CỦa mẹ VÀ trẻ TẠi huyện phú BÌNH, thái nguyên luậN Án tiến sĩ dinh dưỠng hà Nội, năm 2016


Tình hình thiếu vitamin A trên thế giới và Việt Nam



tải về 2.29 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.29 Mb.
#37440
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.2. Tình hình thiếu vitamin A trên thế giới và Việt Nam


1.2.1. Tình hình thiếu vitamin A trên thế giới

Những năm 1990, thiếu vitamin A lâm sàng (VAD-LS) và tiền lâm sàng (VAD-TLS) có mặt trên 118 nước trên thế giới, ước tính trên 250 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc. Thiếu vitamin A, có tỷ lệ mắc cao ở các nước có thu nhập thấp, chủ yếu là do chế độ ăn VAD.

Các tổ chức quốc tế đã giúp đỡ các nước triển khai những biện pháp phòng chống VAD, nhưng kết quả còn nhiều vấn đề nan giải: tỷ lệ VAD-LS có giảm đi, nhưng tỷ lệ VAD-TLS còn tồn tại ở mức cao có YNSKCĐ, các yếu tố nguy cơ vẫn chưa được giải quyết [4], [27].

Số liệu giai đoạn 1995-2005 cho thấy tỷ lệ quáng gà ở mức vừa và nhẹ về YNSKCĐ, tồn tại ở 152 quốc gia theo đối tượng là trẻ em <5 tuổi, 90 quốc gia tính theo phụ nữ có thai [2].



Bảng 1. 1. Tỷ lệ thiếu vitamin A theo chỉ số quáng gà

Đối tượng



Tỷ lệ quáng gà

Số dân bị tác động

%

95%CI

Triệu người

95%CI

Trẻ < 5 tuổi

0,9

0,3-1,5

5,17

1,99-8,38

Nữ có thai

7,8

7,0-8,7

9,75

8,70-10,8

Không tính các nước có GDP ≥15.000 USD

Bảng 1. 2. Số quốc gia có thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở mức YNSKCĐ

Mức YNSKCĐ

Trẻ <5 tuổi

Phụ nữ có thai

Số quốc gia

Số quốc gia

Không bị

Mức nhẹ


Mức trung bình

Mức nặng


2

32

49



73

20

48

57



31

Không bị: <2%; mức nhẹ: ≥2-10%; mức trung bình: ≥10-<20%; mức nặng: ≥ 20%

Số quốc gia có tỷ lệ thiếu VAD-TLS ở mức YNSKCĐ trầm trọng hơn nhiều so với chỉ số quáng gà, là 154 nước (tính với trẻ em < 5 tuổi) và 136 quốc gia với phụ nữ có thai [2]. Có trên 5 triệu trẻ em <5 tuổi và gần 10 triệu phụ nữ có thai, ở các nước đang phát triển bị các dấu hiệu quáng gà do thiếu vitamin A. Tỷ lệ quáng gà ở 2 đối tượng này đều ở mức quan trọng về YNSKCĐ [2]. Tỷ lệ thiếu VA ảnh hưởng tới 190 triệu trẻ em < 5 tuổi và 19 triệu phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển [2]. Tỷ lệ thiếu VA ở trẻ nhỏ Colombia, Mexico và Haiti tình trạng VAD vẫn là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng (tỷ lệ từ 24,3 % đến 32,0%) [28].

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tình trạng VAD ở 138 quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2013, cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A là khoảng 29%. Tình trạng VAD ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê từ 21% (năm 1991) đến 11% (năm 2013). Tỷ lệ VAD cao nhất ở châu Phi cận Sahara (48%) và Nam Á (44%) [29]. Đông Nam châu Á và châu Phi là 2 châu lục có tỷ lệ VAD trẻ em, phụ nữ có thai cao nhất. Tại các châu lục khác như châu Mỹ, châu Phi, Trung Á tình trạng VAD cũng phổ biến ở mức YNSKCĐ. Theo Tesfalem Abrha thiếu VA ảnh hưởng 33,3% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo toàn cầu. Có khoảng 44,4% trẻ em mẫu giáo ở châu Phi có nguy cơ VAD [30], [31]. Nghiên cứu ở trẻ 5 tuổi tại Peru 2015, cho thấy tỷ lệ VAD là 11,7%. Tỷ lệ mắc cao nhất là ở trẻ em <5 tháng (44,6%) và những trẻ sống ở khu vực nông thôn (19,5%) [32].

Theo báo cáo của UNICEF (2015), hàng năm trên thế giới có 7,2 triệu bà mẹ mang thai bị VAD và 136 triệu bà mẹ có nồng độ VA thấp [4]. Có khoảng 140 triệu trẻ em tuổi tiền học đường bị VAD, ước tính từ 1,2 –3 triệu trẻ chết. Có khoảng 4,4 triệu trẻ và 6,2 triệu phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh khô giác mạc [4].



1.2.2. Tình hình thiếu vitamin A tại Việt Nam

1.2.2.1. Thiếu vitamin A với các tổn thương lâm sàng

Công cuộc phòng chống VAD và bệnh khô mắt ở Việt Nam bắt đầu năm 1980, từ các điều tra dịch tễ học, các chương trình can thiệp được triển khai theo hướng dẫn của WHO, UNICEF [21]. Số liệu điều tra đã chứng minh VAD là một vấn đề YNSKCĐ ở Việt Nam giai đoạn đó. Tỷ lệ mắc chung là 0,72% trong đó tỷ lệ có tổn thương giác mạc (X2/X3) là 0,07% và sẹo giác mạc là 0,21%, tỷ lệ tổn thương cao gấp 7 lần so với ngưỡng YNSKCĐ của WHO. Hầu hết các trường hợp khô, nhuyễn giác mạc hoạt tính thấy ở nhóm tuổi từ 12-36 tháng, nhóm 25-36 tháng mắc bệnh nhiều nhất với các biểu hiện lâm sàng nặng nhất [21], [33], [34].

Từ năm 1988, chương trình phòng chống VAD được triển khai, liên tục mở rộng. Sau gần 10 năm triển khai, Viện Dinh dưỡng và UNICEF đã tiến hành điều tra trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ bao phủ viên nang VA là 94%, tỷ lệ khô giác mạc đã được đẩy lùi với tỷ lệ 0,005% thấp hơn mức YNSKCĐ. Các điều tra những năm về sau này đều cho thấy, tỷ lệ VAD-LS đã được đẩy lùi và giữ ở mức thấp hơn YNSKCĐ. Một số trường hợp ít quáng gà còn thấy ở PNTSĐ và phụ nữ có thai, tuy nhiên không ở mức YNSKCĐ [21], [33], [34].

1.2.2.2. Thiếu vitamin A mức tiền lâm sàng

Đánh giá VAD-TLS bằng chỉ số retinol huyết thanh được bắt đầu từ năm 1995, 2000 và dần được mở rộng với mẫu đại diện cho các vùng sinh thái năm 2006. Các kết quả cho thấy thiếu VA-TLS vẫn tồn tại ở mức 10-15%, thuộc mức trung bình về YNSKCĐ. Tỷ lệ thấp hơn ở vùng thành phố lớn, cao hơn ở nông thôn. Năm 1998, thiếu VA-TLS ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng Đồng bằng sông Hồng là 10,8%, tỷ lệ VA trong sữa thấp ở phụ nữ cho con bú cao: 56,3%, trong đó có những tỉnh tỷ lệ thiếu rất cao như Hà Tây tới 72% [33], [34]. Năm 2000, thiếu VA-TLS ở trẻ em có sự dao động theo vùng: cao nhất vùng núi phía Bắc (21,9%-rất nặng), tiếp là vùng đồng bằng sông Mekong (12,9%-vừa), Nam miền Trung (10,5%-vừa), thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng (4,2%-nhẹ). Thiếu VA-TLS ở bà mẹ vẫn ở mức độ trầm trọng thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 43,1%, cao nhất vùng đồng bằng sông Mêkông, so với năm 1998 tại vùng đồng bằng sông Hồng tỷ lệ thiếu VA-TLS ở bà mẹ giảm rõ rệt tới 13,2% [21], [34].

Năm 2006, điều tra tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam cho thấy tỷ lệ VAD-TLS không giảm mà còn 29,8% thuộc mức nặng về YNSKCĐ, tỷ lệ cao ở nhóm trẻ không uống vitamin A trong chiến dịch, trẻ em vùng nông thôn, miền núi và trẻ càng nhỏ nguy cơ thiếu vitamin A càng cao [6]. Nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất ở Bắc Kạn 61,8%, thấp nhất là Bắc Ninh 17%, Hà Nội 18,4%, An Giang 18,9%, Huế 24,8% và Đắclak 41,8% [6].

Năm 2015, tỷ lệ thiếu VAD-TLS ở trẻ dưới 5 tuổi ở mức trung bình về YNSKCĐ là 13,0%, cao nhất ở lớp tuổi dưới 12 tháng (22,0%) trong đó ở thành thị là 8,2%, nông thôn là 13,1%, miền núi là 16,1%. Tỷ lệ thiếu VAD-TLS trong sữa mẹ là 34,8% ở mức rất cao trong đó thành thị là 26,1%; nông thôn (37,6%) và miền núi (37,9%) [7].



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 2.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương