CỦa mẹ VÀ trẻ TẠi huyện phú BÌNH, thái nguyên luậN Án tiến sĩ dinh dưỠng hà Nội, năm 2016


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Vai trò vitamin A, hấp thu, chuyển hóa và các khuyến nghị bổ sung vitamin A



tải về 2.29 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.29 Mb.
#37440
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Vai trò vitamin A, hấp thu, chuyển hóa và các khuyến nghị bổ sung vitamin A


Vitamin A còn có tên khoa học là retinol, đóng vai trò sinh học quan trọng trong quá trình nhìn của mắt, chức năng miễn dịch, biệt hoá phát triển tế bào, chức năng sinh sản, chức năng hô hấp và tiêu hoá [17], [18].

Vitamin A chỉ có trong thức ăn động vật, còn tiền VA có nhiều trong thức ăn thực vật ở dưới dạng các carotenoid. Trong tự nhiên có khoảng 600 loại carotenoid, tuy nhiên chỉ có 50 loại vào cơ thể, có khả năng chuyển thành VA. Các thức ăn có nguồn gốc động vật như lòng đỏ trứng, gan, dầu cá, … chứa nhiều retinol, retinyl este, các loại rau, quả, củ, màu đỏ, da cam, vàng, màu xanh và xanh sẫm có chứa nhiều β carotene [17], [19].



1.1.1. Vai trò sinh học của vitamin A đối với sức khỏe và dinh dưỡng

Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm có các chức năng sau [20]:



1.1.1.1. Chức năng nhìn đối với võng mạc mắt

Chức năng đặc trưng nhất của VA là vai trò đối với võng mạc của mắt. Khả năng thích nghi với sự thay đổi ánh sáng của mắt phụ thuộc vào sự có mặt của sắc tố nhạy cảm ánh sáng rhodopsin ở tế bào que, võng mạc. Bình thường, khi cơ thể đầy đủ VA ở lớp sắc tố dưới tế bào que có thể tổng hợp rhodopsin để mắt có thể nhìn được dưới các dạng ánh sáng hoàng hôn. Khi thiếu VA, rhodopsin không được tổng hợp do đó khi trời chấp choạng tối (hoàng hôn) mắt không nhìn rõ - đó là hiện tượng quáng gà. VA có vai trò quan trọng đối với các biểu mô, sự phát triển và chức năng đối với hệ nội tiết của cơ thể [17], [19].



1.1.1.2. Chức năng đối với biểu mô

Vitamin A có vai trò quan trọng trong hình thành và duy trì chức năng, bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô: lớp thượng bì da, giác mạc mắt, niêm mạc khí quản, ruột non, các tuyến bài tiết - hàng rào bảo vệ chống nhiễm trùng [17]. VA còn tham gia quá trình biệt hóa tế bào và biểu hiện kiểu hình. Khi thiếu VA biểu mô bị các nhung mao thưa và mất đi, không còn tác dụng bảo vệ. Thiếu VA, các tế bào biểu mô khô và dẹt xuống, dần bị sừng hóa, bong vẩy. Các tế bào biểu mô liên tục được thay thế bằng các tế bào mới, do vậy cần phải cung cấp VA thường xuyên cho cơ thể. Hậu quả của VAD là chứng khô giác mạc với hiện tượng sừng hoá kết mạc, giác mạc mắt và các mô khác, cuối cùng dẫn đến mù lòa.



1.1.1.3. Chức năng đối với sự phát triển

Vitamin A có vai trò trong phát triển bình thường của hệ cơ, xương. Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ bình thường của hormon tăng trưởng IGF-I (Insulin-Like Growth Factor-I), một hormone quan trọng bậc nhất, điều hoà tăng trưởng của người và sự phát triển bình thường của trẻ [20], [21]. Khi thiếu vitamin A quá trình lớn của trẻ đã bị ngừng trệ, thậm chí tụt cân. Thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn [20]. Một chế độ ăn thiếu protein năng lượng, kẽm, vitamin A…đều dẫn đến hạ thấp nồng độ IGF-I và làm chậm quá trình tăng trưởng của cơ thể [22]



1.1.1.4. Vai trò đối với hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm hai hệ thống chính: thể dịch và tế bào, hai hệ thống này đều bị ảnh hưởng của VA, các chất chuyển hoá của chúng. Vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin A có tác dụng qua trung gian tế bào, hơn là qua đáp ứng miễn dịch dịch thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, dễ bị nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Mới đây, người ta thấy vitamin A có khả năng làm tăng sức đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư….[18], [23].



1.1.1.5. Vai trò đối với tạo máu

Thiếu vitamin A làm cho sự chuyển hoá sắt bị rối loạn, có thể ảnh hưởng đến giảm hàm lượng hemoglobin. Người ta thấy bổ sung vitamin A đơn thuần hoặc kết hợp với kẽm, sắt… làm giảm tỷ lệ thiếu máu tại cộng đồng. Bổ sung vitamin A, còn làm tăng huyết sắc tố, giảm receptor transferin huyết thanh, cải thiện chỉ số erythropoiesis. Vitamin A còn làm giảm ferritin huyết thanh, có thể làm tăng huy động dự trữ sắt ở gan [20].



1.1.2. Hấp thu và chuyển hóa vitamin A

1.1.2.1. Hấp thu vitamin A

Retinol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn vào tế bào thành ruột. Retinol este được thủy phân thành retinol tự do và acid hữu cơ trước khi hấp thu. Với sự xúc tác của enzym dịch tụy, acid hữu cơ tạo thành acid palmitate. Khoảng 75% VA khẩu phần được hấp thu, trong khi chỉ 3-10% β-caroten và carotenoid khác được hấp thu. Mức β-caroten trong máu phản ánh tình hình carotene của chế độ ăn hơn là tình trạng VA của cơ thể [17], [19], [24].

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của VA là: loại carotenoid, cấu trúc phân tử, hàm lượng carotenoid trong khẩu phần, sự gắn kết và sắp xếp các phân tử trong khẩu phần, những yếu tố làm thay đổi khả năng hấp thu trong khẩu phần ăn, tình trạng dinh dưỡng, yếu tố di truyền, yếu tố cơ địa có liên quan và cuối cùng là sự tương tác giữa các yếu tố. Quá trình hấp thu được tăng lên khi có những yếu tố làm tăng hấp thu chất béo và ngược lại [17]. Trong cơ thể, caroten và VA được hoà tan trong dầu mỡ, sau đó đ­ược hấp thu ở ruột non dưới dạng thuỷ phân với sự có mặt của muối mật, các men dioxygenaza của ruột và hydrolaza của dịch tuỵ. Trong ruột, chỉ 1/3 lượng β carotene đ­ược hấp thu và chỉ 1/2 lư­ợng hấp thu chuyển thành VA Trong khi đó, caroten cũng được dự trữ, vận chuyển và duy trì chức năng sinh học của nó đối với cơ thể [17], [19].

Hiện nay, hệ thống chuyển đổi của vitamin A là đơn vị quốc tế (IU = International Unit) hay đương lượng retinol (RE: Retinol Equivalent). 1 IU tương đương với 0,3 µg retinol; 0,6 µg của β-carotene; 1,2µg của các tiền chất vitamin A carotenoids khác. 1 đơn vị RE tương đương với 1µg retinol, 2 µg β -carotene tan trong dầu, 6 µg β carotene trong thực phẩm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc hấp thu tiền chất vitamin A, carotenoid thấp hơn so với trước [17], [19]. Vì vậy, 2001, Viện Y khoa Hoa Kỳ đã khuyến nghị một đơn vị mới, đương lượng hoạt chất retinol (RAE). Một RAE = 1µg retinol, 2 µg β -carotene tan trong dầu, 12 µg β -carotene trong thực phẩm, 24 µg của các tiền chất vitamin A carotenoid [23].



1.1.2.2. Chuyển hoá vitamin A

Quá trình chuyển hoá retinol rất phức tạp, với sự tham gia của nhiều dạng retinoids khác nhau, bao gồm retinyl esters, retinol, retinal, retinoic acid và dạng oxy hoá, các chất chuyển hoá của cả 2 dạng retinol và retinoic acid. Mặt khác, có nhiều dạng protein vận chuyển enzyme và tham gia quá trình chuyển hoá retinoic acid [17].

Với người bình thường, dinh dưỡng tốt, khoảng 90% l­ượng VA trong cơ thể đ­ược tích luỹ ở gan dưới dạng retinyl palmitate, phản ánh lượng VA khẩu phần trong thời gian dài trước đó. Nồng độ VA trong gan dao động từ 100-1.000 IU/g gan. Lượng dự trữ ở người khỏe mạnh vào khoảng 500.000 IU trong gan, đủ cho cơ thể sử dụng trong vài năm. Tại gan, xảy quá trình thuỷ phân các ester retinyl thành dạng retinol để kết hợp với một protein đặc hiệu thành Retinol Binding Protein (RBP). RBP là dạng vận chuyển chủ yếu của VA. RBP đ­ược giải phóng từ gan để duy trì hàm lượng VA và RBP trong huyết tư­ơng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức trong cơ thể.

Quá trình chuyển hoá VA trong cơ thể diễn ra khá phức tạp, bao gồm các quá trình ester hoá, oxy hoá, thuỷ phân với sự tham gia của nhiều men và các yếu tố vi lượng. Retinol, retinyl este, β-caroten hoặc retinal được vận chuyển từ thành ruột với dạng hạt nhũ chấp (chylomicron). Trong quá trình này hầu hết retinol lại bị este hóa trở lại thành dạng retinyl este. Các hạt nhũ chấp vào hệ bạch huyết, sau đó chuyển sang máu. Đa số retinyl, retinyl este được vận chuyển tới gan, một số tới mô mỡ và mô khác. Trong gan, VA được lưu trữ dưới các hạt lipid nhỏ, dạng retinyl palmitate trong các tế bào hình sao của gan [17], [25].



1.1.3. Giới hạn tiêu thụ của vitamin A đối với cơ thể và các khuyến nghị về bổ sung vitamin A của Tổ chức Y tế thế giới

1.1.3.1. Giới hạn tiêu thụ vitamin A đối với cơ thể

Giới hạn tiêu thụ vitamin A là mức tiêu thụ vitamin A cao nhất trong thời gian dài mà không có khả năng gây ảnh hưởng phụ đối với tất cả mọi người. Có 3 tác dụng phụ đáng chú ý khi tiêu thụ vitamin A quá liều là giảm mật độ khoáng trong xương, sinh quái thai và bất bình thường gan.

Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh liều phòng và chữa bệnh không vượt quá 200 µg/ngày. Phụ nữ tuổi sinh đẻ hoặc có thai không nên dùng quá liều vitamin A 3000 µg (10.000 IU)/ngày hoặc 7500 µg (25.000 IU)/tuần [26].

1.1.3.2. Các khuyến nghị về bổ sung vitamin A của Tổ chức Y tế thế giới

Từ những năm 1997, TCYTTG đã đưa ra khuyến nghị chính thức bổ sung vitamin A cho các đối tượng có nguy cơ cao.



a) Khuyến nghị của WHO năm 1997 về bổ sung vitamin A liều cao cho phụ nữ mang thai [9]:

- Cho toàn bộ phụ nữ có thai, liều 10.000 IU (3.000 µg RE) là tối đa có thể sử dụng hàng ngày, vào bất cứ thời gian nào của thai nghén.

- Ở vùng VAD có YNSKCĐ, khẩu phần ăn của mẹ bị VAD, có thể sử dụng một trong những cách sau:

+ Bổ sung hàng ngày liều không quá 10.000 IU vào bất kỳ thời gian nào của thai nghén.

+ Bổ sung liều hàng tuần, không quá 25.000 IU

- Với vùng không thiếu VA, khẩu phần ăn có VA cao 3 lần hơn nhu cầu (8.000 IU - 2400 µg RE), không cần bổ sung thêm VA.



b) Khuyến nghị WHO năm 1997 về bổ sung VA cho phụ nữ trong 6 tháng đầu sau sinh [9]:

- Bà mẹ không cho con bú: sử dụng liều 10.000 - 50.000 IU/ngày.

- Bà mẹ cho con bú: có thể sử dụng liều thấp hàng ngày, hàng tuần 50.000 IU, hoặc liều cao hơn 200.000 IU/lần trong vòng 8 tuần đầu sau khi sinh

c). Khuyến nghị WHO năm 1997 về bổ sung vitamin A cho trẻ 1-5 tháng tuổi

- Khuyến nghị bổ sung một liều 50.000 UI ngay khi sinh hoặc 2 liều 25.000 IU cho trẻ < 6 tháng tuổi (áp dụng cho những vùng VAD có YNSKCĐ), vì lý do trẻ bú sữa mẹ vẫn chưa đủ lượng VA cần thiết.

- Với trẻ không được bú mẹ, không ăn sữa công thức, có thể nhận liều bổ sung 50.000 IU vào khoảng 2 tháng tuổi, sau đó một liều nữa vào 6 tháng tuổi. Sau đó thêm 2 liều, mỗi liều 25.000 IU, cách nhau 1 tháng.


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 2.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương