Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ



tải về 1.22 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh)

- Nguồn vốn sự nghiệp KH&CN hàng năm được phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và theo nguyên tắc: Đảm bảo chi cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc Sở, trong đó có Quỹ phát triển KH&CN và chi cho hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng. Theo số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn này được phân bổ từ 55-60% cho hoạt động nghiên cứu triển khai (R-D); 40-45% cho các nhiệm vụ quản lý các hoạt động KH&CN.



- Nguồn vốn đầu tư phát triển KH&CN được đầu tư để tăng cường tiềm lực KH&CN cho các sở, ngành trên địa bàn như mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN, các thiết bị thử nghiệm chất lượng hàng hóa, kiểm định các phương tiện đo cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn; các trang thiết bị phục vụ cho nâng cao sức khỏe cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Báo cáo thực hiện ngân sách cho KH&CN từ 2006-2010

Đơn vị tính: Triệu đồng


Nội dung

Năm

Cấp tỉnh

Huyện

Tổng số

1. Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN

 

73.254

1.900

75.154

 

2.006

10.064

250

10.314

 

2.007

12.312

300

12.612

 

2.008

12.487

450

12.937

 

2.009

18.864

450

19.314

 

2.010

19.527

450

19.977

2. Nguồn kinh phí đầu tư phát triển

 

167.357

0

167.357

 

2.006

24.780

 

24.780

 

2.007

26.500

 

26.500

 

2.008

26.500

 

26.500

 

2.009

49.577

 

49.577

 

2.010

40.000

 

40.000

Tổng cộng 5 năm, trong đó phân theo từng năm:

 

240.611

1.900

242.511

Tổng số kinh phí cho KH&CN

2.006

34.844

250

35.094

2.007

38.812

300

39.112

2.008

38.987

450

39.437

2.009

68.441

450

68.891

2.010

59.527

450

59.977

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc)

Tỷ lệ phần trăm giữa vốn đầu tư cho KH&CN và tổng chi ngân sách Tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010.





(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc)

So sánh tổng kinh phí đầu tư cho KH&CN của Tỉnh với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng



Đơn vị tính: Triệu VNĐ


Năm

Tỉnh


2007

2008

2009

2010

Vĩnh Phúc

26.500

26.500

49.577

40.000

Bắc Ninh

10.500

11.464

21.180

46.775

Hà Nội

87.000

133.210

265.664

583.725

Hà Nam

9.303

9.716

6.535

14.284

Hải Dương

14.478

15.574

20.190

24.234

Hải Phòng

32.400

38.276

39.560

50.575

Hưng Yên

20.516

19.940

28.636

36.385

Nam Định

22.139

14.577

25.726

27.193

Ninh Bình

11.220

20.911

13.196

14.348

Quảng Ninh

15.566

20.856

38.046

48.977

Thái Bình

21.070

17.815

26.620

27.553

Nguồn: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng.

III.6. Về tình hình triển khai các nhiệm vụ KH&CN bằng vốn ngân sách trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

Từ năm 2006 đến 2010, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách, 479 nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng với tổng kinh phí 40.218,5 triệu đồng đã được triển khai, chia ra các năm như sau:





Năm

Số nhiệm vụ

Tổng kinh phí (triệu đồng)

2006

83

4.985

2007

98

8.901

2008

111

8.910,5

2009

92

8.162

2010

95

9.260

Tổng cộng

479

40.218,5

Từ năm 2006 đến năm 2010, có 100% số đề tài được nghiệm thu. Khoảng trên 60% các kết quả nghiên cứu được triển khai vào thực tế.

Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 03/12/2002 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển KH&CN và môi trường Tỉnh đến năm 2010 đã nhận định về những thành tựu của các ngành trong tỉnh như sau:



III.6.1. Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã có tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; nhất là lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản. Tư duy của người dân đã chuyển theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cơ cấu ngành nông nghiệp giá trị sản xuất có sự dịch chuyển tích cực theo hướng trồng trọt giảm dần; chăn nuôi, dịch vụ tăng. Ngành luôn chú trọng việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, trong đó tập trung vào khảo nghiệm chọn lọc giống mới; phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, áp dụng công nghệ sinh học. Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi tạo nên các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.



1. Lĩnh vực trồng trọt

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mạnh mẽ ở khâu giống các cây lúa, ngô, hoa, rau quả và cây công nghiệp, tạo nên năng suất và sản lượng cao.

- Đối với cây lúa: Đã kiên trì chỉ đạo thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trà xuân muộn (tỷ lệ diện tích lúa xuân muộn đã tăng từ 42,19% năm 2000 lên trên 80% năm 2010); tăng diện tích lúa mùa sớm (tỷ lệ diện tích lúa mùa sớm hiện nay chiếm trên 85%) do vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính cho thu nhập cao, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất/01ha đất canh tác. Tuyển chọn được các bộ giống lúa phù hợp như KD18, Q5, lúa lai bồi tạp sơn thanh; TH3-3; HT1; Syn6; Nghi hương 2308... đến nay tỷ lệ diện tích sử dụng giống tốt, các giống lai cho năng suất cao đạt trên 90%. Do ứng dụng các kỹ thuật mới như: Mật độ cấy, điều tiết nước giai đoạn cuối đẻ nhành, gieo mạ tập trung có che phủ ni lông, cấy mạ non, gieo thẳng bằng giàn kéo tay, thực hiện bón phân cân đối, áp dụng phương pháp IPM,...nên năng suất lúa tăng mạnh, năm 2001 đạt bình quân 42,2 tạ/ha, năm 2009 đạt 54,85 tạ/ha (tăng 29,97% so với năm 2001); vụ chiêm xuân năm 2010 đạt 55,41 tạ/ha.

- Về cây ngô: Đến nay 100% diện tích gieo trồng bằng giống ngô lai với các giống như NK4300, Cargil 919, NH145, P60, LVN4, BO6, Việt lai 4,... ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ về thời vụ, mật độ, giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đã đưa năng suất ngô năm 2001 đạt 32,4 tạ/ha lên 41,69 tạ/ha (năm 2010), sản lượng đạt 69,3 ngàn tấn.

- Về cây rau: Diện tích gieo trồng, năm 2009 đạt 4,13 ngàn ha. Đã ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất như: Sử dụng giống mới (bắp cải tím, cà chua rau, đậu Hà Lan, cải ngọt, cải xanh, dưa chuột Đài Loan, Bí đỏ F1, Bí xanh...); trồng trong nhà lưới; nhà kính từ đơn giản đến hiện đại. Nghiên cứu và ứng dụng công thức luân canh tiên tiến cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, ứng dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bảo quản rau quả sau thu hoạch đem lại hiệu quả cao. Nhiều mô hình trồng lúa kết hợp mô hình trồng rau 1 vụ, 2 vụ cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm.

- Cây hoa: Đã chủ động đưa vào trồng một số giống hoa mới, có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao như hoa: Hoa Ly ly Hà Lan, hoa Hồng Pháp, hoa Báo xuân, hoa Đỗ quyên,...thực hiện một số mô hình thực nghiệm trồng hoa tại Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, tăng giá trị thu nhập của người trồng hoa trung bình từ 70-80 triệu đồng/ha/năm, do vậy, khi vùng hoa tại huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội (tháng 8/2008) trên địa bàn tỉnh đã gây dựng được một số vùng trồng hoa mới, bảo đảm từng bước nhu cầu về hoa tươi cho thị trường trong tỉnh.

- Cây ăn quả: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cải tạo vườn tạp bằng việc trồng thử nghiệm các loại cây ăn quả, trong toàn tỉnh diện tích cây ăn quả đạt 7.928 ha. Đã ứng dụng và triển khai mở rộng các giống nhãn, vải, cây có múi vào trồng trên đất gò đồi như: Xoài Úc, bưởi Diễn, cam Vinh, Vải Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương), Hồng Nhân hậu và đang triển khai thử nghiệm trồng giống Cam không hạt Cara; góp phần đáng kể xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Một số cây công nghiệp như lạc, đậu tương tuy diện tích có giảm nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng. Năm 2001, năng suất đậu tương đạt 11,8tạ/ha, lạc 12 tạ/ha; đến năm 2009 đậu tương đạt 13,89 tạ/ha, lạc đạt 15,95 tạ/ha (6 tháng đầu năm 2010 năng suất Đậu tương đạt 17,9 tạ/ha; Lạc đạt 18,5 tạ/ha); ngoài ra việc đưa các giống mới năng suất cao: DT84, DT90, DT96, DVN5, DVN6, Lạc L14, L15,...còn ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ mới như che phủ nilon, phát triển lạc đông, triển khai mô hình đậu tương gieo vãi, làm đất tối thiểu đã cho kết quả tốt.

Nhờ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nên sản lượng các loại cây trồng đều tăng qua các năm, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Bước đầu đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

2. Chăn nuôi

Đã ứng dụng rộng rãi các thành tựu về công nghệ giống trong việc tạo nên đàn bò lai sind, đàn lợn nạc tỷ lệ cao, tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn bò, đàn lợn. Thử nghiệm nuôi trồng nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: Lợn Duroc, Bò lai Limausine, Thỏ Newzeland và Califomia; Gà Ross 308 nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Tổng đàn bò năm 2002 có 10,8 vạn con, tỷ lệ bò lai đạt 24,42%; đến tháng 4 năm 2010 đạt trên 13,7 vạn con (trong đó Bò lai có 92.932 con, bò sữa có 1.375 con), tỷ lệ Bò sữa tăng 6,5 lần so với năm 2001.

Đàn lợn năm 2001 có 432,8 ngàn con, đến tháng 4 năm 2010 đạt 5263 ngàn con (không tính lợn sữa). Sau nhiều năm tập trung tạo giống bằng công nghệ lai 3 máu, tỷ lệ lợn lai năm 2009 chiếm 97% tổng đàn, tỷ lệ đàn nái lai và nái ngoại tăng cao, chủ động cung cấp giống thương phẩm chất lượng tốt cho thị trường. Tỷ lệ thịt hơi xuất chuồng tăng mạnh, năm 2001 đạt 27,22 ngàn tấn; năm 2009 đạt 84,5 ngàn tấn tăng trên 3 lần so với năm 2001; hàng năm cung cấp trên 20 ngàn liều tinh lợn ngoại chất lượng tốt để phối giống cho đàn nái địa phương tạo nên đàn lợn nạc tỷ lệ cao có thể xuất khẩu.

Đàn gia cầm: Năm 2001 có 4,6 triệu con, đến tháng 4 năm 2010 đạt 7,17 triệu con; sản lượng thịt xuất chuồng đạt 18 ngàn tấn. Qua các vụ dịch cúm gà năm 2004 và 2005 đã nghiên cứu triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu dịch cúm gia súc, gia cầm như ứng dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lý chuồng trại; xây dựng bản đồ vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm trong tỉnh bằng công nghệ GIS, từ đó có biện pháp phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả hơn.

Trong chăn nuôi, Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô lớn như hàng ngàn mô hình chăn nuôi trang trại, trong đó có nhiều mô hình đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi.



3. Thuỷ sản

Do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên dần cạn kiệt nên việc nuôi trồng thuỷ sản tập trung chú trọng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ về giống, thức ăn, phương thức nuôi là hướng đi đúng đắn để phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh, bên cạnh các giống thuỷ sản truyền thống những năm qua ngành thuỷ sản đã đưa vào nghiên cứu, nuôi thử nghiệm một số giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: Cá Hồi, cá Tầm, Cá Lăng chấm, Cá Anh vũ, Cá quế,.... Năm 2001, diện tích nuôi là 3893,6ha, sản lượng nuôi trồng là 4,37 ngàn tấn, khai thác 1.785 tấn; đến năm 2009 diện tích đạt 7.000 ha (tăng 70%), sản lượng nuôi trồng đạt 12,4 ngàn tấn (gấp gần 3 lần so với năm 2001). Sản xuất giống thuỷ sản đạt trên 2,46 tỷ con; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 122,6 tỷ đồng. Nhờ ứng dụng nhanh các kỹ thuật tiến bộ về giống, thức ăn đã tạo được giống cá rô-phi đơn tính nuôi đạt 20 tấn/ha, tăng gấp 4 lần so với năng suất trước đây; triển khai rộng rãi mô hình 1 vụ lúa 1 vụ cá tại các vùng chiêm trũng của tỉnh.



4. Lâm nghiệp

Đã tiến hành điều tra điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, rừng. Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nhân giống cây phục vụ lâm nghiệp: Keo tai tượng, Dó trầm, Bạch đàn lai; ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ để tăng độ ẩm, chống xói mòn đất đồi; đưa vào trồng thử nghiệm một số loài cây tạo đường băng cản lửa. Xây dựng nhiều mô hình trồng rừng kết hợp trồng cây ăn quả làm tăng độ che phủ; phát triển mạnh phong trào trồng tre lấy măng góp phần nâng cao độ che phủ rừng hiện có.



III.6.2. Công nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác

1. Tình hình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ

Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác đã tích cực đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, với các doanh nghiệp mới được đầu tư phần lớn đã sử dụng các công nghệ được sản xuất, chế tạo từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với việc phát triển bền vững; đặc biệt từ năm 2007 đến nay các ngành ứng dụng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn đã được đưa vào sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử, tạo ra nhiều sản phẩm mới, thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất trên địa bàn tỉnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



2. Một số ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất

Những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.



Trong công nghiệp: Các doanh nghiệp đã thực sự chú trọng đến việc đổi mới công nghệ, không ngừng cải tiến mẫu mã cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu khách hàng và được người tiêu dùng chấp nhận như HONDA, TOYOTA. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chủ động, tích cực trong việc đầu tư, cải tạo từng bước những công nghệ hiện có theo hướng hiện đại, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới trong quá trình sản xuất như: Hệ thống ISO 9.000; 14.000, TQM..., nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã áp dụng công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng thay cho công nghệ thủ công truyền thống gây ô nhiễm môi trường; nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện việc kiểm toán năng lượng nhằm sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng trong sản xuất. Hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp đã trở thành phong trào thường xuyên và thực sự có hiệu quả góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Trong sản xuất bên cạnh việc coi trọng và giữ gìn chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp đã chú ý nhiều đến các hoạt động như công bố hợp chuẩn, hợp quy, nhãn mác hàng hóa và sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ thương hiệu, sản phẩm làm ra, tăng tính cạnh tranh trên thị trường nhằm giữ vững thị trường, ổn định sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã coi trọng công tác tìm hiểu mở rộng quan hệ, xây dựng thị trường khoa học công nghệ, tích cực tham gia các hội chợ công nghệ và thiết bị hàng năm do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các tỉnh tổ chức.

Một số doanh nghiệp đã tích cực tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia được Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức hàng năm, trung bình mỗi năm có từ 4-6 doanh nghiệp tham gia và đạt giải, qua đó đã kích thích được tính đổi mới không ngừng nhằm duy trì và phát huy được những kết quả đã đạt được, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Nhiều doanh nghiệp đã triển khai nghiên cứu ứng dụng các thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng điện, ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý lưới điện, quản lý các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cải tạo dây chuyền gò, cải tạo máy chặt, cải tạo máy nghiền sơn thành máy mơn màu trong dây chuyền sản xuất băng dính cuộn BOPP; ứng dụng một số mô hình tự động hoá và kỹ thuật số hoá điều khiển máy cắt, máy hàn đảm bảo chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sấy bằng lò ga trong việc sấy gỗ, đồ mây tre đan nhằm làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khôi phục và xây dựng tiêu chí các làng nghề truyền thống như mộc, rèn, thủ công mỹ nghệ; nghiên cứu sản xuất các loại dược phẩm mới,...



Trong Xây dựng và Quản lý đất đai: Đã ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ để thiết kế, lập dự toán các công trình xây dựng đảm bảo nhanh, chính xác, giảm thời gian thẩm định công trình, ứng dụng các phần mềm tin học vào quá trình quản lý xây dựng, tính toán thiết kế nhà cao tầng với tải trọng động đất và gió động đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, quy hoạch, quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm các khu đô thị, thị trấn, thị tứ góp phần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch. Đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai: Đo đạc, lập bản đồ quản lý, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...qua đó đã góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Trong Giao thông - Vận tải: Đã ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao chất lượng đường giao thông và chất lượng cầu như: Kỹ thuật bê-tông ứng suất trước, đầu tư các phương tiện thi công hiện đại. Đưa tin học vào quản lý thao tác cân xe, cấp phép lái xe, đầu tư nhiều thiết bị để kiểm tra phương tiện xe cơ giới, ứng dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế công trình cầu, đường đảm bảo chất lượng cao.

Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương