Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ


II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM



tải về 1.22 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

II.1. Những thành tựu đã đạt được

II.1.1. Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trong tiến trình đổi mới, các hoạt động KH&CN nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Khoa học xã hội và nhân văn đã có những đổi mới trong phương pháp tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, do đó đã có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương chính sách, cơ chế, biện pháp quản lý của Đảng và Nhà nước. Nhiều kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn đã được ứng dụng có kết quả, được thừa nhận trong thực tiễn quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Những kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Các kết quả nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nước đã góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các phương án phát triển vùng và lãnh thổ. Nhiều nghiên cứu trong nông nghiệp đã tạo ra các giống cây trồng vật nuôi mới có nhiều ưu điểm so với các giống trước đây. Thành tựu của khoa học nông nghiệp đã góp phần làm tăng tổng sản lượng thực nước ta trong những năm vừa qua và đưa nước ta từ một nước nhập khẩu trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trên thế giới. Chương trình nghiên cứu về điện tử - tin học - viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy... đã góp phần nâng cao năng lực KH&CN nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Chúng ta đã làm chủ nhanh chóng nhiều công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài trong một số ngành và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, giao thông - vận tải, dệt, may, chế biến lương thực - thực phẩm v.v... Các ngành này đã góp phần phát triển sức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Trong những năm đổi mới một số lượng lớn cán bộ KH&CN với các trình độ từ cao đẳng, đại học, trên đại học đã được đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh - quốc phòng, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam.

II.1.2. Hệ thống KH&CN được duy trì và phát triển

Đến nay, cả nước đã có 3.723.531 cán bộ KH&CN được đào tạo, với phân bố trình độ như sau:



Trình độ đào tạo

Cao đẳng

Đại học trở lên

Số lượng

947.810

2.775.721

Cơ sở hạ tầng KH&CN như: các phòng thí nghiệm, trạm thực nghiệm, trại nghiên cứu, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện... được xây dựng mới, tăng cường và nâng cấp.

Hệ thống quản lý Nhà nước về KH&CN đã được thành lập rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Công tác quản lý Nhà nước về công nghệ, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo đối với sự nghiệp phát triển KH&CN. Mặc dù đất nước còn nghèo, lại trải qua thời gian dài chiến tranh, nhưng các hoạt động KH&CN đã được giành nhiều ưu tiên về cán bộ, kinh phí và điều kiện phát triển.

II.1.3. Cơ chế chính sách phát triển KH&CN có những đổi mới

Nhiều cơ chế quản lý và thúc đẩy phát triển KH&CN trong những năm vừa qua đã có những đổi mới theo hướng chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Nhiều chính sách thúc đẩy các cơ quan nghiên cứu - triển khai gắn kết với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Một số cơ chế của Nhà nước đã tạo ra những bước chuyển biến mới về dân chủ hoá, xã hội hoá các hoạt động KH&CN. Đặc biệt, theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính Phủ, đến thời điểm này, khoảng gần một nửa số tổ chức nghiên cứu KH&CN công lập đã trở thành các tổ chức tự trang trải tài chính.

Các cơ chế, chính sách đã tạo ra sự năng động, tự chủ của nhiều tập thể KH&CN, đã tạo điều kiện cho việc xuất hiện nhiều nhân tố mới, nhiều thành công mới. Những yếu tố này đã đóng góp đáng kể vào phát triển sản xuất và đời sống của đất nước.

II.2. Những tồn tại, yếu kém

Nhìn chung, trình độ KH&CN của nước ta vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và ngay cả với các nước trong khu vực. Những tồn tại, yếu kém đối với KH&CN nước ta thể hiện ở các mặt sau đây:

1. Trình độ lạc hậu về công nghệ của các ngành sản xuất.

2. Mối liên kết giữa các hoạt động KH&CN với các hoạt động kinh tế - xã hội còn yếu.

3. Đội ngũ cán bộ KH&CN tuy khá đông, nhưng còn hạn chế về năng lực, bất hợp lý về cơ cấu.

4. Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu - triển khai còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề và phân bố theo vùng lãnh thổ.

5. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, chất lượng thấp.

6. Hệ thống quản lý Nhà nước về KH&CN thiếu đồng bộ, kém hiệu quả.



III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

III.1. Về hệ thống các tổ chức KH&CN

Hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh còn được thực hiện trong hệ thống các phòng kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ KH&CN thuộc các phòng kỹ thuật nói trên có đủ năng lực để đảm bảo cho dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp hoạt động bình thường. Họ cũng có thể tiếp cận các công nghệ mới khi doanh nghiệp nhập mới công nghệ. Trong trường hợp đó, vào giai đoạn đầu, họ cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn.

Hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh, trong nhiều trường hợp, được thực hiện bởi lực lượng cán bộ KH&CN làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước.

Hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh cũng được thực hiện tại 4 trường đại học (Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Trường Sỹ quan Tăng Thiết giáp), 7 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp. Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh có 17 tổ chức KH&CN và 01 doanh nghiệp KH&CN đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động. Nhìn chung, các tổ chức KH&CN có qui mô nhỏ, tiềm lực nghiên cứu - triển khai còn hạn chế.



III.2. Về hệ thống và công tác quản lý nhà nước về KH&CN

Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN của Tỉnh được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cấp tỉnh.

Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện được giao cho Phòng Công thương của các huyện và Phòng Kinh tế của thành phố, thị xã. Hiện nay, đội ngũ cán bộ theo dõi KH&CN cấp huyện còn kiêm nhiệm, trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, song hoạt động KH&CN cấp huyện đã dần đi vào nề nếp.

Vĩnh Phúc có 2 hội đồng KH&CN cấp tỉnh. Hội đồng KH&CN có chức năng tham mưu, tư vấn cho Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân Tỉnh về kế hoạch KH&CN. Hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ có nhiệm vụ đánh giá, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa hoc, công nghệ. Ở cấp huyện cũng đã thành lập các hội đồng KH&CN, nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN ở cấp địa phương.

Hầu hết các sở, ngành trong tỉnh đều đã thành lập được Hội đồng KH&CN hoạt động tốt theo quy chế đề ra.

Trong những năm qua, công tác quản lý KH&CN đã bám sát các quy định của Trung ương và Tỉnh đề ra và đạt được các thành tích trong lĩnh vực tham mưu, đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh.

III.2.1. Tham mưu về KH&CN

Công tác tham mưu đã thực hiện thường xuyên, nhất là việc ban hành cơ chế chính sách và định hướng phát triển KH&CN một cách hợp lý, có căn cứ khoa học và bám sát thực tiễn. Đã đề xuất ban hành kết luận số 03-KL/TU ngày 7/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về Chương trình phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý KH&CN trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm, quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; quỹ phát triển KH&CN. Số lượng các quy định đề xuất gấp 3 lần giai đoạn 1997 - 2001. Đề xuất Chiến lược và Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2010; Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010.

Đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong hoạt động hành chính công cho một loạt các cơ quan từ tỉnh đến huyện, hiện tại đã có 07 cơ quan được cấp giấy chứng nhận, 19 đơn vị đang triển khai xây dựng.

Đã triển khai sâu rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, trong hoạt động chuyên môn, nhất là thông qua hệ thống văn phòng điện tử, hộp thư điện tử, qua đó đã giúp cho sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh với các đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện, giảm chi phí về thời gian, nhân lực phát huy tốt cơ chế một cửa, trực tiếp góp phần triển khai thực hiện đề án 30 của Chính Phủ.



III.2.2. Quản lý KH&CN

Đã tích cực đổi mới công tác KH&CN theo Luật Khoa học và Công nghệ; từng bước tách hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN với các dịch vụ công về tư vấn; ứng dụng; đo lường, thực nghiệm. Đưa hoạt động quản lý bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ vào nề nếp.

Đã từng bước đổi mới công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN từ khâu đăng ký, tuyển chọn đến nghiệm thu và quản lý sau nghiệm thu. Đã xây dựng một cách cụ thể, chi tiết quy trình quản lý nhiệm vụ, qua đó đã tăng cường công tác quản lý các nhiệm vụ chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng hơn. Việc đánh giá đề tài theo 4 mức (xuất sắc, khá, trung bình, kém) thay cho 2 mức cũ (đạt và không đạt) đã khuyến khích các chủ nhiệm đề tài làm tốt hơn.

Do đổi mới công tác quản lý, với quan điểm chỉ đạo của Hội đồng KH&CN tỉnh là tăng dần các nhiệm vụ triển khai thực nghiệm, giảm dần các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm nhân ra diện rộng các kết quả nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện nên chất lượng các nhiệm vụ được nâng lên năm sau tốt hơn năm trước. Năm 2010, qua nghiệm thu đánh giá có 1,06% đạt xuất sắc; 89,36 % đạt khá; 9,57% đạt trung bình, không có nhiệm vụ loại kém.

Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn, phối hợp tốt với các cơ quan nghiên cứu của Trung ương trong hoạt động nghiên cứu, triển khai. Bước đầu đã thực hiện mối liên hệ nhà quản lý- nhà khoa học - người dân - doanh nghiệp trong sản xuất.

Đã đưa hoạt động quản lý Nhà nước về công nghệ dần đi vào nề nếp, nhằm định hướng và hạn chế công nghệ lạc hậu khi đầu tư vào tỉnh; hiện tại công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh được chú trọng, đã khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và nhập khẩu các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt từ năm 2007 đến nay đã có một số dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao được đầu tư và đi vào sản xuất. Bước đầu Sở đã trình UBND tỉnh phê duyệt một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.



III.2.3. Công tác sở hữu trí tuệ

Công tác sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xác lập quyền và giải quyết các tranh chấp, vi phạm về sở hữu trí tuệ. Số lượng đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ngày càng tăng, năm 2009 là 114 đơn, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2002, trong khi đó các vụ tranh chấp - xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp giảm gần như tuyệt đối. Đã hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn cho một số địa phương xây dựng thương hiệu mang nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm như: Rắn Vĩnh Sơn và Gạo Long Trì (thị trấn Hợp Hoà, huyện Tam Dương), cá Thính Lập Thạch, rau an toàn Sông Phan, rau susu an toàn Tam Đảo.v.v. Hoạt động sáng tạo kỹ thuật trong các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đã hưởng ứng thông qua các hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh (năm 2011 đã có hơn 100 giải pháp tham gia dự thi).



III.2.4. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã đi vào nề nếp, hàng năm kiểm định trên 30 ngàn phương tiện đo, hướng dẫn hàng trăm lượt doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn chất lượng. Khuyến khích nhiều doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến như ISO-9000, ISO-14000. Đã quản lý được hầu hết các cơ sở sản xuất về tiêu chuẩn, chất lượng, góp phần ngăn chặn làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường tỉnh.



III.2.5. Thanh tra KH&CN

Công tác thanh tra KH&CN được tiến hành thường xuyên, đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về KH&CN, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xử lý dứt điểm những tổ chức, cá nhân vi phạm, nhất là trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường, chất lượng; đặc biệt là trong lĩnh vực xăng dầu, hàng hóa vi phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, hàng đóng gói sẵn, các loại hàng hóa liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.



III.2.6. Quản lý KH&CN cơ sở

Hoạt động quản lý nhà nước cấp huyện bước đầu được chú trọng, nhất là trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong huyện thực hiện thanh kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất các nội dung có liên quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN cấp huyện theo chức năng được giao. Các doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm đến việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh, tiêu hao ít nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.



III.2.7. Quỹ phát triển KH&CN tỉnh

Ngày 10/10/2007, UBND Tỉnh ra Quyết định số 58/2007/QĐ-UBND ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; Ngày 3/3/2009, Ủy ban Nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tài chính quỹ. Mặc dù mới ra đời, Quỹ đã ký kết hợp đồng ủy thác vay vốn với Ngân hàng Công thương Vĩnh Phúc và đã thực hiện giải ngân được 9 hợp đồng vay vốn cho các dự án như ứng dụng công nghệ mới sản xuất sạch hơn, cải tiến công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo công nghệ mới, với tổng kinh phí 3.000 triệu đồng.



III.2.8. Hợp tác quốc tế về KH&CN

Hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN của tỉnh trong những năm qua đã được quan tâm, tổ chức thực hiện đạt được một số kết quả tốt, đóng góp vào kết quả chung của việc huy động các nguồn lực KH&CN phục vụ ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và công nghệ thông tin. Trong đó tập trung vào việc hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ KH&CN làm chủ các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất. Cử nhiều lượt cán bộ, chuyên gia đi học tập, bồi dưỡng và tập huấn về ứng dụng công nghệ mới (Thái Lan, Sinhgapo, Đài Loan, Israel,...) và quản lý nhà nước về KH&CN, sở hữu trí tuệ tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sỹ và Nhật Bản. Hợp tác đưa cán bộ, sinh viên đi đào tạo về ngoại ngữ, đạo tạo đại học tại Trung Quốc, Philippin. Hợp tác với một số trường đại học của nước ngoài để tổ chức đào tạo thạc sĩ trên địa bàn tỉnh.



III.3. Về nguồn nhân lực KH&CN Tỉnh

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ KH&CN của Tỉnh đã được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chú trọng đúng mức, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển của tỉnh. Tính đến hết năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 63 tiến sỹ, 1.755 thạc sỹ và 24.588 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Số lượng lao động đã qua đào tạo đến hết năm 2010 dự kiến đạt 51%.

Năm 2008, BCH Đảng bộ Tỉnh đã có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/2/2008 về phát triển nguồn lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; HĐND cụ thể hóa bằng Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 đang triển khai có hiệu quả.



III.4. Về cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN của Tỉnh

Từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã đầu tư xây dựng được 14 phòng thí nghiệm. Đó là một bước cố gắng rất lớn của Tỉnh vì sự phát triển của KH&CN.



Các phòng thí nghiệm, kiểm định phục vụ hoạt động KH&CN của Tỉnh

TT

Tên phòng thí nghiệm

1

Phòng nuôi cấy mô

2

Phòng kiểm định đo lường

3

Phòng kiểm định dược phẩm

4

Phòng thí nghiệm cơ lý vật liệu xây dung

5

Phòng phân tích bức xạ hạt nhân

6

Phòng thử nghiệm các công trình xây dựng giao thông

7

Phòng xét nghiệm, phân tích y tế - bệnh viện đa khoa tỉnh

8

Phòng xét nghiệm Bệnh viện K74

9

Phòng xét nghiệm - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

10

Phòng kiểm dịch thú y

11

Phòng thử nghiệm giống cây trồng

12

Phòng phân tích nông hoá thổ nhưỡng

13

Phòng thí nghiệm chất lượng các loại phân bón

14

Phòng thử nghiệm môi trường

Ngoài ra, còn một số phòng thí nghiệm của tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được đầu tư bằng vốn tự có của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Kết quả điều tra về trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN của các phòng thí nghiệm trên địa bàn Tỉnh cho thấy:

- Những năm gần đây, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh chú trọng đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN cho một số ngành, lĩnh vực, như trang thiết bị phục vụ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, kiểm định, thử nghiệm đất, phân bón, giống, vật tư nông lâm nghiệp; chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ sinh học, lưu trữ gen; nâng cao năng lực giám định tư pháp kỹ thuật hình sự; trang thiết bị công nghệ cao phục vụ cho dạy học và đào tạo nghề: Trường Cao đẳng nghề Việt-Đức, Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc; đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Ban Chăm sóc Bảo vệ sức khỏe Cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh. Nâng cao năng lực kiểm định các loại phương tiện, tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân; tăng cường tiềm lực KH&CN phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; nâng cao năng lực bảo vệ môi trường,...

- Nhìn chung, các trang thiết bị máy móc được đầu tư đều hiện đại, có một số thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế, một số phòng thí nghiệm đã đạt tiêu chuẩn VILAS (ISO/IEC.17025:2005) như phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật và Tiết kiệm năng lượng, phòng thí nghiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường và một số phòng thí nghiệm của Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải đạt tiêu chuẩn LAS,...Các phòng thí nghiệm sau khi đầu tư, bước đầu đã vận hành tốt, phát huy hiệu quả góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước của ngành.



III.5. Đầu tư cho hoạt động KH&CN của Tỉnh

Đầu tư cho hoạt động KH&CN hàng năm gồm có hai nguồn vốn: Nguồn sự nghiệp KH&CN và nguồn đầu tư phát triển KH&CN.

Trong giai đoạn từ 2006 - 2010, Tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư cho KH&CN trung bình 1,024% tổng chi ngân sách của tỉnh hàng năm. Số liệu thống kê về kinh phí đầu tư cho KH&CN giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy đầu tư cho KH&CN của Tỉnh tăng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN được giao đảm bảo mức Chính phủ giao, còn nguồn chi đầu tư phát triển KH&CN không đạt mức Chính phủ giao.

Thống kê tỉ lệ đầu tư kinh phí cho KH&CN so với tổng chi ngân sách của Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010


STT

Năm

Tỷ lệ đầu tư so với tổng chi ngân sách tỉnh (%)



2006

1,24



2007

0,88



2008

1,10



2009

1,01



2010

0,89




Trung bình

1,024


Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương