BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang1/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VĨNH LONG

----------oOo----------

BÁO CÁO

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT LÒNG SÔNG

TỈNH VĨNH LONG, ĐẾN NĂM 2020


(Ban hành kèm theo Quyết định số29./2009/QĐ-UBND, ngày 29.tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)





Năm 2009



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VĨNH LONG

----------oOo----------


Tác giả:

Cao Công Sự

Ngô Đức Cường,

Nguyễn Đình Hùng,

Hoàng Mạnh Hà,

Nguyễn Viết Thảo

Chủ biên:

Lê Anh Quốc

BÁO CÁO

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT LÒNG SÔNG

TỈNH VĨNH LONG, ĐẾN NĂM 2020



Chủ đầu tư


Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long

Giám đốc


Đơn vị thực hiện


Công ty CP. Địa chất và Khoáng sản

Giám đốc



Năm 2009

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 04

PHẦN I: HIỆN TRẠNG TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN 09

KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG

I- Đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn 09

II- Đánh giá hiện trạng hoạt động khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long 22

III - Đánh giá hiện trạng và triển vọng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông 36

PHẦN II - DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU

CÁT LÒNG SÔNG, KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ 97

KINH TẾ KHOÁNG SẢN

I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 97

II. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 99


III. Nhu cầu cát sông làm vật liệu san lấp trong tỉnh và các tỉnh lân cận 100

IV. Phân khúc thị trường 105

V. Khả năng khai thác đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khoáng 105

VI. Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long 106

PHẦN III - QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÁT 108

LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG



  1. Các căn cứ 108

  2. Quan điểm quy hoạch 110

  3. Phương án quy hoạch 111

  4. Quy hoạch thăm dò khai thác 113

  5. Chế biến và sử dụng cát san lấp 122

PHẦN IV - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 124

QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG

I. Các tác động đến môi trường khi khai thác cát 124

II. Các biện pháp giảm thiểu và các giải pháp quy hoạch nhằm bảovệ môi trường 127

PHẦN V - CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 131

1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên cát lòng sông 131

2. Các giải pháp về kỹ thuật. 131

3. Giải pháp đạo tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 131

4. Cơ chế, chính sách 131

5. Các vấn đề về thị trường 132


6. Vấn đề vốn đầu tư 133

7. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch 133

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135

MỞ ĐẦU

Vĩnh Long là tỉnh đồng bằng, có trầm tích Đệ tứ bề dày lớn, thành phần đơn điệu, nghèo các loại khoáng sản. Về cấu trúc địa chất thì nằm trong đới sụt lún Cửu Long xảy ra trong thời kỳ Kainozoi. Tham gia vào cấu trúc có các thành tạo địa chất tuổi từ Neogen đến Đệ tứ. Vì vậy tài nguyên khoáng sản trong tỉnh chủ yếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng thông thường như cát sông, đất sét và than bùn. Nằm trên địa hình thấp, trũng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi lượng vật liệu san lấp lớn, sẽ làm tăng chi phí đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh, đây là điều bất lợi lớn cho các tỉnh miền tây nam bộ. Tuy nhiên, Vĩnh Long có vị thế địa lý nằm giữa sông Tiền và sông Hậu là 02 con sông lớn mang nhiều phù sa, là tiền đề lắng đọng tích tụ tài nguyên cát lòng sông. Trong định hướng phát triển, tỉnh Vĩnh Long luôn xác định tài nguyên cát sông là một trong những nguồn tài nguyên chiến lược cần được bảo vệ chặt chẽ, khai thác hợp lý và có hiệu quả để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Hàng năm khai thác trên 02 triệu m3 cung cấp việc san lắp mặt bằng các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm trong tỉnh như khu công nghiệp Hòa Phú, Cổ Chiên, tuyến dân cư vượt lũ... . Việc khai thác cát tại chỗ đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí xã hội so với việc mua vật liệu san lấp từ nơi khác hoặc đào đất san lấp làm mất đất nông nghiệp. Đồng thời cũng là kết hợp nạo vét luồng lạch giao thông, hạn chế bồi lắng, việc khai thác khoáng sản cát sông đã góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà và khu vực; đóng góp một phần cho ngân sách của tỉnh; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Khoáng sản là tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, phải được Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Việc khai thác chế biến khoáng sản đã và sẽ là nhu cầu khách quan. Tuy nhiên để kinh tế phát triển bền vững cần phải có quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo khu vực (không gian) và định hướng thời gian phát triển từng vùng (thời gian) cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và kết hợp chặt chẽ bảo vệ môi trường, tài nguyên khác, cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hóa; tạo điều kiện phát triển hạ tầng, ổn định, cải thiện đời sông nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác và đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.


Sự ra đời của dự án nhằm mục đích đánh giá đúng tiềm năng và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tài nguyên khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, theo đó phân quyền cho UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương cấp phép hoạt động khoáng sản nhóm vật liệu xây dựng thông thường (trong đó có cát sông) và quy định tại Điều 3a. Nguyên tắt hoạt động khoáng sản: Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Với kết quả của dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 là cở sở phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản cát sông của tỉnh Vĩnh Long hướng tới phát triển bền vững.


Quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long. Việc lập quy hoạch phù hợp theo quy định tại điều 12 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.

Mục đích của quy hoạch nhằm đánh giá đúng tiềm năng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó định hướng cho hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.



Các cơ sở pháp lý của công tác lập quy hoạch:

- Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 80/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ “Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 “về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông”;

- Công văn số 1574/BCN-CLH ngày 12/4/2007 của Bộ Công nghiệp “V/v hướng dẫn việc lập quy hoạch khoáng sản”;

- Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 20/2006/QĐ-BTN-MT ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành bộ đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định các công trình địa chất;

- Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành quy định về trình tự, thời gian lập thủ tục đầu tư, kế hoạch đầu tư, chống lãng phí, thất thoát và nợ đọng trong quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

- Tờ trình số 2036/STNMT ngày 03 tháng 11 năm 2008 của Sở Tài Nguyên và Môi trường “V/v điều tra cơ bản lập quy hoạch thăm dò khai thác cát sông;

- Tờ trình số 1548/TTr-SKHĐT ngày 11 tháng 11 năm 2008 Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND tỉnh Vĩnh Long “V/v phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch thăm dò khai thác tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”;

- Công văn số 3047/UBND-KTN ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận cho quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

- Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 25 tháng 03 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;



Các công tác quy hoạch đã thực hiện:

Các khối lượng công việc thực hiện đã bám sát đề cương đã được phê duyệt với khối lượng của đề cương đã được phê duyệt như sau:

- Thu thập các số liệu về Địa chất khoáng sản; Các số liệu về quản lý khai thác khoáng sản; Các số liệu về sử dụng khoáng sản; Các số liệu về môi trường trong toàn tỉnh; Quy hoạch của tỉnh và các ngành liên quan.

- Định vị dẫn đường và đo hồi âm địa hình đáy sông: 1.576 km;

- Quan trắc mực nước: 17 trạm, không thay đổi;

- Công tác khảo sát, biên hội lập bản đồ hiện trạng địa hình, địa chất và môi trường tỷ lệ 1: 50.000 trên diện tích vùng nước: 200 km2;

- Khoan thăm dò, vận chuyển khoan, xác định tọa độ lỗ khoan 193 lỗ/587,3m;

- Lấy mẫu cơ lý đất: 61 mẫu;

- Lấy và phân tích mẫu lõi khoan: 211 mẫu độ hạt cơ bản.

Các công tác đo hồi âm, định vị dẫn đường đo hồi âm khối lượng tăng 76 km so với đề án do khi thiết kế đo trên bản đồ 1: 50.000 tỷ lệ nhỏ có độ chính xác thấp nên không đo hết được các đoạn sông uốn cong.

Khối lượng khoan giảm 10 lỗ/ 427,7m, lấy và phân tích mẫu độ hạt cơ bản giảm 289 mẫu so với đề cương. Số lỗ khoan giảm 10 lỗ do bỏ bớt một số lỗ tại các khu vực cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận. Khối lượng mét khoan và lấy mẫu giảm nhiều do chiều dày cát mỏng, tỷ lệ lỗ khoan gặp cát thấp 129/193 lỗ đạt 66,84%.

Khối lượng mẫu cơ lý đất tăng 11 mẫu do khi khảo sát thực địa thấy địa tầng có sự thay đổi giữa các khu vực nên đã lấy thêm một số mẫu.



Nội dung cơ bản của quy hoạch đã đạt được bao gồm:

- Đánh giá toàn diện tài nguyên khoáng sản cát lòng sông (quy mô phân bố, chất lượng, trữ lượng tài nguyên và giá trị kinh tế) trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá thực trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông hiện nay và các tác động của hoạt động khai thác cát đến môi trường.

- Phân tích nhu cầu sử dụng cát và khả năng đáp ứng.

- Đánh giá năng lực đầu tư của công nghiệp khai thác cát.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông (gồm các sông Tiền, sông Pang Tra, sông Cổ chiên, sông Hậu, sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà Ôn) đến năm 2020.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản cát lòng sông trong tỉnh.

Sản phẩm của báo cáo quy hoạch bao gồm:


  1. Thuyết minh báo cáo quy hoạch.

  2. Bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tỷ lệ 1: 50.000. Bản đồ đề nghị khoanh vùng cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000.

  3. Bình đồ chi tiết hóa các khu mỏ cát san lấp, tỷ lệ 1: 10.000.

  4. Bản đồ hiện trạng địa hình, địa chất và mội trường, tỷ lệ 1: 50.000

Báo cáo Quy hoạch do Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản thực hiện dưới sự chủ trì của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cùng với sự tham gia của cơ quan quản lý, các ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các ngành TW và các nhà khoa học đầu ngành. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm giúp đỡ, đặc biệt là các góp ý quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Giám đốc và các phòng ban thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ trên.
Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 được chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh thuộc phạm vi Dự án trên cơ sở đóng góp ý kiến thông qua Hội thảo khoa học ngày 15/10/2009 và thông qua Hội đồng thẩm định ngày 11/11/2009.

PHẦN I

HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG

I. Đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn

1. Vị trí địa lý


Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam;

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh;

- Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 08 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 147.912,72 ha (1.479,127km2) bằng 0,4% diện tích cả nước. Dân số năm 2008 là 1.068.917 người (theo số liệu thống kê năm 2007) bằng 1,3% dân số cả nước, mật độ dân số khá cao 723 người/ km2. Dân cư gồm các dân tộc Kinh, Khơmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống xen kẽ với nhau. Người dân ở đây chủ yếu theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên Chúa và đạo Cao Đài.

Vĩnh Long là nơi tập trung đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng. Nằm giữa hai sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang, kết nối bằng mạng lưới kênh rạch chằng chịt, phân bố tương đối đều tạo điều kiện giao lưu kinh tế và văn hóa dễ dàng trong nội tỉnh và với bên ngoài, là cửa ngõ ra biển của nhiều địa bàn và tạo cho Vĩnh Long một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển vùng ĐBSCL, lưu vực sông Mêkông và Đông Nam Á nói chung.

Quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80. Trong tương lai không xa, cùng với cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ sẽ được hoàn thành, các tuyến đường cao tốc nối với các địa bàn phát triển ở ĐBSCL hoàn thành, thế ốc đảo lâu nay thực sự bị phá vỡ, tỉnh Vĩnh Long có điều kiện thông thương dễ dàng với toàn bộ vùng đồng bằng và trước hết gắn kết với thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và với các nước trong khu vực. Cùng với Cần Thơ, Vĩnh Long sẽ trở thành Trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, quốc phòng của Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thuận lợi cho tỉnh Vĩnh Long chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với thế và lực.


2. Địa hình


Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20o), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:

- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông, rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thủy bộ.

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2 - 3 vụ lúa với tiềm năng tưới tiêu tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).

Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1m).

3. Thời tiết - khí hậu - thủy văn

a) Thời tiết - khí hậu


Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC.

- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

- Độ ẩm không khí bình quân 80 - 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).

- Lượng bốc hơi nước bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400 - 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116 - 179 mm.

- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).

Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn, v.v..có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu, cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế - xã hội nói chung.

b) Điều kiện về thủy văn


Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, thông qua 2 sông chính là sông Tiền và sông Hậu (với sông Mang Thít nối liền). Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều mạnh, biên độ triều vào mùa lũ khoảng 70 - 90cm và vào mùa khô dao động từ 114 - 140cm kết hợp với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt (mật độ 67,5m/ha) nên tiềm năng tưới tiêu tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng tiêu rút nước tốt ở những nơi có thế đất cao như ven bờ sông Tiền, sông Hậu và sông Mang Thít. Tuy nhiên do cao trình mặt đất khá thấp nên ở khu vực trũng giữa trung tâm tỉnh (vùng phía bắc sông Mang Thít ) khó thoát nước hơn.

Do đặc tính của các hệ kênh rạch là rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào nội đồng, nhất là tại điểm giáp nước nên có sự bồi lắng nhanh, dẫn đến phải nạo vét phù sa theo định kỳ nhằm tăng cường mức độ tưới tiêu nước và giao thông thủy, nhất là trong mùa triều kém.

Đôi khi sự kết hợp giữa triều cường và nước trên các sông lên cao cũng gây ra tình trạng lụt lội. Những năm gần đây lũ hàng năm về sớm hơn thường lệ, đỉnh lũ cao, chu kỳ ngắn và cường độ mạnh hơn gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các xã thuộc cù lao và các vùng trồng cây ăn trái ven sông Tiền và sông Hậu.

4. Khái quát về kinh tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2008


Kinh tế ở tỉnh tăng trưởng theo hướng bền vững, nhiều năm GDP tăng liên tục, qui mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) bình quân 2000 – 2008 tăng 9,94%, trong đó khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 6,11%, công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất đạt 17,72% và dịch vụ tăng 11,31%. Tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh và tăng trưởng dân số được kiểm soát ở mức phù hợp nên GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 14,8 triệu đồng/người, qui USD (giá hiện hành) đạt khoảng 870 USD/người/năm, tăng 430 USD so với năm 2000.

Tổng sản phẩm (GDP giá so sánh 1994) tăng liên tục từ 2000 đến nay



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng bền vững, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng khu vực nông nghiệp, thủy sản. Năm 2008 so với năm 2000, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản giảm 5,7%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng 3,27% và tỷ trọng dịch vụ tăng 2,43%.



Tỷ trọng các khu vực kinh tế (2000-2008)



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh tỉnh Vĩnh Long)

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy các nguồn lực, năng động của các thành phần kinh tế, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,20% GDP năm 2000 lên 1,8% năm 2008. Khu vực Nhà nước không tăng nhưng có biến động giữa Trung ương và địa phương do bàn giao một số đơn vị tỉnh quản lý về Trung ương. Khu vực kinh tế tập thể tuy số lượng hợp tác xã tăng nhưng quy mô sản xuất kinh doanh tăng không đáng kể nên tỷ trọng giảm.



Đóng góp của các thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2008



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

a) Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh nhưng khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản (Khu vực I) vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất khu vực I giai đoạn 2001 - 2008 tăng bình quân 5,60%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,41%/năm, thủy sản tăng 25,92%/năm. Riêng nông nghiệp có nhịp độ tăng trưởng ở cả 3 lĩnh vực: trồng trọt tăng 4,54%/năm; chăn nuôi tăng 3,37%/năm và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng 6,84%/năm.

Thế mạnh về trồng trọt được phát huy theo hướng hiệu quả, giảm dần độc canh cây lúa, tăng diện tích cây ăn trái và các loại cây hàng năm khác. Nhất là phong trào đưa cây màu xuống ruộng, cải tạo, lập vườn mới và đầu tư thâm canh cây ăn quả phát triển khá mạnh. Từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo được sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như bưởi Năm Roi (Bình Minh), cam sành (Tam Bình, Trà Ôn; Tân Hòa, Tân Hội – Tp. Vĩnh Long); rau (Bình Minh), khoai lang (Bình Tân) và các vùng sản xuất đa canh với những mô hình thích hợp. So với năm 2000, diện tích trồng lúa năm 2008 giảm 14,43%, cây lâu năm tăng 44,7%, rau màu, cây ngắn ngày tăng gấp 2,5 lần và nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, dù có tác động của dịch bệnh nhưng tổng sản lượng lúa giảm không nhiều (năm 2008 giảm 45.173 tấn so với 2000), giá trị các ngành chăn nuôi, dịch vụ tăng đã đưa tổng giá trị hàng hóa nông nghiệp tăng đáng kể.

Diện tích trồng trọt, giai đoạn 2000 - 2008





(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

Nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh trong những năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, đa dạng và tiến bộ về phương thức nuôi trồng. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 1.226ha năm 2000 tăng lên 2.454ha năm 2008, trong đó diện tích nuôi cá là 2.191ha, chiếm 89,3% diện tích nuôi, ươm thủy sản. Nuôi cá bè trên sông tuy mới du nhập vào tỉnh năm 2002 với 2 bè cá nhưng đến năm 2008 đã có 313 bè. Sản lượng thủy sản nuôi đạt 112.878 tấn, trong đó sản lượng cá đạt 112.817 tấn, chiếm 99,95% sản lượng NTTS.

Cơ cấu nông, lâm, thủy sản: chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ phát triển tích cực theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, tuy có giảm trong những năm 2004 - 2006 do dịch bệnh trên đàn gia súc. Năm 2007 - 2008 giá cả hợp lý, chăn nuôi có lãi, dịch bệnh được khống chế nên chăn nuôi có chiều hướng tăng trở lại.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, 2000 – 2008



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

b) Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (Khu vực II)


Giai đoạn 2001 - 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh tăng trưởng ở mức khá cao, bình quân 21,5%/năm. Năm 2008 giá trị sản xuất (giá cố định 1994), đạt 4.375 tỷ đồng tăng lên gấp 4,75 lần so với năm 2000. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh tăng từ 11,98% năm 2000 lên 15,20% vào năm 2008. Đến nay toàn tỉnh có 10.357 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 4.450 cơ sở so với năm 2001, thu hút thêm 51.973 lao động. Khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ 96,53%, trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Những sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao: giày da tăng 5 lần, thủy sản tăng 3 lần (điều này góp phần cho thủy sản đông lạnh xuất khẩu tăng trên 60%), nấm rơm tăng 82%, rau quả tăng 70%.

Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm dần khu vực nhà nước.



Tỷ lệ giá trị sản xuất công nghiệp của các khu vực kinh tế



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

Toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp (KCN) và 1 tuyến công nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp bước đầu đi vào hoạt động.

- KCN Hòa Phú: thực hiện xong giai đoạn 1 với tổng diện tích là: 136,37 ha. Hiện nay đã có 15 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 92,47 ha để đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất (67%).

- KCN Bình Minh: tổng diện tích 163,21 ha. Đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

- Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: tổng diện tích 249,5 ha, chia làm 8 khu vực, trong đó khu 4 đã có 5 công ty đăng ký 24,2ha, khu 5 có 26 cơ sở sản xuất gốm, khu 6 và 7 quy hoạch cho xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, các khu còn lại đều có các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất với nhiều ngành nghề.

Thực hiện chương trình phát triển các khu, cụm, tuyến công nghiệp và làng nghề, qua khảo sát đã xác định được 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích 545,92ha. Căn cứ vào tiêu chí xác định làng nghề, bước đầu đã khảo sát được 22 làng nghề ở 8 huyện, thành phố, trong đó có 13 làng nghề đạt tiêu chí.


c) Kinh tế - Dịch vụ (Khu vực III)


- Hoạt động nội thương của tỉnh trong thời gian qua diễn ra sôi động, mạng lưới cung ứng vật tư, nguyên liệu, trao đổi mua bán hàng hóa trong tỉnh được mở rộng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2000 đạt 2.732 tỷ đồng, năm 2005 đạt 5.711 tỷ đồng, năm 2008 đạt 11.444 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 là 17,1%/năm và 2006 - 2008 là 26,07%/năm.

- Giai đoạn 2001 - 2008 xuất khẩu tăng trưởng khá nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 183,8 triệu USD, tăng 2,72 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001 - 2008 đạt 13,33%/năm. Thị trường xuất khẩu của tỉnh ngày càng củng cố và được mở rộng. Hiện tại hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc,...

Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2007 đạt 206,5 triệu USD, riêng năm 2007 là 78,09 triệu USD, tăng 7,56 lần so với năm 2000. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

- Lượng hành khách hàng hóa vận chuyển tăng nhanh với nhiều phương thức đa dạng. Giai đoạn 2001 - 2008, đã vận chuyển 1.606 triệu tấn km, tăng bình quân hàng năm 4,12%. Năm 2008 vận chuyển 36.757 ngàn người và 694.670 ngàn người km, tăng bình quân hàng năm 10,93%, giải quyết cơ bản nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh và khu vực.

- Kinh doanh bất động sản mới có ở tỉnh trong những năm gần đây nhưng đã có bước tiến đáng kể. Đến nay trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bất động sản, trong đó có 16 doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đồng trở lên với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 611 tỷ đồng. Đã có nhiều khu dân cư mới hình thành như: khu dân cư khóm 3, Phường 3 với diện tích 7,7 ha, khu dân cư Thanh Đức - Long Hồ với tổng diện tích 12,9ha, khu dân cư Hưng Thịnh Đức với tổng diện tích dự án 2,5ha, và khu dân cư Bắc Cổ Chiên với tổng diện tích 192ha và nhiều khu dân cư khác đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở, đất ở cho người dân.

Lượng khách du lịch đến Vĩnh Long



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

d) Thu chi ngân sách


Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 470,5 tỷ đồng (kể cả thu xổ số kiến thiết) năm 2001 tăng lên 1.241,04 tỷ đồng năm 2008. Chi ngân sách tăng từ 713,824 tỷ đồng năm 2001 lên 1.451,115 tỷ đồng năm 2008, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 40,82% năm 2001 giảm xuống còn 28,58% năm 2008.



(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

đ) Huy động các nguồn lực cho phát triển

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động trong 7 năm được 17.557 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 13,48% và chiếm khoảng 34% GDP. Năm 2008 do thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát nên huy động vốn đầu tư phát triển được khoảng 4.700 tỷ đồng. Đây là mức huy động khá cao so với tiềm lực kinh tế và khả năng tích lũy ở tỉnh.

Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực khai thác nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, giảm dần nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển do Nhà nước quản lý giảm từ 33,17% năm 2001 xuống 22,1% năm 2007. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngoài quốc doanh tăng tương ứng từ 66,48% lên 72,08 % và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng tương ứng từ 0,34% lên 5,81%.

Cơ cấu nguồn vốn

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

Riêng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do tỉnh quản lý, tuy nguồn thu còn hạn hẹp nhưng hàng năm tỉnh đã dành tỷ lệ chi thích hợp để đầu tư xây dựng cơ bản. Trong 7 năm 2001 – 2007, từ nguồn vốn ngân sách, vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã đầu tư 3.166 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản. Phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách hướng vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất - kinh doanh. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng trên địa bàn đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển.


5. Khoa học – công nghệ và văn hóa xã hội


a) Phát triển khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) có tiến bộ, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các chương trình mục tiêu của tỉnh. Toàn tỉnh có 60 tổ chức có tham gia hoạt động KHCN, trong đó có 7 tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ, 41 tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ và 12 trường Đại học, Cao đẳng.

Hoạt động tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Hướng dẫn, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở cho hàng chục ngàn sản phẩm, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho gần 1.500 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất; hướng dẫn, hỗ trợ trên 35 tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Hoạt động sở hữu trí tuệ: Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong tỉnh xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Đến nay đã có 01 sáng chế, 04 kiểu dáng công nghiệp và 139 nhãn hiệu hàng hóa được cấp giấy chứng nhận bảo hộ.



b) Giáo dục – đào tạo

Giáo dục – đào tạo đạt được kết quả khá toàn diện trên quy mô, chất lượng, đã đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1997, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2004, đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2005.

Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh cũng đạt hiệu quả khá tốt, đây là lực lượng mũi nhọn nhằm phát huy khả năng nâng cao năng khiếu học tập của từng học sinh. Tỷ lệ thi đỗ đại học, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tăng dần qua các năm, cụ thể tỷ lệ học sinh đỗ đại học qua các năm từ 2002 - 2007 là: 14,6%; 13%; 24,9%; 17,95%; 20,06% và 22,29%. Tỷ lệ học sinh viên sau khi ra trường trở lại tỉnh làm việc khoảng 50%.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe

Ngành y tế Vĩnh Long những năm qua đã được chú trọng phát triển, mạng lưới khám chữa bệnh được củng cố và mở rộng từ tỉnh đến phường, xã, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng lên. Tổ chức và nhân lực ở mức tương đương chung của cả nước, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên các địa bàn.

Duy trì và nâng cao chất lượng mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến huyện, thị, phường, xã. Nhờ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế nên công tác cấp cứu và tiếp nhận điều trị có chuyển biến tích cực, một số cơ sở khám chữa bệnh đã áp dụng được một số phương pháp hiện đại trong chuẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Trạm y tế xã, phường thực hiện được công tác khám chữa bệnh ban đầu, trung bình 60 - 70 bệnh nhân/ngày/trạm.

d) Lao động và việc làm

Năm 2007, trong tổng lao động có việc làm, có đủ việc làm 543.965 người, chiếm 89,86%, tăng 113.606 người so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm 4,14%. Dân số thiếu việc làm 61.376 người, chiếm 10,14%, giảm 20.652 người so với năm 2000, tốc độ giảm bình quân hàng năm 3,34% (tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị 4,52%, khu vực nông thôn 11,04%).

Từ năm 2001 đến 2007, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 26 – 27 ngàn người, trong đó cho hộ nghèo trên 50%. Tổng số trong giai đoạn 2001 – 2007, toàn tỉnh đã đưa 84.910 lao động đi làm việc ngoài tỉnh, trong đó xuất khẩu lao động 4.927 người. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,07% năm 2001 xuống còn 3,95% năm 2005 và 3,74% năm 2007.

đ) Công tác xóa đói giảm nghèo

Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp XĐGN như cho vay vốn sản xuất, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, cải thiện hạ tầng xã hội, vận động cộng đồng cùng tham gia công tác XĐGN, công tác đào tạo nghề đã giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn, đảm bảo sinh kế cho người dân để có thu nhập ổn định và cao hơn. Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, giới thiệu các mô hình tiên tiến giúp nông dân nghèo biết cách làm ăn có hiệu quả, thoát cảnh nghèo.



e) Phát triển văn hóa- thể thao

Những năm qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, hình thành và phát triển các thiết chế văn hóa mới. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong tỉnh đã góp phần thay đổi bộ mặt của tỉnh về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Các công trình văn hóa như công viên, tượng đài chiến thắng Mậu Thân, các di tích văn hóa lịch sử đã được đầu tư tôn tạo. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được phát động và duy trì liên tục triển khai trên các mặt: xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh trong tiệt cưới, tiệt tang, lễ hội đã góp phần phát huy được sức mạnh các tầng lớp nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất nâng cao đời sống, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

6. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010


- Tăng cường kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 12%.

- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,7%, trong đó nâng nghiệp tăng 3,8%.

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 23,8%.

- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12,6%.

- Cơ cấu GDP đến năm 2010: nông nghiệp - thủy sản 47%, công nghiệp – xây dựng 18% và dịch vụ là 35%.

Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp


Giai đoạn 2001 - 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh tăng trưởng ở mức khá cao, bình quân 21,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh tăng từ 11,98% năm 2000 lên 15,20% vào năm 2008.

Toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp (KCN) và 1 tuyến công nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp bước đầu đi vào hoạt động.

- KCN Hòa Phú: Đã thực hiện xong giai đoạn 1 với tổng diện tích là: 136,37 ha. Hiện nay đã có 15 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 92,47 ha để đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất (67%).

- KCN Bình Minh: Tổng diện tích 163,21 ha. Đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

- Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Tổng diện tích 249,5 ha, chia làm 8 khu vực, trong đó khu 4 đã có 5 công ty đăng ký 24,2 ha, khu 5 có 26 cơ sở sản xuất gốm, khu 6 và 7 quy hoạch cho xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, các khu còn lại đều có các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất với nhiều ngành nghề.

Thực hiện chương trình phát triển các khu, cụm, tuyến công nghiệp và làng nghề, qua khảo sát đã xác định được 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích 545,92 ha. Căn cứ vào tiêu chí xác định làng nghề, bước đầu đã khảo sát được 22 làng nghề ở 8 huyện, thành phố, trong đó có 13 làng nghề đạt tiêu chí.



Tình hình và mục tiêu phát triển ngành xây dựng

Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2009 Thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên thành phố Vĩnh Long, nhu cầu về xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Tỉnh Vĩnh Long còn có 13 trung tâm đô thị thuộc 07 đơn vị hành chính huyện. Các khu công nghiệp, các cụm tuyên dân cư, vật liệu xây dựng. Trong đó, mục tiêu phát triển đến năm 2020 đối với lĩnh vực công nghiệp, tỉnh sẽ bố trí 2.179 ha đất để hình thành thêm một số khu công nghiệp khác ở các huyện Bình Tân, Tam Bình, Long Hồ, Mang Thít.



7. Phân tích, đánh giá các nguồn lực thuận lợi để huy động trong công nghiệp khai thác cát lòng sông.

Tỉnh Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu long, có địa thế thuận lợi. Giáp ranh với các tỉnh bạn như Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp đều nằm trên các dòng sông lớn như Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Cổ Chiên. Vĩnh Long là một trong những tỉnh có đường bờ sông dài trong khu vực miền Tây Nam bộ. Từ vị trí địa lý cho thấy Vĩnh Long có điều kiện thông thương dễ dàng với toàn bộ vùng đồng bằng. Vĩnh Long sẽ trở thành Trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, quốc phòng của Đồng bằng sông Cửu Long, do có đường bờ sông dài dẫn đến tiềm năng trữ lượng cát sông lớn. Đây là mặt thuận lợi hết sức to lớn cho sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp khai thác cát. Ngoài ra Vĩnh Long có khí hậu ôn hòa, địa hình trũng thấp dẫn đến nhu cầu cát san lấp lớn cũng là những thuận lợi cho sự phát triển ngành khai thác cát sông.

Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long bình quân 2000 – 2008 tăng 9,94%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất đạt 17,72%, sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp: Hòa Phú, Bình Minh và tuyến CN Cổ Chiên. Sự phát triển của các khu đô thị đặc biệt từ ngày 30 tháng 4 năm 2009 thị xã Vĩnh Long được nâng cấp thành thành phố, việc đầu tư phát triển xây dựng sẽ được nâng lên một tầm mới. Trên đây là những thuận lợi cơ bản thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác cát phát triển.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi lớn như trên vẫn còn những khó khăn trong công tác quản lý phát triển như: Quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long chưa được công bố chính thức; các quy hoạch ngành: Công nghiệp, xây dựng, Quy hoạch sử dụng đất cho đến nay vẫn chưa có. Ngoài ra đường ranh giới tỉnh và hoạt động khai thác cát đều nằm trên các sông lớn dẫn đến cần phải có sự đồng bộ trong quản lý thăm dò khai thác cát giữa các tỉnh. Hệ thống tọa độ sử dụng riêng cho từng tỉnh dẫn đến những khó khăn nhất định cho công tác phân định ranh giới mỏ. Trên đây là những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động khai thác cát nói chung và công tác lập quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long nói riêng.



II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG

1. Hiện trạng công tác quản lý hoạt động khoáng sản, kết quả thực hiện các mục tiêu đến năm 2008 so với quy hoạch năm 2000.

1.1. Lịch sử điều tra, thăm dò, khai thác cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long

- Từ năm 1975 đến năm 1997 tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tronh lĩnh vực địa chất đã có nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình này rất ít hoặc không đề cập tới loại hình tài nguyên khoáng sản cát lòng sông, chính là đối tượng nghiên cứu của báo cáo quy hoạch này.

- Năm 1997 Sở Công nghiệp Vĩnh Long đã cấp giấy phép thăm dò khai thác cát trên lòng sông Cổ Chiên cho Công ty Vật liệu Xây dựng Vĩnh Long gồm 2 khu: Tân Ngãi và Thanh Đức; cấp giấy phép thăm dò khai thác cát trên lòng sông Hậu đoạn từ rạch Bến Bạ đến rạch Ngã Cái, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho Doanh nghiệp tư nhân Hải Toàn; Sở Công nghiệp Cần Thơ đã cấp giấy phép thăm dò khai thác cát hai khu vực trên lòng sông Hậu cho Xí nghiệp khai thác đá cát Cần Thơ (khu vực 1: thuộc xã Thới Hòa, huyện Ô Môn, Thành phố Cần Thơ và xã Tân An Thạnh, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long; khu vực 2: đoạn trên dưới bến phà Cần Thơ thuộc các phường: An Thới, Cái Khế, Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và các xã Thạnh Lợi, Đông Bình, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.

- Năm 1998 Sở Công nghiệp Vĩnh Long đã phối hợp với Công ty Địa chất và Khoáng sản (nay là Công ty CP Địa chất và Khoáng sản) tiến hành khảo sát, điều tra địa chất các mỏ khoáng sản sét và cát san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Năm 1999 - 2000, Sở Công nghiệp Cần Thơ đã tiến hành lập quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát trên lòng sông Hậu.

- Năm 2000 Sở Công nghiệp Vĩnh Long đã phối hợp với Công ty Địa chất và Khoáng sản (nay là Công ty CP Địa chất và Khoáng sản) tiến hành lập quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát trên các lòng sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra, sông Hậu. Để đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác cát đến sự biến động đường bờ và đáy sông cũng như khảo sát hiện tượng sạt lở Công ty Địa chất và Khoáng sản đã khảo sát khá chi tiết bằng các phương pháp: đo hồi âm địa hình đáy sông với tổng chiều dài 218,2km; khoan khảo sát 177 lỗ khoan, so sánh ảnh vệ tinh qua các thời kỳ, … và tổng hợp các số liệu. Kết quả đã khoanh nối được 11 thân cát trên các sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra, sông Hậu với tổng tài nguyên, trữ lượng đạt được: 133.903.808m3. Lập được quy hoạch cho công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long. Kết quả đã chia ra: 5 khu vực đủ cơ sở cấp phép khai thác từ năm 2000; 6 khu vực được phép thăm dò khai thác từ năm 2000 và 4 khu vực cấm khai thác cát. Đồng thời đưa ra được các giải pháp để thực hiện và quản lý quy hoạch nói trên.



1.2. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản.

- Trước năm 1975 đến năm 1988: Các hoạt động khoáng sản phần lớn ở quy mô nhỏ và mang tính tự phát chưa có quản lý của nhà nước. Các doanh nghiệp hoặc hộ cá thể có thể khai thác cát sông, chỉ cần đầu tư thiết bị khai thác tự do . Tuy nhiên nhu cầu cát san lấp thời kỳ này rất nhỏ. Do đặc điểm kinh tế xã hội nói chung và công tác quản lý Nhà nước nói riêng hoạt động khai thác khoáng sản thời kỳ này hoàn toàn không được quan tâm, đặc biệt là các yếu tố môi trường và định hướng khai thác.

- Từ năm 1989 đến năm 1997: Từ khi có Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản các hoạt động khoáng sản đã bắt đầu có sự quản lý Nhà nước. Xác định khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, theo đó Sở Công nghiệp Vĩnh Long là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Vĩnh Long trong việc quản lý, cấp phép hoạt động đầu tư thăm dò khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động khoáng sản bước đầu được đưa vào quản lý. Đặc biệt từ khi có Luật Môi trường các dự án khai thác khoáng sản các vấn đề môi trường đã được quan tâm (trước khi triển khai bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường).

- Từ năm 1997 đến năm 2000: Luật Khoáng sản đã được thực hiện theo đó công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã được nâng cao. Năm 1998, UBND tỉnh đã giao Sở Công nghiệp chủ trì tiến hành công tác khảo sát đánh giá lại toàn bộ tài nguyên cát, sét trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhưng do kinh phí có hạn nên tài liệu này chỉ mới mang tính định hướng, chưa được Bộ Công nghiệp thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt. Mặc dù có Luật Khoáng sản nhưng công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản vẫn nhiều bất cập do chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành trong địa phương và Trung ương.

Thực hiện Chỉ thị số 03/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2000 dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long, Sở Công nghiệp đã tiến hành lập Quy hoạch khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đề cương hướng dẫn của Bộ Công nghiệp. Báo cáo Quy hoạch khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi lòng sông tỉnh Vĩnh Long đã đề cập đến các vấn đề: tiềm năng cát lòng sông, thực trạng công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trong tỉnh; trên cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh báo cáo đã đề nghị các khu vực đầu tư khảo sát thăm dò, khai thác, các khu vực cấm khai thác cát lòng sông trong địa phận tỉnh Vĩnh Long.

Với nhiều lý do khác nhau cũng như báo cáo Quy hoạch khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông các tỉnh khác trong cả nước đều chưa được Bộ Công nghiệp phê duyệt theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Mặc dù vậy báo cáo Quy hoạch này đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt theo Quyết định số 3268/QĐ-UBT ngày 01/12/2000, đây là cơ sở lý luận thực tiễn để quản lý công tác khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông các tỉnh. Riêng tỉnh Vĩnh Long quy hoạch tài nguyên cát sông năm 2000 đã góp phần tích cực trong việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên cát phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

- Qua kiểm chứng thực tế từ năm 2000 đến 2009, các biện pháp thực hiện quy hoạch tuy có đề cập nhưng chưa khả thi do cùng một đoạn sông có rất nhiều cơ quan quản lý trên các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Để quy hoạch khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi lòng sông tỉnh Vĩnh Long đi vào cuộc sống nói riêng và khả năng khai thác cát bảo vệ lòng sông nói chung cần có sự hiểu biết, đồng thuận và trách nhiệm giữa các ban ngành, các cấp trong tỉnh cũng như các tỉnh giáp ranh.

- Năm 2003 theo chủ trương của Chính phủ. UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường với các chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý các hoạt động tài nguyên khoáng sản nói riêng và các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, môi trường….nói chung. Hoạt động khai thác khoáng sản gắn liền với các vấn đề về sử dụng đất và môi trường, từ đó việc tham mưu cho UBND tỉnh về khoáng sản đã có những thuận lợi trong việc giải quyết các vấn đề liên quan mà lâu nay khi thực hiện gặp nhiều khó khăn. Từ 2003 các hoạt động khoáng sản trong cả nước đã có những thay đổi lớn trong công tác quản lý để phù hợp với tình hình thực tế, các hoạt động đầu tư khai thác khoáng sản bắt đầu thực sự đi vào nề nếp.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương