Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc quy hoạch phát triển khoa học và CÔng nghệ


II. NHỮNG BẤT LỢI THẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC



tải về 1.22 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.22 Mb.
#26584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

II. NHỮNG BẤT LỢI THẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

Bên cạnh những lợi thế so sánh rất cơ bản đó, trên con đường phát triển KH&CN của Vĩnh Phúc cũng có 4 bất lợi thế.



II.1. Sự thiếu hụt của trung tâm KH&CN trên địa bàn Tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện chưa có các trung tâm, hoặc trung tâm đa ngành có quy mô lớn để làm trụ cột, thúc đẩy KH&CN tỉnh phát triển. Vấn đề này trong giai đoạn tới, cần phải có các giải pháp để khắc phục theo hướng: Hướng thứ nhất, đầu tư nâng cấp một trong số những đơn vị sự nghiệp KH&CN hiện có trên địa bàn Tỉnh thành một trung tâm nghiên cứu đa ngành, quy mô lớn, có năng lực mạnh. Hướng thứ hai, thành lập một trường đại học đa ngành hoặc thu hút các trường đại học kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội đầu tư xây dựng ở Vĩnh Phúc theo chủ trương của Chính phủ. Trường đại học này sẽ đảm nhận đồng thời hai chức năng: nghiên cứu - triển khai và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Vĩnh Phúc. Hướng thứ ba, Vĩnh Phú cần xây dựng một cơ chế đặc thù để thu hút các nhà khoa học giỏi trong nước và thế giới về làm việc tại tỉnh như một số nước đã làm.



II.2. Khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao, chưa đảm bảo về cơ cấu.

Như đã phân tích ở trên, Tỉnh có đội ngũ cán bộ KH&CN khá đông (26.406 người), trong đó, có 63 tiến sỹ, 1.755 thạc sỹ chiếm 6,88% tổng số. Chỉ số này là không lớn, hơn nữa số tiến sỹ, thạc sỹ chủ yếu là các lĩnh vực kinh tế và chính trị hiện chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó lĩnh vực kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp.

Đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh hiện cũng chưa có được những nhà KH&CN, chuyên gia giỏi, đầu ngành trong các lĩnh vực. Đây là một đòi hỏi tất yếu để phát triển được KH&CN trong quá trình phát triển, vì những cán bộ đầu ngành nàu sẽ là những đầu tàu để dẫn dắt, định hướng đi cho từng lĩnh vực KH&CN cụ thể.

II.3. Các cơ chế, chính sách phát triển KH&CN của Tỉnh chưa được xây dựng một cách tổng thể, hợp lý, với quyết tâm cao

Hiện nay, nhiều tỉnh và thành phố của Việt Nam đã có được những chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương để trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực KH&CN, khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ, lập quỹ KH&CN để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu- triển khai của các tổ chức và cá nhân. Những chính sách này chưa được ban hành đồng bộ ở Vĩnh Phúc. Theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngân sách nhà nước hỗ trợ 1/3 trong tổng kinh phí để các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp đổi mới công nghệ; song chính sách này ở Vĩnh Phúc chưa được thực hiện đồng bộ. Tỉnh cũng chưa có giải pháp mạnh để ngăn chặn các công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, chiếm nhiều diện tích đất của các doanh nghiệp đầu tư vào Vĩnh Phúc.



II.4. Đầu tư cho KH&CN của Tỉnh vào thời điểm hiện tại có tỉ lệ còn thấp

Trong giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư cho KH&CN từ nguồn ngân sách của Tỉnh chỉ chiếm trung bình 1,024% tổng chi dự toán ngân sách nhà nước. Mức đầu tư này so với các tỉnh trong cả nước và một số tỉnh Vùng đồng bằng Sông Hồng là cao, song đối với một tỉnh phát triển như Vĩnh Phúc là thấp so với tổng chi ngân sách (vì mức chi cho KH&CN theo quy định là 2% so với tổng chi ngân sách là mức thấp nhất). Trong bối cảnh hoạt động KH&CN chưa được xã hội hoá, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Với mức đầu tư thấp như vậy, KH&CN Tỉnh khó có thể đáp ứng được những yêu cầu do thực tiễn đặt ra, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính Phủ.



III. XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VỀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

Báo cáo: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã phác thảo bức tranh chung về kinh tế - xã hội của Tỉnh, theo đó:

1. Xây dựng Tỉnh trở thành một địa bàn động lực, một cửa mở lớn của Bắc Bộ.

2. Phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa và hài hoà các nguồn lực trong tỉnh, trong vùng, trong nước và thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài.

3. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội.

4. Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh.

Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV đã ra Nghị quyết về việc hoàn thành sớm nhiệm vụ công nghiệp hoá tại Vĩnh Phúc. Theo đó, vào năm 2015, Vĩnh Phúc sẽ là một trong những tỉnh về đích sớm so với cả nước. Trên tinh thần này, ba phương án phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được hoạch định (Báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh):




1. Phương án 1 - Phương án phát triển nhanh (ký hiệu K1)

TT

Danh mục

2005

2010

2015

2020

I

Tổng GDP (tỷ đg, giá 1994)

5617,7

12.837

26.010

63.992

1

Nông, lâm, thủy sản

1182,9

1.559

1.889

2.189

2

Công nghiệp – xây dựng

2903,6

7.410

16.265

43.600

3

Dịch vụ

1531,1

3.868

7.856

18.203

II

Tổng GDP (tỷ đg, giá thực tế)

8871,9

33.903

91.035

247.313

1

Nông, lâm, thủy sản

1725,6

5.054

6.025

6.381

2

Công nghiệp – xây dựng

4674,7

19.042

55.584

150.669

3

Dịch vụ

2471,6

9.808

29.425

90.262

III

Cơ cấu GDP (%, giá thực tế)

100,0

100,0

100,0

100,0

1

Nông, lâm, thủy sản

19,5

14,9

6,6

2,6

2

Công nghiệp – xây dựng

52,7

56,2

61,1

60,9

3

Dịch vụ

27,9

28,9

32,3

36,5

IV

Tăng trưởng GDP (%, giá 1994)

06-10

11-15

16-20

11-20

 

Tổng số

17,4

15,78

19,78

17,73

1

Nông, lâm, thủy sản

5,6

3,95

3,0

3,47

2

Công nghiệp – xây dựng

20,0

17,64

21,8

19,70

3

Dịch vụ

19,5

16,04

18,3

17,16

V

Vốn đầu tư (lũy kế)

06-10

11-15

16-20

11-20




Giá hiện hành (tỷ đồng)

46.145

160.000

370.000

530.000

2. Phương án 2 - Phương án phát triển trung bình (ký hiệu K2)

TT

Danh mục

2005

2010

2015

2020

I

Tổng GDP (tỷ đg, giá 1994)

5617,7

12.837

25.021

48.188

1

Nông, lâm, thủy sản

1182,9

1.559

1.808

2.096

2

Công nghiệp – xây dựng

2903,6

7.410

15.767

31.437

3

Dịch vụ

1531,1

3.868

7.447

14.655

II

Tổng GDP (tỷ đg, giá thực tế)

8871,9

33.903

85.173

182.090

1

Nông, lâm, thủy sản

1725,6

5.054

5.755

6.754

2

Công nghiệp – xây dựng

4674,7

19.042

52.490

105.833

3

Dịch vụ

2471,6

9.808

26.928

70.161

III

Cơ cấu GDP (%, giá thực tế)

100,0

100,0

100,0

100,0

1

Nông, lâm, thủy sản

19,45

14,9

6,8

3,7

2

Công nghiệp – xây dựng

52,69

56,2

61,6

57,9

3

Dịch vụ

27,86

28,9

31,6

38,4

IV

Tăng trưởng GDP (%, giá 1994)

06-10

11-15

16-20

11-20

 

Tổng số

17,4

14,2

14,0

14,1

1

Nông, lâm, thủy sản

5,6

3,0

3,0

3,0

2

Công nghiệp – xây dựng

20,0

16,3

14,8

15,55

3

Dịch vụ

19,5

14,0

14,5

14,25

V

Vốn đầu tư

 ’06-10

11-15

16-20

11-20




Giá hiện hành

46.145

142.275

289.245

477.664


3. Phương án 3: Phương án phát triển chậm (ký hiệu K3)

TT

Danh mục

2005

2010

2015

2020

I

Tổng GDP (tỷ đg, giá 1994)

5.617,7

12.837

21.790

39.816

1

Nông, lâm, thủy sản

1.182,9

1.559

1.884

2.090

2

Công nghiệp – xây dựng

2.903,6

7.410

12.779

22.451

3

Dịch vụ

1.531,1

3.868

7.127

15.274

II

Tổng GDP (tỷ đg, giá thực tế)

8.871,9

33.903

76.376

144.143

1

Nông, lâm, thủy sản

1.725,6

5.054

6.011

6.093

2

Công nghiệp – xây dựng

4.674,7

19.042

43.672

77.584

3

Dịch vụ

2.471,6

9.808

26.693

60.466

III

Cơ cấu GDP (%, giá thực tế)

100,0

100,0

100,0

100,0

1

Nông, lâm, thủy sản

19,5

14,9

7,9

4,2

2

Công nghiệp – xây dựng

52,7

56,2

57,2

53,8

3

Dịch vụ

27,9

28,9

34,9

41,9

IV

Tăng trưởng GDP (%, giá 1994)

06-10

11-15

16-20

11-20

 

Tổng số

17,4

11,7

12,7

10,8

1

Nông, lâm, thủy sản

5,6

3,9

2,1

3,0

2

Công nghiệp – xây dựng

20,0

12,1

11,93

11,9

3

Dịch vụ

19,5

13,8

16,47

15,1

V

Vốn đầu tư

06-10

11-15

16-20

11-20




Giá hiện hành

46.145

132.665

275.450

450.446

Trong 3 phương án trên, phương án K2 là phương án trung bình, được Ủy ban Nhân dân tỉnh lựa chọn trong điều kiện hiện nay.

IV. NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Nhu cầu phát triển KH&CN của Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xác định từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được HĐND thông qua và trình Chính phủ phê duyệt. Các căn cứ quy hoạch, định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt trong báo cáo là một định hướng quan trọng cho việc xác định các nhu cầu về KH&CN trong tiến trình phát triển chung của tỉnh. Phương pháp chuyên gia được áp dụng để xác định các nhu cầu KH&CN gắn liền với các định hướng phát triển nói trên.



IV.1. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - giao thông

IV.1.1. Định hướng phát triển

1. Công nghiệp

a) Công nghiệp cơ khí:

- Đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cao trình độ nhằm tăng năng lực sửa chữa, chế tạo thiết bị nhỏ chuyên dùng phục vụ các ngành kinh tế. Thực hiện lắp ráp sản phẩm, chế tạo các chi tiết máy, tiến tới chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh;

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất ôtô (các loại ôtô du lịch, xe buýt, xe tải nhẹ), xe máy và phụ tùng, linh kiện;

- Công nghiệp cơ khí sẽ tập trung phát triển tại các khu công nghiệp thuộc thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên hướng vào sản xuất các sản phẩm sau:

+ Ôtô và phụ tùng thay thế (ôtô 4 chỗ, mini buýt, ôtô tải nhẹ, ôtô buýt 30 - 60 chỗ).

+ Xe máy và phụ tùng, linh kiện.

+ Sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp bao gồm các loại động cơ diesel, các bộ gá vào máy kéo nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu, các thiết bị phục vụ sau thu hoạch, công cụ cầm tay. Sản xuất máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến, các thiết bị công nghệ phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Sản xuất các thiết bị điện, máy biến áp, các loại khí cụ điện, các loại dây và cáp điện.

+ Sản xuất các loại đồ dùng gia dụng và linh kiện (như quạt điện, xe đạp, bếp ga, tủ lạnh, máy điều hoà không khí, máy giặt, nồi cơm điện, bình nước nóng, máy hút bụi, đồ dùng nhà bếp... ).

+ Sản xuất các thiết bị đặc thù cho các làng nghề thủ công, thiết bị sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu.

b) Công nghiệp điện tử, tin học:

- Phát triển sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng), các sản phẩm điện tử văn phòng (máy photocopy, máy fax,…) điện, điện tử phục vụ công nghiệp;

- Phát triển công nghệ tin học, chủ yếu tập trung vào sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học (như máy vi tính, máy in, linh kiện máy tính), sản xuất phần mềm; các ứng dụng của công nghệ tin học điện tử trong sản xuất và trong sinh hoạt;

- Hình thành Khu công nghệ cao tập trung, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao (điện tử, tin học, phần mềm) của vùng.

c) Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:

- Tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương là các loại gạch ceramic, gạch ốp lát;

- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn;

- Hướng phát triển công nghệ các loại vật liệu mới: luyện kim, compozit, hợp kim cũng có nhiều lợi thế ở Tỉnh từ nguồn nhân lực KH&CN tại chỗ và thu hút dự án FDI và DDI.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm mới (cửa nhôm, cửa nhựa, ván ép,...).

d) Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm:

- Xây dựng các vùng chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, tiến tới đầu tư các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm từ chăn nuôi;

- Chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ nhu cầu nuôi trồng tại địa phương;

- Phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, hướng vào xuất khẩu.

e) Công nghiệp dệt may, da giầy:

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cơ sở may mặc da giày hiện có đạt tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp quản lý sản xuất quốc tế, tăng cường năng lực xuất khẩu;

- Xây dựng các cơ sở dệt may, da giày mới ở địa bàn các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch, Yên Lạc để thu hút lao động địa phương, phát huy tiềm năng lao động sẵn có của các địa phương;

- Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm mục tiêu đến năm 2015 đạt khoảng 39% và đến năm 2020 là khoảng 40% nhu cầu vải dệt thoi. Năm 2010, tự sản xuất trong nước từ 10 - 70% tuỳ loại phụ tùng cơ khí dệt may và 40 - 100% vào năm 2020. Năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp. Đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020 (theo Quyết định số 181/QĐ-UBND, ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

f) Công nghiệp hoá chất, dược phẩm:

- Hướng phát triển ngành công nghiệp dược ở Vĩnh Phúc là phát triển các loại cây thuốc Nam, thuốc Bắc, phát triển vùng nguyên liệu thảo dược cho sản xuất thuốc chữa bệnh thông thường, kết hợp với công nghệ sơ chế chiết suất sau thu hoạch; đầu tư các dự án trong lĩnh vực dược phẩm ở Vĩnh Phúc sản xuất các loại thuốc chữa bệnh thông thường và biệt dược; Đông y Vĩnh Phúc đang có tiềm năng mạnh.

- Đầu tư nâng cấp Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc để sản xuất các loại thuốc chất lượng cao;
- Xây dựng nhà máy phân bón vi sinh có công suất 30.000 tấn/năm ở Tam Dương sử dụng than bùn địa phương;

- Thu hút các dự án sản xuất hoá chất tiêu dùng như sản xuất hoá mỹ phẩm, đồ nhựa, thuốc bảo vệ thực vật,… vào đầu tư trên địa bàn.

g) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp nông thôn:

- Tiếp tục phát triển công nghiệp nông thôn theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư, kinh doanh và quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009; Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ban hành quy định về hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2015;

- Hỗ trợ phát triển và triển khai đề án Chương trình khuyến công giai đoạn 2010- 2015;

- Phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản; Kết nối hệ thống siêu thị CoopMark để chuyển giao sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm từ Vĩnh Phúc vào Thành phố HCM và ngược lại.

- Sản xuất các đồ dùng, dụng cụ sản xuất, các sản phẩm từ mây tre đan, các sản phẩm từ gỗ và sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu; phát triển các dịch vụ sửa chữa cơ khí, điện, điện tử;

- Hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục có khả năng phát triển như đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, gốm Hương Canh, thêu ren Tân Phong, mây tre đan Triệu Đề...Phát triển các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới.

2. Xây dựng

a) Phát triển đô thị

- Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục giữ vai trò hạt nhân và trở thành đô thị trung tâm của thành phố Vĩnh Phúc.

- Thị xã Phúc Yên sẽ thành đô thị loại III, Bình Xuyên sẽ trở thành đô thị mới. Hương Canh sẽ thành đô thị loại IV và 11 đô thị loại V cũng sẽ được hình thành vào năm 2020 trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc.

b) Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn;

c) Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường

- Nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên 32.000 m3/ngày-đêm và nhà máy nước Phúc Yên lên 20.000 m3/ngày-đêm, trước hết đảm bảo nước cho Thành phố Vĩnh Yên và 2 thị xã Phúc Yên, các khu công nghiệp, các trung tâm huyện;

- Tiếp tục triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớn lấy nước từ Sông Lô: Dự án JIBIC, công suất dự kiến 100.000m3/ngày-đêm, tổng vốn 120 triệu USD;

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư (Hà Lan) xây dựng nhà máy nước 500.000m3/ngày - đêm. Đến năm 2015, xây dựng một nhà máy nước ở khu vực cầu Liễn Sơn công suất khoảng 20.000m3/ngày - đêm và nâng dần công suất nhà máy này để đảm bảo đến năm 2020 đạt 80.000m3/ngày-đêm. Nâng công suất cấp nước trên toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 740.000 m3 /ngày đêm;

- Chú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng. Sớm đầu tư và hoàn thành dự án thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên theo từng giai đoạn;

- Quy hoạch bảo vệ các nguồn nước, xây dựng phương án tổng thể thoát nước và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.



3. Giao thông

- Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thông trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địa bàn trong tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại, trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý, nâng cấp và hiện đại hoá giao thông đô thị.

- Từng bước nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, đặc biệt là các thị trấn, thị tứ và khu vực nông thôn mới.



IV.1.2. Nhu cầu KH&CN

1. Công nghiệp

a) Công nghiệp công nghệ cao:

- Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao tại Tỉnh:

+ Luận cứ lựa chọn địa điểm cho khu công nghệ cao tại Tỉnh;

+ Chính sách phát triển khu công nghệ cao tại Tỉnh;

+ Lựa chọn các lĩnh vực công nghệ cho hoạt động R&D tại khu công nghệ cao;

+ Tổ chức triển khai các nhiệm vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và thu hút các chuyên gia có trình độ cao trong và ngoài nước tham gia thực hiện các nhiệm vụ chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ cao;

+ Thu hút một số cơ sở nghiên cứu triển khai đầu tư trong các khu công nghệ cao (công nghiệp sản xuất công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung);

b) Công nghiệp cơ khí:

Đổi mới công nghệ và thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực sửa chữa, chế tạo các thiết bị nhỏ chuyên dùng phục vụ các ngành kinh tế: thực hiện lắp ráp sản phẩm, chế tạo các chi tiết máy, tiến tới chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh, cụ thể như sau:

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các loại ôtô du lịch, xe buýt, xe tải nhẹ, xe máy và phụ tùng, linh kiện.

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp bao gồm các loại động cơ diesel, các bộ gá vào máy kéo nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu, các thiết bị phục vụ sau thu hoạch.

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các thiết bị điện, máy biến áp, các loại khí cụ điện, các loại dây và cáp điện.

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các thiết bị đặc thù cho các làng nghề thủ công, thiết bị sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu.

c) Công nghiệp điện tử, tin học:

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các loại đồ dùng gia dụng và văn phòng.

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ứng dụng các sản phẩm của công nghệ tin học vào sản xuất, thương mại, quản lý hành chính nhà nước, giao thông, điều tra và trong sinh hoạt….;

d) Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các sản phẩm gạch ceramic, gạch ốp lát;

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất các loại vật liệu xây dựng như gạch ngói, cát sỏi, vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn;

- Khoa học và công nghệ trong xây dựng cửa chịu lực, chịu nhiệt bằng nhựa cho các công trình cao tầng;

đ) Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm:

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp sau thu hoạch;

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến chè xuất khẩu.

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến dứa xuất khẩu.

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ.

e) Công nghiệp dệt may, da giầy:

- Khoa học và công nghệ trong việc xác định tiêu chuẩn, chất lượng, thiết kế và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ da.

- Lựa chọn các loại hình công nghệ dệt đạt tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thời trang cao cấp;

f) Công nghiệp hoá chất, dược phẩm:

- Ứng dụng các nghiên cứu KH&CN tiên tiến cho các cơ sở sản xuất dược phẩm hiện có;

- Khoa học và công nghệ trong việc phát triển các loại cây thuốc Nam, thuốc Bắc, vùng nguyên liệu thảo dược phục vụ sản xuất thuốc chữa bệnh.

- Công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các loại thuốc chữa bệnh và phòng dịch đạt chất lượng cao. Ưu tiên phát triển công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các loại biệt dược.

- Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh có công suất 30.000 tấn/năm với nguồn nguyên liệu than bùn địa phương.

- Khoa học và công nghệ trong sản xuất hoá cao su, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật.

g) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp nông thôn:

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng các thương hiệu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (bao gồm cả làng nghề) đặc trưng của Vĩnh Phúc.

- Khoa học và công nghệ trong sơ chế và chế biến nông sản.

- Công nghệ trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng của làng nghề trong tỉnh như: Mây, tre, rèn, thêu, gốm, mộc,…

2. Xây dựng và phát triển đô thị

a) Phát triển đô thị

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực qui hoạch đô thị hiện đại, đặc biệt là đô thị Vĩnh Yên và Phúc Yên;

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nền móng các công trình xây dựng tải trọng lớn;

- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công các công trình ngầm trong đô thị;

- Khoa học và công nghệ thiết kế, thi công nhà cao tầng;

- Công nghệ giám định công trình, trong đó đặc biệt chú ý phát triển công nghệ giám định kết cấu công trình xây dựng không phá hủy.

b) Sản xuất vật liệu xây dựng

- Khoa học và công nghệ phục vụ việc điều tra chi tiết, đánh giá trữ lượng các loại hình khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Tỉnh, từ đó đưa ra giải pháp sử dụng một cách hợp lý;

- Đổi mới công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác các loại khoáng sản trên địa bàn Tỉnh, phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh, hướng mạnh đến mục tiêu xuất khẩu ra nước ngoài;

- Đầu tư công nghệ sản xuất các loại vật liệu mới thân thiện môi trường có giá trị gia tăng cao;

- Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

c) Cấp, thoát nước.

- Điều tra tổng lượng nước ngầm và đánh giá khả năng khai thác nước ngầm của Tỉnh;

- Xác định công nghệ xử lý nước mặt và nước ngầm tạo ra nước sạch cung cấp cho đô thị và nông thôn quy mô lớn;

- Công nghệ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị quy mô lớn;

- Công nghệ xử lý nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Khoa học và công nghệ phục vụ quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mặt của các đô thị trên địa bàn Tỉnh.



3. Giao thông

- Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt trên địa bàn Tỉnh;

- Quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông các khu tập trung dân cư;

- Ứng dụng công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin việc quản lý, tổ chức, giám sát các phương tiện giao thông vận tải; hiện đại hoá công tác kiểm định các loại phương tiện giao thông;

- Tiếp cận và làm chủ công nghệ thiết kế, thẩm định và thi công các công trình giao thông hiện đại và phức tạp;

- Nghiên cứu các giải pháp phát triển giao thông công cộng, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân.



Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương