Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng LÃnh đẠo theo phong cách thánh phao-lô Giêrônimô Nguyễn Văn Nội



tải về 1.33 Mb.
trang1/20
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.33 Mb.
#8020
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo

Muối Đất Mở Rộng


LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THÁNH PHAO-LÔ

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

2013

GIỚI THIỆU CÁC KHÓA THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO MUỐI ĐẤT MỞ RỘNG

Khi cầm trên tay một trong 6 cuốn Sách “LÃNH ĐẠO TRONG SÁCH XUẤT HÀNH”, “LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊ-SU TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ”, “LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH NGÔN SỨ I-SAI-A”, “LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THÁNH PHAO-LÔ”, “LÃNH ĐẠO TRONG SÁCH CÁC THÁNH VỊNH”, “LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊ-SU TRONG TIN MỪNG GIO-AN”, chắc bạn sẽ thắc mắc “Do đâu hay vì sao mà có cuốn Sách và Khóa học mang một trong những cái tên ấy?”


Tôi xin được phép chia sẻ với bạn quá trình hình thành các Sách và các Khóa học mang các danh xưng trên.
1.- Vào tháng 11.2006, khi tôi đang ở quận Cam (CA) thì nhận được thư điện tử của người bạn thân là tiến sĩ Lê Xuân Hy, giáo sư của Seattle University (viết tắt là SU) là Đai học của Dòng Tên ở thành phố Seattle, bang Washing-ton, vùng tây bắc Hoa Kỳ. Anh Lê Xuân Hy viết cho tôi rằng ở trên Seattle có một việc rất quan trọng và thú vị đang chờ tôi. Thật ra thì không có thư của anh Lê Xuân Hy, tôi cũng đã có chương trình đến Seattle để dự một Khóa Thánh Linh Đặc Sủng, nhờ sự thu xếp và giúp đỡ của một vài anh chị trong Phong Trào này ở Orange County. Vậy là tôi có 2 lý do hay 2 công việc ở thành phố Seattle.
Sau khi Khóa Thánh Linh kết thúc, tôi đến thăm gia đình anh Lê Xuân Hy và được gia đình Anh cho tá túc mấy ngày. Sau vài lời thăm hỏi, Anh Lê Xuân Hy trao ngay cho tôi một tập tài liệu dầy cộm. Đó là giáo trình “Scripture and Leadership Training vt SALT” của S.U. Anh Lê Xuân Hy nói với tôi là Ban Giám Đốc Đại Học Seattle đang tìm người dịch tài liệu này sang tiếng Việt và anh Lê Xuân Hy đã giới thiệu tôi, vì anh cho rắng tôi là người thích hợp nhất với công việc này. Anh Lê Xuân Hy đề nghị tôi đọc qua tài liệu anh vừa trao cho tôi và nếu tôi thấy công việc chuyển dịch sang tíếng Việt hấp dẫn thì anh sẽ đưa tôi vào Đại Học gặp người phụ trách chương trình “Scripture and Leadership Training vt SALT.”
2. Sáng hôm sau, tôi nói với anh Lê Xuân Hy là tôi thấy tài liêu này rất hay và độc đáo. Tôi cho rằng nếu giáo dân trong nước có cơ hội học hỏi Thánh Kinh theo chương trình và phương pháp của “Scripture and Leadership Trai-ning, vt SALT” thì sẽ rất hữu ích. Thật ra trong Giáo hội Việt Nam việc học hỏi Thánh Kinh của giáo dân còn rất hạn chế, không chỉ thiều thầy mà thiếu cả tài liệu và vẫn theo phương pháp cổ truyền (thầy giảng/trò nghe). Từ 2005 mới có thêm chương trình và phương pháp “Thánh Kinh một trăm tuần” (The Bible in 100 weeks) của linh mục Marcel le Dorze, thuộc hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (M.E.P.) do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm triển khai tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn mà tôi được cộng tác ngay từ buổi đầu, từ việc chuyển dịch tài liệu tiếng Anh sang tiếng Việt ngữ cho đến việc tổ chức lóp, tập huấn phương pháp đọc và chia sẻ Lời Chúa cho các học viên. Tôi cũng bày tỏ nỗi lo ngại to lớn của tôi là sợ không đủ khá năng và vốn liếng tiếng Anh để làm công việc chuyển dịch một tài liệu Thánh Kinh quan trọng như thế này sang tiếng Việt. Được anh Lê Xuân Hy khích lệ, động viên và hứa sẽ cộng tác với tôi và sẽ mời thêm một số linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Mỹ và Canađa hợp tác, tôi chấp nhân đi gặp người phụ trách của Đại Học Seattle.
3. Người đón tiếp hai anh em chúng tôi là Bà Tiến sĩ Sharon Henderson Callahan, Phó Giáo sư, Giám đốc Chương trình «Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất», Phó Khoa Trưởng đặc trách các Học Viện và Đời sống Sinh viên của Trường Thần Học và Thừa Tác Vụ thuộc Đại Học Seattle. Bà Sharon Henderson Callahan nói với chúng tôi về giá trị chuyên môn cao về mặt Thánh Kinh, Thần Học, Tu Đức và Lãnh Đạo Ki-tô giáo và về ích lợi nhiều mặt của chương trình và phương pháp «Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất» đã được chứng nghiệm qua nhiều năm giảng dậy tại Đại Học. Bà cũng nói lên ước muốn của Ban Giám Đốc Nhà Trường là muốn người Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam có được cơ hội học hỏi Thánh Kinh qua chương trình và phương pháp đặc biệt này.

Buổi gặp gỡ và trao đổi rất cởi mở và thân tình. Kết quả là tôi nhận việc chuyển dịch bộ Tài Liệu «Scripture and Leadership Training vt SALT» sang tiếng Việt.

4. Sau 6 tháng miệt mài lao động, tôi đã dịch xong toàn bộ Tài liệu “Scripture and Leadership Training vt SALT” gồm 6 sách: Xuất Hành, Tin Mừng Máccô, Ngôn Sứ Isaia, Thánh Phaolô, Các Thánh Vịnh và Tin Mừng Gioan, cả phần của học viên (students) lẫn phần của giảng viên (leaders). Anh Lê Xuân Hy đã lập một ê-kíp cộng tác viên rất hùng hậu và chất lượng để làm công việc hiệu đính bản dịch, trong đó, ngoài hai vợ chồng anh chị Lê Xuân Hy và Nguyễn Thị Hoa còn có một linh mục Dòng Tên là linh mục Trần Quốc Anh, lúc đó đang dọn tiến sĩ tại Đại Học Georgetown của Dòng Tên ở Washington DC và một thầy Dòng Tên là Nguyễn Văn Thảo (nay đã là linh mục và đang dọn bằng tiến sĩ tại một Đại Học ở California) và một vài anh chị em giáo dân khác ở Mỹ và Canađa. Anh Lê Xuân Hy còn lập một ê-kíp phụ trách công việc dàn trang cho công trình chung của nhóm chúng tôi, trong đó có con gái lớn của Anh Hy-Chị Hoa và vài người khác.
5. Giữa tháng 6.2007 phái đoàn Đại Học Seattle U gồm 14 người do Bà Tiến Sĩ Sharon Henderson Callahan đứng đầu, sang thăm Việt Nam. Đoàn đã lần lượt được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục Sàigòn và linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (lúc đó chưa làm giám mục), Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ tiếp tại Tòa Tổng Giám Mục và Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn. Trong hai cuộc gặp gỡ và trao đổi với Đoàn các giáo sư Đại Học Seattle, tôi hân hạnh được Đức Hồng Y và Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ gửi gấm cho Đoàn để họ tạo điều kiện cho tôi được tham dự một hai Khóa “Scripture and Leadership Training, vt SALT” tại Seattle University.
Trước khi đoàn đến TpHCM thì anh chị em chúng tôi cũng đã thực hiện được công việc dàn trang và phát hành (dạng photocopy) cuốn MUỐI ĐẤT (1), song ngữ Anh Việt, là phần của học viên của 4 cuốn Sách đầu của giáo trình “Scripture and Leadership Training vt SALT” là Sách Xuất Hành, Tin Mừng Máccô, Ngôn Sứ Isaia, Thánh Phaolô, để ra mắt và để Đoàn sử dụng trong việc trình bày cho các Nữ Tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Tổng Giáo phận Huế.

Trong cuốn sách trên, chúng tôi hân hạnh có được 2 thư giới thiệu, một của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và một của Bà Tiến Sĩ Sharon Henderson Callahan.


6. Với giấy mời của Seattle University nhờ giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Hy vận động cho tôi, tôi lại có cơ hội trở lại Seattle một lần nữa, với tư cách là “sinh viên dự thính và miễn phí” của 2 Khóa Thánh Kinh tại SU là Khóa “Thánh Kinh Cựu Ước” và Khóa “Tin Mừng Máccô”. Nhờ hai Khóa học này mà tôi được khai sáng về cách các giáo sư triển khai các đề tài của một Sách và cách các sinh viên chuẩn bị và tham dự một buổi học.

Ngay trong thời gian ở Seattle này, tôi được Linh Mục Quản Nhiệm Cộng Đống các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại thành phố Seattle cho phép và nâng đỡ để có thể tồ chức được hai Khóa có tính thử nghiệm: Khóa “Xuất Hành” cho các hội viên Hội Thánh Linh Seattle và Khóa “Thánh Phaolô” cho các thành viên Ban Giáo Lý Cộng Đống các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tham dự Khóa này có cả một Phó Tế vĩnh viễn tương lai và hai ba Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm đang phục vụ tại đây


7- Hai Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” trên đã đem lại kết quả đầy bất ngờ, khiến tôi tự tin và hăng hái trong việc tổ chức các Khóa tại Việt Nam. Cuối năm 2007 tôi về Việt Nam thì ngay đầu năm 2008 tôi đã được mời ra Huế tổ chức một buổi giới thiệu chương trình và phương pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” cho các linh mục, tu sĩ và một số giáo dân nòng cốt tại Trung Tâm Mục Vụ Huế. Không lâu sau buổi giới thiêu này, hai Khóa đầu tiên là Khóa “Xuất Hành” và Khóa Tin Mừng Máccô đã được khai giảng tại Nguyện Đường Trung Tâm Mục Vụ Huế với sự hiện diện và huấn từ của Đức Giám Mục Phụ Tá, FX Lê Văn Hồng, tay mặt Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể. Các học viên tham dự hai Khóa kể trên gồm hai linh mục, một vài nam tu, một số Nữ Tu thuộc các Dòng Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Đi Viếng và Thánh Phaolô. Từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2010 (trừ thời gian lễ tết và hè) cứ hai tuần tôi ra Huế một lần, ở ngoài đó từ sáng thứ sáu đến sáng thứ hai tuần sau, để tổ chức và hướng dẫn các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” tại Trung Tâm Mục Vụ, Tu viện Thánh Phaolô, Giáo Xứ Kim Long, Giáo Xứ Gia Hội, Giáo xứ Tây Linh. Tổng số Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” đã được tổ chức ở Huế là 12 Khóa: 2 Khóa Xuất Hành, 2 Khóa Tin Mừng Máccô, 1 Khóa Isaia, 4 Khóa Thánh Phaolô, 2 Khóa Các Thánh Vịnh và 1 Khóa Tin Mừng Gioan.
8- Tại Huế các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” được khởi đầu ở Trung Tâm Mục Vụ rồi lan ra các Giáo Xứ và Tu Viện. Còn ở Sàigòn thì Giáo Xứ Tân Phước là Giáo Xứ đầu tiên đón nhận chương trình và phương pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” với Khóa Xuất Hành được mở ngày 26.01.2008. Tôi phải chờ tới ngày 25.02.2009 mới mở được Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” đầu tiên là Khóa Thánh Phao-lô tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn, tuy ngay từ đầu năm 2008 tôi đã có báo cáo và đề nghị được mở các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện. Lãnh Đạo Muối Đất” tại Trung Tâm Mục Vụ, lên Đức Hồng Y và Cha Giám Đốc Trung Tâm.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1.2008 đến tháng 6.2012 chương trình và phương pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” đã được triển khai tại các Giáo Xứ Tân Phước, Tân Hòa, Lạng Sơn, Tân Định, Tu Viện Trinh Vương, Tu Viện Đắc Lộ Dòng Tên và nhất là tại Học Viện (Trung Tâm) Mục Vụ Sài-gòn. Ngoài Sài-gòn có một vài Khóa đã được mở tại Giáo Xứ Phong Cốc, Tây Ninh (giáo phận Phú Cường).

Kể cả 2 Khóa ở Seattle, và 12 Khóa ở Huế, thì cho đến giữa năm 2012 này, tổng số các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” đã được mở tại các nơi là 43 Khóa (9 Khóa Xuất Hành, 7 Khóa Tin Mừng Mác-cô, 5 Khóa I-sai-a, 14 Khóa Thánh Phao-lô, 5 Khóa Các Thánh Vịnh và 5 Khóa Tin Mừng Gio-an).


9. Trên đây là các “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” chính quy, nghĩa là theo sát nội dung và cung cách triển khai, học hỏi và chia sẻ của Đại Học Seattle. Đó là phương pháp học chủ động, chú trọng đến “tự khám phá” bằng làm việc cá nhân theo phương châm của William Barclay trong cuốn Daily Celebration (được Otta Wald trích lại trong cuốn Joy of Discovery in Bible Study):

Chỉ khi chân lý được ta khám phá ra, nó mới là của ta. Khi một người chỉ được nói cho biết về chân lý, thì chân lý ấy là cái gì ở bên ngoài người ấy và người ấy dễ quên nó lắm. Khi người ấy được hướng dẫn để tự mình khám phá chân lý, thì chân lý trở thành một phần thân thiết của người ấy và người ấy sẽ không bao giờ quên.”


Trong quá trình hướng dẫn các khóa, tôi thấy nhiều học viên bỏ lớp lưng chừng hoặc chỉ học một hai Khóa rồi thôi. Lý do có thể là vì những người ấy hoặc không đủ khả năng theo học hoặc không có thời gian soạn bài. Vì thế mà tôi nhìn ra một nhu cầu chính đáng là phải làm cho nội dung và phương pháp Muối Đất trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn đối với đại đa số giáo dân Việt Nam. Và tôi âm thầm ôm ấp dự định sẽ sọan ra một Bộ “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” mở rộng hay thích ứng, cho đại chúng.
10. Chúa Quan Phòng thật kỳ diệu và bất ngờ! Đầu tháng 6 năm 2010 này, Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng, giảng viên của Học Viện Mục Vụ và là Chủ Nhiệm các Khóa “Quản Trị Mục Vụ” đã ngỏ ý mời tôi tham gia vào các Khóa của ngài bằng cách đưa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” vào chương trình “Huấn Luyện Thừa Tác Viên Quản Trị Mục Vụ.”
Tôi đã đề nghị lấy Sách Xuất Hành làm Khóa Thánh Kinh đầu tiên. Được sự chấp nhận của Cha Giuse Tạ Huy Hoàng, tôi dành thời gian soạn bài bằng cách dựa vào Khóa Xuất Hành của chương trình và phương pháp “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” chính quy để làm nên một giáo trình mới cho Chương Trình Huấn Luyện Thừa Tác Viên Quản Trị Mục Vụ. Học viên của Khóa này tất cả đều là các “Chức Việc” của các Giáo Xứ thuộc Tổng Giáo Phận Sài-gòn. Đó là Khóa “Lãnh Đạo trong Sách Xuất Hành”
Sau Khóa “Lãnh Đạo trong Sách Xuất Hành” này tôi đã tiếp tục hướng dẫn thêm 3 Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” mở rộng hay thích ứng khác là các Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Mác-cô” “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Gio-an”. Học viên của 3 Khóa sau này đã đựoc mở rộng cho các Nữ Tu và Giáo Dân nào có nhu cầu học hỏi Thánh Kinh, chứ không chỉ thu hẹp trong số các học viên của chương trình “Huấn Luyện Thừa Tác Viên Quản Trị Mục Vụ”

Tôi hy vọng sẽ còn được tiếp tục phục vụ hai Khóa còn lại của chương trình Muối Đất là Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Ngôn Sứ I-sai-a” và Khóa “Lãnh Đạo theo trong Sách các Thánh Vịnh”


11. Tôi đã đem giáo trình “Lãnh Đạo trong Sách Xuất Hành” ra phục vụ 2 Khóa Thường Huấn cùa Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Việt Nam tại Sài-gòn (tháng 3.2011) và Đà Lạt (tháng 6.2011). Tôi cũng đã đem giáo trình “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô” ra giúp Các Chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Sài-gòn học hỏi Thánh Kinh trong suốt 4 tháng cuối năm 2011 tại Tu Viện Tú Xuơng, Quận 3, TpHCM.
12. Điều sau cùng tôi muốn nói ở đây là về Tựa Đề các Sách/Khóa: “Lãnh Đạo trong Sách Xuất Hành”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Mác-cô”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách Ngôn Sứ I-sai-a”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách các Tác Giả các Thánh Vịnh”, “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thầy Giê-su trong Tin Mừng Gio-an” v.v… Tôi lấy một định nghĩa rất thông dụng về người lãnh đạo mà các nhà nghiên cứu Thánh Kinh, Thần Học và Tu Đức ngày nay đều tán thành. Đó là định nghĩa người lãnh đạo bằng 3 chữ P:

A leader is a person who influences a group of people towards the achievement of a goal (purpose)”

Tạm dịch

Người Lãnh đạo là một người (person) ảnh hưởng trên một nhóm người (people) để đạt được mục đích (purpose) đã đặt ra.”


Theo định nghĩa này thì bất cứ ai cũng có thể là người lãnh đạo: các bậc cha mẹ, thầy cô, các chức sắc, huynh trưởng đểu là những người lãnh đạo, vì đếu là những người có ảnh hưởng trên nguời/những người khác, nhằm giúp nguời/ hững người ấy đạt được mục đích của ho.

Trong Lãnh Đạo Ki-tô giáo mục đích đã được đặt ra và phải đạt được là các Ki-tô hữu khám phá ra Thiên Chúa và được hưởng hạnh phúc nơi Người. Như vậy thì học hỏi về Lãnh Đạo Ki-tô giáo chắc chắn không chỉ là việc thủ đắc những kỹ thuật vể tâm lý con người cũng như nắm bắt được các kỹ năng và phương pháp cần thiết. Học hỏi về Lãnh Đạo Ki-tô giáo trước hết và trên hết phải là học Tinh Thần và Cung Cách Lãnh Đạo của chính Thiên Chúa là Đấng đã thể hiện là một Nhà Lãnh Đạo Tuyệt Vời trong Lịch Sử của dân Ít-ra-en nói chung và trong Cuộc Xuất Hành của dân ấy nói riêng, cũng nhu học Tinh Thần và Cung Cách Lãnh Đạo của chính Con Một Thiên Chúa làm người là Thầy Giêsu và của các môn đệ xuất sắc của Thiên Chúa như Môsê, Isaia, Phaolô v.v…


Đó chính là lý do tại sao tôi chọn tựa đề

Lãnh Đạo trong Sách …… hay “Lãnh Đạo theo Phong Cách………” cho cả Bộ Sách “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” mở rộng hay thích ứng!


Hy vọng các Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” mở rộng này đóng góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện các quyết định của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 và của Công Nghị Tổng Giáo Phận Sài-gòn năm 2011, cũng như giúp anh chị em giáo dân “đào sâu, tuyên xưng, cử hành, sống và truyền bá Đức Tin” trong Năm Đức Tin này.

Sàigòn ngày 31 tháng 03 năm 2012



Vọng Lễ Lá và Ngày Giổ Tổ Hùng Vương năm 2012

và ngày 25 tháng 10 năm 2012



ĐÔI LỜI VỀ KHÓA

LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH



THÁNH PHAO-LÔ”

1. Khóa “LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THÁNH PHAO-LÔ” là Khóa thứ 4 trong 6 Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Mở Rộng”, song song với 6 Khóa “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất Chính Quy như trong bảng kê dưới đây:


CÁC KHÓA

CHÍNH QUY

CÁC KHÓA MỞ RỘNG

1- XUẤT HÀNH

1- LÃNH ĐẠO TRONG SÁCH XUẤT HÀNH

2- TIN MỪNG MÁC-CÔ

2- LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊ-SU TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ

3- I-SAI-A

3- LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH NGÔN SỨ I-SAI-A

4- THÁNH PHAO-LÔ

4- LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THÁNH PHAO-LÔ

5- CÁC THÁNH VỊNH

5- LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH TÁC GIẢ CÁC THÁNH VỊNH

6- TIN MỪNG GIO-AN

6- LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊ-SU TRONG TIN MỪNG GIO-AN


2. Thánh Phao-lô : Nói về Thánh Phao-lô thì không sao nói hết. Các bài, các sách viết về Thánh Phao-lô nhie62i không sao kể hết. Chỉ xin nói điều quan trọng này: Từ một Pha-ri-sêu giỏi giang và nhiệt thành với Do-thái giáo và tích cực bách hại các Ki-tô hữu thời Giáo Hội mới hình thành ở Pa-lét-tin đầu Công Nguyên, ông Sa-un đã bất ngờ được Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh hiện ra với ông trên đường Đa-mát. Từ lần gặp gỡ huyền nhiệm này, cuộc đời của Sa-un đã hoàn toàn thay đổi. Ngài đã trở thành vị tông đồ nhiệt thành của Chúa Giê-su Ki-tô và đã hiến cả cuộc đời cho công cuộc loan báo Tin Mừng Cứu Độ của Thiên Chúa cho dân ngoại.

Trong bối cảnh tuyên bố việc thiết lập Năm Thánh Phao-lô từ 28.06.2008 đến ngày 29.06.2009, Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đã nói về Thánh Phao-lô như sau:

Thánh Tông Đồ Phao-lô, một dung mạo xuất sắc và hầu như không thể bắt chước được, nhưng hào hứng, ở trước mặt chúng ta như một gương sáng cao cả về việc hoàn toàn hiến thân phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh, cũng như cởi mở với nhân loại và các nền văn hóa. Cho nên thật công bằng để cho chúng ta dành cho Ngài một chỗ đặc biệt, không những chỉ trong sự tôn kính của chúng ta, mà còn trong cố gắng hiểu biết những gì ngài muốn nói với chúng ta, là những Ki-tô hữu thời nay.”
3. Vì thế, Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô” sẽ là cơ hội không thể tốt hơn, để các học viên tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu về Thánh Phao-lô. Có 3 điều tốt lành đang chờ đợi các học viên:

* Một là các học viên sẽ có cơ hội hiểu biết và yêu mến một con người cũng là một vị thánh vĩ đại của Ki-tô giáo. * Hai là các học viên sẽ có dịp hiểu sâu những chủ đề thần học và mục vụ lớn của Thánh Phao-lô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại.

* Ba là các học viên có dịp chia sẻ với nhau những kinh nghiệm cá nhân về đời sống tâm linh gắn bó mật thiết với Chúa Ki-tô phục sinh và những đóng góp của riêng mỗi người trong việc xây dựng cộng đoàn Ki-tô hữu.
4. Các Đề Tài của Khóa “Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô”

Đề Tài I: Cuộc “trở lại” hay “đổi đời” của Thánh Phao-lô.

Đề Tài II: Thời đạI và tiểu sử của Thánh Phao-lô.

Đề Tài III: Công cuộc, chiến thuật và phương thế truyền giáo của Thánh Phao-lô.

Đề Tài IV: Chúa Giê-su theo giáo huấn của Thánh Phao-lô.

Đề Tài V: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Hội Thánh.

Đề Tài VI: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thần.

Đề Tài VII: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về các Ơn Huệ của Thần Khí hay đặc sủng.

Đề Tài VIII: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Đức Ái.

Đề Tài IX: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về Thánh Thể.

Đề Tài X: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về sự Phục Sinh của Chúa Giê-su và sự sống lại của loài người.

Đề Tài XI: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về thân xác và hôn nhân gia đình.

Đề Tài XII: Giáo huấn của Thánh Phao-lô về ơn được nên công chính.

Đề Tài XIII: Linh đạo Ki-tô hữu theo giáo huấn của Thánh Phao-lô.

Đề Tài XIV: Tổng Hợp: Lãnh Đạo theo Phong Cách Thánh Phao-lô.

Ngày 25/10/2012



Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Điện thoại 098 648 0337

Email: hnoivnguyen@yahoo.ca

PHẦN THỨ NHẤT

CÁC ĐỀ TÀI


ĐỀ TÀI I

CUỘC “TRỞ LẠI” HAY “ĐỔI ĐỜI”

CỦA THÁNH PHAO-LÔ



I. CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU

1.1 Gợi ý của người hướng dẫn

Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đã thiết lập năm Thánh Phao-lô từ 28.6.2008 đến 29.6.2009 để mọi Ki-tô hữu HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAO-LÔ, Vị Thánh và Tông Đồ Dân Ngoại nổi tiếng về nhiều mặt. Thật ra tìm hiểu về Thánh Phao-lô và các giáo huấn của ngài không chỉ là việc làm trong Năm Thánh Phao-lô mà phải là việc làm thường xuyên của các Ki-tô hữu chúng ta.

Hôm nay chúng ta bắt đầu khóa lãnh đạo theo phong cách Thánh Phao-lô. Anh chị em chúng ta hãy tha thiết nguyện xin Thánh Thần Thiên Chúa xuống trên mỗi anh chị em chúng ta để Người hiện diện và mở lòng mở trí chúng ta không chỉ trong buổi học hôm nay mà trong suốt Khóa học và trong cả cuộc đời của chúng ta.

1.2 Cùng hát 

XIN NGÔI BA THIÊN CHÚA

ĐK : Xin Ngôi Ba Thiên Chúa ngự xuống trên chúng con. Ban hồng ân chan chứa thắm nhuần hồn xác chúng con. Biến chúng con thành những dũng sĩ theo Chúa Ki-tô, thành nhân chứng Nước Trời cho muôn người trong khắp nơi.

PK 1: Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến. Lòng vạn lòng đợi trông Ngài soi sáng. Và luyện lọc hầu mong được xứng đáng với danh hiệu Đền Thánh Chúa cao quang.

PK 2: Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến. Ngài là niềm ủi an kẻ than khóc. Là nguồn mạch tràn lan mọi ơn phúc, suối êm dịu hàn gắn những thương đau.


II. TỰ GIỚI THIỆU LÀM QUEN

2.1 Xin mỗi học viên hãy tự giới thiệu về mình với các bạn đồng khóa: tên thánh, tên gọi, nơi sinh sống làm việc, nghề nghiệp, chức vụ v.v…


2.2 Xin mỗi học viên cho biết cơ duyên nào đưa bạn tới với khóa học này?
2.3 Và cho biết bạn mong đợi gì ở khóa học này?
III. ĐẶT VẤN ĐỀ

3.1 Tại sao có khóa học về Thánh Phao-lô này?


3.2 Nói/học về Thánh Phao-lô thì câu truyện đầu tiên người ta phải nhắc tới hay kể lại là câu truyện nào?
3.3 Chúng ta có thể đọc câu truyện ấy ở đâu? (câu truyện ấy được kể lại hay tường thuật trong Sách Thánh nào?)
3.4 Đọc đoạn sách Cv 9,1-19 chúng ta có thể nhìn, nghe, ngửi, cảm thấy gì và được đánh động ra sao?
3.5 Tại sao Phao-lô tìm bắt (bách hại) các Ki-tô hữu ?
3.6 Phải hiểu thế nào về cuộc trở lại hay đổi đời của Phao-lô?
3.7 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phao-lô quan trọng như thế nào với chính Phao-lô, với Hội Thánh công giáo và với mỗi người chúng ta?
3.8 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phao-lô cho ta những bài học gì?
3.9 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phao-lô có liên hệ gì với những cuộc trở lại hay đổi đời của mỗi chúng ta không?
IV. HỌC HỎI

[Sách Thánh cần đọc : Cv 9,1-19 và 22,6-16 ; Gl 1,11-24 ; Pl 3,6; Ds 25,7-13 ; Tv 106, 30-31 ; 1 V 18,17-40; 19, 10 ; 1 Mcb 2,23-28; Đnl 21,23 ; 1 Cr 11,1]

tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương