Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ



tải về 1.22 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

________________________________

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VĨNH PHÚC, NĂM 2012

LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập kinh tế diễn ra với quy mô và tác động ngày càng sâu sắc và rộng khắp trên thế giới. Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã trở thành yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế của một quốc gia. Với nhận thức đó, nhiều nước đã hướng chính sách phát triển KH&CN của mình vào việc ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả những thành tựu mới nhất của KH&CN. Nhờ đó, họ đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Với cố gắng và quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh với nhiều thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó hoạt động KH&CN trên địa bàn cũng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một giai đoạn phát triển mới đang được mở ra trên địa bàn Tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một định hướng, có quy mô lớn, tốc độ phát triển cao, và theo hướng đi vào phát triển theo chiều sâu; vì thế, KH&CN Tỉnh cũng cần có những nỗ lực vượt bậc để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống và phục vụ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của Tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh phối hợp với Trung tâm Hợp tác Công nghệ Việt - Hàn (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã soạn thảo “Quy hoạch phát triển KH&CN Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, đã quán triệt sâu sắc đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020, được trình bày trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Đồng thời cũng đã bám sát nội dung Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh và của các ngành, các địa phương trong tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Quy hoạch phát triển KH&CN Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải có quy mô ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT-XH và vị thế của Tỉnh trong giai đoạn tới.




PHẦN I

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÙNG QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC
I . NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÙNG QUY HOẠCH

I.1. Địa lý

Vĩnh Phúc là thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Theo Niên giám thống kê Tỉnh năm 2010, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1231,76 km2; dân số của Tỉnh là 1.008.337 người, mật độ dân số 819 người/km2 .

Vĩnh Phúc có vị trị địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển, có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi; nằm trên quốc lộ số 2, có đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không và sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội.



I.2. Điều kiện tự nhiên

I.2.1. Địa hình

Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có đủ 3 vùng sinh thái đặc trưng: đồng bằng, trung du và miền núi. Địa hình đẹp, phong phú.

Vùng đồng bằng diện tích tự nhiên 32.800 ha, là vùng phù sa được sông Hồng bồi đắp, độ màu mỡ cao, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Vùng trung du diện tích tự nhiên 24.900, là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng đất sét pha cát lẫn cuội sỏi với chiều dày lớn, rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây hoa mầu kết hợp với chăn nuôi gia súc. Vùng núi diện tích tự nhiên 65.300 ha, địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh bởi sông suối. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu du lịch sinh thái, nhưng cũng gây không ít khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

I.2.2. Khí hậu, thời tiết

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3). Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.700mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,10C, độ ẩm trung bình là 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo, do ở độ cao 1000m so với mực nước biển nên có khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C ), rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Nhìn chung khí hậu và thời tiết hết sức ổn định, không có thiên tai lớn

I.2.3. Thuỷ văn

Vĩnh Phúc có hệ thống sông ngòi rất phong phú. Chế độ thuỷ văn của tỉnh phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Lô và sông Hồng. Bên cạnh đó, hệ thống các sông nhỏ (sông Phan, sông Phó Đáy...), mặc dù có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn về thuỷ lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương hiện có cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng mùa mưa. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ lớn chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Đầm Vạc...) tạo nên nguồn dự trữ nước phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.



I.2.4. Đất đai, thổ nhưỡng

Vĩnh Phúc là một tỉnh mà vùng trung du có diện tích đất đồi lớn, có đặc tính cơ lý rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.

Vĩnh Phúc có 3 nhóm đất chính: đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc.

Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1 - 2% chiếm 63% và trên 2% chỉ có 11,4%.



I.2.5. Tài nguyên rừng

Vĩnh Phúc hiện có khoảng 32.800 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng sản xuất là 10.800 ha, đất rừng phòng hộ là 6.600 ha và đất rừng đặc dụng 15.400 ha. Vĩnh Phúc có vườn quốc gia Tam Đảo với rất nhiều loại động thực vật quý hiếm, đã được Nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên hết sức quý giá của tỉnh. Tuy vậy, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh có xu thế bị thu hẹp do các hành động thiếu ý thức của con người, kể cả trong khu vực Vườn quốc gia.



I.2.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa lớn, dự trữ được khối lượng nước đủ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Hiện có một số điểm đang khai thác với trữ lượng 92,45 m3/ngày đêm, trong đó cấp A+B là 18.600 m3/ngày đêm. Nguồn nước phân bố không đều trong năm. Về mùa khô có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dương).



I.2.7. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng nhưng qui mô nhỏ trữ lượng không cao; được chia làm 4 nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than antraxit, than nâu, than bùn tạo thành những giải hẹp, tập trung ở huyện Lập Thạch. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung ở vùng đứt gãy sườn Tây Nam dãy Tam Đảo, gồm sắt, Barít dạng tảng lăn, nhóm khoáng sản này nghèo và chưa được tìm kiếm, thăm dò chi tiết. Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch với trữ lượng khoảng 7 triệu tấn. Nhóm vật liệu xây dựng, gồm các loại sét như sét gạch ngói (trữ lượng 51,8 triệu m3), sét vùng đồi, đặc biệt có sét đồng bằng nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, độ mịn cao, dẻo, rất tốt cho việc sản xuất đồ gốm. Bên cạnh đó còn có các vật liệu xây dựng khác như cát, cuội, sỏi (4,75 triệu m3), đá xây dựng (307 triệu m3), đá ong (49 triệu m3).



I.2.8. Tài nguyên sinh vật

Quần thể sinh vật ở Vĩnh Phúc rất phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu trong vườn quốc gia Tam Đảo. Về thực vật, chỉ tính riêng trong vườn quốc gia này đã có tới 130 họ, 344 chi và 490 loài thực vật bậc cao. Về công dụng, có thể chia thực vật ở rừng Tam Đảo thành các nhóm: Nhóm gỗ có 83 loài, nhóm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cây ăn quả có 62 loài. Về động vật, rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt có loài cá cóc Tam Đảo đã được đưa vào sách đỏ những động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài. Lớp chim có 158 loài với nhiều loài quí hiếm (gà lôi trắng, gà tiền). Lớp thú có 58 loài, trong đó nhiều loài có giá trị khoa học cao (Cheo cheo, Voọc má trắng, Voọc mũi hếch).



I.3. Nguồn nhân lực và các giá trị văn hóa trong phát triển kinh tế- xã hội

I.3.1. Dân số

Dân số trung bình Tỉnh năm 2010 là 1.008.337 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2008 là 14,92%o, năm 2009 là 14,13%o, năm 2010 là 14,1%o. Trong 5 năm 2005 - 2010, tỷ lệ đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh, tỷ trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009. Năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Số liệu cho thấy, tỉ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nước (khoảng 28,1% vào năm 2008).



Cơ cấu dân số của tỉnh giai đoạn 2005 – 2010

Đơn vị tính: %




Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Dân số đô thị

16,7

18,0

19,5

21,0

22,4

25,0

Dân số nông thôn

83,3

82,0

80,5

79,0

77,6

75,0



(Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh 2010)

Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 99%, trung học phổ thông đạt trên 95% trong năm học 2009 - 2010. Tỉnh đã đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS từ năm 2002; Số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng; Tỷ lệ học sinh đạt giải Quốc gia ở cấp cao trong toàn quốc và luôn ổn định; Hàng năm tỉnh đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi khu vực, quốc tế. Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng thuộc loại cao trong cả nước. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học các cấp dưới 1%. Đã có học sinh đoạt huy chương vàng, huy chương đồng Toán Quốc tế, huy chương vàng Vật lý Quốc tế.



Trên địa bàn Tỉnh có 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái...chiếm 4,28% dân số. Các dân tộc, các tôn giáo cộng đồng sinh sống trên địa bàn Tỉnh có truyền thống đoàn kết lâu đời, ít phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
I.3.2. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội


TT

Ngành

Đơn vị

2000

2005

2010

1

Nguồn lao động

103 người.

567

675

737

2

Dân số trong độ tuổi lao động

103 người.

542,3

650

718

3

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

103 người.

493,4

569

625

4

Cơ cấu sử dụng lao động

%

100,0

100,0

100,0

4.1

Nông, lâm, ngư­ nghiệp

%

85,7

59,2

46,4

4.2

Công nghiệp và xây dựng

%

6,5

16,6

25,5

4.3

Dịch vụ

%

7,8

24,2

28,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009)

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, lực lượng lao động trong độ tuổi của Tỉnh chiếm một tỷ lệ khá cao, trên 70%.



Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động giai đoạn 2000- 2010

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007; năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%; năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%. Nhìn tổng thể, lực lượng lao động tại Vĩnh Phúc dồi dào về số lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực tại Vĩnh Phúc được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên dẫn đến tình trạng thừa lao động tại địa phương, nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài.



I.3.3. Các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh

Cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc và hàng đế vương như Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Các giá trị văn hóa truyền thống sống mãi với thời gian nhờ các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng, góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo; truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.

Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là nền móng tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.

I.4. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010

I.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào năm 1997. Tại thời điểm tái lập tỉnh thu Ngân sách khoảng 100 tỷ/năm; thu nhập bình quân đầu người 140USD/người/năm. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp hơn 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.



Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2010


TT

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

2010

Tăng bình quân

01-‘05

06-‘10

01-‘10

1

GO, tỷ đồng (giá 1994)



















Tổng số

7.928

19.335

42.462

51.730

19,52

21,8

20,6

1.1

Nông-Lâm nghiệp- Thủy sản

1.294

1.816

2.275

2.632

7,01

7,7

7,4

1.2

Công nghiệp-Xây dựng

5.552

15.443

35.886

43.817

22,70

23,2

22,9

1.3

Dịch vụ

1.082

2.076

4.301

5.281

13,92

20,5

17,2

2

GDP, tỷ đồng (giá 1994)



















Tổng số

2.791

5.618

10.549

12.837

15,02

18,0

16,5

2.1

Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

868

1.183

1.352

1.559

6,40

5,7

6,0

2.2

Công nghiệp-Xây dựng

1.127

2.904

6.109

7.410

20,84

20,6

20,7

2.3

Dịch vụ

796

1.531

3.087

3.868

13,96

20,4

17,1

3

GDP bình quân/người

3.1

Giá 1994 (106đ/người)

2,98

5,69

10,5

12,7










3.2

Giá hiện hành (106.đ/người)

3,83

8,99

24,6


33,6











(Nguồn: Niên giám Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh năm 2010)

GDP tăng trưởng đột biến trong một số năm nhờ một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng .




Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương