹn nguyên thủy và vô tận” (Barrett, Tin Mừng, II, tr. 88). Cuối cùng, con người vừa cần và vừa khao khát một điều duy nhất: Sự sống, sự trọn vẹn của sự sống, “hạnh phúc”. Một đoạn văn trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu gọi điều đơn giản mà chúng ta khao khát là “niềm vui tuyệt đối” (Ga 16:24).

Điểm duy nhất mà cũng là đối tượng của nhiều ao ước và niềm hy vọng của con người cũng tìm cách diễn tả trong lời cầu xin thứ hai của kinh Lạy Cha: Nước Cha trị đến. “Nước Thiên Chúa” là sự sống dồi dào, cách chính xác, vì đây không phải là “hạnh phúc” riêng tư, không phải niềm vui mang tính cá nhân, nhưng thế gian đã đạt được hình thức đúng đắn của nó, sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa và thế gian.

Cuối cùng, con người chỉ cần có một điều, mà trong đó bao gồm mọi thứ. Nhưng trước hết, họ phải tìm tòi ngoài những ao ước và khao khát nông cạn của họ để học nhận ra những gì họ thật sự cần và thật sự muốn. Con người cần Thiên Chúa. Và vì thế, giờ đây, cuối cùng chúng ta nhận ra những gì nằm phía sau mọi hình ảnh của Gioan: Đức Giêsu ban cho chúng ta “sự sống” vì Ngài ben cho chúng ta “Thiên Chúa”. Ngài có thể ban Thiên Chúa vì chính Ngài là một với Thiên Chúa, vì Ngài là người Con. Chính Ngài là ân huệ, Ngài “sự sống”. Cách chính xác, vì lý do này, toàn thể hữu thể của Ngài bao gồm trong việc đang liên hệ, trong “tiền hiện sinh”. Đó chính là những gì chúng ta thấy trên Thập Giá, là sự ngợi khen thật của Ngài.

Chúng ta hãy nhìn lại. Chúng ta tìm ra ba thuật ngữ trong đó, Đức Giêsu vừa che đậy và vừa tỏ lộ mầu nhiệm con người của Ngài: “Con Người”, “người Con”, “Ta là Người”. Cả ba thuật ngữ này biểu thị làm thế nào Ngài ăn sâu vào trong Ngôi Lời, Sách thánh của Israel, Cựu Ước. Thế nhưng tất cả những thuật ngữ này chỉ nhận được ý nghĩa trọn vẹn trong Ngài. Dường như những thuật ngữ này đã chờ Ngài.

Cả ba thuật ngữ này đưa ra ánh sáng nguồn gốc của Đức Giêsu, tính mới mẻ của Ngài, duy chỉ mình Ngài có phẩm tính đặc biệt này, không xuất phát từ bất cứ nguồn nào khác. Vì thế, cả ba chỉ có thể trên môi miệng của Ngài, và tâm điểm của tất cả là “người Con” mang tính thuật ngữ-cầu nguyện, tương ứng với “Cha ơi, Ápba” mà Ngài gọi đến Thiên Chúa. Vì thế, không có thuật ngữ nào trong ba thuật ngữ được dùng theo cách trực tiếp như lời loan báo do “cộng đoàn” tuyên xưng, do Giáo Hội tuyên xưng trong các giai đoạn thành hình lúc đầu.

Đúng thế, Hội thánh khai sinh đã múc lấy bản chất của những thuật ngữ này, tâm điểm vào “người Con”, và áp dụng nó vào thuật ngữ khác “Con Thiên Chúa”, bằng cách ấy, một lần nữa đã giải thoát tất cả từ những liên kết mang tính chính trị và truyền thuyết trước đó. Đặt trên nền tảng thần học tuyển chọn của Israel, giờ đây “Con Thiên Chúa” nhận được một ý nghĩa hoàn toàn mới, mà Đức Giêsu đã báo trước bằng cách nói về chính mình như người Con và như “Ta là”.

Như thế, ý nghĩa mới này phải đi qua nhiều chặng đường định hướng khó khăn và tranh luận sôi nổi để có thể làm sáng tỏ cách trọn vẹn và bảo đảm chống lại những nỗ lực chú giải nó trong ánh sáng thuộc về chính trị và thần thoại phiếm thần. Vì mục đích này, Công đồng Nicêa đầu tiên (A.D. 325) đã mượn lại từ cùng một bản thể (trong tiếng Hy lạp là homooúsios). Thuật ngữ này không Hy lạp hóa đức tin hay áp đặt một nền triết học xa lạ lên nó. Ngược lại, từ này nắm được một công thức cố định cách chính xác về những gì đã xảy ra như khác biệt và mới lạ có một không hai trong cách nói của Đức Giêsu với Chúa Cha. Trong kinh Tin Kính Nicêa, Hội thánh liên kết với Phêrô trong việc tuyên xưng về Đức Giêsu một lần nữa như chưa bao giờ: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

 Tác giả: Joseph Ratzinger (ĐGH Bênêđictô XVI)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương