Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ



tải về 1.22 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Trong Y tế: Đã ứng dụng một số công nghệ mới trong công tác khám chữa bệnh như: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm màu 4D, siêu lọc máu, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Faco, thay khớp háng..., nghiên cứu ứng dụng bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị một số bệnh có hiệu quả tốt như: Tăng huyết áp, bỏng, cắt cơn nghiện.... nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: Đánh giá các bệnh nghề nghiệp trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, đề xuất giải pháp phòng chống các bệnh chuyển hóa của cán bộ công chức; ứng dụng các vật liệu mới như nẹp cacbon trong y học,...góp phần vào công tác phòng chống bệnh tật và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Các ngành kinh tế khác: Tài chính, Ngân hàng, Kế hoạch - Đầu tư, Thống kê, Nội vụ,…Đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ và công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành của ngành, như ứng dụng các phần mềm quản lý tác nghiệp, xây dựng cơ chế một cửa liên thông trong cải cách hành chính. Một số ngành đã tích cực tham gia nghiên cứu về khoa học quản lý, góp phần tăng cường năng lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Đầu tư…

III.6.3. Công nghệ thông tin, truyền thông

Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/5/2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010, trong những năm qua việc triển khai thực hiện tin học hoá tại các cơ quan Đảng và khối cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả nhất định.



1. Về hạ tầng công nghệ thông tin

Đã triển khai các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu điện tử phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành, Huyện, thành, thị. Đã có 60 Sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện uỷ, Ủy ban Nhân dân cấp huyện có hệ thống mạng nội bộ; kết nối Internet băng thông rộng với trên 100 máy chủ, 2.000 máy trạm. Tuy nhiên chưa có kết nối giữa các mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị với nhau, các mạng nội bộ này tạm thời trao đổi với nhau thông qua các đường truyền băng thông rộng hoặc đường thuê bao riêng. Mật độ máy điện thoại/100 dân năm 2009 đạt 95 thuê bao (trong đó số máy cố định là 20; số máy di động là 75). Tỷ lệ cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, nhà nước có máy tính, cấp tỉnh đạt 75%; cấp huyện đạt 65% và cấp xã đạt 20%. Từ năm 2004, hệ thống mạng tin học diện rộng của Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã được kết nối tới các Sở, Ngành, Ủy ban Nhân dân các Huyện, thành phố, thị xã, một số đơn vị doanh nghiệp. Mạng diện rộng của Tỉnh đã kết nối hoàn chỉnh với mạng của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện tại đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 01 điểm trung tại Ủy ban Nhân dân tỉnh và 09 điểm tại Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.



2. Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học

Đã có hàng trăm lượt cán bộ công chức được đào tạo qua các lớp tin học cơ bản (đạt 68%) và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau vào công việc chuyên môn của mình; sử dụng thành thạo tin học văn phòng, thư điện tử; truy cập Internet.

Việc đào tạo tin học trong các nhà trường và các cơ sở đào tạo đã được chú trọng, hiện tại 100% số trường Trung học Phổ thông đã đưa môn tin học vào chương trình đào tạo bắt buộc; gần 10% số trường tiểu học; 50% số trường trung học cơ sở đã đưa chương trình đào tạo tin học vào thực hiện. Nhiều trường Đại học, cao đẳng, trung cấp có khoa Công nghệ Thông tin, hàng năm đào tạo được hàng trăm cử nhân, kỹ sư thực hành và kỹ thuật viên về Công nghệ Thông tin.

Việc phổ cập tin học trong nhân dân không ngừng được nâng cao thông qua chương trình phổ cập tin học trong hệ thống giáo dục và quá trình xã hội hoá đào tạo tin học, hiện tại có 23% dân số của tỉnh sử dụng Internet.



3. Phần mềm ứng dụng

Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm phần mềm ứng dụng Công nghệ Thông tin các loại. Đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả: Phần mềm quản lý văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Tỉnh; cổng thông tin điện tử Tỉnh Vĩnh Phúc; trang thông tin điện tử phục vụ lãnh đạo điều hành của Tỉnh uỷ; cơ sở dữ liệu về các văn bản của Đảng bộ tỉnh; quản lý hồ sơ Đảng viên; phần mềm quản lý thi đua khen thưởng; các phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo (ứng dụng các phần mềm câu hỏi kiểm tra kiến thức trong bậc học phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh); Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; Cục Thống kê... thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc tuyên truyền, nhận thông tin đa chiều bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử... bảo đảm nhanh chóng, an toàn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp.



III.6.4. Lĩnh vực xã hội nhân văn

Hoạt động nghiên cứu khoa học đã tập trung vào các vấn đề về văn hoá, giáo dục, y tế, xây dựng Đảng, chính quyền, Hội đồng Nhân dân các cấp, các đoàn thể quần chúng, phục vụ cải cách hành chính, phòng chống các tệ nạn xã hội và bảo vệ an ninh trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn một cách khoa học, giúp lãnh đạo các cấp, các ngành có quyết định đúng đắn trong quá trình đầu tư, quyết sách các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý và điều hành. Từ những kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng để tỉnh xây dựng văn kiện Đại hội đảng lần thứ XIV, XV và ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.

Trong văn hoá, đã điều tra biên tập về văn hoá dân gian, lễ hội truyền thống, nghiên cứu các công trình lịch sử, kiến trúc, xây dựng mô hình tự quản văn hoá khu dân cư; nghiên cứu các loại hình tín ngưỡng thờ mẫu; sưu tầm sắc phong cổ, về văn miếu và truyền thống hiếu học của người dân Vĩnh Phúc. Nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về các địa danh, các danh nhân, các vùng đất đã đi vào lịch sử nhằm phục vụ cho việc đặt tên đường, tên phố của Vĩnh Phúc.

Trong giáo dục, ứng dụng rộng các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới trong dạy và học, xây dựng mô hình học tập cộng đồng, cải tiến giáo trình, giáo án phù hợp với chương trình, phương pháp giảng dạy mới, xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong nhà trường và khu dân cư. Việc phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở đã hoàn thành từ năm 2003, nhiều cơ sở đào tạo được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng; hệ thống trường Phổ thông Trung học ngoài công lập đã được chuyển sang công lập, được đầu từ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Hoạt động nghiên cứu trong công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, công tác kiểm sát - thi hành án, phòng chống tội phạm, biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông trong những năm qua triển khai khá phong phú và chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu khoa học, giúp cho các ngành nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành với chất lượng ngày một cao hơn.

III.6.5. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Đã triển khai tích cực việc điều tra, phân tích các chỉ tiêu môi trường, hàng năm đánh giá hiện trạng môi trường toàn tỉnh để đề xuất các vấn đề cấp bách cần giải quyết và đề ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm. Ứng dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ để xử lý chất thải như: Hầm Biogas, bếp ít khói, chế phẩm EM, chế phẩm vi sinh vật, công nghệ ECA bảo vệ môi trường. Đã xây dựng chiến lược và quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2010, xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường đến năm 2005; xây dựng đề án tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2008-1010 và định hướng đến năm 2020; Dự án điều tra chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; quy hoạch thiết kế mạng lưới điểm quan trắc môi trường; thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình của tiêu chuẩn ISO 17025. Đã xây dựng và triển khai dự án Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường công nghiệp cho nhiều Doanh nghiệp, cán bộ các cấp.



III.7. Đánh giá chung thực trạng hoạt động KH&CN giai đoạn 2006-2010

III.7.1- Ưu điểm

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên. Khoa học và công nghệ tiếp tục khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ KH&CN có bước phát triển cả về lượng và chất, có khả năng tiếp thuc và làm chủ KH&CN tiên tiến, hiện đại trên một số lĩnh vực.

Đầu tư các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,...) cho KH&CN ngày càng tăng, bước đầu đã chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực KH&CN, đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, kiểm định, kiểm nghiệm được tăng cường, bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu thực tế đặt ra. Các trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm ngày càng hiện đại, một số thiết bị đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra; tạo điều kiện để phát triển và nâng cao năng lực nghiên cứu, triển khai KH&CN.

Hoạt động KH&CN của tỉnh đã có bước tiến bộ phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp được cơ sở khoa học tạo tiền đề ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách và giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị lựa chọn, quyết định đúng, hợp lý, có bước đi phù hợp và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất và đời sống đã đạt được những kết quả khả quan, nhất là trong nông nghiệp, mang lại nhiều hiệu quả cao và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Nhìn chung các đề tài, dự án KH&CN đã được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Qua tổng kết, đánh giá có 66% số đề tài sau khi kết thúc nghiên cứu đã được ứng dụng ngay vào thực tiễn.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được đầu tư tương đối đồng bộ và rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được coi trọng và triển khai ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực, phục vụ đắc lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Trong hoạt động thu hút đầu tư, công nghệ sản xuất bước đầu đã được chú trọng, nhất là trong các dự án đầu tư mới, ngành sản xuất mũi nhọn, sản phẩm chủ lực ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh. Hầu hết các công nghệ sản xuất được ứng dụng trong lĩnh vực này là công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường, bao đảm an toàn, vệ sinh lao động. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ bước đầu đã đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp và sử dụng tối đa thiết bị công nghệ hiện có, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường.

Phong trào nghiên cứu, ứng dụng KH&CN được triển khai rộng khắp trong các ngành, chú trọng đưa tiến bộ kỹ thuật đến vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc. Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan nghiên cứu, triển khai, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn, nhất là tạo được mối liên kết bốn nhà trong sản xuất. Số lượng, kinh phí đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN năm sau cao hơn năm trước.

Hoạt động quản lý đã có nhiều đổi mới, từng bước đi vào nề nếp. Đã đổi mới công tác quản lý KH&CN, tạo nên cách làm mới phù hợp với yêu cầu phát triển chung của KH&CN. Vì vậy hiệu quả quản lý, điều hành tốt hơn; kết hợp với công tác tuyên truyền thường xuyên, kịp thời kết quả các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống, đã khẳng định được vai trò không thể thiếu của KH&CN, động lực phát triển của KH&CN trong tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa tỉnh.



III.7.2- Nhược điểm, tồn tại

Một số cấp, ngành, đơn vị chưa nhận thức hết đặc thù của hoạt động nghiên cứu KH&CN. Hệ thống văn bản quản lý KH&CN còn thiếu, hoặc chưa đồng bộ, chưa nhất quán, có nhiều bất cập, nhiều giải pháp đưa ra nhưng chậm được triển khai; thiếu cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho KH&CN, cơ chế quản lý nguồn đầu tư phát triển KH&CN chưa rõ ràng, cụ thể. Chưa khuyến khích, thu hút được người giỏi, người có tài.

Chưa xây dựng và hình thành được các khu nông nghiệp công nghệ cao; vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ lẻ, phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy mô nhỏ. Công tác tuyên truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống còn hạn chế, cả về số lượng và chất lượng.

Thị trường KH&CN còn rất nhỏ bé, do chưa tạo được môi trường cho thị trường phát triển. Giữa nghiên cứu ứng dụng và triển khai ra diện rộng còn có khoảng cách nhất định. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa chú ý đúng mức và chưa sử dụng thành quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh. Trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong nước còn thấp, chất lượng các sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhiều doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ sản xuất, chủ yếu do khó khăn về tài chính, cũng như cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ chưa phù hợp. Nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh thấp.

Mộ số lĩnh vực còn chưa quyết tâm và đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung. Việc đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính cho KH&CN còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu về đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước cho KH&CN mới đạt 1,02%, so với tổng chi dự toán ngân sách hàng năm chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII và Nghị quyết 13 của Tỉnh uỷ Tỉnh Vĩnh Phúc là đầu tư mức tối thiểu 2% so với tổng chi ngân sách.

Mặc dù, việc đầu tư tiềm lực KH&CN đã được chú trọng; song một số thiết bị được đầu tư không đồng bộ và do năng lực cán bộ vận hành máy móc, trang thiết bị còn hạn chế, nên chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Số lượng các đề tài hàng năm còn nhiều, kinh phí, quy mô nghiên cứu còn hạn chế, một số đề tài sau khi được nghiệm thu không có tính nhân rộng.

Chưa có sự gắn kết giữa khoa học - đào tạo, giữa nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh, giữa cơ quan Trung ương với địa phương và giữa nhà khoa học - người dân. Bản thân các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu còn trì trệ, thiếu nhiệt huyết, sáng tạo, chủ động trong hoạt động KH&CN. Mạng lưới các tổ chức KH&CN của Tỉnh còn tương đối mỏng, tiềm lực KH&CN nhỏ, năng lực nghiên cứu - triển khai chưa mạnh.

Các đơn vị KH&CN trong tỉnh chuyển đổi cơ chế tài chính theo tinh thần Luật KH&CN còn chậm; giữa quản lý nhà nước và tư vấn dịch vụ KH&CN chưa có ranh giới rõ ràng. Một số đơn vị, tổ chức KH&CN còn tư tưởng bao cấp, nên hạn chế sự phát triển và sức sáng tạo KH&CN.

Vấn đề nổi cộm về môi trường, nhất là ở nông thôn, làng nghề, các nguồn chất thải sinh hoạt hầu hết chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa triệt để, nên tình trạng ô nhiễm có xu hướng gia tăng, ngày càng trầm trọng.

III.7.3. Nguyên nhân của nhược điểm, tồn tại

1- Nguyên nhân chủ quan:

Một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ và chưa đặt đúng vị trí KH&CN là động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chưa chú trọng đến hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nên chưa tạo ra phong trào phát huy sáng kiến trong cơ quan, đơn vị.

Chính sách thu hút nhân tài chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại tỉnh. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ còn gặp nhiều khó khăn trong đào tạo nâng cao trình độ, nhất là việc đào tạo tập trung, do số lượng biên chế ít, công việc lại kiêm nhiệm nhiều. Lực lượng lao động chủ yếu xuất thân từ nông dân, chưa qua đào tạo, việc đào tạo nghề ở các cơ sở còn nhiều bất cập, cả quy mô và nội dung đào tạo.

Việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kém, rất chậm đổi mới công nghệ. Tổ chức KH&CN chưa hình thành hệ thống từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Đội ngũ cán bộ KH&CN đã ít, lại hoạt động phân tán ở các sở, ban, ngành, cấp huyện, nên không tạo được sức mạnh tổng hợp.



2- Nguyên nhân khách quan:

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về KH&CN, nhưng nhiều lĩnh vực còn chưa cụ thể và chưa đồng bộ nên khó vận dụng vào điạ phương.



PHẦN II

DỰ BÁO VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. NHỮNG LỢI THẾ SO SÁNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trong phần này, sẽ đề cập đến 5 lợi thế so sánh đối với quá trình phát triển KH&CN của Vĩnh Phúc.



I.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển KH&CN

I.1.1. Tỉnh Vĩnh Phúc có những điều kiện thuận lợi để tạo ra sự liên kết trong hoạt động KH&CN

Hà Nội là một trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu, có đội ngũ cán bộ KH&CN hùng hậu. Vĩnh Phúc gần Hà Nội, vì vây, rất thuận lợi trong việc mời, thu hút đội ngũ các cán bộ khoa học có trình độ cao tại các trường đại học, các viện nghiên cứu... làm việc lâu dài nếu có chính sách tốt. Mặt khác, gần Hà Nội cũng là điều kiện thuận lợi cho việc liên kết giữa Vĩnh Phúc với các cơ quan nghiên cứu của Trung ương trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hợp tác về KH&CN.

Nhờ có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi đã tạo ra khả năng giao lưu chính trị, kinh tế, xã hội, KH&CN của Vĩnh Phúc với trong nước và quốc tế.

I.1.2. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc có sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà KH&CN

Với những địa điểm du lịch hấp dẫn, Vĩnh Phúc có sức lôi cuốn các nhà khoa học trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc. Trong những điều kiện thiên thời như vậy, nếu có chính sách phù hợp cho hoạt động KH&CN sẽ có điều kiện để hợp tác và phát triển, vì KH&CN không phải lúc nào cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế. Lao động KH&CN là loại hình lao động đặc biệt, vì vậy, không gian sống, điều kiện tự nhiên hấp dẫn, nhiều khi trở thành sức hút đối với các nhà khoa học và các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào Vĩnh Phúc.



I.2. Nguồn nhân lực của Tỉnh và nguồn nhân lực KH&CN đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2001 - 2010, làm chỗ dựa cho KH&CN Vĩnh Phúc phát triển

Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc là khá dồi dào, cơ cấu lao động trong độ tuổi đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Điểm mạnh ở đây là một nguồn


nhân lực trẻ và được đào tạo cơ bản. Từ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế của Tỉnh phát triển một cách liên tục từ năm 2001 đến năm 2010. Tỷ lệ người lao động đã được đào tạo ở mức cao so với mức trung bình của cả nước. Có thể xem đây là một lợi thế đáng kể của tỉnh, trước hết, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, và sau đó, trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Vì những người lao động này, họ có khả năng tiếp thu, làm chủ, cải tiến các công nghệ sản xuất bằng hình thức đào tạo bổ sung kiến thức ngắn ngày.

Vĩnh Phúc hiện có khoảng 76.407 người có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Trong số đó, có 26.406 người có trình độ cao đẳng trở lên được xem là nguồn nhân lực KH&CN. Khả năng hình thành đô thị Đại Học tại Vĩnh Phúc để đón các trường Đại học chuyển dịch khỏi trung tâm thủ đô Hà Nội sẽ tạo cho Vĩnh Phúc thế mạnh rất lớn về nguồn lao động KH&CN và hình thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Nguồn nhân lực KH&CN của Tỉnh năm 2010


Cao đẳng, đại học

Thạc sỹ

Tiến sỹ

Tổng

24.588

1.755

63

26.406

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 03/12/2002 của Ban thường vụ Tỉnh ủy)

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc hiện còn thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao - điều rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn 2011 - 2020. Vào giai đoạn này, thực tiễn yêu cầu một bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong sự phát triển của đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng. Vì lẽ đó, cần đặt vấn đề về sự phát triển theo chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Báo cáo chính trị của Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV cũng đã xác lập vấn đề phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế Vĩnh Phúc. Như vậy, nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh cũng đòi hỏi một sự phát triển mạnh trong thời gian tới, cả về số lượng lẫn chất lượng.



I.3. Sau hơn 25 năm đổi mới đát nước, với nhiều thành tựu quan trọng, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Vĩnh Phúc đã được định hình, nền kinh tế của tỉnh đã có một tiềm lực nhất định

Báo cáo chính trị của Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV đã tổng kết, có thể khẳng định rằng, con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh đã được định hình. Điều này, không phải lúc nào cũng dễ dàng và không phải ở địa phương nào cũng đạt được. Trước thời kỳ đổi mới, với một nền kinh tế lấy nông nghiệp làm nòng cốt, hầu hết lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, chúng ta khó lòng có thể hình dung được về một nước Việt Nam đã dần trở thành công nghiệp hoá. Còn đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang từng bước trở thành một nước công nghiệp hoá sau hơn 25 năm đổi mới. Đối với Vĩnh Phúc cũng vậy - Hiện nay đã là một trong năm tỉnh, thành phố của cả nước có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất. Chính điều này đã tạo ra một lợi thế cho KH&CN của tỉnh có được cơ hội phát triển mạnh hơn sau năm 2010.



I.4. Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương phát triển KH&CN mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới, lấy KH&CN làm động lực trực tiếp để nâng cao chất lượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đảng cộng sản Việt Nam, đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”, là phương hướng cơ bản có vị trí số 1, trong 8 phương hướng cơ bản hiện tại của Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cấp trung ương của Việt Nam - cũng đã có những kế hoạch lớn để phát triển KH&CN của đất nước. Chiến lược Phát triển KH&CN của Việt Nam đến năm 2020 đang được soạn thảo nhằm thúc đẩy phát triển nhanh chóng năng lực công nghệ của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015.

Chủ trương phát triển KH&CN của Vĩnh Phúc, là hoàn toàn phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước. Chính điều đó là một lợi thế cho sự nghiệp phát triển KH&CN của Vĩnh Phúc.



I.5. Sự toàn cầu hoá đặc biệt là toàn cầu hoá về KH&CN đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, tạo cơ hội cho KH&CN Vĩnh Phúc lựa chọn được con đường để đi tắt, đón đầu, tiếp cận nhanh với các nền KH&CN tiên tiến một cách nhanh nhất

Ngày nay, thị trường KH&CN là một thị trường toàn cầu. Điều đó có nghĩa là, hầu hết các sản phẩm của KH&CN không phân biệt xuất xứ, đều bình đẳng trên thị trường. Đó là các giải pháp KH&CN sản xuất hiện đại, có thể nhập khẩu, đầu tư vào Vĩnh Phúc để công nghiệp hóa nền kinh tế. Đây chính là một trong các điều kiện thuận lợi để tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư các công nghệ sản xuất hiện đại có trình độ cao nhằm phát triển kinh tế theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao. Việc toàn cầu hóa cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ, du lịch với trình độ công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực khám chữa bệnh công nghệ cao kết hợp du lịch nghỉ dưỡng.



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương