BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

F.2. Đặc điểm địa mạo.

a) Đặc điểm uốn khúc.

Trên bình đồ địa hình đáy sông ta thấy xu thế uốn lượn của dòng chảy thể hiện ở phần đáy sâu nhất. Theo quan sát thực địa cho thấy tại các khúc uốn vào mùa nước lớn dòng chảy tạo vực xoáy rất nguy hiểm đối với ghe thuyền loại nhỏ, và tại bờ lõm của khúc uốn thường xuyên bị sụp lở. Theo V. Đ. Lomtadze dòng chảy sông tại những khúc uốn là tổng hợp của chuyển động xuôi dòng và dòng thứ cấp chuyển động ngang sông trên mặt nước về phía bờ xói, sau đó quay ngược trở lại bờ lồi theo đáy sông tạo nên dòng xoắn ốc. Dưới tác dụng của dòng xoắn ốc bờ lõm luôn luôn bị xâm thực và bờ lồi lắng đọng vật liệu trầm tích làm cho bờ sông luôn dịch chuyển theo chiều ngang và dòng sông luôn có xu hướng gia tăng hệ số uốn khúc. Kết quả quá trình vận động của sông tại khúc uốn là tạo các bãi bồi phát triển đẩy dòng chảy hướng vào bờ lõm gây sạt lở.



b) Quan hệ hình thái.

Sự uốn lượn của dòng sông luôn có quan hệ tương hỗ với chiều sâu của đáy và trắc diện ngang sông. Tại khu vực này sông có khuynh hướng xâm thực sâu trên đáy sông.

Đoạn sông chảy thẳng thì sẽ mở rộng chiều lòng, đáy sông cạn dần do vậy lượng nước chảy mạnh hơn về phía hai bờ làm cho bờ sông có nguy cơ sạt lở.

Tại các đoạn sông uốn khúc có bán kính cong lớn do đó lực ly tâm của dòng chảy tăng dẫn đến quá trình xâm thực ngang chiếm ưu thế. Tại các đoạn có bán kính cong nhỏ dòng chảy xoáy cục bộ, quá trình xâm thực sâu chiếm ưu thế. Trên các đoạn sông mở rộng chiều ngang luôn tồn tại song song hiện tượng bồi tụ và xâm thực, các đoạn sông thu nhỏ chiều ngang chỉ xảy ra hiện tượng xâm thực.

Khu vực hợp lưu của dòng chảy: nước tại các nhánh sông nhỏ đổ ra sông lớn sẽ làm tăng lưu tốc tại các khu vực ngã ba sông góp phần tạo các xoáy nước tạo điền kiện cho xâm thực sâu phát triển.

F.3. Đặc điểm thủy văn.

a) Đặc điểm dòng chảy.

- Chế độ dòng chảy trong năm.

Các yếu tố về chế độ dòng chảy của sông có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xói mòn – bồi tụ bờ sông và sự di chuyển chiều sâu đáy dọc theo dòng sông.

Tốc độ dòng chảy sông thay đổi rất lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt, dòng chảy mùa lũ thường v > 1m/s đến 2,45m/s, mùa kiệt v = 0,3-1,0m/s, về mùa kiệt dòng chảy chịu sự chi phối của thủy triều, khi triều rút hoặc đang lên, dòng chảy tăng nhanh có khi đạt v = 1,2m/s và khi triều cường lớn nhất v < 0,3-0,15m/s.

Khu vực nằm trong vùng đồng bằng hạ châu thổ sông Cửu Long, dòng nước vào mùa lũ mang tính đặc thù riêng, thời gian ngập lũ từ 60 đến 90 ngày hoặc dài hơn, vào mùa này dòng nước chảy mạnh và diễn biến phức tạp do vậy bờ sông thường sụp lở rất mạnh. Mùa kiệt dòng chảy thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự vận động của thủy triều.

Xét tổng thể do sự vận động của dòng triều từ biển vào, mỗi khi triều cường nước dâng làm giảm dòng chảy xuôi, thực tế đã chứng minh càng về hạ nguồn thì tốc độ dòng chảy xuôi càng giảm, mặt khác sông chịu tác động của dòng triều càng lớn do vậy sự lắng đọng trầm tích tại các khu vực cửa biển càng tăng lên.

- Động năng dòng chảy.

Hoạt động của sông đặc trưng cho động năng của nó, thể hiện ở sự rửa xói, phá hoại bờ và lòng, ở sự mang chuyển vật liệu bở rời đưa vào dòng chảy. Động năng dòng chảy tỷ lệ thuận giữa tích số của khối lượng m với ½ bình phương vận tốc dòng chảy.

P =

Lưu lượng nước sông càng lớn và tốc độ dòng chảy càng cao thì công do sông thực hiện tăng lên nhiều lần. Cấu tạo bờ và đáy sông trong khu vực là trầm tích bở rời, mức độ phá hủy lòng sông và vận chuyển vật liệu càng nhanh khi dòng chảy gia tăng lưu lượng và vận tốc vào mùa nước lớn và mùa lũ.



b) Đặc điểm dòng bùn, cát.

Dòng bùn, cát vận chuyển và lắng đọng lòng sông cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dòng chảy, quan hệ hình thái sông và chúng có quan hệ tương hỗ với nhau. Do vậy quá trình sụp lở, bồi tụ của sông chịu sự chi phối rất lớn của dòng bùn, cát.

Hàm lượng bùn, cát sông Mê Kông nhỏ nhưng do dòng chảy lớn nên lượng bùn, cát hàng năm sông vận chuyển rất lớn, hàng năm sông Mê Kông chuyển tải một lượng bùn, cát khoảng 140 triệu tấn. Mùa lũ bùn, cát từ sông được cung cấp do bào mòn lưu vực và một phần là sản phẩm xâm thực sông, lượng bùn, cát sông vận chuyển vào mùa lũ chiếm tới 80% tổng lượng bùn, cát trong năm, hàm lượng bùn, cát vận chuyển vào mùa nước lớn và lũ khá cao do vậy dòng nước luôn có màu nâu. Cuối mùa lũ lượng bùn, cát sông giảm rõ rệt, độ đục nhỏ, lượng bùn, cát chủ yếu là sản phẩm xâm thực của dòng nước đối với lòng sông.

Dòng bùn, cát do sông vận chuyển lắng đọng ven bờ tạo bãi bồi tại bờ lồi của đoạn cong hoặc tạo cồn ngầm giữa đáy sông những chỗ sông mở rộng chiều ngang. Các bãi bồi này làm cho dòng nước đổ về bờ lõm tạo đáy sâu và vách có độ dốc cao gây sụp lở bờ. Dòng bùn, cát lắng đọng giữa sông (sông mở lòng) dòng nước đổ về phía hai bờ gây nguy cơ sạt lở bờ.

Các bãi bồi ven sông và trên đáy sông luôn vận động dịch chuyển theo dòng chảy vì vậy chúng luôn biến đổi theo thời gian. Thể hiện cụ thể nhất, tại cồn Đồng Phú, mới nổi trên sông Tiền.

F.4. Ảnh hưởng của sóng do gió

Các sông trong vùng có chiều rộng lớn từ 1.200-1.500m, đặc biệt các vùng ngã ba sông đôi nơi rộng đến 2-3km chính vì vậy gió tạo cho bề mặt sông nổi sóng. Tốc độ gió trung bình 2-3m/s, cực đại 25-30m/s, độ lớn của sóng vỗ bờ phụ thuộc vào tốc độ gió và còn tùy theo mùa gió trong năm và vào sự vận động của thủy triều. Sóng do gió xảy ra rất đáng quan tâm vì chúng thường xuyên và có sức phá hủy lớn hơn so với các sóng khác (sóng thủy triều, thuyền bè đi lại…).

Giới hạn phá hủy do sóng gây ra ở phần trên vách bờ sông tương ứng với bề mặt nước, khi bờ sông chịu sự tác động của sóng vỗ liên tục với tần suất nhanh sẽ gây phá hoại kết cấu của đất vách bờ là trầm tích bở rời cát, sét rất dễ bị phá hủy. Thường vùng vách sông từ bề mặt địa hình xuống đến 2m bị lở dưới tác dụng của sóng gọi là xâm thực gặm mòn. Sóng vỗ bờ không gây sụp lở lớn nhưng thường xuyên và đáng kể đối với bờ sông không được cừ kè hoặc trồng cây bảo vệ.

F.5. Các hoạt động kinh tế - xã hội.

Các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang tác động đến địa hình và môi trường địa chất.

Việc xây dựng các công trình ven sông như: công trình dân dụng, công nghiệp, bờ kè, cầu cảng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy, làm gia tăng tải trọng lên nền đất yếu. Việc xây dựng bờ kè có thể giảm sụt lở vùng này nhưng cũng gây sụp lở vùng khác.

Hoạt động khai thác cát nếu không thực hiện đúng quy trình, quy phạm khai thác quá gần bờ, khai thác khoét sâu quá mực xâm thực cơ sở làm tăng độ sâu địa hình đáy sông và độ dốc của bờ. Trước đây việc khai thác cát mang tính tự phát, không theo các quy định về khoảng cách an toàn cho bờ sông, độ sâu khai thác dễ đưa đến sạt lở bờ. Hiện nay việc khai thác cát theo đúng quy hoạch có tác dụng làm thông thoáng dòng chảy giảm mức độ sạt lở bờ sông.

Hệ thống sông Mê Kông là đường giao thông nội địa và quốc tế, tàu có tải trọng 5.000 tấn có thể lưu thông lên đến Phnom Penh. Mật độ lưu thông đường thủy ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo sóng vỗ bờ rất mạnh tuy không thường xuyên nhưng cũng có ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông.

Hoạt động kinh tế - xã hội của con người tác động đến diễn biến của bờ bồi tụ hay cồn nổi giữa sông như: con người dùng xáng cạp vét phần chân thấp của bãi bồi đắp lên phần cao để tăng diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ven bờ. Trồng cây làm ranh tại các khu vực đang có xu thế nổi cồn làm đẩy nhanh tốc độ nổi cồn.

Nhìn chung để tạo ra sự sụp lở bờ sông là do các nguyên nhân tổng hợp: đất bờ sông có cấu tạo mềm yếu; tốc độ dòng chảy lớn hơn giới hạn tốc độ rửa xói và luôn bị sóng đánh…, nhưng cơ bản nhất vẫn là tác động của dòng chảy tự nhiên. Đối với hệ thống sông Mê Kông nắm bắt được quy luật của dòng chảy để có thể điều chỉnh dòng chảy theo hướng có lợi là một việc làm hết sức khó khăn. Việc khai thác cát phải nắm bắt được các quy luật tự nhiên của dòng chảy, hướng công tác khai thác cát đến mục đích khai thông dòng chảy giảm thiểu các tác động xấu đến tự nhiên, tận dụng nguồn tài nguyên quý giá do sông đem lại là vấn đề mà các nhà quản lý, các doanh nghiệp khai thác cát cần quan tâm và thực hiện.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC ĐCCT ĐỘNG LỰC



Bảng 1.13

TT

Sông

Khu vực

Hiện tượng địa chất động lực

Nguyên nhân

1

S. Tiền

An Bình

Bồi lắng

F.1(b); F.3(a)

2




Đồng Phú

Bồi lắng

F.1(b); F.3(a); F.5

3

S.Tiền, Cổ chiên

Đầu cồn An Bình

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2((b); F.3; F.4; F.5

4

S.Tiền

Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ,

Xâm thực sâu

F.1(b); F.2(a,b); F.3

5

S. C.Chiên

Bình Hòa Phước

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2; F.3; F.4

6




Cồn Phú Đa Bến Tre

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.3; F.4

7




Mỹ Hạnh Hòa Phú

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2; F.3; F.4

8




TP. Vĩnh Long

Xâm thực sâu

F.1(b); F.2(a,b); F.3

9

S.Pang Tra

Quới Thiện

Xâm thực ngang

F1(b)

10




Thanh Bình

Xâm thực ngang

F1(b)

11

S. Hậu

Mỹ Phước

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2((b); F.3

12




Mỹ Hưng

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2((b); F.3

13




Thành Lợi Thành Phú

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2(a); F.3

14




Tân Đông

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2(b)

15




Tân Hòa – Tân hạnh

Xâm thực ngang

F.1(a,b); F.2(b)

16




Tân lợi B

Xâm thực ngang

F.1(a,b);F.2(b);F.4;F.5

17




Thương hạ lưu bến phà Cần Thơ

Xâm thực sâu

F.1(b); F.2(a,b); F.3

18

Nhánh trái S.Hậu

Cồn Tân Quy (giáp Trà Vinh)

Xâm thực ngang

F.1(a,b);F.2(b);F.4;F.5

19




Ấp Phú Sung

Xâm thực ngang

F.1(a,b);F.2(b);F.4

20




Mỹ Phước

Xâm thực ngang

F.1(a,b);F.2(b);F.4

Nguyên nhân của các hiện tượng địa chất công trình động lực được đánh số theo mục (F, trang 54-59)

C. Đặc điểm phân bố, chất lượng, trữ lượng và tài nguyên khoáng sản cát lòng sông theo hiện trạng khảo sát thăm dò.

1. Công tác khảo sát đánh giá

Trước năm 1975 công tác nghiên cứu địa chất và khoáng sản trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long được phản ánh tập trung trên tờ bản đồ địa chất Hà Tiên và Vĩnh Long do Sở Địa chất Đông Dương thành lập. Công tác khảo sát địa chất khoáng sản trên diện tích tỉnh Vĩnh Long từ năm 1975 bao gồm: Công tác đo vẽ bản đồ địa chất chuẩn Quốc gia tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 (1980-1991). Trong những năm gần đây một số doanh nghiệp đã tiến hành tìm kiếm, thăm dò để đầu tư khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường: cát, sét trên những diện tích nhất định.

Những kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ nhỏ từ 1:200.000 trở xuống các kết quả đạt được chủ yếu làm rõ một số vấn đề về cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển và quy luật phân bố khoáng sản nên rất hạn chế về mặt nghiên cứu, ứng dụng cho công tác quản lý hoạt động khoáng sản. Các khoáng sản phát hiện chỉ ở mức độ dấu hiệu hoặc điểm quặng, tài nguyên dự báo có độ chính xác chưa cao, chưa thể sử dụng trực tiếp cho mục đích đầu tư cũng như định hướng quản lý, quy hoạch thăm dò khai thác sau này.

Tại những mỏ khoáng sản đã thăm dò và đã được cấp phép khai thác, công tác thăm dò, nghiên cứu khoáng sản khá chi tiết về chất lượng, trữ lượng tài nguyên khoáng sản có thể sử dụng cho đầu tư khai thác, nhưng các kết quả này chỉ mang tính cục bộ.

Để có cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản phục vụ cho công tác quy hoạch, ngoài những tài liệu hiện có cần thiết phải khảo sát bổ sung và cập nhật những thông tin mới nhất.

2. Công tác thăm dò

Khoáng sản cát trong lòng sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra và sông Hậu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo các tài liệu thăm dò đều đạt chất lượng phục vụ san lấp mặt bằng. Trữ lượng và chất lượng cát trong toàn tỉnh Vĩnh Long đến tháng 8 năm 2009 phần đã thăm dò bao gồm các khu vực như sau:



A. SÔNG TIỀN

Khu vực Sông Tiền thuộc địa phận Vĩnh Long đã có 04 khu vực được thăm dó đánh giá trữ lượng chất lượng cát:



  1. Khu vực thăm dò năm 2001 của Công ty Vật liệu và Xây dựng Vĩnh Long.

Mỏ cát An Bình đã được đánh giá chất lượng, trữ lượng, báo cáo kết quả thăm dò đã được Bộ Công nghiệp phê chuẩn.

Diện tích thăm dò: 1,965km2.

Tổng trữ lượng cát cấp C1 đạt được: 11.914.591m3.

Trong đó diện tích thăm dò thuộc tỉnh Vĩnh Long là: 890.429m2.

Trữ lượng cát thuộc địa phận Vĩnh Long: 7.742.798m3.

Chất lượng cát: cát có thành phần độ hạt chủ yếu 0,25-0,1mm chiếm 81,85% (nhóm cát hạt nhỏ). Thành phần hóa chủ yếu là SiO3 chiếm 86,19%, các thành phần có hại như SO3, CaO không đáng kể, trong cát không chứa các khoáng sản có ích khác, hàm lượng các khoáng vật điện từ, không điện từ nặng trong kết quả mẫu trọng sa đều ở mức rất thấp không có giá trị công nghiệp.



  1. Khu vực thăm dò năm 2001 của Công ty CP Vật liệu xây dựng Tiền Giang

Diện tích thăm dò: 1,1879km2.

Tổng trữ lựợng cát cấp C1 đạt được: 7.509.291,03m3.

Trong đó diện tích thăm dò thuộc tỉnh Vĩnh Long là: 0,483km2.

Trữ lượng cát thuộc địa phận Vĩnh Long: 3.288.710m3.

Chất lượng cát: cát có thành phần độ hạt chủ yếu 0,25-0,1mm chiếm 79,76% (nhóm cát hạt nhỏ). Thành phần hóa chủ yếu là SiO3 chiếm 85,22%, các thành phần có hại như SO3, CaO không đáng kể, trong cát không chứa các khoáng sản có ích khác, hàm lượng các khoáng vật điện từ, không điện từ nặng trong kết quả mẫu trọng sa đều ở mức rất thấp không có giá trị công nghiệp.

3. Khu vực thăm dò năm 2004 của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát 2

Diện tích thăm dò: 37,5 ha.

Tổng trữ lựợng cát cấp C1 đạt được: 2.491.107m3.

Trữ lượng cát tính đến cote -15m là : 1.524.409m3.

Chất lượng cát: cát có thành phần độ hạt chủ yếu 0,25-0,1mm chiếm 49,4 % (nhóm cát hạt nhỏ); Cát hạt trung 46,3%; cát hạt thô 1,7%; thành phần hạt mịn lẫn bột sét 2,6%.

4. Khu vực thăm dò của Công ty sản xuất Thương mại và Xây dựng Minh Linh

Giấy phép thăm dò khoáng sản số 1468/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2007. Diện tích thăm dò: 0,675 km2.

Tổng trữ lượng cát cấp 122 đạt được: 1.418.299m3.

- Cát sông Tiền trong diện tích thăm dò chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1mm) trung bình 70,10%, và cát hạt trung (0,25-0,5mm) trung bình 26,6%, lượng bùn sét thấp.



B. SÔNG CỔ CHIÊN

Trên lòng sông Cổ Chiên đã có 07 công trình thăm dò đánh giá trữ lượng cát thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long.

1. Khu vực thăm dò Tân Ngãi và Thanh Đức của Công ty Vật liệu và Xây dựng Vĩnh Long, năm 1997, gồm 2 khu:

Khu Tân Ngãi

Diện tích thăm dò: 1,6 km2.

Tổng trữ lượng cát cấp C1 đạt được: 5.922.158m3.

Tổng trữ lượng cát cấp C2 đạt được: 9.265.100m3.



Tổng trữ lượng cát C1+ C2: 15.187.259m3.

Khu Thanh Đức

Diện tích thăm dò: 2,0km2

Tổng trữ lượng cát cấp C1 đạt được: 4.077.834m3.

Tổng trữ lượng cát cấp C2 đạt được: 4.397.127m3.



Tổng trữ lượng cát C1+ C2: 8.474.961m3.

Cát trên cả hai khu vực có chất lượng tương đương được thể hiện qua các thông số như sau:

Thành phần hạt


Cát hạt mịn và bột sét: d<0,1mm

Hàm lượng trung bình 7,49%

Cát hạt nhỏ: d : 0,25-0,1mm

Hàm lượng trung bình 41,91%

Cát hạt trung: d : 0,25-0,5mm

Hàm lượng trung bình 50.78%

Cát hạt thô: 0,5-2mm

Hàm lượng trung bình 4,55%

Sạn sỏi: d>2mm

Hàm lượng trung bình 0,02%

Nhìn chung cát có chất lượng đáp ứng cho yêu cầu cát san lấp.

  1. Khu vực thăm dò Mỹ Phước của Công ty Vật liệu và Xây dựng Vĩnh Long, năm 2001.

Trữ lượng cát san lấp và khối lượng đất bốc

Tổng hợp trữ lượng cát trên khu vực thăm dò nằm trên lòng sông Cổ Chiên thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, có kết quả như sau:

Tổng trữ lượng cấp C1 + C2 = 5.720.054,07 m3.

Trong đó trữ lượng cấp C1 là: 4.796.680,93 đạt 83,86%.



Chất lượng cát san lấp

Thành phần độ hạt

Kết quả phân tích 58 mẫu độ hạt cơ bản theo mẫu đơn cho thấy cát hạt trung chiếm tỷ lệ 44,11 %, cát hạt nhỏ chiếm tỷ lệ 50,99%, cát hạt mịn lẫn bột sét chiếm tỷ lệ 3,62 %.



  1. Khu vực thăm dò An Phước của Công ty Vật liệu và Xây dựng Bến Tre, năm 2002.

Trữ lượng mỏ cát:

Trên cơ sở chỉ tiêu trữ lượng và kết quả các công trình khoan đã thi công kết hợp với phương pháp nội và ngoại suy đã tính được trữ lượng như sau:

Bảng 1.14


TT

Cấp trữ lượng

Diện tích khối trên bình đồ (m2)

Chiều dày

trung bình (m)



Trữ lượng

(m3)



1

2


Cấp C1

Cấp C2



1.076.050

950.000


3,7

4,1


3.948.085

3.895.000



TỔNG

7.843.085

* Nguồn: Dự án khả thi khai thác cát san lấp lòng sông Cổ Chiên - tỉnh Vĩnh Long (2002)

Chất lượng cát san lấp:

Kết quả phân tích 118 mẫu độ hạt cơ bản theo mẫu đơn và kết quả tổng hợp trung bình cho từng lỗ khoan thăm dò ở hai thân cát cho thấy thành phần cỡ hạt của cát như sau: nhóm >0,5mm: chiếm 0,53%; nhóm 0,5-0,25mm chiếm 25,39%; nhóm 0,25-0,1mm chiếm 70,1%; nhóm 0,1-0,05 chiếm 2,43%; nhóm <0,05mm chiếm 1,61%.



  1. Khu vực thăm dò mỏ cát Vàm Vũng Liêm của Công ty Vật liệu và Xây dựng Vĩnh Long, năm 2002.

Diện tích thăm dò: 1,98km2.

Tổng trữ lượng cát cấp C1 đạt được: 1.948.810m3.

Tổng trữ lượng cát cấp C2 đạt được: 1.154.370m3.

Tổng trữ lượng cát C1+ C2 : 3.103.180m3.

Cát có chất lượng tương đương được thể hiện qua các thông số như sau:

Thành phần hạt


Cát hạt mịn và bột sét: d<0,1mm

Hàm lượng trung bình 2,5%

Cát hạt nhỏ: d : 0,25-0,1mm

Hàm lượng trung bình 67,4%

Cát hạt trung: d : 0,25-0,5mm

Hàm lượng trung bình 30,0%

Cát hạt thô: 0,5-2mm

Hàm lượng trung bình 0,1%

Sạn sỏi: d >2mm

Hàm lượng trung bình 0,0%

Nhìn chung cát có chất lượng đáp ứng cho yêu cầu cát san lấp.

  1. Каталог: Portals
    Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
    Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
    Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
    Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
    Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
    Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
    Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

    tải về 2.45 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương