CỦa mẹ VÀ trẻ TẠi huyện phú BÌNH, thái nguyên luậN Án tiến sĩ dinh dưỠng hà Nội, năm 2016



tải về 2.29 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.29 Mb.
#37440
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

KẾT LUẬN


1. Tình trạng dinh dưỡng, vitamin A, thiếu máu phụ nữ có thai 26-30 tuần và một số yếu tố liên quan

Nghiên cứu trên 424 phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình cho thấy:



1.1. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu vitamin A và thiếu máu ở phụ nữ có thai:

a). Cân nặng trung bình trước khi có thai của đối tượng nghiên cứu là 45,5 kg và ở tuần thai thứ 26-30 là 51,3 kg; Chiều cao trung bình là 152,1cm, chỉ có khoảng 5,5% PNCT có chiều cao dưới 145 cm. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trước khi mang thai khá cao (32,4%).

b). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở PNCT ở mức độ nhẹ (9,4%) có YNSKCĐ và khoảng 15,6% nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Hàm lượng vitamin A huyết thanh trung bình là 1,39 mol/L.

c) Tỷ lệ thiếu máu của PNCT rất cao là 37,0%, ở ngưỡng nặng YNSKCĐ, trong đó mức độ nhẹ là 26,1%, mức trung bình và nặng là 10,9%. Nồng độ hemoglobin trung bình là 113,8 g/l.



1.2. Một số yếu tố liên quan với tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ có thai 26-30 tuần:

a) Có liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tình trạng thiếu VA-TLS, những phụ nữ mang thai làm ruộng nguy cơ thiếu VA-TLS thấp hơn 0,3 lần so với những PNCT làm nghề khác (p<0,05).

b) Yếu tố dân tộc có liên quan đến thiếu máu của PNCT, những PN dân tộc Kinh có nguy cơ thiếu máu thấp hơn 0,48 lần (p<0,05); những người hiểu biết về nguyên nhân thiếu máu cũng có nguy cơ thiếu máu giảm 0,61 lần (p<0,05).

2. Hiệu quả của phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ trong tuần đầu và 6 tuần sau sinh lên tình trạng vitamin A, tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng của mẹ và trẻ 6 tháng tuổi

a). Bổ sung vitamin A liều cao có hiệu quả cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh của cả mẹ và con; có mối tương quan tuyến tính giữa hàm lượng vitamin A của PNCT với tỷ số MRDR của mẹ (p<0,001), hàm lượng vitamin A huyết thanh của trẻ ở cả 2 nhóm nghiên cứu (p<0,01), cũng như tỷ số MRDR của trẻ ở nhóm bổ sung vitamin A 6 tuần sau sinh (p<0,001).

b). Bổ sung Vitamin A liều cao 200.000 IU tại thời điểm sau sinh 6 tuần cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05); dự trữ vitamin A trong gan ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05) và giảm tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp (p<0,05) ở bà mẹ sau sinh 6 tháng so với nhóm bổ sung vitamin A 1 tuần đầu sau sinh.

c). Bổ sung vitamin A liều cao ở thời điểm 6 tuần sau sinh cải thiện tình trạng dự trữ vitamin A trong gan (p<0,01) và tỷ lệ vitamin A trong gan thấp (p<0,05) ở trẻ 6 tháng tuổi, đặc biệt là bú mẹ ≤ 10 lần/ngày (p<0,01) so với nhóm bổ sung 1 tuần đầu sau sinh.

d). Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở bà mẹ và trẻ nhỏ sau sinh 6 tháng giữa 2 nhóm bổ sung vitamin A 1 tuần và 6 tuần sau sinh (p>0,05).


KHUYẾN NGHỊ

Bổ sung vitamin A cho phụ nữ liều cao 200.000 IU tại thời điểm 6 tuần sau sinh là giải pháp ưu việt hơn so với bổ sung ở 1 tuần sau sinh trong cải thiện tình trạng vitamin A mẹ và trẻ; hiệu quả cải thiện đồng thời phụ thuộc nhiều vào việc bú sữa mẹ của trẻ. Do đó, bên cạnh giải pháp nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung vitamin A cho mẹ và trẻ có thể là giải pháp hữu hiệu cần thực hiện ở vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A cao ở trẻ nhỏ.

Cần tiếp tục những nghiên cứu sâu hơn trong bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tạo cơ hội bù đắp thiếu hụt vitamin A từ rất sớm cho trẻ.

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN


1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của hai phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ ở 6 tuần và 1 tuần sau sinh là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới triển khai so sánh về thời điểm bổ sung vitamin A.

2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu về hiệu quả của bổ sung vitamin A liều cao 200.000 IU ở tuần 6 sau sinh- một thời điểm can thiệp phù hợp hơn so với giai đoạn 1 tuần sau sinh, khi các can thiệp hiện nay đang bổ sung vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh. Kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở lý luận và thực hành cho việc đề xuất một phác đồ can thiệp mới nhằm cải thiện tình trạng vitamin A ở các vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ cao



TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ


CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

  1. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng thiếu máu, kiến thức thực hành phòng chống thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành số 9 (1022) 2016. Tr 82-86.

  2. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng tập XXVI, số 8 (181) 2016. Tr 85-92.

  3. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Xác định một số yếu tố liên quan tới cân nặng sơ sinh dưới 3.000 gr ở trẻ nhỏ, tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí Y học dự phòng tập XXVI, số 15 (188) 2016.

  4. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng khẩu phần và mức tiêu thụ thực phẩm của phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 2, tháng 12 năm 2016 (có xác nhận đăng bài của tạp chí).

  5. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Hiệu quả can thiệp bổ sung vitamin A cho bà mẹ một tuần sau sinh tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 5 (2), tháng 11/2016 (đã gửi bài tới tạp chí).

  6. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng vitamin A trong sữa mẹ sau sinh 1 tuần và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí nghiên cứu Y học – Đại học Y Hà Nội (đã gửi bài tới tạp chí).

  7. Tu Nguyen Song, Frank Wieringa, Nga Tran Thuy, Tuyen Le Danh, Phuong Hoang Van. The effects of retinol supplementation in mothers one week postpartum on breastmilk retinol status (Gửi đăng tạp chí Quốc tế, dự kiến đăng 2017).



Abtract tham dự Hội nghị

  1. NS. Tu, TT. Nga, MA. Dijkhuizen, J. Berger, H. Friis, and FT. Wieringa. Postpartum high-dose vitamin A supplementation to improve vitamin A status of mother and infant: the role of timming and inflammation. Abtract in Micronutrient Forum 2014. Addis Ababa, Ethiopia. Poster 0252/B068

  2. NS. Tu, LD. Tuyen, MA. Dijkhuizen, J. Berger, H. Friis, and FT. Wieringa. Postpartum high-dose vitamin A supplementation to improve vitamin A status of mother and infant: the role of timming and inflammation. Abtract in 11 Annual Conference 2014, Unite for sight.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỘT SỐ PHỤ LỤC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

Phụ lục 1: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

1. Xác định tuổi, cân nặng và chiều cao

Cân nặng sơ sinh, trẻ đẻ ra được cân ngay sau khi sinh.



Tuổi của các đối tượng được tính theo năm (WHO, 1995).

Cách tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO, 1995. Ví dụ trẻ 36 tháng được tính kể từ ngày trẻ tròn 36 tháng cho tới lúc 36 tháng 29 ngày.



2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 0- 60 tháng tuổi

Cách phân loại tình trạng suy dinh dưỡng: Từ năm 2006, WHO khuyến nghị sử dụng quần thể mới WHO 2005 để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em , . Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là phương pháp dễ làm và được áp dụng rộng rãi, được dùng để mô tả tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng .

Người ta phân loại SDD thường gặp ở cộng đồng ra làm 3 thể:



*Cân nặng theo tuổi – SDD thể nhẹ cân (underweight)

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO, lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn chỉ số Z-scores (<-2SD) được coi là SDD thể nhẹ cân. Cụ thể thang phân loại tình trạng dinh dưỡng như sau , ,:

- Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể nhẹ cân nặng;

- Từ Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể nhẹ cân;

- Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường

- Trên Z-scores ≥ 2SD: trẻ thừa cân,

- Trên Z-scores > 3SD: trẻ béo phì

* Chiều cao theo tuổi – SDD thể thấp còi (stunting)

Suy dinh dưỡng thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ. Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau , , :

- Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể thấp còi nặng;

- Từ -3SD < Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể thấp còi;

- Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường

* Cân nặng theo chiều cao – SDD thể gầy còm (wasting)

Suy dinh dưỡng thể gày còm phản ánh tình trạng dinh dưỡng thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm trẻ ngừng lên cân hay tụt cân. Các điểm ngưỡng giống như 2 chỉ tiêu trên. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau , , :

- Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể gày còm nặng;

- Từ Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể Z-scores;

- Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường

- Trên ≥ 2SD Z-scores: trẻ thừa cân,

- Trên > 3SD Z-scores: trẻ béo phì

3. Ngưỡng phân loại đánh giá YNSKCĐ của suy dinh dưỡng

*) Đối với SDD nhẹ cân , :

Khi tỷ lệ SDD (CN/T) < 10% được coi là cộng đồng có SDD rất thấp;

Khi tỷ lệ SDD (CN/T) < 20% được coi là cộng đồng có SDD thấp;

Khi tỷ lệ SDD (CN/T) từ 20-29% là cộng đồng có SDD trung bình;

Khi tỷ lệ SDD từ 30-39% là có SDD cao và trên 40% là rất cao.

*) Đối với SDD thấp còi , :

Khi tỷ lệ SDD (CC/T) < 20% là cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức độ thấp;

Khi tỷ lệ SDD (CC/T) từ 20-29%: cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức trung bình;

Khi tỷ lệ SDD (CC/T) từ 30-39%: cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức cao và rất cao khi tỷ lệ trên 40%;

Bảng. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở cộng đồng

Chỉ tiêu


Mức độ suy dinh dưỡng

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Nhẹ cân

< 10

10 - 19

20 - 29

30

Thấp còi

<20

20 - 29

30 - 39

40

Gầy còm

< 5

5- 9

10 - 14

15

1.4. Xác định tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở bà mẹ

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 2.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương