CỦa mẹ VÀ trẻ TẠi huyện phú BÌNH, thái nguyên luậN Án tiến sĩ dinh dưỠng hà Nội, năm 2016



tải về 2.29 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.29 Mb.
#37440
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan tới tình trạng vitamin A và thiếu máu


3.1.1.Thông tin chung của quần thể đối tượng điều tra sàng lọc

Tổng số có 424 phụ nữ có thai từ 26 – 30 tuần tại 08 xã của huyện Phú Bình đã được điều tra để sàng lọc cho nghiên cứu can thiệp. Độ tuổi trung bình của các phụ nữ có thai là 25,9 ± 5,1 tuổi. Số đối tượng của mỗi xã được trình bầy trong bảng sau:



Bảng 3. 1. Số phụ nữ có thai tham gia điều tra sàng lọc, theo xã

STT

Tên xã

n

Tỷ lệ (%)



Xã Tân Khánh

75

17,6



Xã Tân Kim

50

11,8



Xã Dương Thành

48

11,3



Thị trấn Hương Sơn

45

10,6



Xã Nga Mi

53

12,9



Xã Kha Sơn

51

11,8



Xã Tân Hòa

57

13,4



Xã Xuân Phương

45

10,6




Tổng cộng

424

100,0*

*: p>0,05 giữa các xã (2 test).

Bảng 3.1 cho thấy, phân bố đối tượng tham gia điều tra sàng lọc ở các xã khá đồng đều. Xã Tân Khánh có 75 đối tượng tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất (17,6%), xã Xuân Phương và thị trấn Hương Sơn có 45 đối tượng tham gia chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Kết quả phân tích cho thấy, số các phụ nữ có thai là dân tộc Kinh chiếm đa số (88,2%), số còn lại là dân tộc Nùng, Tày, Dao, Sán Dìu. Về trình độ văn hóa, PNCT có trình độ trung học cơ sở trở lên (hết cấp 2), chiếm khoảng 1/3 tổng số các PNCT ở cả 8 xã (31,6%). Số còn lại có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, rất ít PNCT có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học (8,7%). Về nghề nghiệp, hầu hết PNCT đều làm ruộng (84,2%). Rất ít PNCT là cán bộ nhà nước (khoảng 9,0%) và cũng khoảng 4,5% PNCT làm nghề buôn bán.

Số người trong hộ gia đình: Trung bình số người trong hộ gia đình các PNCT là từ 4 ± 1,4 người, nhưng cũng có phụ nữ mang thai đang sống đơn thân hoặc có ít người sống trong đại gia đình 8 khẩu (bảng 3.1).



Bảng 3. 2. Phân bố tuổi của PNCT tham gia điều tra sàng lọc theo xã

Tên xã


Nhóm tuổi 18-24 tuổi*

Nhóm tuổi 25-45 tuổi*

n

%

n

%

Xã Tân Khánh

35

46,7

40

53,3

Xã Tân Kim

22

44,0

28

56,0

Xã Dương Thành

20

41,7

28

58,3

Thị trấn Hương Sơn

16

35,6

29

64,4

Xã Nga Mi

29

54,7

24

45,3

Xã Kha Sơn

19

37,3

32

62,7

Xã Tân Hòa

27

47,4

30

52,6

Xã Xuân Phương

21

46,7

24

53,3

Tổng cộng

189

44,3

236

55,7

*: p>0,05 giữa các xã/cùng nhóm tuổi (2 test).

Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy các xã có số PNCT phân bố khá đồng đều giữa 2 nhóm tuổi (P> 0,05), PNCT có độ tuổi từ 18-24 chiếm khoảng 44,3% số đối tượng, số còn lại là PNCT từ 25-45 tuổi (55,7%).

Trung bình số lần mang thai của đối tượng là 2; Có khoảng 34,5% PN mang thai lần thứ 1 và 65,5% mang thai từ 2 lần trở lên (trong đó 40,5% PN có thai lần thứ 2, 25,0% mang thai ≥ 3 lần). Trong số đối tượng nghiên cứu có 60,6% đã có 1 con và khoảng 11,8% đã có 2 con.

3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng điều tra sàng lọc

Kết quả điều tra cho thấy tuổi thai trung bình ở thời điểm sàng lọc nghiên cứu là 28,1±2,9 tuần.



Bảng 3. 3. Các chỉ số nhân trắc của đối tượng trước khi có thai

STT

Chỉ số

n

Giá trị



Cân nặng trung bình (kg, TB SD)

370

45,5  4,9



Tỷ lệ PNCT có CN trước khi có thai (< 45 kg)

370

45,1%



Chiều cao TB của ĐTNC (cm, TB  SD)

417

152,1  4,8



Tỷ lệ PNCT có chiều cao thấp (<145cm)

417

5,5%



BMI trung bình trước khi mang thai (kg/m2)

368

19,51,8



Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) và thừa cân, béo phì

368







Tỷ lệ CED độ 1 (BMI: 17-18,49)

96

26,1%




Tỷ lệ CED độ 2 (BMI: 16-16,99

22

6,0%




Tỷ lệ CED độ 3 (BMI < 16)

1

0,3%




Tỷ lệ thừa cân (BMI ≥25)

2

0,5%

(Nguồn số liệu từ phỏng vấn hồi cứu các bà mẹ mang thai)

Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy cân nặng trung bình của các bà mẹ trước khi mang thai là 45,5 kg. Tỷ lệ có cân nặng thấp (<45 kg) trước khi mang thai là 45,1%. BMI trung bình của các bà mẹ trước khi mang thai là 19,5 kg/m2.

Số phụ nữ tiền mang thai bị thiếu năng lượng trường diễn tại 8 xã của huyện Phú Bình tương đối cao chiếm 32,4 % trong đó có 2 người được chẩn đoán là CED độ 3: tỷ lệ CED độ 2 là 6,0% và CED độ 1 là 26,1%. Tỷ lệ PN đã điều tra bị thừa cân (BMI ≥ 25) trước mang thai rất thấp là 0,5%, đa số các đối tượng có BMI bình thường (BMI: 18,5-25) là 67,6%. Chiều cao trung bình của phụ nữ có thai là 152,1 cm, trong đó người thấp nhất là 134,5 cm, người cao nhất là 166,0 cm. Tỷ lệ % có chiều cao thấp (<145 cm) là 5,5% (Bảng 3.3).

Bảng 3. 4. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ có thai

Chỉ số nhân trắc

n

Kết quả

(TB kg SD)



Cân nặng TB của PNCT khi 26- 30 tuần

352

51,35,3

Mức tăng cân TB cho đến 26- 30 tuần thai

352

5,82,6

Cân nặng TB của PNCT khi đi đẻ

349

53,75,6

Mức tăng cân TB của PNCT cho đến khi đẻ

349

8,23,5

Cân nặng trung bình của PNCT 26-30 tuần là 51,3 kg (Bảng 3.4), sự dao động về CN khá lớn (37,1 đến 70,4 kg). Trung bình mức tăng cân của phụ nữ có thai đến thời điểm này là 5,8 kg; nhưng cũng có một số PNCT 26-30 tuần bị giảm cân (giảm nhiều nhất là 4,2 kg do ốm nghén nặng) và người tăng cân cao nhất là 13,5 kg, Tỷ lệ % phụ nữ có thai tăng cân <6 kg cho đến thời điểm 26 – 30 tuần rất cao là 53,2%. Cân nặng trung bình của PNCT khi đi đẻ là 53,7 kg. Trung bình mức tăng cân của phụ nữ đến thời điểm này là 8,2 kg.

3.1.3. Tình trạng thiếu vitamin A và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu vitamin A của phụ nữ có thai

3.1.3.1. Tình trạng thiếu vitamin A của phụ nữ có thai

Phân tích hàm lượng retinol huyết thanh trên 340 PNCT từ 26 – 30 tuần cho thấy tỷ lệ VAD-TLS của PNCT tại 8 xã của huyện Phú Bình là 9,4% (trong đó có 2,4% bị thiếu vitamin A (< 0,35 mol/L). Hàm lượng retinol huyết thanh trung bình là 1,39±0,54 mol/L (Bảng 3.5).



Bảng 3.5. Nồng độ vitamin A huyết thanh trung bình và tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở phụ nữ có thai

Chỉ số

Giá trị (n=340)

Nồng độ vitamin A huyết thanh (mol/L) (TB SD)

1,39±0,54a

Tỷ lệ PNCT VAD-TLS (< 0,7 mol/L)

9,4 %

Tỷ lệ PNCT có nguy cơ VAD-TLS (> 0,7 and < 1,05 mol/L)

15,6%

Bảng 3.6. Tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng của phụ nữ có thai theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

n

Thiếu VA-TLS

Tỷ lệ (%)*

Giá trị TB SR mẹ ** (mol/L) (TB SD)

PNCT ≤ 23 tuổi

120

14

11,7

1,35±0,59

PNCT 24 – 28 tuổi

128

8

6,3

1,47±0,51

PNCT ≥ 29 tuổi

92

10

10,9

1,31±0,52

Tổng cộng

340

32

9,4

1,39±0,54

*) 2 test, với p> 0,05 (p=0,29);

**) ANOVA test so sánh 3 giá trị trung bình với p > 0,05;

Tỷ lệ thiếu VA-TLS của PNCT nhóm tuổi dưới 24 tại địa bàn nghiên cứu là 11,7%; nhóm tuổi từ 24 – 28 là 6,3% và tỷ lệ này là 10,9 % ở nhóm tuổi từ 29 tuổi trở lên. Không có sự khác biệt có YNTK về tỷ lệ thiếu VA-TLS giữa ba nhóm tuổi (2 test, p= 0,29). Hàm lượng retinol huyết thanh trung bình của ba nhóm tuổi không có sự khác biệt (ANOVA- test, p = 0,09).



3.1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng vitamin A của phụ nữ có thai

Qua phân tích số liệu, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ Retinol huyết thanh và tuổi của PNCT. Đồng thời, cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ Retinol huyết thanh của PNCT giai đoạn 26 – 30 tuần với hàm lượng Hemoglobin ở cùng giai đoạn (Pearson – Test, r=0,08, p> 0,05) (không thể hiện số liệu trên bảng)

Kết quả cũng cho thấy không có mối liên quan giữa hàm lượng retinol huyết thanh của đối tượng nghiên cứu với các yếu tố: dân tộc, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế xã hội, tiền sử thai sản (sảy thai, đẻ non, số con); tiền sử bệnh tật trong 6 tháng qua, tiền sử dùng viên sắt và vitamin A, tình trạng thiếu máu và hiểu biết về biện pháp phòng chống VA hay hậu quả của thiếu VA (T- test; p> 0,05).

Phân tích mô hình hồi qui bảng 3.7, cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp (p < 0,05) sau khi kiểm soát với các yếu tố trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, tiền sử bệnh 2 tuần qua, hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống thiếu VA với tình trạng thiếu VA-TLS của PNCT.



Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tình trạng thiếu VA-TLS sau khi kiểm soát với yếu tố trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế, tiền sử bệnh tật 2 tuần qua và hiểu biết về nguyên nhân, cách phòng chống thiếu VA. Kết quả, cho thấy những người có nghề nghiệp làm ruộng có nguy cơ thiếu VA-TLS thấp hơn 0,3 lần so với những PNCT làm nghề khác;

Bảng 3.7. Mô hình hồi qui logistic dự đoán các yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp đến tình trạng thiếu VA-TLS của PNCT

Các yếu tố trong mô hình

(Biến độc lập)

OR (Hiệu chỉnh)


(95%CI)


Trình độ học vấn







Từ cấp 2 trở xuống

2,0

(0,77 – 5,20)

Trên cấp 2*

1




Nghề nghiệp







Làm ruộng

0,34

(0,13 – 0,94)

Khác (buôn bán, CNV) *

1




Tình trạng KT-XH







Nghèo, cận nghèo

1,4

(0,56 – 3,54)

Bình thường *

1




Hiểu biết nguyên nhân







Không biết*

1,9

(0,56 – 6,21)

Biết 1 nguyên nhân

1




Bệnh 2 tuần qua







Không bệnh

0,28

(0,04 – 2,25)

Có bệnh*

1




Cách phòng chống VAD







Không biết

1,5

(0,49 – 4,32)

Biết 1 cách*

1




Ghi chú: Cỡ mẫu phân tích (n) = 336 *) Nhóm so sánh -- ) không áp dụng

3.1.4. Tình trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai

3.1.4.1. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai

Hình 3.1. Tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai theo mức độ thiếu máu

Điều tra tiến hành trên 424 PNCT từ 26 - 30 tuần, kết quả định lượng Hemoglobin, cho thấy tỷ lệ thiếu máu của PNCT (Hb <110 g/l) tại 8 xã của huyện Phú Bình khá cao là 37,0%, ở mức trung bình theo ngưỡng sức khoẻ cộng đồng, nhưng chủ yếu là thiếu máu nhẹ (26,1%); tỷ lệ thiếu máu mức độ trung bình là 10,4% và chỉ có 0,5% bị thiếu máu nặng (trong nghiên cứu 2 PNCT thiếu máu nặng nhóm nghiên cứu đã yêu cầu đến cơ sở y tế điều trị).

Nồng độ Hb huyết thanh của phụ nữ có thai nằm trong khoảng từ 66,1 đến 145,6 g/l. Nồng độ Hb trung bình ở thời điểm 26-30 tuần thai là 113,8± 12,3 (g/l).



Bảng 3.8. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

n

Thiếu máu

Tỷ lệ (%)*

Giá trị TB Hb** (g/l) (TB SD)

< 25 tuổi

188

72

38,3

112,9 ± 13,1

≥ 25 tuổi

234

84

35,9

114,5 ± 11,6

Tổng cộng

422

156

37,0

113,8± 12,3

*) 2 test, với p> 0,05 ; **) t-test độc lập cho 2 giá trị trung bình

Tỷ lệ thiếu máu của PNCT ở tại địa bàn nghiên cứu là 38,3% với nhóm tuổi dưới 25 và 35,9% với nhóm tuổi từ 25 tuổi trở lên. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ thiếu máu giữa hai nhóm tuổi. Giá trị trung bình Hemoglobin ở hai nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa (p >0,05, t- test).



3.1.4.2. Một số yếu tố liên quan với tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp và điều kiện kinh tế hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người thấp của PNCT với tình trạng thiếu máu ở PNCT (p > 0,05). Kết quả trong bảng 3.9, cho thấy xu hướng những PNCT có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở xuống thì khả năng bị mắc thiếu máu cao gấp 1,4 lần so với những người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Tương tự như vậy, những người có số lần đẻ từ 2 con trở lên có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng cao gấp 1,4 lần so với những PNCT có ít hơn 2 lần đẻ. Tuy nhiên sự khác biệt về số chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).



Bảng 3.9. Mối liên quan giữa dân tộc, số lần đẻ của PNCT với tình trạng thiếu máu

Các yếu tố

Thiếu máu

(n = 156)

Bình thường

(n= 266)

OR

(95%CI)

p

Dân tộc













Kinh

130 (34,9%)

242 (65,1%)

0,49

< 0,05

Dân tộc khác

26 (52,0%)

24 (48,0)

(0,27 – 0,89)




Trình độ học vấn













Từ cấp 2 trở xuống

114 (39,6%)

174 (60,4%)

1,4

> 0,05

Trên cấp 2

42 (31,3%)

92 (68,7%)

(0,93 – 2,2)




Số lần đẻ













Số lần đẻ  2

22 (44,0%)

28 (56,0%)

1,4

> 0,05

Số lần đẻ  1

134 (36,0%)

238 (64,0%)

(0,77 – 2,5)




Sử dụng viên sắt













Không sử dụng

24 (52,2%)

22 (47,8%)

2,3

< 0,05

Có sử dụng

132 (35,1%)

244 (64,9%)

(1,31 – 4,17)




Nguyên nhân thiếu máu













Không biết

88 (44,2%)

111 (55,8%)

1,8

< 0,01

Biết 1 nguyên nhân

68 (30,5)%

155 (69,5%)

(1,21 – 2,58)




*) 2 test cho các giá trị tỷ lệ

Bảng 3.9, cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc và việc sử dụng viên sắt trong thời gian mang thai với tình trạng thiếu máu. Những phụ nữ dân tộc Kinh có thể giảm nguy cơ thiếu máu xuống 50% so với những PNCT dân tộc khác (Tày, Nùng, Sán Dìu...) với (2= 4,79; p <0,05); Tương tự những PNCT không sử dụng viên sắt trong thời gian mang thai có thể tăng nguy cơ bị thiếu máu gấp 2,3 lần so với phụ nữ sử dụng viên sắt (2= 4,41; p <0,05). Không biết về nguyên nhân thiếu máu làm tăng nguy cơ thiếu máu gấp 1,8 lần so với những người biết về nguyên nhân thiểu máu (p<0,01). Chưa tìm thấy có mối liên quan giữa hiểu biết về hậu quả và cách phòng chống thiếu máu với tình trạng thiếu máu (p >0,05).



Bảng 3.10. Mô hình hồi qui logistic dự đoán các yếu tố dân tộc, trình độ học vấn, số lần đẻ, việc sử dụng viên sắt và hiểu biết nguyên nhân thiếu máu đến tình trạng thiếu máu

Các yếu tố trong mô hình

(Biến độc lập)

OR (Hiệu chỉnh)


(95%CI)

Dân tộc







Kinh

0,48

(0,260,88)

Dân tộc khác*

1




Trình độ học vấn







Từ cấp 2 trở xuống

1,27

(0,79 – 2,04)

Trên cấp 2*

1




Số lần đẻ







Số lần đẻ  2

1,15

(0,61 – 2,17)

Số lần đẻ  1*

1




Sử dụng viên sắt







Không sử dụng

1,77

(0,94 – 3,34)

Có sử dụng

1




Nguyên nhân thiếu máu







Không biết

1,64

(1,082,49)

Biết 1 nguyên nhân

1




Cỡ mẫu phân tích (n) = 422 * = Nhóm so sánh -- = không áp dụng

Bảng 3.10, phân tích mô hình hồi qui cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc và hiểu biết về nguyên nhân thiếu máu với tình trạng thiếu máu sau khi kiểm soát với trình độ học vấn, số lần đẻ và việc sử dụng viên sắt trong khi có thai của ĐTNC với p< 0,05. Kết quả cho thấy những người dân tộc Kinh giảm nguy cơ thiếu máu 0,48 lần và không biết về nguyên nhân thiếu máu tăng nguy cơ thiếu máu 1,64 lần.

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 2.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương