BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

- Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ bảy thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản theo đó phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương cấp phép hoạt động khoáng sản nhóm vật liệu xây dựng thông thường. Đây là việc làm có tính cải tiến lớn lao, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, rút ngắn được thời gian thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản. Cũng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định tại Điều 3a. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản: Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


Tính đến thời điểm năm 2008, quy hoạch cát lòng sông năm 2000 đã có tính khoa học và pháp lý trong công tác cấp phép thăm dò, khai thác và giúp cho việc quản lý hoạt động khoáng sản cát lòng sông đã đi vào nề nếp theo đúng chủ trương quy hoạch đã đề ra.

Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào cuộc sống, Quy hoạch khảo sát thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long năm 2000 bộc lộ một số hạn chế sau:

* Cùng với những nhu cầu thực tiễn về cát san lấp, so với thời điểm năm 2000 tới nay số lượng các doanh nghiệp hoạt động và sản lượng khai thác cát sông đã tăng lên đáng kể từ một vài doanh nghiệp nay tăng đến hơn 10 doanh nghiệp. Như vậy thực trạng hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát sông đã thay đổi nhiều;

* Trầm tích cát, sỏi lòng sông nói chung và cát sông tỉnh Vĩnh Long nói riêng luôn chịu tác động của dòng chảy, biến đổi địa hình lòng dẫn do khai thác nên trữ lượng cát sông (diện phân bố, bề dày, chất lượng) luôn biến đổi (bổ cập hoặc xâm thực) theo thời gian và không gian gây khó khăn cho công tác đầu tư khai thác cũng như quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Chưa đánh giá được sự biến đổi về trữ lượng cát sông theo thời gian để giúp cho các công tác quản lý Nhà nước và nhà đầu tư điều chỉnh khai thác cho hợp lý.

Năm 2000 đến nay các quy định của luật pháp cũng có nhiều thay đổi: năm 2005 luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định 160/2005/NĐ-CP; Nghị định 07/2009/NĐ-CP; năm 2006 đến 2008 hàng loạt các quy hoạch khoáng sản của Nhà nước được Chính phủ ban hành. Vì vậy Quy hoạch khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long năm 2000 có nhiều điểm không còn phù hợp về nội dung cũng như các quy định mới của pháp luật.

* Một vấn đề quan trọng là các yếu tố môi trường liên quan đến khai thác cát chưa được đề cập đúng mức trong báo cáo quy hoạch trước. Các nguyên nhân sạt lở bờ sông phần lớn đều cho rằng có liên quan đến hoạt động khai thác cát. Điều này trước đây phần lớn do cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Ngay cả thời điểm hiện nay cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu vào lĩnh vực này làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư khai thác cát. Việc này gây dư luận xấu đối với các doanh nghiệp khai thác cát vẫn chưa được xóa bỏ, đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.


Quy hoạch khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long năm 2000 đã phát huy tác dụng trong một thời gian gần 10 năm cho đến nay quy hoạch này có nhiều điểm không còn phù hợp. Với các nguyên nhân trên đòi hỏi phải thực hiện dự án: “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, làm cở sở cho công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản cát của tỉnh Vĩnh Long là việc làm cần thiết và cấp bách cho định hướng phát triển bền vững.


Công tác cấp phép thăm dò, khai thác đã đi vào nề nếp và đúng theo luật định. Tuy vậy một số vấn đề quản lý hoạt động khai thác về: sản lượng khai thác; độ sâu và trình tự khoảng cách và vị trí khai thác; các vấn đề cần thực hiện theo báo cáo tác động môi trường, giám sát môi trường hàng năm vẫn chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức.

Các mỏ thăm dò cũ hiện đang cấp phép khai thác trong cấp trữ lượng C1 và cả trong cấp trữ lượng C2, cần phải rà soát lại để chuyển đổi và nâng cấp trữ lượng sang 122, sau đó mới cấp phép theo đúng quy định.



1.3. Kết quả thực hiện các mục tiêu đến năm 2008 so với quy hoạch năm 2000.

1.3.1. Công tác xây dựng hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh.

Sau khi Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua, công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản đã được các Sở Công nghiệp trước đây và nay là Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành những quy định dưới luật phù hợp với điều kiện quản lý của tài nguyên cát sông tỉnh Vĩnh Long.

Nhìn chung, các văn bản quy định do địa phương ban hành kịp thời và đồng bộ, phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan, thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác cát sông và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.

1.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn pháp luật về khoáng sản

Sau khi Luật Khoáng sản được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở Công nghiệp trước đây và sau này là Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp tiến hành tổ chức công tác tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản cho quần chúng và các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa bàn như báo viết, báo nói, báo hình, đã đăng tải nội dung Luật Khoáng sản; phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm nhằm tạo điều kiện, phổ biến sâu rộng pháp luật về khoáng sản trong quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và được thực hiện thường xuyên, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản còn hạn chế, chưa thường xuyên phổ biến sâu rộng tới mọi thành phần trong xã hội, nhất là ở vùng có khoáng sản cát sông, là những địa bàn chủ yếu có các hoạt động khai thác khoáng sản.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản của các tầng lớp nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đã ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân bất chấp luật pháp tổ chức khai thác khoáng sản cát sông bằng phương tiện ghe bơm hút ở nhiều địa phương đặc biệt các khu vực giáp ranh; một số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ do chạy theo lợi nhuận và thiếu vốn đầu tư vi phạm các quy định về nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản; về ký quỹ phục hồi môi trường; chưa chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động, quy trình kỹ thuật trong khai thác, chế biến khoáng sản. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu vực được phép khai thác chưa được thực hiện nghiêm túc.



1.3.3. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Từ khi có Luật Khoáng sản, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã có những chuyển biến và đã có nhiều tiến bộ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh với chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản tại địa phương đã kịp thời triển khai có hiệu quả các hoạt động:

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến nội dung pháp luật về khoáng sản tới các cấp huyện, xã.

- Đã sớm ban hành theo thẩm quyền: Quy định, Chỉ thị về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn địa phương, Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát sông.

- Đã kịp thời xây dựng và củng cố tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản và thanh tra khoáng sản tại Sở Công nghiệp trước đây nay là Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chỉ đạo Sở Công nghiệp trước đây, Sở Tài nguyên và Môi trường hiện nay và các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh tổ chức có hiệu quả các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn địa phương và đã thành lập được các chốt kiểm tra khai thai thác cát sông.

Sự phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản giữa Bộ Công nghiệp trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, Ngành có liên quan ngày càng chặt chẽ hơn.

Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản đã được các địa phương bắt đầu quan tâm với những giải pháp cụ thể, vì vậy hiệu quả của công tác này ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số địa phương do hạn chế về kinh phí và khó khăn trong việc duy trì lực lượng bảo vệ nên chỉ tiến hành công tác truy quét, đẩy đuổi theo đợt rồi buông lỏng, bất lực.

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên, ngoài yếu tố chủ quan như sức ép về phát triển hạ tầng đòi hỏi giảm suất đầu tư, khu vực có khoáng sản thường nằm ở các vùng nước xa bờ khó bảo vệ,... . Trong khi đó quy định của Luật Khoáng sản còn chưa cụ thể, nhất là cơ chế về tài chính để bảo đảm thực hiện. Vì vậy, mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Tình trạng khai thác trái phép khoáng sản cát sông vẫn tồn tại, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản và đặc biệt chưa khẳng định hiệu lực quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh.

Nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã quy định khá chi tiết về nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Thực tiễn thi hành các quy định này trong thời gian qua đã chứng minh tính đúng đắn và sự cần thiết của các quy định này trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, một số quy định hướng dẫn tính chi phí phục hồi môi trường sau khai thác, ký quỹ phục hồi môi trường còn thiếu cụ thể và khó triển khai thực hiện.

1.3.4. Công tác lập quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát sông.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng số 03/1999/CT-TTg công tác lập quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cát sông trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long đã được Ủy ban nhân dân phê duyệt tại Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 25 tháng 03 năm 2008 góp phần định hướng cho sự phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cát sông. Công tác quy hoạch đã khoanh vùng thăm dò, khai thác khoáng sản cát sông phục vụ kịp thời cho công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện định hướng tham gia hoạt động khoáng sản.

Tuy nhiên, công tác xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông năm 2000, cho đến nay do chủ trương chính sách có một số thay đổi nên không còn phù hợp, mặt khác thời kỳ năm 2000 trình độ công nghệ thông tin chưa phát triển, hệ thống bản vẽ cũng như các cơ sở dữ liệu chủ yếu được cập nhật và vẽ bằng tay, hệ thống bản đồ còn sử dụng hệ tọa độ UTM nay đã thay bằng hệ tọa độ VN.2000, các yếu tố trên gây trở ngại, hạn chế độ chính xác trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản cát.

Đối tượng quy hoạch là cát lòng sông mang tính động dịch chuyển thay đổi theo sự thay đổi của dòng chảy qua các chu kỳ thời tiết mà chủ yếu là mưa lũ (Một số khu vực năm 2000 không có cát nhưng đến nay 2008 đã có sự bồi lắng của trầm tích cát và ngược lại một số khu vực trước đây có cát nhưng do sự xâm thực tự nhiên đến nay không còn cát). Việc khai thác cát sông phục vụ cho các công trình giao thông, xây dựng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã gia tăng trong thời gian qua và diễn biến khá phức tạp. Vì vậy các nội dung quy hoạch, theo thời gian, không gian của năm 2000 bắt buộc phải có sự thay đổi theo để phù hợp với thực tế.

Với các hạn chế nêu trên nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản cát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là phải thành lập lại quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long.

1.3.5. Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được quy định tại Điều 7 Luật Khoáng sản và được hướng dẫn thi hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 219 /1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 1999. Tại Quyết định này đã quy định cụ thể chính sách về tài chính và các biện pháp nhằm bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản trong việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản, trong việc ưu tiên thu hút lao động tại địa phương và các dịch vụ liên quan; trách nhiệm của địa phương trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống gắn liền với chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng cũng như chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Qua thực tiễn cần đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ nguồn thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản Nhà nước giành cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa bàn có khoáng sản được khai thác, chế biến nói chung và khoáng sản cát sông nói riêng, nhằm gắn quyền lợi của địa phương có khoáng sản với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế khai thác trái phép.

1.3.6. Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản cát sông.

UBND tỉnh với trách nhiệm và thẩm quyền quản lý Nhà nước về khoáng sản cát sông đã chỉ đạo khẩn trương công tác soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực thi hành trên thực tế.

Đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền pháp luật về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong và ngoài nước; chủ động tổ chức các lớp tập huấn về nội dung pháp luật, về khoáng sản dưới nhiều hình thức khác nhau; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh tra, quản lý tài nguyên khoáng sản cho các địa phương; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giám đốc điều hành mỏ.

Trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan; không ngừng nghiên cứu thực tiễn để có sự đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản cho phù hợp.

Từ khi có Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Với tư cách tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện công tác thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đã đi vào nề nếp, bảo đảm quy định của pháp luật về khoáng sản cũng như quy định của pháp luật khác có liên quan; tiến tới không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

1.3.7. Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, một số tồn tại cần được khắc phục là:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa được chú trọng để phổ biến sâu rộng tới mọi thành phần và quần chúng nhân dân, nhất là các vùng ven sông điều kiện thông tin, kinh tế còn khó khăn.

- Hoạt động khai thác cát sông liên quan đến nhiều ngành: Quản lý đường sông, giao thông; cảng vụ; nông nghiệp; cấp thoát nước; cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; và phải có ý kiến thỏa thuận để có cơ sở pháp lý cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân; trong một số trường hợp còn chậm và thiếu cụ thể so với quy định, gây kéo dài thời gian chờ đợi việc cấp giấy phép đối với một số doanh nghiệp. Cần tiếp tục tăng cường đổi mới hơn nữa về thủ tục hành chính.

- Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong việc nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản còn chậm và chưa toàn diện.

Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng những kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản cát sông trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Có được những kết quả nêu trên, ngoài sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công nghiệp trước đây, Sở Tài nguyên và Môi trường hiện nay trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoáng sản, còn nhờ có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ và có hiệu quả giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các địa phương lân cận; các Bộ, Ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản cát sông.

2. Hiện trạng công nghiệp khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông.

- Ngành công nghiệp khai thác cát của tỉnh Vĩnh Long mặc dù còn đầu tư ở quy mô nhỏ, nhưng cũng đã có những đóng góp phần nào vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và khu vực.

- Hoạt động khai thác khoáng sản cát sông bước đầu đã có định hướng, một số mỏ đã chú ý đầu tư chiều sâu vào công nghệ khai thác, tổ chức quản lý và đã tạo nên cơ sở ban đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp khai thác cát sông.

- Tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải tạo từng bước cơ sở hạ tầng của các địa phương, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.

- Trật tự khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đã từng bước được tăng cường thiết lập, hạn chế dần các hoạt động khai thác trái phép khoáng sản.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản nhìn chung đã có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, gắn mục tiêu lợi ích sản xuất, kinh doanh khoáng sản với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giao thông đường thủy và an toàn lao động.

Vấn đề khai thác cát sông kết hợp điều tiết dòng chảy thể hiện rõ ở việc kéo chủ lưu dòng chảy ra xa bờ cụ thể như ở ngã ba sông Tiền, sông Cổ Chiên một số hố sâu ở gần bờ khu Trường An đang được bồi lắng cạn dần.

Những khó khăn và tồn tại

- Công nghiệp khai thác cát sông của tỉnh và khu vực còn phát triển ở mức độ thấp và chưa sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Phần lớn các công trình xây dựng đòi hỏi chất lượng cát chưa phù hợp điều kiện thực tế.

- Các tổ chức khai thác còn thiếu vốn, thiếu công nghệ và thiết bị tiên tiến (ngoại trừ một số mỏ của các công ty chuyên nghiệp) trong thăm dò để tăng trữ lượng chuẩn bị tài nguyên đưa vào khai thác.

- Các doanh nghiệp do hạn chế về năng lực, không đủ điều kiện tham gia đầu tư chế biến sâu, chủ yếu bán cát sông dạng thô.

- Cát là sản phẩm tích tụ lòng sông nên dễ bị thay đổi về trữ lượng, chất lượng (tùy thuộc vào điều kiện tích tụ, và luôn được bổ cập). Việc khai thác cát ngầm dưới nước khó đảm bảo thiết kế, khó kiểm tra chính xác, để tăng lợi nhuận các đơn vị khai thác thường tìm nơi dễ khai thác, gần bờ, gần nơi tiêu thụ. Các hộ dân thường dùng ghe hút công suất nhỏ rất linh động, khai thác trái phép nên nhiều ghe khai thác tập trung sẽ biến đổi lòng dẫn. Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ gây khó khăn cho việc giám sát quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như các ban ngành có liên quan.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Để giám sát hoạt động khai thác cát Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như các ban ngành liên quan có kinh phí rất hạn chế, phần lớn dựa vào kinh phí của các doanh nghiệp và như vậy sẽ thiếu tính khách quan cũng như tính năng động thấp.

- Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra, gây mất an toàn lao động, trật tự trị an, gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, giao thông đường thủy, môi sinh. Tuy UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ban ngành địa phương đã có những biện pháp tăng cường quản lý nhưng vẫn chưa hạn chế được việc khai thác chưa đúng vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị, thời gian khai thác, tranh mua tranh bán, trốn thuế... Sở dĩ còn tình trạng nói trên về cơ bản là ý thức và nhận thức về lợi ích lâu dài chưa được quán triệt đầy đủ và coi trọng. Việc quản lý, điều hành còn chưa kiên quyết trong việc xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Đánh giá khả năng kỹ thuật và công nghệ khai thác khoáng sản cát.

Khai thác cát sông là loại hình khai thác đặc biệt, ở đây người khai thác (thủ công hoặc cơ giới) không nhìn thấy đối tượng khai thác, cho nên bằng phương tiện thông thường (nơi địa hình mực nước) khó có thể kiểm soát được chiều dày thân khoáng của lớp phủ cũng như chất lượng của chúng để có thể chọn lọc, hoặc điều chỉnh trong quá trình khai thác. Vì vậy vấn đề kỹ thuật khai thác chỉ được giải quyết một cách tương đối và có tính chất định hướng.



* Biên giới khai trường:

Chiều sâu khai thác và khoảng cách bờ là hai thông số khai trường cần được tính đến trong việc xác định biện giới của khai trường. Các thông số này được tính theo từng mỏ cụ thể. Trong quy hoạch này chúng tôi chỉ nêu những giới hạn chung nhỏ nhất.

+ Khoảng cách khai thác đến bờ an toàn hiện nay đối với các sông lớn và sâu (sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu): khoảng cách 200m tính từ bờ sông hiện tại ra đến nơi khai thác; đối với các sông nhỏ và cạn: sông Pang Tra khoảng cách 100m; sông Hậu nhánh Trà Ôn, khoảng cách từ 70 - 100m tùy từng khu vực; sông Trà Ôn khoảng cách là 70m, tính từ bờ sông hiện tại. Khoảng cách khai thác xa bờ này đáp ứng được giới hạn đảm bảo không ảnh hưởng đến vùng quy hoạch nuôi cá lồng, cá bè tại Quyết định số: 44/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

+ Chiều sâu khai thác tối đa: được xác định trên cơ sở cân bằng động lực học dòng chảy, để đảm bảo khai thác cát không ảnh hưởng lớn đến cân bằng của sông. Hiện nay các nhà chuyên môn đều lấy độ sâu xâm thực cơ sở của đáy sông hiện có làm mức cao chuẩn để khống chế chiều sâu khai thác.

Mực xâm thực cơ sở các đoạn sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bảng 1.1


Khoảng cách

Cách biển

0-80km


Cách biển

80-160km


Cách biển

>160km


Cao trình,m










-10m

60

8

5

-10 đến -15m

18

12

32

-15 đến -20m

2

25

25

-20 đến -25m

0

23

8

-25 đến -30m

0

8

2

-30 đến -35m

0

2

1,5

-35 đến -40m

0

1,5

1,0

>-40m

0

0,5

0,5

Tổng cộng,km

80

80

75

Cao trung bình,m

-10,7

-20,0

-16,36

(Nguồn Lê Ngọc Bích và nnk- 1999)

Từ các dẫn liệu trên có thể áp dụng cho độ sâu giới hạn cho khai thác cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long trên các sông lớn: sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu là -18m đến -20m đới giữa sông ,cách bờ 200m. các sông nhỏ: sông Pang Tra, nhánh trái sông Hậu độ sâu khai thác đến -15m, cách bờ tối thiểu là 100m (có tham khảo độ sâu khai thác tại quy hoạch cát sông tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre).



* Trình tự khai thác:

+ Có thể khai thác đồng thời các thân cát, khai thác dàn trải, tránh khai thác tập trung.

+ Ưu tiên khai thác ở những chổ thân cát nằm nông, gần mực nước nhằm khơi thông luồng lạch trên sông, cố gắng tạo luồng dòng chảy giữa sông, tránh khai thác làm lệch dòng chảy.

+ Trong mỗi thân cát nên phân lớp khai thác chiều dày lớp < 3m. Tránh khai thác một chỗ tạo các hố xoáy cục bộ. Hết lớp trên tiếp tục xuống lớp dưới.

* Công nghệ khai thác:

Đối với loại hình cát sông, để khai thác có các loại hình công nghệ sau đây:

- Hút - thổi: cát sông được kết hợp với nước thành hỗn hợp lỏng và được đưa lên mực nước (phương tiện vận chuyển, hoặc bờ) bằng bơm thủy lực. Loại này cho năng suất cao, vận hành đơn giản, có thể hút được những hòn sạn kích thước tới 20mm.

- Gàu guồng: Cát từ đáy sông được đưa lên mặt sông và rót vào phương tiện vận chuyển bằng một hệ thống gàu lắp trên một sợi dây xích lớn, có bánh lăn chủ động được truyền động bằng hệ thống máy động lực, làm cho cả hệ thống xích gàu hoạt động liên tục. Các gàu lần lượt cuốc vào đáy sông và đưa bùn cát rót vào phương tiện ở vị trí gàu bắt đầu trút xuống. Hiện tại công nghệ này đang được áp dụng rất phổ biến tại Đồng Tháp từ 16 - 18 gàu guồng.

Công nghệ này cho năng suất cao phù hợp với khai thác vừa và lớn.

- Gàu quăng: dùng lực quán tính quăng gàu xuống đáy nước sau đó dùng cáp kéo gàu, múc cát vào gàu kéo lên mặt nước, rót vào phương tiện vận chuyển.

Công nghệ này khai thác đơn giản năng suất thấp.

- Gàu ngoạm, cạp: thả gàu rơi tự do (thẳng đứng) xuống đáy nước, sau đó nhờ lực kéo của cáp, hai nữa gàu cạp vào cát, bùn và được cáp nâng gàu lên, rót vào phương tiện vận chuyển.

Có thể khai thác tới độ sâu 20m năng suất vừa đến nhỏ.

Hiện nay việc khai thác cát trên sông phần lớn sử dụng loại công nghệ gàu ngoặm (xáng cạp) loại cần 45 và cần 60 với thiết bị này đầu tư thấp, năng suất phù hợp với quy mô nhỏ và vừa. Nhưng nhược điểm của chúng là khai thác tạo độ sâu không đồng đều theo lớp, gây khó khăn trong việc tính toán trữ lượng cát còn lại theo từng thời kỳ. Loại công nghệ hút thổi tuy có năng suất lớn nhưng đầu tư cao, chiếm nhiều diện tích.

Để khai thác cát trên sông thích hợp nhất nên chọn phương pháp gàu ngoặm (xáng cạp) và hút thổi với công suất nhỏ. Với công suất khai thác tư 40-60m3/h với hai loại công nghệ kể trên có các ưu điểm:

- Do cát hạt nhỏ lẫn bùn trong khai thác đều được tuyển sơ bộ (rửa bùn).

- Vị trí khai thác cũng như độ sâu khai thác có thể thay đổi không nhất thiết cố định.

- Đầu tư không lớn có thể chấp nhận được với các doanh nghiệp.



* Sản lượng khai thác.

Được tính toán dựa trên các yếu tố:

- Trữ lượng cát hiệu dụng của mỏ có thể huy động vào khai thác;

- Không tác động xấu đến môi trường; có thể điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi;

- Đáp ứng nhu cầu thực tế thị trường, đem lại lợi nhuận.

4. Phân tích xác định các khu vực không thể khai thác, hạn chế khai thác, khoáng sản do các nguyên nhân khác nhau

Hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ

Theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống được quy định như sau:

Đối với cầu trên đường ngoài đô thị:

- Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu ra mỗi bên là: 50m đối với cầu có chiều dài từ 60m trở lên; 30m đối với cầu có chiều dài dưới 60m;

Trong trường hợp cầu có chiều dài đường dốc lên, dốc xuống lớn hơn quy định tại điểm trên đây thì giới hạn hành lang an toàn được tính từ đuôi mố cầu ra đến hết chân dốc.

- Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi phía là: 150m đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300m; 100m đối với cầu có chiều dài từ 60m đến 300m; 50m đối với cầu có chiều dài từ 20m đến dưới 60m; 20m đối với cầu có chiều dài dưới 20m.



Hành lang an toàn khu vực bến phà

Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao được quy định như sau: Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao. Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150m.



Hành lang an toàn khu vực công trình kè

Theo Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về giới hạn hành lang an toàn đối với đường thủy nội địa. Theo đó phạm vi bảo vệ công trình kè chóng xói lở nền đường, kè ốp bờ là từ chân kè ra sông 20m.



Hành lang bảo vệ an toàn đường điện cao thế trên không

Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không Nghị định của Chính phủ số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được giới hạn như sau:

- Chiều dài: tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khi vào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp.

- Chiều rộng: được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:

Bảng 1.2


điện áp

đến 22 kv

35 kv

66 - 110 kv

220 kv

500 kv

loại dây

dây bọc

dây trần

dây bọc

dây trần

dây trần

khoảng cách (m)

1

2

1,5

3

4

6

7


Khu vực xâm thực sâu nguy hiểm (cấm, tạm cấm khai thác)

Những khu vực đáy sông có hiện tượng xâm thực sâu lớn như: khu vực ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ; trên cầu Mỹ Thuận; khu vực thành phố Vĩnh Long; khu vực sát bờ trên và dưới bến phà Cần Thơ.



Khu vực xâm thực ngang (hạn chế sản lượng khai thác).

III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG

A. Công tác lập bản đồ hiện trạng địa hình, địa chất và môi trường tỷ lệ 1: 50.000

1. Khối lượng và các phương pháp tiến hành

1.1. Thu thập các số liệu về tài nguyên khoáng sản và môi trường:

Bao gồm các tài liệu điều tra về địa chất và khoáng sản trong khu vực và địa bàn tỉnh như bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 nhóm tờ Đồng bằng Nam bộ, các báo cáo kết quả tìm kiếm, báo cáo thăm dò các mỏ cát sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra các đề tài nghiên cứu khoa học về địa chất khoáng sản và vật liệu xây dựng trong tỉnh và khu vực,… .

Thu thập về hiện trạng và diễn biến môi trường chung; báo cáo môi trường hàng năm, các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khoáng sản… .

1.2. Công tác khảo sát địa chất, môi trường biên hội lập bản đồ hiện trạng địa hình, địa chất và môi trường tỷ lệ 1: 50.000

Lộ trình địa chất, môi trường và lấy mẫu đất nguyên dạng dọc theo 2 bờ: sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Pang Tra, sông Trà Ôn thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long. Tổng chiều dài hành trình 320,4 km, lấy 61 mẫu cơ lý đất, chiều dài khảo sát dọc các sông như sau:

Bảng 1.3


Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

Lộ trình địa chất, địa chất công trình, địa chất môi trường dọc theo hai bờ sông

km

320,4

- Sông Tiền

km

39,2

- Sông Cổ Chiên

km

97,6

- Sông Pang Tra

km

35,6

- Sông Hậu

km

94,0

- Sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà ôn (sông Hậu và nhánh sông Hậu)

km

54,0

Tổng diện tích mặt nước đã khảo sát

km2

200

Lấy mẫu cơ lý đất

mẫu

61

- Sông Tiền

mẫu

5

- Sông Cổ Chiên

mẫu

20

- Sông Pang Tra

mẫu

6

- Sông Hậu

mẫu

25

- Nhánh trái sông Hậu

mẫu

5

1.3. Khảo sát bổ sung và đánh giá lại tài nguyên cát lòng sông:

1.3.1. Khoan thăm dò:

Đối tượng khoan thăm dò là lớp cát bở rời, độ nén chặt thấp phân bố ở lòng sông, hoàn toàn bị ngập nước cho nên chúng tôi sẽ dùng phương pháp khoan bằng thiết bị "AIR-LIFT" cải tiến do Xưởng cơ khí của Công ty CP Địa chất và Khoáng sản chế tạo.

Cơ chế hoạt động của máy khoan như sau: Máy khoan gồm các bộ phận: tháp khoan, cần khoan, lưỡi khoan, ống dẫn nước, máy nén khí, máy bơm nước, xô đựng mẫu v.v... máy được gắn trên tàu thuyền sau khi đã neo đậu vững chắc. Cần khoan rỗng vừa làm nhiệm vụ truyền lực cho lưỡi khoan vừa có tác dụng làm ống chống bảo vệ thành lỗ khoan (như vậy lỗ khoan được chống ống 100%).

Thiết bị khoan làm việc theo nguyên lý: khí được máy nén bơm vào cùng với nước trong tầng cát tạo thành hỗn hợp nhẹ ((nước + khí)) trong ống khoan, gây ra sự chênh lệch áp lực so với bên ngoài làm cho hỗn hợp nhẹ nước-khí bị đẩy lên miệng lỗ khoan kéo theo cát và đẩy ra ngoài. Dùng xô hứng cát và nước sau đó gạn nước đi. Khi gặp tầng sét dẻo hoặc cát sỏi bị nén chặt, lượng nước trong tầng cát không đủ để hòa tan chúng thì sử dụng máy bơm hỗ trợ thêm nước vào qua ống dẫn nước đồng trục với dây dẫn khí nén. Với áp lực nước mạnh sẽ hòa tan tầng bùn sét và đẩy cát lên miệng lỗ khoan.

- Kỹ thuật khoan và lấy mẫu:

Trước hết dùng máy GPS-GP.50 định vị lỗ khoan theo tọa độ thiết kế. Sà lan hoặc thuyền lớn được neo đậu thật chắc chắn bằng hệ thống neo. Dựng tháp khoan thật thẳng, chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu đầy đủ và tiến hành khoan. Khoan hết tầng cát và sau đó khoan sâu vào tầng bên dưới (chủ yếu là bột sét) 0,3-0,5m thì kết thúc lỗ khoan. Để đảm bảo chất lượng mẫu, chiều dày hiệp khoan tùy thuộc chiều dày lớp cát, trung bình 1-2m sẽ lấy mẫu một lần. Tỷ lệ lấy mẫu cát yêu cầu đạt trên 80%. Mẫu là hỗn hợp nước và cát nên phải để lắng đến khi nước trong mới đổ nước đi. Phần mẫu cát còn lại sẽ đựng vào túi mẫu đưa về phơi khô để phân chia mẫu sau này. Trong quá trình khoan, kỹ thuật địa chất phải thường xuyên theo dõi, mô tả đặc điểm địa tầng và lấy mẫu. Khi kết thúc khoan phải lập biên bản đình lỗ khoan theo quy định.

Khối lượng đã thực hiện: các lỗ khoan bố trí hình chữ chi theo mạng lưới 800m/lỗ dọc theo dòng sông nhằm không bỏ sót khoáng sản. Tổng số lỗ khoan thực hiện là 193 lỗ, tổng số mét khoan là 587,3m. Lấy và phân tích 211 mẫu lõi khoan. Trong đó:

Bảng 1.4


Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

Khoan thăm dò

lỗ/m

193/587,3

- Sông Tiền

lỗ/m

17/68,9

- Sông Cổ Chiên

lỗ/m

59/197,2

- Sông Pang Tra

lỗ/m

21/57,2

- Sông Hậu

lỗ/m

61/108,2

- Nhánh trái sông Hậu.

lỗ/m

35/155,8

Lấy mẫu lõi khoan

mẫu

211

- Sông Tiền

,,

22

- Sông Cổ Chiên

,,

70

- Sông Pang Tra

,,

16

- Sông Hậu

,,

35

- Nhánh trái sông Hậu

,,

68

1.3.2. Đo hồi âm địa hình đáy sông:

Với mức độ khó khăn của khu vực, yêu cầu độ chính xác của bản đồ cũng như yêu cầu của địa chất và kinh phí của Dự án... Nếu sử dụng những phương pháp đo thông thường sẽ gặp phải nhiều khó khăn và chi phí lớn. Vì vậy, việc xác định tọa độ vị trí từng điểm đo được sử dụng bằng máy định vị GPS-2000 gắn với thiết bị đo sâu tự ghi LMS – 525C DF do hãng Lowrance của Mỹ sản xuất năm 2006.

Máy GPS-2000 cho toạ độ UTM dùng cho các bản đồ lưới ô vuông WGS 84, có số đọc ổn định đến 1m khi ở chế độ thu sóng 3D. Độ chính xác này đáp ứng được yêu cầu khảo sát, thăm dò cát lòng sông.

Máy tự động ghi toạ độ X, Y điểm đo siêu âm vào thẻ nhớ. Cứ 3 giây máy tự động chấm 1 điểm.

Xác định độ cao điểm đo bao gồm: xác định độ sâu điểm đo và xác định độ cao mặt nước tại điểm vào thời điểm đo. Chúng tôi dùng thiết bị đo sâu tự ghi LMS – 525C DF có gắn đầu dò thu phát sóng hồi âm để xác định độ sâu mặt nước do hãng Lowrance của Mỹ sản xuất năm 2006. Đo hồi âm tuyến ngang sông, có phương vị vuông góc với dòng chảy, các điểm đo cách nhau khoảng 30m, các tuyến đo cách nhau 100-150m. Độ sâu mặt nước (Depth) được ghi đồng thời với toạ độ điểm đo siêu âm vào thẻ nhớ. Cứ 3 giây máy tự động chấm 1 điểm. Kết quả đo sâu có số đọc đến 1.10-6 feet (khoảng 0,3.10-6m). Độ chính xác đáp ứng được yêu cầu khảo sát, thăm dò cát lòng sông. Độ cao địa hình đáy sông tại điểm đo được xác định bằng công thức hiệu chỉnh so với trạm quan trắc mực nước trên bờ. Cơ sở của việc tính toán là coi sự biến đổi mực nước khi thủy triều lên (hoặc xuống) giữa các điểm đo là sự biến đổi đều.

Trên các đoạn sông khảo sát, thăm dò thuộc tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi bố trí 17 trạm quan trắc mực nước có tọa độ như sau: (Hệ tọa độ VN.2000, kinh tuyến trục 105o30’, múi chiếu 3o)

SÔNG TIỀN:

- Trạm số 01 có tọa độ: X : 5 43 065

Y : 11 35 980

- Trạm số 02 có tọa độ: X : 5 49 810

Y : 11 39 725

- Trạm số 03 có tọa độ: X : 5 57 590

Y : 11 38 690

SÔNG CỔ CHIÊN:

- Trạm số 04 có tọa độ: X : 5 47 205

Y : 11 36 300

- Trạm số 05 có tọa độ: X : 5 62 590

Y : 11 32 700

- Trạm số 06 có tọa độ: X : 5 74 375

Y : 11 24 280

- Trạm số 07 có tọa độ: X : 5 81 820

Y : 11 14 960

SÔNG PĂNG TRA :

- Trạm số 08 có tọa độ: X : 5 75 315

Y : 11 25 240

- Trạm số 09 có tọa độ: X : 5 84 750

Y : 11 13 580

SÔNG HẬU:

- Trạm số 10 có tọa độ: X : 5 18 490

Y : 11 21 960

- Trạm số 11 có tọa độ: X : 5 28 765

Y : 11 15 120

- Trạm số 12 có tọa độ: X : 5 36 860

Y : 11 06 000

- Trạm số 13 có tọa độ: X : 5 44 500

Y : 10 99 020

- Trạm số 14 có tọa độ: X : 5 81 820

Y : 11 14 960

SÔNG HẬU NHÁNH TRÀ ÔN VÀ SÔNG TRÀ ÔN:

- Trạm số 15 có tọa độ: X : 5 45 470

Y : 11 02 140

- Trạm số 16 có tọa độ: X : 5 49 900

Y : 10 96 220

- Trạm số 17 có tọa độ: X : 5 53 290

Y : 10 94 975

Tại trạm đo, số đo mực nước được tính từ đầu tiêu xuống, các số đo này được đọc đến 0,01m. Độ cao đầu tiêu tại thời điểm đo được đánh dấu tại một điểm cố định.

Các công thức tính độ cao điểm đáy sông :

H = Hmn - L

Trong đó :

+ H: Độ cao điểm đáy sông tại vị trí đo hồi âm và công trình địa chất (m).

+ Hmn: Độ cao mặt nước thời điểm đo hồi âm (m).

+ L: Kết quả đo hồi âm (m)

Độ cao mặt nước Hmn được tính theo từng điểm độ sâu và từng vị trí của tuyến đo so với các trạm quan trắc.

Hmn = Ht + h S1

S

Hoặc:


Hmn = HT - h S2

S

Trong đó:



HT = Hđt - it

Hd = Hđt - id

+ id, it : Số liệu quan trắc mực nước.

+ Hđt : Độ cao đầu cọc tiêu đo nước.

+ HT, Hd: Là độ cao mực nước các trạm quan trắc mực nước phía trên và phía dưới so với điểm đo.

+ h = H2 - H1 là chênh cao mặt nước giữa hai trạm quan trắc trên và dưới vào thời điểm đo sâu.

S = S1 + S2: Chiều dài theo dòng chảy giữa 2 trạm.

Phương pháp đo cao hình học được sử dụng để liên kết độ cao giữa các đầu cọc tiêu đo nước. Việc dẫn độ cao này tuân theo tiêu chuẩn của lưới nivô kỹ thuật, dùng để tính độ cao và chênh cao mặt nước.

Đo vẽ lại toàn bộ hiện trạng địa hình lòng sông tại các khu vực chưa hoạt động khoáng sản trước đây chưa tiến hành đo vẽ, khảo sát lại hiện trạng đường bờ, hiện trạng địa hình đáy sông, bằng phương pháp đo hồi âm và vẽ lại hiện trạng địa hình tại các khu vực khai thác tỷ lệ bản đồ địa hình đo vẽ 1:10.000 giúp xác định khoanh nối các thân cát, khoanh vùng những vị trí có nguy cơ bị xâm thực lòng và đường bờ sông cũng như những vị trí đang được bồi lòng tích tụ trên cơ sở đo vẽ địa hình lòng sông. Tổng khối lượng thực hiện:

Bảng 1.5


Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

Quan trắc mực nước sông

trạm

17

- Sông Tiền

trạm

3

- Sông Cổ Chiên

trạm

4

- Sông Pang Tra

trạm

2

- Sông Hậu

trạm

5

- Nhánh trái sông Hậu

trạm

3

Định vị dẫn đường tuyến đo hồi âm

km

1.576

- Sông Tiền

km

211

- Sông Cổ Chiên

km

550

- Sông Pang Tra

km

141,6

- Sông Hậu

km

620

- Nhánh trái sông Hậu




54

Đo hồi âm mặt cắt ngang sông

km

1.576

- Sông Tiền

km

211

- Sông Cổ Chiên

km

550

- Sông Pang Tra

km

141,6

- Sông Hậu

km

620

- Nhánh trái sông Hậu

km

54

B. Đánh giá hiện trạng địa chất, thủy văn, địa chất công trình, môi trường và triển vọng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long

Bằng các khối lượng thực địa, kết hợp tài liệu thu thập và công tác tổng hợp trong phòng đã có được các kết quả như sau:



1. Sơ lược cấu trúc địa chất:

1.1. Địa tầng

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong đới cấu trúc sụt lún Cửu Long xảy ra trong Kainozoi. Trên diện tích tỉnh Vĩnh Long, các thành tạo Holocen rất phát triển, chúng giữ vai trò chính trong quá trình tạo nên bề mặt hiện tại. Bề dày trầm tích Holocen không lớn (25-30m), song về nguồn gốc thì hết sức phức tạp, bao gồm các phân vị địa tầng từ già đến trẻ như sau:



- Holocen giữa. Hệ tầng Hậu Giang - Trầm tích biển (mQ22hg)

Các trầm tích nguồn gốc biển thuộc hệ tầng Hậu Giang không lộ trên mặt, gặp phổ biến trong các khu vực xâm thực sâu trên đáy sông ở độ sâu 30m trở xuống. Thành phần từ dưới lên như sau:



- Tập 1: Cát pha bột chứa sét, ít cuội sạn màu xám sẫm. Bề dày của tập biến đổi trong khoảng 5-6m đến 40m trong LK209.

- Tập 2: Bột pha sét màu xám vàng, xám xanh chứa nhiều mảnh vỏ sò. Bề dày của tập khoảng từ 10-15m, vài nơi lên tới 20-25m.

Các trầm tích hệ tầng Hậu Giang chuyển tiếp cho các thành tạo có tuổi trẻ hơn và nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích Pleistocen thượng.



- Holocen trung - thượng (Q22-31)

Các trầm tích Holocen trung - thượng được chia thành hai phần dưới và trên với các kiểu nguồn gốc sau:



- Phần dưới: Trầm tích sông - biển (Q22-31), phân bố trên mặt khá rộng rãi, lộ dưới dạng đồng bằng thấp. Thành phần trầm tích gồm sét, sét - bột màu xám xanh tới nâu vàng. Bề dày trầm tích 1-4m, cá biệt có nơi đến 10m.

- Phần trên: Trầm tích sông - biển (amQ22-32 ), phân bố trên mặt dưới dạng đồng bằng thấp, ẩm ướt, dễ bị ngập. Thành phần trầm tích gồm sét, sét - bột, ít cát mịn, phần giáp mặt thường lẫn ít mùn thực vật. Bề dày khoảng 1-3m.

- Holocen thượng (Q23­)

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long các trầm tích Holocen thượng được chia thành 2 phần dưới và trên:



- Phần dưới: Trầm tích sông - đầm lầy (abQ231), phân bố rộng rãi trên mặt dưới dạng đồng bằng thấp trũng. Thành phần trầm tích gồm bột, sét, mùn, xác thực vật phân hủy, đôi nơi có than bùn lẫn sét bột. Bề dày khoảng từ 1-3m.

- Phần trên: Trầm tích sông (aQ232), phân bố dọc hai bên bờ sông, cù lao sông. Thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét màu nâu vàng đến xám sẫm. Bề dày từ 2-4m.

- Thống Holocen thượng phần trên - hiện đại

Trầm tích lòng sông (aQ233)

Phân bố trên lòng sông tạo dạng giải kéo dài. Thành phần trầm tích tùy thuộc vào động thái dòng chảy mà ở đây tồn tại hai dạng thành phần trầm tích khác nhau:

- Nhóm trầm tích gồm bùn lỏng và mùn thực vật, cát mịn màu xám đen, xám nâu.

- Nhóm trầm tích cát hạt nhỏ đến trung lẫn hạt mịn, vảy mica và mùn thực vật màu xám, xám nâu.

Chiều dầy lớp này thay đổi từ 1,0 mét đến 10,0 mét, trung bình 4-5 mét.

Về quan hệ địa tầng, trầm tích này phủ trực tiếp lên trên tầng trầm tích có tuổi amQ22-3 ở giữa sông và phủ trên các trầm tích tuổi aQ232 phần lòng sông gần bờ.

1.2. Đặc điểm địa mạo.

1.2.1. Đặc điểm hình thái dòng sông

a) Hình thái lòng sông trên mặt bằng:

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng là vùng đồng bằng trẻ, rộng, bằng phẳng, độ cao bề mặt địa hình khu vực từ 0,8 – 2,0m, độ dốc đồng bằng 0,01%. Bên cạnh sông Tiền, sông Cổ Chiên sông Hậu là mạng lưới các sông rạch nhỏ, chằng chịt lưu thông với nhau, hệ số phân cắt 3,5km/km2.



Bảng thống kê hệ số uốn của sông trong khu vực nghiên cứu

Bảng 1.6


Tên sông

Hệ số cong

K = Km



Sông Cổ Chiên

1,02-1,08

Sông Tiền

1,03-1,3

Sông Hậu

1,01-1,03

b) Hình thái trên mặt cắt ngang:

Do ảnh hưởng của cấu trúc địa chất chủ yếu là thành tạo trầm tích bở rời chịu sự chi phối của hoạt động dòng chảy sông phức tạp, các hoạt động sụp lở bồi đắp luôn diễn ra làm cho mặt cắt ngang sông thường xuyên thay đổi. Qua tài liệu đo hồi âm đáy sông cho thấy mặt cắt ngang sông có dạng hình chữ U hoặc chữ V lệch, hầu hết vách sông thẳng đứng. Trên những đoạn sông có chiều rộng sông thu hẹp, đáy sông bị đào sâu. Tại các đoạn này sông uốn khúc và đáy sâu nhất nằm lệch về phía bờ lõm khúc cong tạo vách sông thẳng đứng, dưới tác dụng của dòng chảy nhất là vào mùa lũ dễ tạo hàm ếch gây sụp lở. Đối diện với bờ lõm là bờ sông lồi đáy sông thoải và tạo các doi bùn, cát ngầm thấp ngập nước, theo thời gian các doi bùn, cát ngầm này phát triển mở rộng làm cho dòng chảy sông dồn ép phía bờ đối diện và tiếp tục gây sạt lở.

Trên những đoạn sông chiều rộng tăng lên > 1000-1200m chiều sâu đáy sông giảm dần, hình dạng mặt cắt ngang sông thường có doi bùn, cát ngầm ở giữa và hai bên sát bờ đáy sông khoét sâu tạo bờ sông 2 vách thẳng đứng hoặc một vách thoải một vách đứng.

1.2.2. Địa hình thành tạo do sông.

a) Bãi bồi thấp ven sông rạch tuổi aQ232

Phát triển dọc theo sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu và các sông, rạch. Các bãi bồi này bị ngập nước thường xuyên, chiều rộng trung bình 50-200m, độ cao tuyệt đối từ 0,5-1,0m, tạo thành các dải hơi nhô cao ven sông rạch. Cấu tạo bãi bồi thấp gồm bột sét lẫn sạn, cát, mùn thực vật. Trên bề mặt bãi bồi thường mọc các loại cây bần, điên điển, lục bình... . Hiện nay một số bãi bồi đã được cải tạo thành nơi cư trú (nhà ở) và vườn cây ăn quả của nhân dân địa phương.



b) Bãi bồi cao tuổi aQ2 31

Gặp ven sông Cổ Chiên, sông Tiền thuộc khu vực phía đông bến phà Mỹ Thuận. Độ cao tuyệt đối của bãi bồi cao là 1-1,2m. Bãi bồi cao có cấu tạo từ bột sét màu xám đen chuyển xuống xám nâu. Sét dẻo dễ tạo hình. Hiện nay bãi bồi cao được cải tạo, san lấp thành nơi cư trú, vườn cây ăn quả như nhãn, cam, xoài... .



c) Các doi cát ngầm đáy sông tuổi aQ233

Hiện nay lòng sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu đang tồn tại và tiếp tục thành tạo các doi cát ngầm đáy sông. Các doi cát có hình dạng thấu kính kéo dài theo lòng sông. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến trung, màu xám vàng, xám xanh, bở rời. Đây là đối tượng chính để khai thác làm vật liệu san lấp.



1.2.3. Địa hình thành tạo nguồn gốc hỗn hợp.

  1. Đồng bằng tích tụ sông – biển tuổi amQ22-3

Chiếm phần lớn diện tích khu vực đô thị Vĩnh Long, xã An Bình, Bình Hòa Phước. Bề mặt địa hình bằng phẳng, rộng và liên tục. Độ cao tuyệt đối dao động từ 1,0-1,5m. Cấu tạo của đồng bằng gồm: các thành tạo trầm tích khá đồng nhất gồm bột, sét, bột sét pha cát màu xám, xám nâu. Phần lớn diện tích đồng bằng có lớp thổ nhưỡng là đất phù sa trên nền đất phèn tiềm tàng. Hiện nay đồng bằng đang được canh tác trồng lúa.

  1. Đồng bằng trũng tích tụ sông – đầm lầy tuổi abQ231

Tập trung khu vực phía tây nam thành phố Vĩnh Long. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, hơi trũng so với bề mặt đồng bằng. Độ cao tuyệt đối dao động từ 0,4-1,1m, dải đồng bằng này được cấu tạo bởi lớp bột sét chứa mùn thực vật màu xám đen, bề dày 0,7-3m.

1.3. Đặc điểm tân kiến tạo.

Theo sơ đồ tân kiến tạo nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1: 100.000 và tài liệu tân kiến tạo đề tài đô thị Vĩnh Long đặc điểm tân kiến tạo của khu vực như sau:

Ở khu vực đô thị Vĩnh Long, theo các tài liệu khoan sâu, bề dày trầm tích Đệ tứ biến đổi từ 167m đến 191,8m. Bề dày trầm tích Đệ tứ trong khu vực có xu hướng tăng dần từ đông bắc đến tây nam, từ <175 đến >225m.

Sự biến đổi bề dày trầm tích Đệ tứ có nhiều nguyên nhân khác nhau, song một trong các nguyên nhân đó là chế độ tân kiến tạo với xu thế sụt lún với biên độ tăng dần từ đông bắc đến tây nam. Biên độ sụt lún trung bình trong giai đoạn Đệ tứ khoảng 0,13mm/năm.

Ở giai đoạn Đệ tứ nét nổi bật trong lịch sử phát triển tân kiến tạo của vùng có 3 giai đoạn biển tiến trực tiếp vào Pleistocen giữa (Q22), cuối Pleistocen muộn (Q13) và Holocen giữa (Q21-2). Cuối Holocen giữa (Q22-3) biển rút ra khỏi khu vực nghiên cứu, toàn bộ khu vực mang đặc điểm địa mạo gần giống với hiện nay.

Trên phạm vi khu vực chưa gặp các biểu hiện khác của hoạt động tân kiến tạo như đứt gãy, nứt đất, động đất... .



2. Đặc điểm thủy văn – địa chất công trình

2.1. Đặc điểm thủy văn

a) Đặc điểm dòng chảy trong mùa nước lũ.

Hệ thống sông Mê Kông chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long luôn chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy theo mùa và thủy triều theo chế độ bán nhật triều không đều.

- Dòng chảy vào mùa lũ phân bố từ tháng 7 đến tháng 12

- Dòng chảy vào mùa kiệt phân bố từ tháng 02 đến tháng 5

- Tháng 01 và tháng 6 là 02 tháng dòng chảy chuyển tiếp.

Thống kê tài liệu lũ của nhiều năm tại trạm đo Mỹ Thuận cho thấy tốc độ dòng chảy vào mùa lũ từ 2,7m/s ở Tân Châu đến 2,45m/s ở cầu Mỹ Thuận biên độ mực nước lũ từ 1,5m đến 1,68m. Cường suất lũ bình quân hàng năm tải qua sông Tiền, sông Hậu 5-10 cm/ngày, lớn nhất 30cm/ngày.

Những năm lũ nhỏ chiều cao mực nước H  1,5 m,

Q  17.000 m3/s.

Những năm lũ trung bình chiều cao mực nước H = 1,5-1,6 m,

Q  17.000-19.000 m3/s.

b) Đặc điểm dòng chảy trong mùa kiệt

Vào mùa kiệt từ tháng 02 đến tháng 5 dòng chảy sông giảm đáng kể. Theo số liệu quan trắc tại trạm đo Mỹ Thuận cho thấy trong mùa kiệt mực nước sông hạ thấp đến -1m lúc nước ròng thấp nhất, lúc nước đứng lớn nhất thường  1m, thường mực nước dao động trong khoảng -1m đến +1m. Lưu lượng sông Tiền vào mùa kiệt thường nhỏ Q<10.000m3/s, cá biệt có ngày Q<2.000 m3/s, tốc độ dòng chảy thường trong khoảng V  0,3-1m/s, cá biệt đến V  1,2 m/s, những ngày lưu lượng thấp tốc độ dòng chảy xuống thấp <0,3-0,15m/s.

Hệ thống sông Mê Kông chịu sự chi phối sâu sắc và mạnh mẽ của thủy triều theo chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, mỗi ngày lên xuống 2 lần, trong đó một lần biên độ triều lớn và một lần biên độ triều thấp.

Tốc độ dòng nước chảy ngược khi lớn nhất đạt 1-1,2 m/s.



2.2. Sự vận chuyển và bồi tụ bùn cát

Dòng bùn cát vận chuyển và bồi tụ bùn cát lòng sông cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dòng chảy, quan hệ hình thái sông và chúng có quan hệ tương hỗ với nhau. Do vậy quá trình sụp lở, bồi tụ của sông chịu sự chi phối rất lớn của dòng bùn cát.

Hàm lượng bùn cát sông Mê Kông nhỏ nhưng do dòng chảy lớn nên lượng bùn, cát hàng năm sông vận chuyển rất lớn, hàng năm sông Mê Kông chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long chuyển tải một lượng bùn, cát khoảng 140 triệu tấn. Mùa lũ bùn, cát từ sông được cung cấp do bào mòn lưu vực và một phần là sản phẩm xâm thực sông, lượng bùn, cát sông vận chuyển vào mùa lũ chiếm tới 80% tổng lượng bùn, cát trong năm, hàm lượng bùn, cát vận chuyển vào mùa nước lớn và lũ khá cao do vậy dòng nước luôn có màu nâu. Cuối mùa lũ lượng bùn, cát sông giảm rõ rệt, độ đục nhỏ, lượng bùn cát chủ yếu là sản phẩm xâm thực của dòng nước đối với lòng sông.

Bảng thống kê hàm lượng bùn cát sông Mê Kông



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương