Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ


IV.2. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực dịch vụ



tải về 1.22 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

IV.2. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực dịch vụ

IV.2.1. Định hướng phát triển

1. Du lịch

- Xây dựng các trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, các điểm, tour du lịch... trên địa bàn trong quan hệ hợp tác liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

- Khai thác tốt lợi thế về vị trí gần Thủ đô Hà Nội, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới: (i) các dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại; (ii) hiện đại hóa nâng cao chất lượng các trung tâm du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh...

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch: (i) Du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dưỡng; (ii) Du lịch lễ hội, tín ngưỡng; (iii) Du lịch sinh thái; (iv) Du lịch tìm hiểu các giá trị lịch sử - văn hoá (bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ học, các phong tục, tập quán,…); (v) Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu các làng nghề; (vi) Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí; (vii) Du lịch hội nghị, hội thảo; (viii) Du lịch thăm quan các Khu công nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về xúc tiến quảng bá du lịch.

- Về tổ chức kinh doanh: hình thành một số tuyến du lịch trọng tâm: (i) Tuyến Tam Dương - Tam Đảo; (ii) Tuyến Vĩnh Tường - Yên Lạc; (iii) Tuyến Sông Lô - Lập Thạch; (iv) Tuyến Phúc Yên - Bình Xuyên.

2. Thương mại

- Ưu tiên đầu tư đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn để phù hợp với xu hướng phát triển nhanh của công nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.

- Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Tạo ra sự lưu thông hàng hoá thuận lợi, các dịch vụ vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, dịch vụ phục vụ cá nhân và công cộng,.. có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Phát triển thị trường tiếp thị, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vĩnh Phúc và cả nước. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá làm cho thương nghiệp Vĩnh Phúc thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội.



3. Tài chính, ngân hàng

a) Tài chính

- Tăng thu ngân sách trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh để khai thác, mở rộng nguồn thu, đồng thời tích cực đấu tranh chống thất thu thuế và gian lận thương mại.

- Tiếp tục khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà theo đúng chủ trương, chính sách của nhà nước.

- Quản lý thu đủ và thu đúng giá trị đối với các tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

- Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trên cơ sở vận dụng những định mức của cơ quan có thẩm quyền, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

- Thực hiện chế độ kiểm tra tài chính thông qua kiểm toán nhà nước, thực hiện nghiêm ngặt chế độ kế toán chứng từ trong cơ quan nhà nước.

b) Hoạt động tín dụng, ngân hàng:

- Phát triển mạng lưới ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nhằm tạo nên một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình hoạt động để thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao tỷ lệ vốn trung và dài hạn, tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ uỷ thác trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công nghệ thông tin trong hệ thống các ngân hàng để thực hiện các dịch vụ qua ngân hàng an toàn, thuận tiện, hiệu quả; thực hiện việc thanh toán nhanh, chính xác.

- Đẩy mạnh huy động vốn bằng nhiều hình thức như: phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong nông nghiệp, chú trọng cung ứng kịp thời vốn tín dụng để nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong công nghiệp, chú trọng đầu tư vốn tín dụng trung hạn và dài hạn cho các xí nghiệp chế biến nhằm nâng cấp trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra những mặt hàng công nghiệp mới trên thị trường. Chú trọng đến các hộ tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn để hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn.

4. Công nghệ thông tin, truyền thông

- Hiện đại hoá mạng bưu cục theo hướng mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nối mạng bưu chính, các điểm phục vụ bưu chính trong phạm vi toàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính bao gồm đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho mạng lưới bưu chính, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực làm chủ công nghệ mới.

- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

- Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chỉ còn khoảng dưới 20% tổng doanh thu bưu chính.

- Phát triển dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: Chính phủ điện tử, thương mại, tài chính, đào tạo, y tế, nông nghiệp...

- Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức. Nâng cấp dung lượng cho các tuyến cáp quang, đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nền NGN. Mạng truy nhập quang đến xã sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ hạ tầng, cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng mạng. Mạng lõi sẽ là hạ tầng chung Quốc gia do nhiều doanh nghiệp thiết lập. Mạng truy nhập do các doanh nghiệp xây dựng và quản lý.

- Các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông, nhu cầu khách hàng giai đoạn này sử dụng dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng.

- Phát triển các giải pháp đảm bảo an ninh mạng, đảm bảo an toàn hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

5. Bảo vệ môi trường

- Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số thải, nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho tỉnh theo các ngành và lĩnh vực.

- Xây dựng cơ chế về tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các thiết bị và công nghệ xử lý chất thải hiện đại.

- Khuyến khích và có cơ chế để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tập trung xử lý môi trường nông thôn, làng nghề; tăng cường đào tạo nhân lực môi trường.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội hóa các nguồn vốn và hình thức để bảo vệ môi trường.



6. Giáo dục - Đào tạo.

- Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh được củng cố, đầu tư nâng cấp, mở rộng và từng bước được hiện đại hoá, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu hút các trường đại học, đặc biệt là các trường kỹ thuật như bách khoa, công nghệ thông tin, y dược,...về đầu tư tại Vĩnh Phúc.

- Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp đa dạng và chất lượng cao. Có các cơ sở đào tạo nghề trình độ cao, có năng lực đào tạo nghề với 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề bảo đảm cung cấp lao động kỹ thuật trình độ cao cho tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xây dựng 3 trường trọng điểm của tỉnh là Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và Cao đẳng nghề Việt - Đức. Xây dựng Trung tâm đào tạo lao động chất lượng cao phục vụ nhu cầu lao động công nghệ cao của Tỉnh và Vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Mỗi huyện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề phù hợp với định hướng và cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện.

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề xã hội và tư nhân phát triển rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu học và chuyển đổi nghề của người lao động.

7. Y tế.

Củng cố, nâng cấp các trạm y tế xã, phường; duy trì 100% số trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành việc củng cố, nâng cấp các Trung tâm Y tế Dự phòng tuyến huyện; Đảm bảo các điều kiện để các Trung tâm này hoạt động đồng bộ, có chiều sâu và hiệu quả, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng của Bộ Y tế. Củng cố, nâng cấp 100% số bệnh viện huyện vào năm 2015, đảm bảo các điều kiện để các bệnh viện này đảm đương được chức năng, nhiệm vụ bệnh viện hạng 3; thực hiện được 100% tổng số danh mục phân cấp thực hành kỹ thuật đối với bệnh viện huyện của Bộ Y tế vào năm 2015 và các năm tiếp theo. Củng cố, nâng cấp các phòng khám đa khoa khu vực để có khả năng thực hiện được trên 90% tổng số danh mục thực hành kỹ thuật của phòng khám đa khoa do Bộ Y tế quy định vào năm 2015 và các năm tiếp theo.

Phát triển và nâng cấp mạng lưới nhân viên y tế cộng đồng và y tế thôn bản, từng bước thực hiện chăm sóc sức khoẻ tại nhà và quản lý sức khoẻ theo hộ gia đình, phát hiện dịch bệnh sớm và phòng chống dịch kịp thời. Phát triển mạng lưới Trung tâm giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, xây dựng "Làng văn hoá - Sức khoẻ" ở 70% số thôn/cụm dân cư vào năm 2015 và 100% số thôn/cụm dân cư vào năm 2020.

Phát triển mạng lưới y tế dự phòng trong toàn tỉnh thông qua kiện toàn tổ chức, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân trong tỉnh. Kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện, xã theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch sự nghiệp y tế Tỉnh đến năm 2020.

Tăng cường nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ sinh sản, Trung tâm giáo dục sức khỏe, Trung tâm sức khỏe lao động và Môi trường. Củng cố, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh để đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ là những đơn vị chuyên môn, kỹ thuật y tế đầu ngành của tỉnh. Nâng hạng bệnh viện đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế đối với tất cả các bệnh viện trong tỉnh. Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống khám chữa bệnh. Thực hiện được kỹ thuật y học cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tư nhân. Chuẩn hoá các trang thiết bị y tế, tăng cường sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các trang thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị. Xây dựng một số bệnh viện trở thành vệ tinh của Hà Nội và khu vực.

Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động phục hồi chức năng, phòng chống các di chứng bệnh tật, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng cho các đối tượng chính sách, người cao tuổi v.v...



8. Văn hoá

Ổn định hệ thống thư viện phổ thông và phát triển cao ở thư viện khoa học tổng hợp tỉnh; 100% huyện thị và 100% xã có thư viện.

Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa theo chương trình mục tiêu quốc gia và tỉnh; 100% số xã có nhà truyền thống; Hoàn chỉnh theo quy hoạch 4 di tích trọng điểm của tỉnh: Danh thắng Tây Thiên, Đền Thính, Chùa Hà, Di chỉ khảo cổ Đồng Đậu.

Xây dựng hệ thống Trung tâm hội nghị, khu Liên hiệp thể thao hiện đại để làm dịch vụ cho các Đại hội, Hội nghị quốc gia, khu vực và quốc tế.



IV.2.2. Nhu cầu KH&CN

1. Du lịch

- Quy hoạch tổng thể mạng lưới các tuyến điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh;

- Công nghệ quy hoạch và phát triển các trung tâm du lịch sinh thái, đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh đạt trình độ công nghệ cao gắn với du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao;

- Công nghệ phục vụ khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Các giải pháp đa dạng hoá các loại hình du lịch;

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Tam Đảo trên phạm vi toàn cầu;

- Mở rộng liên kết du lịch Vĩnh Phúc với du lịch các tỉnh và các nước trên thế giới.

2. Thương mại

- Nghiên cứu đặc điểm các thị trường xuất nhập khẩu và các giải pháp phát triển thị phần;

- Nghiên cứu các giải pháp đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh trong lĩnh vực thương mại, trong đó có giải pháp quản lý và quảng bá tiếp thị;

- Quy hoạch tổng thể mạng lưới các trung tâm thương mại trên địa bàn Tỉnh;

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử.

3. Tài chính - Ngân hàng

- Nâng cao độ tin cậy và tính an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh (công nghệ phần mềm ngân hàng lõi);

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các giao dịch điện tử giữa ngân hàng và khách hàng, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng thẻ thay cho sử dụng tiền mặt;

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng;

- Mở rộng khả năng giao dịch của hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc trên phạm vi toàn cầu;

- Xây dựng và tin học hoá cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của Tỉnh;

- Thiết lập quy trình xét duyệt, cấp bảo hiểm theo mô hình chính phủ điện tử;

4. Công nghệ thông tin, truyền thông

- Tăng cường khả năng, tốc độ liên kết, độ tin cậy của hệ thống thông tin liên lạc;

- Áp dụng các công nghệ kiểm soát thông tin trên mạng;

- Cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dân sinh tại các điểm văn hoá xã. Phát triển công nghệ đi đôi với việc sử dụng hiệu quả hạ tầng: Công nghệ vô tuyến băng thông rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang, cáp ngầm,...

- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm giá thành cước phí các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông;

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và tin học hoá các công đoạn bưu chính;

- Triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá trong việc phân loại hàng hoá và bưu phẩm, bưu kiện đối với bưu điện tỉnh;

- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng thông tin viễn thông;

- Công nghệ cung ứng các dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu của khách hàng.

- Triển khai rộng rãi các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính công, quản lý các doanh nghiệp.



5. Bảo vệ môi trường

- Cơ sở khoa học cho việc lập Quy hoạch Tổng thể phát triền bền vững Tỉnh đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2030.

- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội vào trong Quy hoạch Tổng thể phát triền bền vững Tỉnh đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2030, nhằm đạt được quá trình phát triển bền vững;

- Công nghệ quy hoạch, xây dựng, vận hành các khu xử lý chất thải rắn tập trung quy mô lớn tại các khu công nghiệp, đô thị để xử lý chất thải rắn;

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu;

- Nghiên cứu, áp dụng các mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt và nước thải tại vùng nông thôn; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường nông thôn mới.

- Công nghệ tái chế chất thải;

- Công nghệ sản xuất và sử dụng các dạng năng lượng tái tạo được (biogas, năng lượng mặt trời), đặc biệt tại các khu chăn nuôi tập trung;

- Điều tra, khảo sát, đánh giá các loại hình thảm họa tự nhiên và môi trường trên địa bàn Tỉnh và các công nghệ phòng ngừa, hạn chế thiệt hại các loại thảm họa tự nhiên và môi trường;

- Công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giám sát, đánh giá, cảnh báo ô nhiễm môi trường.

- Công nghệ trong xử lý nước thải công nghiệp, bệnh viện, làng nghề và sinh hoạt chi phí hợp lý.

6. Giáo dục - Đào tạo

- Thực hiện tin học hoá học đường, đưa nhanh việc sử dụng công cụ Internet trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đại trong dạy và học;

- Ứng dụng các công nghệ mới, các trang thiết bị hiện đại tại các trường dạy nghề trong việc kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành;

- Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và tiêu chuẩn kiểm định, đánh giá chất lượng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.

7. Y tế

- Ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ việc các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến;

- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý tổng hợp ở các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám;

- Ứng dụng các trang thiết bị hiện đại trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh và nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;

- Tăng cường kiểm soát các loại thực phẩm, kiểm định các loại dược phẩm, mỹ phẩm và nâng cao nhận thức của người dân trong phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc xử lý chất thải bệnh viện một cách có hiệu quả.



8. Văn hoá - Thể thao

- Nghiên cứu các đặc trưng văn hóa và kiến thức bản địa, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của địa phương;

- Luận cứ xác lập các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới;

- Phát triển các công trình thể dục - thể thao quần chúng và thể thao trình độ cao.



IV.3. Nhu cầu KH&CN trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

IV.3.1. Định hướng phát triển

1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt: Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ biến đổi gen để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả.

- Ổn định diện tích canh tác lúa 30- 31 ngàn ha để bảo đảm an ninh lương thực (trong đó: Vĩnh Tường 6.600, Yên Lạc 4.600ha, Bình Xuyên 3.800ha, Lập Thạch 3.700ha, Tam Dương 3.500ha, Tam Đảo 2.300ha, Sông Lô 2.900ha), phát huy lợi thế về nguồn nước thủy lợi để xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao, bố trí gọn vùng thuận lợi cho việc cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.

- Giảm diện tích cây lương thực có củ; phát triển cây công nghiệp hàng năm có giá trị hàng hóa cao; Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn có quy mô đạt khoảng 3000- 3200ha bằng các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt kết hợp với áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp.

- Phát triển kinh tế trang trại vườn đồi, chuyển đổi một phần đất lâm nghiệp thích hợp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đất đai, khí hậu ở Vĩnh Phúc như xoài, chuối, thanh long ruột đỏ…



b. Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi trong đó sản phẩm chủ lực là lợn, gia cầm và một số con đặc sản. Nhân rộng nhanh các mô hình hiệu quả về chăn nuôi lợn tập trung, gà quy mô công nghiệp nhằm tạo khối lượng sản phẩm lớn. Phát triển chăn nuôi bò thịt ở các địa phương có điều kiện về đồng cỏ; chăn nuôi bò sữa ở các xã vùng bãi huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc; chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp và thủy cầm ở vùng đồng bằng ven sông. Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

2. Thủy sản

Tăng cường đầu tư thâm canh nuôi trồng thủy sản trên diện tích mặt nước, ruộng trũng hiện có, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống mới trong nuôi trồng thủy sản, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.



3. Lâm nghiệp

Đảm bảo ổn định diện tích rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch, kết hợp với trồng cây ăn quả, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.



4. Thủy lợi.

Củng cố, tăng cường xây dựng các hồ chứa và giữ nước ở các địa phương một cách hợp lý để chủ động về nguồn nước ngọt.

Đảm bảo các hệ thống kênh mương tiêu thoát và cung cấp đủ nước tưới theo các mùa vụ trên địa bàn tỉnh.

5. Xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn Vĩnh Phúc có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2015 có 35-40% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, năm 2020 có 75- 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2030 có 100 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV).

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới;

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao;

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổ định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

IV.3.2. Nhu cầu KH&CN

1. Trồng trọt, chăn nuôi

- Quy hoạch, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp;

- Nghiên cứu đưa vào thử nghiệm một số giống cây, con mới trên địa bàn, đặc biệt là các loại cây biến đổi gen, các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao;

- Thử nghiệm các mô hình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hoá tập trung theo hướng công nghiệp;

- Khoa học và công nghệ trong việc bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm;

- Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất rau, hoa, quả, năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện Vĩnh Phúc;

- Các công nghệ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng có tính thân thiện với môi trường;

- Công nghệ sử dụng phân bón hữu cơ thay thế hợp lý phân bón hoá học, duy trì dinh dưỡng đất trong sản xuất nông nghiệp;

- Áp dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý và bảo quản chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, các loại phân bón và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân;

- Áp dụng các giải pháp, các trang thiết bị hiện đại trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm một cách có hiệu quả.



2. Thuỷ sản

- Quy hoạch chi tiết phát triển thủy sản trên địa bàn Tỉnh;

- Chọn lọc, thử nghiệm các giống thuỷ sản có nhiều ưu thế và phát triển đại trà;

- Áp dụng công nghệ tiên tiến cho các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống thuỷ sản;

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống mới trong nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh;

- Các giải pháp giảm đến mức cho phép dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thuỷ sản.



3. Lâm nghiệp

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, tăng thu nhập cho người nông dân;

- Nghiên cứu mô hình trồng, quản lý, chăm sóc rừng gắn với du lịch sinh thái và phát triển bền vững;

- Công nghệ và trang thiết bị phòng chống cháy rừng (công nghệ sử dụng camera hồng ngoại để giám hộ rừng, công nghệ bảo vệ rừng nhờ cộng đồng);

- Nghiên cứu thử nghiệm các loại cây có tác dụng cản lửa khi xảy ra cháy rừng.

4. Thủy lợi.

- Khoa học và công nghệ trong việc khai thác hợp lý, bảo vệ bền vững tài nguyên nguyên nước mặt trong các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.



5. Xây dựng nông thôn mới

- Nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng nông thôn mới;

- Khoa học và công nghệ trong xoá đói, giảm nghèo thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất hộ gia đình.

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải và các phế thải nông nghiệp tại các xã xây dựng nông thôn mới.



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương