LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU


CHƯƠNG IX : HAI DẤU ẤN LỊCH SỬ TRONG HÀNH TRÌNH CỦA ĐỨC GIÊSU: LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ VÀ BIẾN HÌNH



tải về 1.5 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.5 Mb.
#13722
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

CHƯƠNG IX : HAI DẤU ẤN LỊCH SỬ TRONG HÀNH TRÌNH CỦA ĐỨC GIÊSU: LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ VÀ BIẾN HÌNH
+ LỜI TUYÊN TÍN CỦA PHÊRÔ
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình bày câu hỏi mà Đức Giêsu đã hỏi các môn đệ về người ta nghĩ Ngài là ai và chính họ tin Ngài là ai (Mc 8:27-30; Mt 16:13-20; Lc 9:18-21). Câu hỏi này được xem như một dấu ấn lịch sử quan trọng trên hành trình của Ngài. Trong cả ba Tin Mừng, Phêrô đại diện nhóm Mười Hai trả lời với lời tuyên tín đánh dấu sự khác biệt với ý kiến của “dân chúng”. Trong cả ba Tin Mừng, Đức Giêsu đều tiên báo trước cuộc Thương khó và Sống lại của Ngài, và tiếp tục lời loan báo này về số phận riêng của Ngài cùng giáo huấn về con đường trong cuộc đời người môn đệ, con đường đi theo Ngài, Đấng Chịu Đóng đinh. Tuy nhiên, trong cả ba Tin Mừng, Ngài cũng giải thích việc “đi theo” này trên con đường Thập giá từ quan điểm quan trọng thuộc về nhân học: Đây là con đường tất yếu cho những ai “đánh mất đi mạng sống của họ”, nếu không, họ không thể nào có thể tìm được mạng sống của họ (Mc 8:31-9: 1; Mt 16:21-28; Lc 9:22-27). Và cuối cùng, trong cả ba Tin Mừng, tiếp theo sau là trình thuật về việc Biến hình của Đức Giêsu, mà một lần nữa, giải thích lời tuyên tín của Phêrô và đi sâu vào lời tuyên tín này, trong khi đó, nối kết lời tuyên tín này với mầu nhiệm sự chết và Sống lại của Đức Giêsu (Mk 9:2-13; Mt 17:1-13; Lc 9:28-36).

Ngay sau lời tuyên tín của Phêrô, chỉ có Mátthêu tiếp tục ngay với việc trao quyền bính các chìa khóa cho Phêrô, quyền cầm buộc và tháo gỡ, và điểm này nối kết với việc Đức Giêsu hứa xây dựng Hội thánh của ngài trên Phêrô như trên tảng đá. Trong Luca 22:31 tt, trong bối cảnh bữa Tiệc ly và trong Gioan 21:15-19 sau khi Đức Giêsu Sống lại tìm thấy những đoạn văn song song liên quan đến việc ủy nhiệm và lời hứa này.

Cũng nên lưu ý rằng Gioan cũng đặt một lời tuyên tín giống như thế trên miệng Phêrô, mà, một lần nữa, được trình bày như cột mốc quyết định trên hành trình của Đức Giêsu, ban cho vòng tròn nhóm Mười Hai một tầm quan trọng trọn vẹn và một tiểu sử lần đầu tiên (Ga 6:68 tt). Trong khi nghiên cứu về lời tuyên tín của Phêrô trong Nhất Lãm, chúng ta cũng cần đem bản văn này vào trong trình thuật, bất chấp mọi khác biệt, bởi chưng, bản văn này mở ra một số yếu tố cơ bản chung với truyền thống Nhất Lãm.

Những lời bình luận sơ lược này cho thấy rằng chỉ có thể hiểu được lời tuyên tín của Phêrô cách thích hợp trong bối cảnh của lời tiên tri về cuộc Thương khó của Đức Giêsu và những lời nói của Ngài về con đường trong cuộc đời làm môn đệ. Cả ba yếu tố này, những lời nói của Phêrô và câu trả lời kép của Đức Giêsu, thuộc về nhau bất phân biệt. Cả hai rất cần thiết ngang nhau song để hiểu lời tuyên tín của Phêrô là lời chứng thực về Đức Giêsu trong khung cảnh Biến hình bởi chính Chúa Cha và bởi Lề luật và các Ngôn sứ. Trong Tin Mừng Máccô, câu chuyện Biến hình xảy ra trước bởi những gì có vẻ là lời hứa về Lại đến Lần thứ Hai. Một mặt, lời hứa này nối kết với những gì Đức Giêsu nói về con đường trong cuộc đời làm môn đệ. Tuy nhiên, cùng lúc ấy, lời hứa này dẫn đến việc Biến hình của Đức Giêsu, và như thế, theo cách thức riêng của nó, lời hứa giải thích về cả hai, vai trò người môn đệ và lời hứa về việc Lại đến Lần thứ Hai. Theo Máccô và Luca, những lời nói của Đức Giêsu về cuộc đời làm môn đệ nói cho tất cả mọi người, ngược lại với lời tiên báo về cuộc Thương khó, chỉ bảo cho những chứng nhân. Vì thế, những lời này đem lại một điểm mang tính giáo hội trong toàn thể bối cảnh. Những lời này mở ra chân trởi của toàn thể hoàn cảnh, để chúng ta có thể thấy ngoài tầm của hành trình tới Giêrusalem mà Đức Giêsu đã vừa bắt đầu, hướng tới tất cả dân Chúa (x. Lc 9:23). Đúng thế, những lời về việc đi theo Đấng chịu Đóng đinh nói về những vấn đề nền tảng trong hiện hữu con người như thế.

Gioan đã đặt những lời này trong bối cảnh của Chúa nhật lễ Lá và thánh nhân nối kết chúng với câu hỏi mà người Hy lạp đã hỏi về Đức Giêsu, vì thế, nhấn mạnh đến đặc tính phổ quát của những lời nói này. Ở đây, cũng thế, những lời này liên kết với số phận của Đức Giêsu trên Thập giá, vì thế được trình bày như một điều cần thiết nội tại và giải thoát khỏi mọi bất ngờ (x. Ga 12:24 tt). Hơn thế nữa, lời nói về cái chết của hạt lúa mì nối kết lời tuyên bố của Đức Giêsu về mất đi sự sống cá nhân để tìm thấy nó với mầu nhiệm Thánh thể, đến lượt mình, đã cung cấp bối cảnh cho lời tuyên tín của Phêrô, được Gioan đặt ngay phần cuối của câu chuyện hóa bánh ra nhiều và việc Đức Giêsu giải thích nó trong diễn từ Thánh thể của Ngài.

Giờ đây chúng ta hãy chú ý đến những thành phần riêng lẻ của tấm thảm cao quý này đã đan dệt biến cố và lời lại với nhau. Mátthêu và Máccô xác nhận sân khấu của biến cố như miền Caesarea Philippi (ngày nay là Banias), nơi thiêng liêng của Pan (vị thần thiên nhiên) do Hêrôđê Cả xây dựng ở nguồn song Jordan. Sau đó, Hêrôđê biến nơi này thành thủ đô thống trị của ông và đặt tên nó sau Caesar Augustus và chính ông.

Truyền thống đã định vị khung cảnh tại một nơi, mà tại đó, có một bức tường bằng đá nhô ra trên nước song Jordan và vì thế, minh họa cách hung hồn về những lời của Đức Giêsu về Phêrô như là đá. Theo cách riêng của mỗi thánh nhân, Máccô và Luca giới thiệu với chúng ta những gì có thể được gọi là địa điểm nội tại của biến cố. Máccô nói rằng Đức Giêsu đã hỏi các môn đệ “trên đường đi”. Rõ ràng, cách Máccô đang đề cập tới là cá nhân đang hướng tới Giêrusalem. Đang trên đường đi giữa các “làng mạc của Caesarea Philippi” (Mc 8:27), có nghĩa là bắt đầu hướng lên Giêrusalem, về tâm điểm của lịch sử cứu độ, về nơi mà số phận của Đức Giêsu được hoàn tất trên Thập giá và Sống lại, nhưng cũng là nơi Hội thánh có nguồn cội của mình sau các biến cố này. Lời tuyên tín của Phêrô và kể từ đây, những lời của Đức Giêsu theo sau đó, định vị ngay điểm khởi đầu của con đường này.

Thời gian giảng dạy cao cả tại Galilê nằm phần cuối và chúng ta đang ở tại cột mốc lịch sử quyết định: Đức Giêsu bắt đầu hành trình Thập giá và đang đưa ra lời mời gọi đi đến quyết định mà giờ đây, rõ ràng phân biệt tập thể các môn đệ với dân chúng chỉ lắng nghe thôi, mà không cùng đồng hành với Ngài trên con đường của Ngài, một quyết định rõ ràng định hình các môn đệ vào trong khởi điểm của gia đình mới của Đức Giêsu, Hội thánh tương lai. Điều này, đánh dấu cộng đoàn này đang “trên con đường” với Đức Giêsu, những gì liên quan về con đường này được làm cho rõ ràng. Điều này cũng đánh dấu quyết định của cộng đoàn này để cùng đồng hành với Đức Giêsu hệ tại trên một nhận thức, trên một “tri thức” của Đức Giêsu mà cùng lúc ấy, cho họ một chiều sâu mới vào trong Thiên Chúa, Thiên Chúa duy nhất, trong Người, họ tin tưởng như con cái của Israel.

Trong Luca, và điều này hoàn toàn nằm trong chân dung nhân vật Giêsu, lời tuyên tín của Phêrô nối kết với một biến cố cầu nguyện. Luca bắt đầu trình thuật câu chuyện với một nghịch lý cách thận trọng. “Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người” (Lc 9:18). Các môn đệ được đem vào trong sự cô tịch của Ngài, sự hiệp thông của Ngài với Cha được gìn giữ cho một mình Ngài thôi. Như chúng ta đã suy tư ngay từ phần đầu của cuốn sách, các môn đệ được đặc ân thấy Ngài như Đấng trò chuyện đối diện với Chúa Cha, người với người. Họ được đặc ân thấy Ngài trong hữu thể làm con hoàn toàn độc nhất, ngay tại điểm mà từ đó, mọi lời nói, hành động và quyền năng của Ngài ban hành. Các môn đệ được đặc ân nhìn thấy những gì mà “dân chúng” không thấy, và việc nhìn thấy này gây ra một nhận thức vượt ra khỏi “ý kiến” của dân chúng. Việc nhìn thấy này là nguồn suối đức tin của họ, lời tuyên xưng của họ. Việc nhìn thấy này cung cấp nền tảng cho Hội thánh.

Ở đây, chúng ta có thể xác nhận địa điểm nội tại thuộc về câu hỏi kép của Đức Giêsu. Câu hỏi của Ngài về ý kiến của dân chúng và xác tin của các môn đệ giả định hai điểm.

Một mặt, có được một kiến thức bên ngoài về Đức Giêsu, cho dù không cần thiết là giả tạo, lại không thích hợp. Mặt khác, có được một kiến thức sâu xa hơn nối kết với cuộc đời làm môn đệ, với việc tham dự vào con đường của Đức Giêsu, và kiến thức như thế, chỉ có thể lớn lên trong bối cảnh này. Cả ba Nhất Lãm đồng ý trong việc nhắc lại ý kiến của dân chúng cho rằng Đức Giêsu là Gioan Tẩy Giả, hay Êlia, hay một Ngôn sứ nào đó trở lại từ cõi chết. Luca vừa kể cho chúng ta rằng Hêrôđê, đã nghe tới những trình thuật về con người và hoạt động của Đức Giêsu, cảm thấy muốn nhìn thấy Ngài. Mátthêu thêm vào một biến đổi phụ: Ý kiến của một số người cho rằng Đức Giêsu là Giêrêmia.

Trong tất cả những tư tưởng này, yếu tố chung là Đức Giêsu được liệt kê vào phạm trù “ngôn sứ”, chìa khóa chú giải lấy lại từ truyền thống Israel. Đối với họ, tất ca những tên được nhắc tới như các chú giải về nhân vật Giêsu vang dội lại tính cánh chung, lòng mong đợi một bước ngoặt triệt để của các biến cố mà có thể liên kết với cả niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Trong khi Êlia nhân hóa niềm hy vọng để tái thiết Israel, Giêrêmia là nhân vật của cuộc Thương khó, tuyên bố sự thất bại trong hình thức đương thời của Giao Ước và Đền thờ, có thể nói, phục vụ như đảm bảo của nó. Dĩ nhiên, Giêrêmia cũng là người mang lời hứa của một Giao Ước mới được dự định nổi lên từ đống tro tàn. Qua đau khổ của mình, qua việc dìm vào trong bóng tối của mâu thuẫn, Giêrêmia mang lấy số phận kép của sự sụp đổ và đổi mới trong cuộc đời riêng của ông.

Ít hay nhiều, những ý kiến khác nhau này không chỉ bị hiểu lầm, chúng còn rất gần với mầu nhiệm của Đức Giêsu, và chắc chắn, chúng còn đặt chúng ta trên con đường hướng đến căn tính đích thực của Đức Giêsu. Nhưng chúng không đi đến căn tính của Đức Giêsu, đến tính mới mẻ của Ngài. Những ý kiến này chú giải Ngài theo quá khứ, theo sự tiên đoán trước và khả năng, không theo chính Ngài, tính duy nhất của Ngài, vì không thể nào đặt vào trong bất cứ phạm trù nào khác. Cũng thế, bằng cách này hay cách khác, ngày nay, những ý kiến giống như thế rõ ràng được “dân chúng” nắm giữ, họ đi đến việc hiểu Đức Kitô, có lẽ cả đến việc họ đã thực hiện một nghiên cứu uyên bác về Ngài, nhưng chưa hội ngộ với chính Đức Giêsu trong tính duy nhất và khác biệt hoàn toàn của Ngài. Karl Jasper đã nói về Đức Giêsu song song với Socrates, Đức Phật, và Khổng Tử như một trong bốn cá nhân mẫu mực. Vì thế, Jasper công nhận rằng Đức Giêsu có một ý nghĩa nền tảng trong việc tìm kiếm con đường đúng đắn để làm người. Song đối với tất cả những điều này, Đức Giêsu vẫn là một giữa những người khác được tụ họp lại trong một phạm trù chung, qua đó có thể giải thích và phân định giới hạn những người này.

Ngày nay rất hợp thời để xem Đức Giêsu như một trong những vị sáng lập vĩ đại về tôn giáo được công nhận có một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa. Vì thế, những vị sáng lập tôn giáo này có thể nói về Thiên Chúa cho người khác là những người đã chối từ “sự sắp đặt tôn giáo” này, và đang lôi kéo họ vào trong kinh nghiệm Thiên Chúa của riêng họ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang xử lý với kinh nghiệm người về Thiên Chúa phản ánh thực tại vô hạn của Người trong hữu hạn và giới hạn của tinh thần con người: Vì thế, kinh nghiệm người không bao giờ có thể khác hơn một phần tử, không nói đến giới hạn-không-thời gian, bản dịch về thiêng liêng. Vì thế, một mặt, thuật ngữ kinh nghiệm nói về một liên hệ thật với sự thiêng liêng, trong khi đó vẫn công nhận sự giới hạn của chủ thể đang khi nhận lãnh. Mỗi một chủ thể người chỉ có thể nắm bắt một phần đặc biệt của thực tại nằm ở đó để nhận ra, và như thế, mảng nhỏ này đòi hỏi phải được giải thích thêm. Những ai giữ lập trường này chắc chắn có thể yêu thương Đức Gieessu. Cả đến việc họ có thể chọn Ngài như người dẫn đường cho cuộc đời của họ. Cho dù, cuối cùng, ý niệm này về “kinh nghiệm Thiên Chúa” của Đức Giêsu vẫn đơn thuần là tương đối và cần bổ sung thêm bởi những mảng thực tại được các vĩ nhân khác nhận ra. Chính con người, chủ thể cá nhân, kết luận chính họ là thước đo: Từng cá nhân quyết định họ sẽ chấp nhận điều gì từ “nhiều kinh nghiệm” khác nhau, những gì họ tìm thấy hữu ích và những gì họ tìm thấy xa lạ. Chỗ này không có việc dấn than cách dứt khoát.

Đối với ý kiến của dân chúng, sự tương phản đánh dấu việc các môn đệ “nhận ra”, nói lên qua sự xông nhận, trong lời tuyên tín. Lời tuyên tín này được phát biểu như thế nào? Mỗi một Nhất Lãm cấu trúc lời tuyên tín cách khác nhau, và công thức của Gioan lại khác biệt. Dựa theo Máccô, Phêrô chỉ nói với Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Messiah [Đức Kitô] (Mc 8:29). Theo Luca, Phêrô gọi Ngài: “Thầy là Đức Kitô [Đấng được xức dầu] của Thiên Chúa” (Lc 9:20), và theo Mátthêu, thánh nhân nói: “Thầy là Đấng Kitô [Messiah, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Cuối cùng, trong Tin Mừng Gioan, lời tuyên tín của Phêrô theo sau: “Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6:69).

Người ta có thể bị cám dỗ để xây dựng một lịch sử tiến hóa về lời tuyên tín của người Kitô hữu từ những phiên bản khác nhau. Không có gì để nghi ngờ rằng sự đa dạng của các bản văn phản ánh một tiến trình phát triển qua đó, những gì đầu tiên đã được nắm bắt cách ngập ngừng, dần dần trở nên rõ ràng hoàn toàn. Giữa các nhà chú giải Công giáo đương đại, Pierre Grelot đã đưa ra một cách chú giải cực kỳ tận căn về những tương phản giữa các bản văn: Những gì ông nhận ra không phải là tiến hóa, nhưng là tương phản (Les Paroles de Jésus Christ). Theo Grelot, không có gì để nghi ngờ về lời tuyên tín đơn giản của Phêrô về tính Messiah của Đức Giêsu như được Máccô chuyển tải, là hồ sơ xác thực về thời điểm lịch sử. Ông tiếp tục, bởi vì ở đây, chúng ta đang xử lý với lời tuyên tín thuần “Do Thái” đã thấy Đức Giêsu như một Messiah chính trị theo đúng những tư tưởng của thời đó. Ông lý luận rằng chỉ có trình thuật của Máccô là thích hợp cách lôgíc, vì chỉ có lòng tin vào đấng cứu thế qua con đường chính trị mới giải thích được sự chống đối của Phêrô đối với lời tiên tri về cuộc Thương khó, sự chống đối mà Đức Giêsu loại trừ cách thẳng thừng, như có lần Ngài đã từ chối lời mời gọi của Xatan về vương quốc trần gian: “Xatan! Lui lại đàng sau Thầy! Vì anh không đứng về phía của Thiên Chúa, nhưng của loài người” (Mc 8:33). Grelot nói rằng lời cự tuyệt thẳng thừng này chỉ có ý nghĩa nếu cũng được áp dụng vào lời tuyên tín đã xảy ra trước đó, và công bố điều này cũng sai lạc. Nếu đặt sau phiên bản thần học đã trưởng thành về lời tuyên tín trong Tin Mừng Mátthêu, lời cự tuyệt này không còn có ý nghĩa.

Kết luận mà Grelot rút ra từ đó, cũng giống như kết luận của những nhà chú giải không đồng ý với cách chú giải tiêu cực của ông về bản văn Máccô: Nghĩa là, phiên bản của Mátthêu về lời tuyên tín đại diện cho một lời nói sau khi Sống lại, vì, trong quan điểm của đa số các nhà chú giải quan trọng, chỉ sau khi Sống lại mới có thể làm thành lời tuyên tín như thế, Grelot tiếp tục nối kết điểm này với lý thuyết đặc biệt của ông về việc hiện ra của Chúa Phục sinh với Phêrô, mà ông đặt song song với việc Phaolô hội ngộ với Chúa và Phaolô quan niệm là nền tảng của cuộc đời tông đồ của riêng thánh nhân. Những lời của Đức Giêsu cho Phêrô, Phúc cho anh, Simon con ông Giôna, “vì không phải thịt và máu mạc khải cho anh điều này, nhưng Cha của Thầy Đấng ngự trên trời” (Mt 16:17), có một điểm song song khá nổi cộm trong thư gởi cho Galát. “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng cho tôi ngay từ khi tô còn trong long mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại, tôi đã chẳng thuận theo thịt và máu” (Gl 1:15 tt; x. 1:11 tt: “Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mạc khải”). Chung cho cả hai, bản văn của Phaolô và việc Đức Giêsu khen ngợi Phêrô đều là điểm quy chiếu về Mạc Khải và lời tuyên bố rằng tri thức này không bắt nguồn từ “thịt và máu”.

Giờ đây, từ những điểm này, Grelot kết luận rằng Phêrô, cũng như Phaolô, vinh dự được Đức Kitô Phục sinh hiện ra cách đặc biệt (đúng thế, nhiều bản văn Tân Ước đề cập đến điểm này) và cũng như Phaolô đã được ban cho sự hiện ra như thế, Phêrô đã nhận được sứ vụ đặc biệt vào hoàn cảnh đó. Sứ mạng của Phêrô là cho Hội thánh của người Do thái, trong khi đó, Phaolô cho Hội thánh Dân ngoại (Gl 2:7). Grelot vẫn cho rằng lời hứa với Phêrô thuộc riêng về sự xuất hiện của Đức Kitô Phục sinh cho thánh nhân, và nội dung của cuộc diện kiến này phải được xem như một song song triệt để với sứ vụ mà Phaolô đã nhận lấy từ Chúa vinh quang. Chỗ này không cần thiết đi sâu vào chi tiết để tranh luận về luận thuyết này, vì cuốn sách này đặc biệt về Đức Giêsu, chỉ tập trung chính yếu đến chính Chúa, và xử lý đề tài Hội thánh thôi bao lâu cần có một hiểu biết đúng đắn về nhân vật Giêsu.

Bất cứ ai đọc kỹ Galát 1:11-17 có thể nhận ra cách dễ dàng không chỉ những song song này, nhưng còn nhận ra những khác biệt giữa hai bản văn. Rõ rang, trong đoạn văn này, Phaolô có ý nhấn mạng đến tính độc lập trong sứ vụ tông đồ của ngài, không xuất phát từ quyền bính của người khác, nhưng được chính Chúa ban cho. Cách chính xác, đối với thánh nhân, những gì nguy hiểm chỗ này là tính phổ quát trong sứ mạng của ngài và tính đặc thù về con đường của ngài như một người làm việc để xây dựng Hội thánh Dân ngoại. Nhưng Phaolô cũng biết rằng, nếu như mục vụ của thánh nhân có giá trị, ngài cần cộng đoàn hiệp thông, communion (koinonia) với các Tông đồ nguyên thủy (x. Gl 2:9), và nếu không có communion này., ngài chỉ chạy ngược xuôi vô ích (x. Gl 2:2). Vì lý do này, sau ba năm tại Arabia và sau cuộc hoán cải Đamát, Phaolô đi lên Giêrusalem để gặp Phêrô (Cephas). Sau đó, ngài cũng gặp Giacôbê, người bà con của Chúa (x. 1:18 tt). Cùng một lý do, mười bốn năm sau, trong thời gian với Barnabê và Titus, thánh nhân đi lên Giêrusalem và nhận dấu ấn của communion từ các “rường cột”, Giacôbê, Cephas, và Gioan là người đã mở rộng tay phải bằng hữu đến ngài (x. Gl 2:9). Vì thế, trước hết là Phêrô, và kế đến là ba rường cột, đã đại diện như những người bảo đảm của communion, như những điểm quy chiếu bắt buộc, họ bảo đảm sự đúng đắn và hiệp nhất của Tin Mừng và như thế, của Hội thánh mới khai sinh.

Nhưng điều này cũng đưa ra ánh sáng ý nghĩa không thể nào tranh luận đwọc về Đức Giêsu lịch sử, về giảng dạy và những quyết định của Ngài. Chúa Phục sinh đã gọi Phaolô và ban cho ngài quyền bính và sứ vụ riêng, cũng cùng một Chúa này, trước đó đã chọn nhóm Mười Hai, đã giao cho Phêrô sứ vụ đặc biệt, đã đi với họ lên Giêrusalem, đã chịu đau khổ trên Thập giá ở đó, và đã sống lại trong ngày thứ ba. Những Tông đồ đầu tiên đảm bảo tiếp nối này (Cv 1:21 tt), và sự tiếp tục này giải thích tại sao sứ vụ đã ban cho Phêrô thật sự khác biệt cách nền tảng với sứ vụ giao cho Phaolô.

Sứ vụ đặc biệt cho Phêrô điển hình không chỉ trong Mátthêu, nhưng còn trong nhiều hình thức khác nhau (cho dù luôn luôn với cùng một bản chất) trong Luca và Gioan, và cả trong Phaolô. Trong lời biện hộ tha thiết của thánh nhân trong thư gởi cho Galát, Phaolô giả định khá rõ về sứ vụ đặc biệt của Phêrô. Đúng thế, tính ưu việt này được chứng nhận bởi toàn thể chiều dài của truyền thống trong tất cả mọi luồng đa dạng của nó. Các dữ kiện của Tân Ước không đơn giản chứng minh, nếu chỉ lần lại dấu vết tới sự xuất hiện Phục sinh mang tính cá nhân, và vì thế, đặt nó trong sự song song cách chính xác tới sứ vụ của Phaolô.

Nhưng giờ đây là lúc trở lại lời tuyên tín của Phêrô về Đức Kitô và như thế, về đề tài chính của chúng ta. Chúng ta đã thấy rằng Grelot trình bày lời tuyên tín của Phêrô đã được Máccô chuyển tải như hoàn toàn mang tính “Do thái” và như thế, vạch ra biên giới mà Đức Giêsu đã bác bỏ. Tuy nhiên, không có lời bác bỏ nào trong bản văn, trong đó Đức Giêsu chỉ cấm các môn đệ nói về lời tuyên tín này cách công khai, không nghi ngờ gì cả, nếu cho như thế sẽ bị hiểu lầm trong bầu khí chung của Israel và một mặt, sẽ dẫn đến những niềm hi vọng giả tạo vào Ngài, và mặt khác, dẫn đến hành động chính trị chống lại Ngài. Chỉ sau việc cấm đoán này, mới có việc giải thíc ý nghĩa thật sự của “Messiah” là gì: Đấng Messiah thật là “Con Người”, Đấng bị lên án đến chết như tiền điều kiện để đi vào trong vinh quang như Đấng sống lại từ cõi chết sau ba ngày.

Các học giả nói về hai loại công thức tuyên tín trong tương quan với Kitô giáo thời đầu: “Bản chất” và “bằng miệng”. Có lẽ sẽ rõ hơn nếu nói về loại tuyên tín mang tính “bản thể” và mang tính “lịch sử cứu độ”. Tất cả ba loại tuyên tín của Phêrô được chuyển tải đến cho chúng ta đều thuộc về “bản chất”, Thầy là Đức Kitô, Đức Kitô của Thiên Chúa, Đức Kitô, người Con Thiên Chúa hằng sống. Chúa luôn luôn đặt một lời tuyên tín “trên miệng” bên cạnh những lời tuyên bố mang tính bản thể: Lời loan báo tiên tri về mầu nhiệm Vượt qua của Thập giá và Sống lại. Cả hai loại tuyên tín đều thuộc về nhau, và từng lời tuyên tín thì không hoàn tất và cuối cùng, không hợp lý nếu không có lời kia. Nếu không có lịch sử cứu độ cụ thể, những danh xưng về Đức Kitô vẫn còn mơ hồ: Không chỉ lời “Messiah”, nhưng còn “người Con Thiên hằng sống” nữa. Vì danh xưng này có khả năng ngang bằng để được hiểu trong nghĩa ngược lại với mầu nhiệm Thập giá.

Ngược lại, lời công bố khá lộ liễu về “lịch sử cứu độ” vẫn không có chiều sâu trọn vẹn nếu không được làm rõ ra rằng Đấng chịu đau khổ này là người Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng ngang hàng với Thiên Chúa (x. Pl 2:6), nhưng tự trút bỏ chính mình và đã trở nên như một người nô lệ, tự hạ mình cho đến chết, cả đến chết trên Thập giá (x. Pl 2:7 tt). Vì thế, chỉ có sự phối hợp giữa lời tuyên tín của Phêrô với giảng dạy của Đức Giêsu cho các môn đệ mới cung cấp cho chúng ta một đức tin Kitô trọn vẹn và thiết yếu. Cũng thế, khẳng định thuộc về kinh Tin Kính của Hội thánh luôn luôn nối kết hai chiều kích này lại với nhau.

Tuy vậy, chúng ta biết rằng qua nhiều thế kỷ, cho đến ngày nay, những người Kitô hữu, trong khi vẫn sở hữu quyền tuyên tín, họ cần phải để cho Chúa dạy lại cho từng thế hệ rằng con đường của Ngài không phải là con đường quyền bính và vinh quang trần thế, nhưng là con đường Thập giá. Chúng ta biết và thấy rằng cả những người Kitô hữu ngày nay, bao gồm cả chính chúng ta, đã để Chúa qua một bên để nói với Người rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16:22). Và vì chúng ta nghi ngờ rằng thật ra, Thiên Chúa sẽ không để cho Thập giá xảy ra, chính chúng ta cố gắng ngăn cản Thập giá bằng mọi cách trong quyền lực của chúng ta. Và vì thế Chúa cũng phải luôn luôn nói với chúng ta rằng: “Xatan, lui lại đằng sau Thầy” (Mc 8:22). Vì thế, toàn cảnh vẫn thích hợp nhưng không thoải mái với hiện tại, vì cuối cùng, đúng thế, chúng ta luôn luôn tư duy theo “thịt và máu”, và không theo Mạc Khải mà chúng ta được đặc ân nhận lãnh trong đức tin.

Một lần nữa, chúng ta cần trở lại với các danh xưng về Đức Kitô được dùng trong các lời tuyên tín. Điểm quan trọng đầu tiên là phải đọc hình thức kính trọng của danh xưng trong toàn thể bối cảnh của từng Tin Mừng và hình thức mang tính đặc thù mà trong đó, các danh xưng truyền lại cho hậu thế. Trong chiều hướng này, luôn luôn có một nối kết quan trọng cùng với việc xét xử Đức Giêsu, trong đó, lời tuyên xưng của các môn đệ trở lại dưới hình thức câu hỏi và lời buộc tội. Trong Máccô, vị thượng tế tiếp tục hỏi về danh xưng của Đức Kitô (Messiah) và còn mở rộng danh xưng ấy ra: “Ông có phải là Đức Kitô, Con của Đấng được chúc tụng không?” (Mc 14:61). Câu hỏi này cho thấy rằng những chú giải như thế về nhân vật Giêsu đã tìm được con đường đi từ vòng tròn các môn đệ vào trong kiến thức công cộng. Nối kết của những danh xưng “Đức Kitô” (Messiah) và “người Con” đã được truyền thống Sách thánh gìn giữ (x. Tv 2:7; Tv 110). Nhìn từ quan điểm này, giờ đây, sự khác biệt giữa những phiên bản về lời tuyên tín của Máccô và Mátthêu chỉ xuất hiện cách tương đối và càng ít có nghĩa hơn là Grelot và các nhà chú giải khác đã công nhận. Như chúng ta đã thấy, theo Luca, Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu như “Đấng được Xức dầu [Đức Kitô, Messiah] của Thiên Chúa”. Ở đây, chúng ta lại thấy những gì ông lão Simêon đã biết liên quan đến đứa trẻ Giêsu, tri thức này đã mạc khải cho ông rằng đứa trẻ này là Đấng được Xức dầu (Kitô) của Chúa (x. Lc 2:26). Những nhà cầm quyền dân chúng trình bày một hình ảnh đối lập lại với hình ảnh này khi họ chế nhạo Đức Giêsu dưới chân Thập giá, họ nói rằng: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn” (Lc 23:35). Vì thế, một cầu vòng chạy dài từ thời thơ ấu Đức Giêsu qua lời tuyên tín tại Caesarea Philippi và xuống tới tận Thập giá. Kết chung lại, cả ba bản văn đều biểu lộ cảnh quang đặc thù trong đó, “Đấng được Xức dầu” thuộc về Thiên Chúa.

Tuy nhiên, còn có một điểm khác quan trọng trong Tin Mừng Luca đối với đức tin của các môn đệ vào Đức Giêsu: Câu chuyện bắt được rất nhiều cá kết thúc với lời kêu gọi Simon Phêrô và các bạn của ông vào trong cuộc đời làm môn đệ. Suốt đêm, những ngư dân giàu kinh nghiệm này không bắt được gì cả, và giờ đây, Đức Giêsu chỉ thị cho họ chèo ra biển lại dưới ánh sáng ban ngày và thả lưới. Dường như điều này chẳng có nghĩa gì cả dựa trên kiến thức thực tế của những người này, nhưng Simon trả lời: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5:5). Sau đó, việc bắt được quá nhiều cá làm cho Phêrô bừng tĩnh cách sâu xa. Phêrô quỳ ngay dưới chân Đức Giêsu trong tư thế thờ lạy và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” (Lc 5:8). Qua những gì vừa xảy ra, Phêrô nhận ra quyền năng của chính Thiên Chúa làm việc qua những lời của Đức Giêsu, và cuộc hội ngộ trực tiếp với Thiên Chúa hằng sống trong Đức Giêsu làm lay chuyển sau trong hữu thể của ông. Dưới ánh sáng hiện diện này, và dưới quyền lực của ánh sáng này, con người nhận ra họ quá nhỏ bé cách đáng thương. Họ không thể chịu đựng nổi sự cao vời của Thiên Chúa đang linh ứng-làm cho kinh hoàng, điều này cũng quá hoành tráng đối với họ. Ngay cả trong những thuật ngữ của tất cả mọi tôn giáo khác nhau, bản văn này là một trong những minh họa cực kỳ hùng hồn về những gì sẽ xảy ra, khi chính con người nhận ra họ phơi trần ra thật gần bên Thiên Chúa cách bất ngờ và trực tiếp. Ngay điểm này, con người chỉ có thể báo động cho chính họ và nài xin được giải thoát khỏi quyền lực quá mạnh từ hiện diện này. Nhận thức nội tâm này của việc ở thật gần bên chính Thiên Chúa trong Đức Giêsu can thiệp vào Phêrô ngay tức thời và tìm thấy diễn đạt trong danh xưng mà giờ đây thánh nhân dùng để gọi Đức Giêsu: “Kyrios” (Chúa). Trong Cựu Ước, đó chính là danh xưng về Thiên Chúa đã được dùng để thay thế cho tên thần thánh không thể nào phát âm. Việc gọi tên này đã được ban cho từ bụi gai đang cháy. Vả lại, trước khi chèo ra khỏi bờ, Phêrô đã gọi Đức Giêsu là epistata, có nghĩa là “tôn sư”, “thầy”, “rabbi”, giờ đây, thánh nhân nhận ra Ngài là Kyrios, Đấng Kitô.

Chúng ta tìm thấy một tình huống tương tự trong câu chuyện về cách thức Đức Giêsu đi đến thuyền của các môn đệ băng ngang qua biển hồ đang sóng gió. Giờ đây, Phêrô nài xin Chúa ra lệnh cho ông được bước trên nước như thế, đi về hướng Đức Giêsu. Khi ông vừa chìm xuống, bàn tay của Đức Giêsu vươn ra để cứu lấy ông, kế đó, Ngài cũng vào trong thuyền. Nhưng ngay lúc ấy, sóng gió lặng đi. Và bây giờ, cũng một chuyện như thế lại xảy ra khi chúng ta thấy về mẻ cá quá nhiều: Các môn đệ trong thuyền sấp mặt xuống trước Đức Giêsu, diễn tả sự kinh hoàng và tôn thờ cùng một lúc, và họ tuyên xưng: “Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa” (Mt 14:22-23). Qua các Tin Mừng đã tìm thấy những kinh nghiệm này và những kinh nghiệm khác, nhờ những kinh nghiệm này đã sắp xếp một nền tảng rõ ràng cho lời tuyên tín của Phêrô như đã được tường trình trong Mátthêu 16:16. Qua nhiều cách thức khác nhau, nhiều lần các môn đệ đã có thể cảm nhận sự hiện diện của chính Thiên Chúa hằng sống trong Đức Giêsu.

Trước khi chúng ta cố gắng tổng hợp lại toàn cảnh của bức tranh từ những nét chấm phá của mosaic này, chúng ta cũng cần phải nhìn thoáng qua lời tuyên tín của Phêrô trong Tin Mừng Gioan. Bài diễn từ Thánh thể của Đức Giêsu, mà Gioan đặt sau việc hóa bánh ra nhiều, có thể được xem như việc tiếp tục cách công khai về lời nói Không của Đức Giêsu đối với lời mời gọi cửa kẻ dụ dỗ để biến đá thành bánh, sự dụ dỗ cho thấy sứ mạng của Ngài theo chiều kích làm sinh ra sự sung túc vật chất. Thay vào đó, Đức Giêsu lưu ý đến tương quan với Thiên Chúa hằng sống và đến tình yêu xuất phát từ Ngài. Nơi đó hiện diện quyền năng thật sự sáng tạo đem lại ý nghĩa, và cũng cung cấp bánh. Vì thế, Đức Giêsu giải thích về mầu nhiệm riêng của Ngài, bản thân riêng Ngài, trong ánh sáng ân huệ của chính Ngài như bánh hằng sống. Dân chúng không thích điều này. Nhiều người bỏ đi. Do đó, Đức Giêsu hỏi nhóm Mười Hai: Anh em cũng muốn bỏ đi sao? Phêrô trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6:68 tt).

Chúng ta sẽ suy nghĩ về phiên bản này trong lời tuyên tín của Phêrô tại bối cảnh bữa Tiệc ly cách chi tiết hơn. Hiển nhiên, điều này tỏ lộ mầu nhiệm tư tế của Đức Giêsu (Thánh vịnh 106:16 gọi Aaron “Đấng Thánh của Thiên Chúa”). Danh xưng này chỉ ngược trở lại về diễn từ Thánh thể và bên cạnh bài diễn từ, hướng về trước đến mầu nhiệm Thập giá của Đức Giêsu. Vì thế, danh xưng này neo chặt tại mầu nhiệm Vượt qua, tại tâm điểm sứ mạng của Đức Giêsu, và cho thấy điều gì làm cho nhân vật Giêsu hoàn toàn khác biệt với những hình thức đương thời về niềm hy vọng messiah. Tuy nhiên, Đấng Thánh của Thiên Chúa cũng nhắc nhở chúng ta về làm sao Phêrô run sợ khi diện đối diện với sự ở thật gần bên sự thánh thiện sau mẻ cả quá nhiều, khi đó thánh nhân kinh nghiệm sự bất hạnh của mình như một kẻ tội lỗi cách bất ngờ. Chúng ta tìm thấy chính chúng ta được dìm vào trong bối cảnh kinh nghiệm của các môn đệ về Đức Giêsu, mà chúng ta đã cố gắng hiểu trên nền tảng của một số thời điểm chủ chốt trong hành trình của họ trong tình bằng hữu với Ngài.

Như thế, có kết luận nào chắc chắn mà chúng ta có thể rút ra từ tất cả những điều này? Điểm đầu tiên để nói là, nỗ lực để tái kiến thiết lại những lời nói nguyên thủy của Phêrô mang tính lịch sử và kế đó, quy mọi việc về những triển khai sau này, và có thể về đức tin hậu-Phục sinh, đang đi lộn tuyến quá xa. Đức tin hậu-Phục sinh giả định đến từ đâu, nếu như Đức Giêsu không đặt nền tảng nào cả cho đức tin này trước Phục sinh? Các học giả nhấn mạnh quá mức vào bàn tay tái tạo lại như thế.

Chỉ trong khi việc xét xử Đức Giêsu trước Sanhedrin mà chúng ta nhận ra những gì thực sự là xì căng đan về Ngài: Không phải là lòng tin vào đấng cứu thế chính trị, như đã tỏ lộ với Barnaba và cũng như vậy đối với Bar-Kokhba. Cả hai ông này được nhiều người đi theo và cả hai phong trào đều bị người Roma dập tắt. Những gì đã gây xì căng đan cho dân chúng về Đức Giêsu, chính xác là những gì mà chúng ta đã thấy trong liên kết với cuộc đối thoại giữa Rabbi Neusner với Đức Giêsu trong Bài giảng Trên núi: Dường như Rabbi Neusner tự đặt mình vào trong chỗ đứng ngang hàng với chính Thiên Chúa hằng sống. Đây là những gì mà đức tin hoàn toàn độc thần của người Do thái không thể nào chấp nhận được. Đây là tư tưởng mà cả Đức Giêsu chỉ có thể từ từ và hướng dân chúng đến dần dần. Đây cũng là những gì thấm đẫm vào trong toàn thể sứ điệp của Ngài, trong khi vẫn duy trì sự hiệp nhất nguyện vẹn với đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất. Đây là những gì mới mẻ, đặc thù và duy nhất về sứ điệp của Ngài. Sự kiện mà việc xét xử Đức Giêsu bị nộp cho người Roma như một vụ án về đấng Messiah chính trị phản ánh chủ nghĩa thực dụng của nhóm Saduciô. Nhưng cả Philatô cũng cảm thấy có một cái gì đó hoàn toàn khác thường đang xảy ra tại đây, bất cứ ai có vẻ là “vị vua” theo lời hứa mang tính chính trị cũng không bao giờ bị nộp để ông lên án.

Nhưng ở đây chúng ta đã đi trước khá xa. Chúng ta hãy trở lại lời tuyên tín của các môn đệ. Chúng ta nhận ra điều gì khi gộp chung những bản văn hoàn toàn mosaic này lại? Giờ đây, các môn đệ đã nhận ra rằng Đức Giêsu không hợp với bất cứ phạm trù hiện sinh nào cả, vì Ngài còn hơn thế nữa, và còn khác biệt với “một trong các Ngôn sứ”. Từ Bài giảng Trên núi, từ những hành động quyền năng và quyền tha tội của Ngài, từ cách thức giảng dạy uy nghiêm và cách thức Ngài xử lý những truyền thống Lề luật, từ tất cả những điều này, các môn đệ đã có thể nhận ra rằng Đức Giêsu còn hơn một trong các Ngôn sứ. Ngài là Vị Ngôn sứ duy nhất, giống như Môsê, trò chuyện diện đối diện với Thiên Chúa như một người bạn. Ngài là Đấng Messiah, nhưng trong nghĩa khác với đấng chỉ đảm nhận một sứ vụ nào đó từ Thiên Chúa.

Trong Ngài, những lời thiên sai cao cả được nên trọn vẹn theo một cách gây xáo trộn và bất ngờ. “Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Tv 2:7). Tại một số điểm then chốt nào đó, các môn đệ đã đi đến nhận thức cực kỳ ngạc nhiên: Đây chính là Thiên Chúa. Họ không thể nào đem tất cả điều này lại với nhau trong một lời đáp trả hoàn hảo. Thay vào đó, họ suy ra từ những lời hứa của Cựu Ước: Đức Kitô, Đấng được Xức dầu, người Con Thiên Chúa, Đức Chúa. Đây là những cụm từ then chốt mà trong đó, lời tuyên tín của họ nổi bật lên, trong khi vẫn tìm kiếm một con đường hướng về phía trước nhưng không quả quyết lắm. Điều này chỉ có thể đi đến hình thức hoàn hảo khi Thomas chạm đến những dấu đinh của Chúa Phục sinh, đã thốt lên trong kinh ngạc: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20:28). Tuy nhiên, cuối cùng, những lời này gửi chúng ta đến một hành trình không bao giờ-chấm dứt. Những lời này quá bao la đến nỗi chúng ta không thể nào nắm bắt chúng một cách trọn vẹn, và những lời này luôn luôn vượt qua khỏi chúng ta. Qua toàn thể lịch sử của mình, Hội thánh lữ hành đã khám phá ra những lời này cách sâu xa hơn. Chỉ qua việc chạm đến những dấu đinh của Đức Giêsu và gặp gỡ sự Sống lại của Ngài, may ra chúng ta mới có thể nắm bắt được các lời này, và sau đó, những lời này trở thành sứ mạng của chúng ta.



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương