BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và



tải về 2.45 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Bảng 1.7


Hàm lượng bùn cát ()

Tân Châu

Châu Đốc

Vàm Nao

Cần Thơ

Mỹ Thuận

Kg/m3

2,15

0,7

0,74

0,43

0,51

Theo số liệu tham khảo của Phân viện quy hoạch và thiết kế thủy lợi Nam Bộ hàm lượng bùn, cát tính toán trung bình là 380g/m3 trong mùa kiệt và 3.500g/m3 trong mùa lũ lớn hơn rất nhiều so với số liệu thực đo, như vậy mùa lũ sức chịu tải của bùn, cát lớn hơn nhiều so với số lượng có trong nước sông dẫn đến xâm thực đáy và bờ sông rất nhanh. Mùa kiệt mức độ xâm thực giảm nhiều, chủ yếu khi dòng nước đạt tốc độ cực đại.

2.3. Đặc điểm địa chất công trình

2.3.1. Tính chất cơ lý các lớp đất

Dựa vào đặc điểm thạch học, tuổi các thành tạo địa chất và các đặc trưng cơ lý (qua quan sát thực địa cũng như nghiên cứu trong phòng), có thể chia mặt cắt bờ, đáy và lòng sông tại các khu vực đang khai thác ra các lớp như sau:



a. Thân cát phân bố dọc đáy sông: là các trầm tích lòng sông hiện đại tuổi (aQ233) đây là đối tượng của công tác quy hoạch chiều dày tầng thay đổi từ 0,5-10m. Thành phần độ hạt: cát hạt nhỏ lẫn ít sét, bột. Thân cát đa phần không bị phủ, chúng nằm trực tiếp lên thành tạo cổ hơn phía dưới.

Bảng tổng hợp thành thành phần hạt.

Bảng 1.8


Mức hàm lượng

Thaønh phaàn côõ haït (mm)

Haït saïn,

Haït caùt

soûi

Thoâ

Trung

Mòn

Caùt buïi

> 2,0

2,0-0,5

0,5-0,25

0,25-0,1

< 0,1

%

%

%

%

%

Nhỏ nhất

0,00

0,40

0,10

8,70

2,20

Lớn nhất

0,00

26,40

17,60

97,10

32,40

Trung bình

0,00

2,95

2,92

82,97

14,65

Bảng tổng hợp tính chất cơ lý của tầng cát.

Bảng 1.9


Mức hàm lượng

Dung trọng ướt tương ứng, g/cm3

Dung trọng khô max, g/cm3

Tỷ trọng hạt

Hệ số rỗng

Độ lỗ rỗng

Độ bão hòa

Góc nghỉ khô

Góc nghỉ ướt




Ów

Ód

Ós

¡o

n %

G %

độ

độ

Nhỏ nhất

1,84

1,53

2,63

0,67

40,00

65,96

30,00

26,40

Lớn nhất

1,88

1,60

2,67

0,71

41,67

70,52

34,00

29,00

Trung bình

1,86

1,56

2,65

0,69

40,80

68,32

32,01

27,81

  • Theo kết quả phân tích xác định góc nghỉ của cát ở trạng thái khô từ 30,00o đến 34,00o, trung bình 32,01o và ở trong nước tĩnh từ 26,40o đến 29,00o, trung bình 27,81o. Dung trọng ướt thay đổi từ 1,84g/cm3 đến 1,88g/cm3, trung bình 1,86g/cm3.

b. Lớp đất bờ sông

Bảng 1.10



MỨC HÀM LƯỢNG

Thành phần độ hạt

Độ ẩm

tự nhiên

dung trọng

tự nhiên

g/cm3

dung trọng

khô

g/cm3

Tỉ trọng

hạt

g/cm3

Hệ sô

rỗng

tự nhiên

Độ

rỗng

Đường kính hạt (mm) tính theo tỉ lệ

0.25-0.1

0.1-0.05

0.05-0.01

0.01-0.005

<0.005

W%

gw

gd

gS

eo

n%

TRUNG BÌNH

6

10

33

18

37

46,98

1,71

1,17

2,69

1,32

56,46

NHỎ NHẤT

2

5

23

9

19

34,90

1,54

0,94

2,68

0,99

49,74

LỚN NHẤT

10

28

42

26

47

66,70

1,82

1,35

2,69

1,84

64,84

Bảng 1.11

MỨC HÀM LƯỢNG

Độ

bão

hòa

Giới hạn Atterberg

Độ

sệt

 



Lực dính

C

Góc ma

sát trong

PHÂN LOẠI ĐẤT

G. hạn

chỉ số

dẻo

Chảy

dẻo

G %

WL

WP

Ip

B

kG/cm2

j

 

TRUNG BÌNH

95.33

47,20

22,73

24,47

0,98

0,11

6033'

Seùt maøu naâu, deûo chaûy

NHỎ NHẤT

88.80

36,70

20,20

15,40

0,77

0,09

4033'

Buøn seùt maøu naâu, traïng thaùi chaûy

LỚN NHẤT

98.71

53,40

25,00

29,40

1,54

0,13

7047'

Seùt maøu naâu, deûo chaûy

- Bờ sông đa phần được cấu tạo bởi sét pha, cát pha tuổi aQ232, theo kết quả phân tích mẫu cơ lý đất cho thấy đất ở trạng thái chảy và dẻo chảy.

Qua tính chất cơ lý cho thấy vách bờ sông đa phần là nền đất yếu rất dễ bị phá hủy khi có các ngoại lực tác động. Với chiều dày tầng sét pha, cát pha tuổi aQ232 trung bình 4m, góc dốc ổn định cho phép theo lý thuyết tính được 20o. Thực tế mái dốc tự nhiên của vách bờ sông thường phổ biến 30-50o, có nơi lên đến 70-80o.



c. Lớp đất đáy thân cát

Lớp đất đáy thân cát được cấu thành bởi trầm tích sông biển (amQ22-3) thành phần: sét, sét pha trạng thái dẻo, dẻo mềm, có kết cấu khá chặt, đôi nơi bị laterit hóa nhẹ, đây là lớp đất có tính chất cơ lý bền hơn nhiều lần so với tầng cát sông và tầng trầm tích tại vách bờ sông phủ trên nó.



2.3.2. Các khu vực có các hiện tượng địa chất công trình động lực (xâm thực, bồi tích, đáy và bờ sông)

A. SÔNG TIỀN

Khu vực bồi lắng có hại

Đoạn An Bình: có thể thấy tốc độ bồi lắng rất nhanh từ giữa sông đến bờ sông phía Tiền Giang. Tại vị trí các lỗ khoan thăm dò theo độ cao miệng lỗ khoan qua hai thời kỳ đo vẽ cho thấy ở phía bờ Tiền giang nơi bồi tích ít nhất 0,5m, nhiều nhất 3,2m, trung bình ~2m, nếu không có biện pháp chỉnh trị, xử lý thì khu vực gần bờ Tiền Giang trong tương lai gần sẽ nổi cồn.

Đoạn Đồng Phú: hiện đang nổi cồn tại bờ Vĩnh Long tại các lỗ khoan LK15, LK18, LK19 mức độ bồi tích từ 2,5-3,4m. Tuy nhiên hiện trạng địa hình cho thấy cồn đang có xu hướng tiến dần xuống hạ nguồn, do tác động của dòng chảy và tốc độ khai thác cát ở bên trái cồn.

Sự bồi lắng này làm giảm lưu tốc dòng chảy trên sông Tiền, làm tăng lưu tốc trên sông Cổ Chiên qua các số liệu đo nhiều năm thu thập được và quá trình thi công Dự án cho thấy lưu tốc trên sông Tiền, sông Cổ Chiên, tốc độ dòng chảy sông thay đổi rất lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt, dòng chảy mùa lũ thường v > 1m/s đến 2,45m/s, mùa kiệt v = 0,3-1,0m/s, về mùa kiệt dòng chảy chịu sự chi phối của thủy triều, khi triều rút hoặc đang lên dòng chảy tăng nhanh có khi đạt v = 1,2m/s và khi triều cường lớn nhất v < 0,3-0,15m/s. Điều này đã góp phần gia tăng sạt lở bờ sông Cổ Chiên nhất là đầu cồn An Bình và bờ sông thuộc phường 1 và phường 9, Tp. Vĩnh Long.



Khu vực xâm thực ngang

Khu vực đầu cồn An Bình

Đầu cồn bị lở kéo dài từ sông Tiền đến sông Cổ Chiên, tổng chiều dài đoạn bị lở vào khoảng 1km. Tốc độ sạt lở: đường bờ năm 2002 đến 2009 dịch chuyển từ 10 đế 30m, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân đang định cư tại khu vực này (đóng cừ, tràm ở bờ sông để chống sạt lở). Nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở tại đây: Tính chất cơ lý của đất đầu cồn rất kém, thành phần hạt chủ yếu là bột sét, lực dính 0,125 và góc ma sát trong 7o47’ rất thấp, đất có trạng thái dẻo chảy. Do phía bờ Tiền Giang sông bị bồi mạnh nên động lực dòng đổi hướng dồn vào phía bờ Vĩnh Long và đầu cồn An Bình.

Khu vực xâm thực sâu

- Theo bình đồ địa hình thì khu vực xâm thực sâu tự nhiên là đoạn từ đầu rạch Cái Cối cặp sát bờ Tiền Giang xuống phía hạ nguồn khoảng 2,5 km. Đây là khu vực hợp lưu sông Tiền với rạch Cái Cối và là đoạn sông uốn cong nên bờ và đáy sông phía Tiền Giang chịu động lực xoáy của dòng chảy. Cách rạch Cái Cối 2,5km về phía hạ nguồn, chiều ngang của sông bị thắt lại còn rất hẹp xâm thực sâu xảy ra trên toàn bộ đáy sông. Độ sâu đáy sông lên đến 42m.

- Khu vực xâm thực sâu tự nhiên tại khu vực cầu Mỹ Thuận lên phía thượng nguồn: cũng tương tự như khu vực ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, chiều ngang sông đoạn từ cầu Mỹ Thuận lên phía thượng nguồn khoảng 1,3km bị thắt lại, độ sâu đáy sông lên đến 30m. Tất cả các khu vực xâm thực sâu tự nhiên như trên đều làm ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông cho các xuồng, ghe, tàu đang lưu thông trên khu vực trong mùa mưa lũ.

Trên Sông Tiền hiện tượng bồi lắng mạnh ở phía bờ Tiền Giang đoạn hạ nguồn cầu Mỹ Thuận, hiện tượng bồi lắng mạnh ở khu vực cồn Đồng Phú và sự thắt nút cổ chai ngay khu vực ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ dẫn đến lưu lượng nước trên sông Tiền giảm nước dồn về phía nhánh sông Cổ Chiên nhiều hơn, đây là yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sự ổn định của thành phố Vĩnh Long.



B. Sông Cổ Chiên

Khu vực xâm thực ngang

  1. Khu đầu cồn An Bình (đã mô tả ở phần sông Tiền)

  2. Khu Bình Hòa Phước (từ phà Đình Khao đến đầu cốn Cái Cào) bờ sông bị xâm thực có chiều dài khoảng 1.500m. Đất bờ sông là bột sét, trạng thái chảy dẻo. Vách bờ sông có độ dốc lớn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở.

  3. Khu ngang cồn Phú Đa, tỉnh Bến Tre diện tích bị sạt lở thuộc đầu cồn Phú Đa thuộc đất Bến Tre.

  4. Khu Mỹ Hạnh, Hòa Phú khu vực sạt lở có chiều dài 600m, bờ sông đất có tính chất cơ lý yếu, chủ yếu là sét bột, trạng thái dẻo chảy. Hệ thống cồn giữa sông nhiều dẫn đến hiện tượng phá bờ (mở lòng tích tụ).

Xâm thực sâu

Khu vực thành phố Vĩnh Long (phía trên thượng nguồn bờ kè sông Tiền 01km kéo dài xuống hạ nguồn bờ kè phường 5 – Tp. Vĩnh Long) đáy sông sâu đến 37-38m, vách bờ sông dốc đứng.



C. Sông Pang Tra

Xâm thực ngang: sông Pang Tra có hai khu vực xâm thực ngang nhẹ:

a. Khu vực xã Quới Thiện

Đoạn bờ sông bị xâm thực có chiều dài khoảng 600m. Đất bờ sông là bột sét, trạng thái chảy dẻo. Vách bờ sông có độ dốc lớn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở.

b. Khu vực xã Thanh Bình đoạn bờ sông bị sạt lở nằm trên ngã ba đi vào rạch Bình Thùy, có chiều dài khoảng 500m. Đất đá cấu thành bờ sông tương tự như ở Quới Thiện.



D. Sông Hậu

Khu vực xâm thực ngang

  1. Khu vực Mỹ Phước đoạn bị sạt lở kéo dài khoảng 2km, khu vực này lòng sông không có cát và không có hoạt động khai thác cát hiện tượng sạt lở bờ do tính chất cơ lý của đất ven bờ yếu và hiện tượng nổi cồn phía bờ Tp. Cần Thơ nên động lực dòng dồn về phía bờ Vĩnh Long.

  2. Đoạn Mỹ Hưng: sông bị sạt nằm phía thượng nguồn cầu Cần Thơ 600m dài khoảng 500m tính chất cơ lý và đặc điểm đoạn sông này tương tự đoạn Mỹ Phước.

  3. Đoạn cầu Thành Lợi - Thành Phú: khu vực bị sạt kéo dài từ dưới cầu Thành Lợi 500m và kéo dài lên thượng nguồn 1.340m. Đất bờ sông có tính chất cơ lý yếu. Chiều uốn cong của sông và trục động lực dòng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sạt lở tại khu vực này.

  4. Đoạn Tân Đông: khu vực sạt sở cách đoạn thành cầu Thành Lợi -Thành Phú khoảng 700m. Đoạn sông bị sạt lở dài khoảng 01km. Nguyên nhân sạt lở do: tính chất cơ lý của đất bờ sông yếu; hiện tượng mở lòng tích tụ kéo dài của đuôi cồn Sơn dẫn đến động lực dòng dồn về phía hai bờ.

  5. Đoạn Tân Hòa - Tân Hạnh: khu vực bị sạt lở kéo dài khoảng 2 km nằm ngang với cồn Sơn. Nguyên nhân sạt lở do: tính chất cơ lý của đất bờ sông yếu; hiện tượng mở lòng tích tụ của cồn Sơn dẫn đến động lực dòng dồn về phía hai bờ.

  6. Đoạn Tân Lợi B: đoạn bị sạt lở có chiều dài khoảng 01km, bờ sông bị sạt lở nhẹ. Nguyên nhân sạt lở do nền đất bờ sông yếu, đoạn bờ sông nằm ngay dưới cửa của ba rạch cùng đồng thời đổ ra sông Hậu gây nên các hố xoáy nước.

Khu vực xâm thực sâu

Đoạn thượng bến phà Bình Minh lòng sông bị xâm thực sâu rất nhiều, độ sâu đáy sông hiện đang ở mức -18 đến -25m vượt trên mức xâm thực cơ sở nên rất nguy hiểm.

Đoạn hạ bến phà Bình Minh, đáy sông xâm thực sâu với tốc độ chậm phía bờ Vĩnh Long. Độ sâu đáy sông giải gần bờ Vĩnh Long đang ở mức -18 đến -27m, vượt trên mức xâm thực cơ sở.

E. Sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà Ôn

Xâm thực ngang

a. Cồn Tân Quy đoạn sông bị sạt lở nằm trên nhánh trái sông Hậu. Chiều dài sạt lở khoảng 04km nằm hoàn toàn về phía bờ Trà Vinh.

b. Đoạn ấp Phú Sung, xã Phú Thành bờ sông bị sạt lở kéo dài 1400m. Khu vực này chiều ngang sông bị thắt lại do sự nổi cồn, tính chất cơ lý yếu của đất bờ sông là các nguyên nhân dẫn đến sự sạt lở.

c. Đoạn từ xã Phú Xuân đến xã Mỹ Thạnh A đoạn sông bị sạt lở có chiều dài 1700m. Khu vực này chiều ngang sông bị thắt lại, tính chất cơ lý yếu của đất bờ sông là các nguyên nhân dẫn đến sự sạt lở.



  1. Nguyên nhân cơ bản của các hiện tượng địa chất động lực

Đây là phạm vị rất rộng nếu muốn chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng địa chất công trình động lực cụ thể tại một vị trí cụ thể, cần đầu tư một khối lượng công tác và kinh phí lớn và cần phải có thời gian. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến các hiện tượng và nêu lên các nguyên nhân chung sau đó tổng hợp và phân tích cho từng khu vực cụ thể bằng các tài liệu thu thập ngoài thực địa và tham khảo thêm các luận giải lý thuyết chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân cơ bản của các hiện tượng địa chất công trình động lực như sau:

F.1. Đặc điểm địa chất công trình

a) Đặc điểm trầm tích

Vùng nghiên cứu nằm trong cấu trúc chung của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được hình thành từ các trầm tích trẻ có tuổi trong thời kỳ Pleistocen đến Holocen muộn.

Nhìn chung đồng bằng thành tạo bởi các lớp đất bở rời có nguồn gốc biển, sông – biển, sông – đầm lầy, sông. Thành phần trầm tích: cát, bột, sét chưa trải qua quá trình nén chặt, đất xốp do đó dễ nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài làm cho tính chất của đất thay đổi dẫn đến sự mất ổn định và sụp lở.

b) Đặc điểm địa chất công trình bờ và đáy sông.

Cấu tạo nền đất bờ sông từ mặt đất đến độ sâu trung bình 4m, có nơi lên đến 10-15m là lớp bùn sét trạng thái chảy đến dẻo chảy; từ 10-20m là lớp sét, sét pha, lẫn ít cát; từ 30-40m là lớp sét bột pha cát hạt mịn dẻo đến chảy.

- Lớp đất bùn sét dẻo chảy có góc nội ma sát () trung bình  6o33’, lực dính (C)  0,11kg/cm2, Theo tiêu chuẩn: nền đất có  = 6o là giới hạn nền đất yếu ổn định, như vậy lớp bùn sét ở đây là đất yếu không ổn định. Lớp đất này có tính tan rã cao và dễ di chuyển tảng ngang, kích thước hạt sét rất mịn dễ bị hòa tan vào dòng chảy làm cho nền đất dể ở vào trạng thái mất ổn định. Khi chiều dày tầng 4m thì góc dốc ổn định là 20o. Thực tế góc dốc vách bờ sông thường lớn hơn góc dốc ổn định, đây là một thực tế bất lợi dẫn đến hiện tượng sạt lở nhiều nơi ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

- Khi đáy sông ở độ sâu > 20m tương đương với đáy sông xâm thực sâu, thì đáy sông thường lộ trầm tích hệ tầng Hậu Giang thành phần: sét bột pha cát hạt mịn dẻo đến chảy, kích thước hạt khá đồng đều, hạt có đường kính từ 0,5 đến 0,001mm chiếm 80%, < 0,001mm chiếm 20%. Loại đất này lực dính giữa các hạt rất thấp (C = 0,06-0,07kG/cm2), độ rỗng khá cao (n = 60-70%) do đó các hạt rất dễ bị di chuyển dưới tác dụng của dòng chảy. Đây cũng là yếu tố dẫn đến hiện tượng xâm thực sâu khi đáy sông sâu đến >20m.

Theo V. Đ Lomtadze cho bảng dưới đây về mối tương quan giữa tốc độ dòng nước cho phép lớn nhất không gây ra hiện tượng rửa xói đối với các nhóm đất đá khác nhau.

Bảng 1.12



Đất đá

Tốc độ, m/s

Rời, xốp




Sỏi và sạn sỏi

0,6 – 1

Cát hạt thô và hạt lớn

0,25 – 0,6

Cát hạt vừa và hạt nhỏ

0,26 – 0,35

Cát hạt mịn

0,2

Mềm dính




Sét và sét pha cát chặt

1,2

Sét và sét pha cát kém chặt

0,5

Cát pha sét chặt

0,6 – 0,8

Cát pha sét kém chặt

0,25 – 0,35

Hoàng thổ

0,2 – 0,3

Các lớp đất bờ sông chủ yếu là bùn sét chảy nhão, cát pha sét trạng thái kém chặt, lớp bùn cát đáy sông có kích thước hạt từ mịn đến trung (Ф: 0,5-0,05mm) do đó vận tốc dòng chảy từ 0,2m/s bắt đầu xảy ra quá trình rửa xói, vận động các hạt mịn và quá trình này tăng lên theo sự gia tăng vận tốc dòng chảy. So sánh với vận tốc dòng chảy của sông vào mùa kiệt v = 0,3-1m/s, mùa lũ v > 1-2,45m/s cho thấy mức độ rửa xói lòng sông phụ thuộc vào diễn biến dòng chảy và luôn diễn ra trong năm. Vào mùa kiệt dòng chảy xói mòn bờ sông lúc triều dâng hoặc rút, vào mùa lũ tốc độ dòng chảy của sông rất lớn so với tốc độ cho phép đối với đất đá tạo bờ sông, vì vậy hiện tượng xâm thực lòng sông vào mùa này diễn ra mạnh mẽ.

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương