MÔn sinh vật câu 1



tải về 169.74 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích169.74 Kb.
#23700
  1   2   3
MÔN SINH VẬT

Câu 1: Căn cứ vào sơ đồ sau của một hệ sinh thái: Sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật ăn tạp. B. Sinh vật ăn cỏ.

C. Sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất.

Câu 2: Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến?

A. Reparaza, Ligaza. B. ADN-Polymeraza, Ligaza.

C. Ligaza, Prôlêaza. D. ADN-Polymeraza.

Câu 3: Mục đích chủ yếu của kỹ thuật di truyền là:

A. Sử dụng các thành tựu nghiên cứu về axit nuclêic.

B. Sử dụng các thành tựu về di truyền vi sinh vật.

C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền để tổng hợp một loại prôtêin với số lượng lớn trong thời gian ngắn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất của Đại Cổ Sinh là:

A. Có nhiều sự biến đổi về điều kiện địa chất và khí hậu.

B. Có sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của sinh vật.

C. Cây hạt trần phát triển mạnh.

D. Dưới biển cá phát triển mạnh.

Câu 5: Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất có hỗn hợp các chất khí sau ngoại trừ:

A. CH4, Hơi nước. B. CH4, NH3, Hơi nước. C. Hydrô. D. Oxy.



Câu 6: Giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm bởi:

A. A.I.Oparin. B. H.Urey. C. Miller. D. Cả B,C.



Câu 7: Ai đã phát hiện ra tia X có thể gây ra đột biến?

A. J. Watson. B. T.H.Morgan. C. H.Muller. D. Chargaff.



Câu 8: Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen và tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit trong gen?

A. Mất 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại.

C. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại.

D. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

Câu 9: Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do?

A. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.

B. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.

C. Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.

D. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và XY.

Câu 10: Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là:

A. Cho tự thụ phấn bắt buộc.

B. Lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn.

C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau.

D. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa.

Câu 11: Điều kiện cần và đủ để nghiệm đúng định luật phân ly độc lập của Men-Đen là:

A. Bố và mẹ đều phải thuần chủng. B.Có quan hệ tính trội, tính lặn hoàn toàn

C. Mỗi gen phải nằm trên một NST riêng rẽ. D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Morgan đã phát hiện những qui luật di truyền nào sau đây?

A. Phát hiện ra qui luật di truyền liên kết gen.

B. Phát hiện ra qui luật di truyền liên kết với giới tính.

C. Quy luật di truyền qua tế bào chất.

D. Cả A và B.

Câu 13: Một loài mới có thể được hình thành sau 1 thế hệ:

A. Từ sự cách ly địa lý.

B. Ở một quần thể lớn phân bố trên một vùng địa lý rộng lớn.

C. Nếu có sự thay đổi về số lượng NST để vựợt qua rào cản sinh học.

D. Từ sự biến đổi tần số các alen của quần thể giao phối.

Câu 14: Những biến đổi nào sau đây trong phạm vi mã di truyền -AAT-GXX- là trầm trọng nhất đối với cấu trúc gen.

A. AXTGAX B. AATAGXX C. AAXGXX D. AATXXXGXX



Câu 15: Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.

A. AXX B. AAA C. XGG D. XXG



Câu 16: Hai gen đều dài 4080 Ănstrong. Gen trội A có 3120 liên kết hidro, gen lặn a có 3240 liên kết hidro. Trong 1 loại giao tử (sinh ra từ cơ thể mang cặp gen dị hợp Aa ) có 3120 guanin và xitozin; 1680 adenin và timin. Giao tử đó là:

A. AA B. Aa C. aa D. AAaa



Câu 17: Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gen phân bố theo trình tự sau:

Nòi 1: ABCGFEDHI

Nòi 2: ABHIFGCDE

Nòi 3: ABCGFIHDE

Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do 1 đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên

A. 1 « 2 « 3 B. 1 « 3 « 2 C. 2 « 1 « 3 D. 3 « 1 « 2



Câu 18: Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người sẽ tạo ra hội chứng Đao?

1. (23 + X) 2. (21 + Y) 3. (22 + XX) 4. (22 + Y)

A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 4 D. 3 và 4

Câu 19: Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%?

(1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb

A. (1), (2), (3) B. (4), (5), (6) C. (1), (3), (6) D. (2), (4), (5)

Câu 20: Hiện tượng tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch do hiện tượng nào sau đây:

A. Thừa nhiễm sắc thể. B. Khuyết nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn NST.

Câu 21: A: quả đỏ, a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng

1. AAaa x Aa 2. Aa x AAAa 3. AAAa x Aaaa 4. AAa x Aaaa

A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 4 D. 2 và 3

Câu 22: Điều nào không đúng đối với tác nhân là các tia phóng xạ?

A. Năng lượng lớn, có khả năng xuyên sâu vào mô sống.

B. Có khả năng kích thích nhưng không có khả năng ion hóa các nguyên tử.

C. Có thể tác động trực tiếp vào phân tử ADN.

D. Có thể tác động gián tiếp vào ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào.

Câu 23: Tác nhân vật lí nào thường được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến vì không có khả năng xuyên sâu qua mô sống.

A. Tia X. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. A, B, C đều được.



Câu 24: Đột biến giao tử là đột biến phát sinh:

A. Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.

B. Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.

C. Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.

D. Ở trong phôi.

Câu 25: Dùng một giống cao sản để cải tạo một giống năng suất thấp là mục đích của phương pháp:

A. Lai tạo giống mới. B. Lai cải tiến giống. C. Lai khác thứ. D.Lai khác dòng.



Câu 26: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong:

A. Lai khác thứ. B. Lai khác dòng. C. Lai gần. D. Lai khác loài.



Câu 27: Cơ thể đa bội có đặc điểm:

A. Cơ quan sinh trưởng to. B. Sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt.

C. Năng suất cao. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 28: Trong thể dị bội, tế bào sinh dưỡng chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng nào đó, gọi là:

A. Thể khuyết nhiễm. B. Thể một nhiễm. C. Thể đa nhiễm. D. Thể ba nhiễm.



Câu 29: Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền:

A. Biến dị tổ hợp, đột biến gen.

B. Thường biến, đột biến gen.

C. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

D. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 30: Đặc điểm quan trọng của sinh vật trong đại Trung sinh là:

A. Sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật.

B. Sự phát triển của cây hạt kín, sâu bọ ăn lá…

C. Có sự di cư của động vật, thực vật về phương Nam rồi trở về phương Bắc.

D. Sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát.

Câu 31: Mục đích của việc lai tạo giống mới là:

A. Tạo ưu thế lai.

B. Củng cố những tính trạng mong muốn.

C. Tổ hợp vốn gen của hai hay nhiều thứ, kết hợp với chọn lọc để tạo giống mới.

D. Kiểm tra kiểu gen của giống bố, mẹ.

Câu 32: Theo quan niệm của Đác-Uyn về sự thích nghi ở sinh vật là:

A. Sự thích nghi hợp lí được hình thành, đào thải những dạng kém thích nghi.

B. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng ứng phó kịp để thích nghi.

C. Biến dị phát sinh vô hướng.

D. Cả 2 câu A và C.

Câu 33: Đột biến xôma chỉ được di truyền khi:

A. Gen đột biến là lặn. B. Gen đột biến là trội.

C. Xảy ra ở cơ thể sinh sản vô tính. D. Xảy ra ở cơ thể sinh sản hữu tính.

Câu 34: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm cái, nêu tình trạng hoạt động của chúng?

A. Giao tử (n +1) bất thụ. B. Không có giao tử hữu thụ.

C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ. D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ.

Câu 35: Kĩ thuật di truyền phổ biến hiện nay là:

A. Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền. B. Kĩ thuật cấy gen.


C. Sử dụng plasmit làm thể truyền. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 36: Khi chuyển một gen tổng hợp protein của người vào vi khuẩn E. coli, người ta mong muốn điều gì?

A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và tổng hợp protein cần cho người.

B. Protein hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với người.

C. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 37: Điểm giống nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là:

A. Các giai đoạn và các loại enzim tương tự.

B. Thể nhận đều là E.coli.

C. Protein tạo thành có tác dụng tương đương.

D. Đều chuyển được gen của loài này vào nhiễm sắc thể loài khác.

Câu 38: Cấy gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn vào vi khuẩn, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh?

A. Rút ngắn thời gian. B. Hạ giá thành. C. Tăng sản lượng. D. Cả 3 câu A, B và C.



Câu 39: Để tiến hành gây đột biến nhân tạo trên gia súc lớn như trâu, bò người ta thường sử dụng các nhân tố:

A. Tia phóng xạ, tia UV, sốc nhiệt.

B. Các hóa chất như 5BU, EMS, NMU, côsinxin v.v...

C. Cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

D. Cả 3 câu A,B và C không đúng.

Câu 40: Khi lai giữa cây trồng và cây dại, người ta mong đợi các thế hệ cây lai nhận được đặc điểm di truyền nào từ cây dại?

A. Chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường khắc nghiệt.

B. Năng suất cao.

C. Kiểu gen thuần chủng.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 41: Để duy trì và củng cố ưu thế lai ở thực vật người ta áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai trở lại các cá thể thế hệ F1 với các cá thể thế hệ P.

B. Cho tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1

C. Cho các cá thể thế hệ F1 tự thụ phấn.

D. Sinh sản dinh dưỡng.

Câu 42: Ưu điểm của chọn lọc hàng loạt là gì?

A. Dễ tiến hành, phương pháp đơn giản. B. Áp dụng rộng rãi tạo giống mới.

C. Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 43: Ưu điểm của chọn lọc cá thể là gì?

A. Dễ tiến hành, phương pháp đơn giản. B. Nhanh chóng đạt hiệu quả.

C. Áp dụng rộng rãi trong tạo giống mới. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 44: Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt nhiều lần?

A. Với thực vật tự thụ. B. Với thực vật giao phấn.

C. Với thực vật sinh sản vô tính. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 45: Câu nào sau đây đúng với chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn lọc hàng loạt dựa trên kiểu hình nên đạt hiệu quả cao.

B. Với thực vật tự thụ, thường chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất.

C. So sánh giữa các giống, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn.

D. Với thực vật giao phấn, gieo riêng lẻ các hạt của cùng cây và đánh giá qua thế hệ con

Câu 46: Vai trò quan trọng của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì?

A. Dễ tiến hành phương pháp đơn giản ít tốn kém.

B. Áp dụng rộng rãi trong phục tráng giống địa phương.

C. Duy trì được chất lượng con giống khi sản xuất đại trà.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 47: Nhược điểm của chọn lọc cá thể trong chọn giống là gì?

A. Không tích lũy các biến dị có lợi cho giống.

B. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền cao.

C. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình.

D. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến.

Câu 48: Điểm giống nhau trong cấu tạo của prôtêin và axit nucleic là:

A. Tính phức tạp, tính đa dạng và tính đặc thù.

B. Trình tự nucleotit qui định trình tự axit amin.

C. Trình tự axit amin trong cấu tạo phân tử prôtêin do trình tự nucleotit trong cấu tạo axit nucleic qui định.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 49: Ở cơ thể đơn bào, prôtêin có vai trò quan trọng trong:

A. Vận chuyển các chất qua màng. B. Điều hòa hoạt động các cơ quan.

C. Cấu tạo của enzim, hoocmôn. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 50: Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:

A. Đa dạng. B. Đặc thù.

C. Phức tạp và có kích thước lớn. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 51: Hóa thạch Tôm ba lá phần lớn đều có tuổi địa chất tương ứng với:

A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Silua. C. Đại Cổ Sinh. D. Đại Trung Sinh.



Câu 52: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về kỉ Than đá?

A. Sâu bọ bay lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung.

B. Cây hạt trần phát triển mạnh.

C. Lục địa nâng cao, khí hậu khô.

D. Xuất hiện thú có lông rậm.

Câu 53: Đại Trung Sinh gồm các kỉ:

A. Cambri Silua - Đêvôn. B. Tam điệp Đêvôn - Phấn trắng.

C. Tam điệp Giura - Phấn trắng. D. Cambri Silua Đêvôn Than đá Pecmi.

Câu 54: Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là:

A. Tạo ra các nòi mới, thứ mới.

B. Nhu cầu và thị hiếu nhiều mặt của con người.

C. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với các điều kiện của môi trường sống.

D. Tích lũy các biến dị có lợi cho vật nuôi, cây trồng.

Câu 55: Theo Đác-Uyn, các yếu tố cách ly có vai trò:

A. Tăng cường sự phân ly tính trạng từ loài gốc.

B. Tránh hiện tượng tạp giao.

C. Đưa đến sự cách ly sinh sản.

D. Tất cả các vai trò trên.

Câu 56: Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu?

A. p = 0,7, q = 0,3 B. p = 0,3, q = 0,7

C. p = 0,2, q = 0,8 D. p = 0,8, q= 0,2

Câu 57: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh:

A. Sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.

B. Sự ổn định của tần số tương đối các kiểu hình trong quần thể.

C. Sự cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể giao phối.

D. Trạng thái động của quần thể.

Câu 58: Theo Đác-Uyn, các nhân tố chủ yếu của quá trình tiến hóa trong sinh giới là:

A. Chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. Chọn lọc tự nhiên trên cơ sở tính biến dị và di truyền và diễn ra bằng con đường phân li tính trạng.

C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên.

D. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Câu 59: Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là:

A. Vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật

B. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền được.

C. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.

D. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 60: Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là:

A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài.

B. Tạo điều kiện gây nên những biến đổi kiểu hình sinh vật.

C. Tác động chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể.

D. Nhân tố gây nên các quá trình đột biến.

Câu 61: Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?

A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.

B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.

C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.

D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.

Câu 62: Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây:

A. Siêu nữ. B. Claiphentơ (Klinefelter).

C. Tớcnơ (Turner). D. Đao (Down).

Câu 63: Giới hạn của thường biến là:

A. Mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường.

B. Mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen.

C. Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen.

D. Mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường.

Câu 64: Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?

A. Chùm nơtron. B. Tia Bêta. C. Tia gamma . D. Tia tử ngoại.



Câu 65: Giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm bởi:

A. A.I.Oparin. B. H.Urey. C. Miller. D. Cả B,C.



Câu 66: Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là:

A. 25% B. 50% C. 75% D. 87,5%



Câu 67: Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là:

A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

C. Chưa hiểu rõ cơ chế tác động của sự thay đổi của ngoại cảnh.

D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật

Câu 68: Năm 1928...............đã sửa chữa tính bất thụ ở cây lai thu được trong lai xa bằng cách tứ bội hóa các tế bào sinh dục:

A. Cácpêsênkô B. Missurin C. Lysenkô D. Muller



Câu 69: Điều nào không đúng?

A. Ngày nay chất sống chỉ đựợc tổng hợp bằng con đường sinh vật.

B. Các điều kiện lý, hóa học như thuở ban đầu của trái đất hiện nay không còn nữa.

C. Sự tổng hợp chất sống theo con đường phi sinh vật hiện nay vẫn còn tiếp diễn.

D. Ngày nay nếu chất sống được tổng hợp ngoài cơ thể sinh vật sẽ bị phân hủy ngay bởi các sinh vật dị dưỡng.

Câu 70: Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp nào?

A. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch.

B. Lai xa. D. Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc.

Câu 71: Bệnh bạch tạng di truyền do một đột biến gen lặn (a) nằm trên NST thường. Trong một cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, tần số người bị bạch tạng là 1/104. Tần số tương đối của các alen A, a là:

A. A : a = 0.01 : 0,99 B. A : a = 0,04 : 0,96

C. A : a = 0,75 : 0,25 D. A : a = 0,99 : 0,01

Câu 72: Sự di truyền tín hiệu của người được thực hiện bởi:

A. ADN và sự tổng hợp prôtêin. B. Sự sao mã và giải mã của ARN.

C. Tiếng nói và chữ viết. D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 73: Hiện tượng tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch do hiện tượng nào sau đây:

A. Thừa nhiễm sắc thể. B. Khuyết nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn NST.

Câu 74: Điểm nào sau đây không đúng đối với thường biến?

A. Biến đổi KH như nhau đối với cá thể cùng kiểu gen.

B. Biến đổi KH như nhau ở mọi cá thể sống cùng điều kiện môi trường.

C. Giới hạn của biến đổi KH tùy kiểu gen.

D. Giới hạn của biến đổi KH tùy điều kiện môi trường.

Câu 75: Enzym ligaza tác dụng ở khâu nào trong kỹ thuật ghép gen?

A. Cắt mở vòng ADN plasmit.

B. Cắt đoạn ADN cần thiết từ ADN của tế bào cho.

C. Ghép ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.

D. Nối ADN tái tổ hợp vào ADN của tế bào nhận.

Câu 76: Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người đựơc ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?

A. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen.

B. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.

C. Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.

D. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.

Câu 77: Đặc điểm nào sau đây là của thường biến:

A. Biến dị không di truyền.

B. Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định.

C. Biến đổi kiểu hình linh hoạt không liên quan đến biến đổi kiểu gen.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 78: Để hạ giá thành sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường, người ta dùng plamit làm thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn....... của người vào vi khuẩn E.coli:

A. Glucagon. B. Insulin. C. Tiroxin. D. Cả 2 câu A và B.



Câu 79: Hiện nay, sự sống không còn hình thành từ chất vô cơ được, vì:

A. Chất hữu cơ tổng hợp được ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân hủy.

B. Điều kiện lịch sử cần thiết không còn nữa.

C. Chất hữu cơ chỉ được tổng hợp sinh học trong cơ thể sống.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 80: Động lực của chọn lọc nhân tạo là:

A. Sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài với nhau.

B. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.

C. Sự thích nghị của các vật nuôi và cây trồng do tác động của con người.

D. Sự cải tạo giống vật nuôi và cây trồng của con người ngày càng tốt hơn.

Câu 81: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly độc lập:

A.Thế hệ P thuần chủng, tính trạng đem lai trội hoàn toàn, một gen qui định một tính trạng

B.Các gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau

C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 82: Một gen bị đột biến ở một cặp nuclêôtit, dạng đột biến gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là: (không xảy ra ở bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)

A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.

C. Thay thế một cặp nuclêôtit. D. Cả 2 câu B và C.

Câu 83: Thể khảm được tạo nên do:

A. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô.

B. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình.

C. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô.



tải về 169.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương