BÁo cáo quy hoạch thăm dò, khai tháC, chế biến và


Tăng cường đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phối hợp giữa các ban ngành trong tỉnh, trong thời gian tới tập trung vào các công việc sau



tải về 2.45 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.45 Mb.
#1847
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tăng cường đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phối hợp giữa các ban ngành trong tỉnh, trong thời gian tới tập trung vào các công việc sau:


- Ban hành và hoàn thiện các quy định về khai thác cát sông phù hợp với các quy định của Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và đặc thù hoạt động khoáng sản tại địa phương;

- Thực hiện tham vấn và lấy ý kiến chính quyền và nhân dân địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Sau khi chủ đầu tư được cấp phép khai thác phải công bố với chính quyền và nhân dân địa phương về vị trí khai thác, khoảng cách khai thác xa bờ và số lượng phương tiện khai thác;

- Phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch; tăng cường phối hợp giữa các ngành trong hoạt động cấp phép, thanh tra, kiểm tra; quy định trách nhiệm của các ngành chức năng trong công tác hậu kiểm.

- Phối hợp trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo giữa tỉnh và Trung ương, giữa các ngành trong tỉnh và các tỉnh khác như giữa Tiền Giang, TP. Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng. Hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế chính sách về khoáng sản cát sông.



2. Các giải pháp về kỹ thuật.

- Nội dung giấy phép khai thác quy định vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị khai thác cho từng khu vực cụ thể;

- Định kỳ kiểm tra diễn biến đường bờ, đáy sông, chất lượng và trữ lượng cát để điều chỉnh vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị khai thác cho phù hợp;

- Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành tài nguyên và môi trường, các cấp cơ sở về pháp luật, quản lý và điều hành hoạt động khai thác cát sông.

- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới khai thác cát sông.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý Trung ương, Viện, Trường, các Cơ quan tư vấn trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động khai thác cát sông.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

4. Cơ chế, chính sách

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên cát và các môi trường liên quan đến hoạt động khai thác trên toàn tuyến sông của tỉnh Vĩnh Long. Sau khi “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2020” được phê duyệt thì cơ quan chủ quản sẽ được thu phí tài liệu “Quy hoạch” và sẽ tiến hành các hình thức đấu thầu và chỉ định thầu đối với các doanh nghiệp, cá nhân xin đầu tư khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng cát lòng sông trong tỉnh Vĩnh Long.

- Việc khai thác cát sông chỉ mang tính tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cố gắng tận dụng tài nguyên do sông đem lại, phần nào điều tiết dòng chảy. Nếu chỉ khai thác khoáng sản thuần túy sẽ không điều tiết dòng chảy như ý muốn. Hoạt động khai thác khi đó sẽ gây biến dạng địa hình đáy sông, sạt lở bờ. Do đặc thù Nam bộ ven các sông rạch có rất nhiều dân cư sinh sống cùng các cơ sở hạ tầng khác những hiện tượng sạt lở liên quan đến khai thác sẽ tạo những dư luận xấu, nhiều khi mất trật tự an toàn xã hội. Cần có chính sách hỗ trợ, điều phối, kiểm tra việc thực hiện khai thác mang tính điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi, đảm bảo các mục tiêu điều tiết và không để thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Quan tâm đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, thông tin thị trường cát. Phần lớn tài nguyên cát sông hiện nay được sử dụng trực tiếp không qua chế biến. Nếu chỉ với mục đích san lấp, thì việc chế biến sẽ làm tăng suất đầu tư gây lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên cần khuyến khích mở các đề tài đồng thời dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ, đầu tư công nghệ sàng tuyển nâng cao giá trị tài nguyên cát nhằm phục vụ cho các mục đích khác.

- Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản cát sông được khai thác, chế biến được quy định tại Điều 7 Luật Khoáng sản và được hướng dẫn thi hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 219/1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 1999. Tại Quyết định này đã quy định cụ thể chính sách về tài chính và các biện pháp nhằm bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản trong việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản, trong việc ưu tiên thu hút lao động tại địa phương và các dịch vụ liên quan; trách nhiệm của địa phương trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống gắn liền với chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng cũng như chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

- Xác định rõ hoạt động khoáng sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiếp tục thực hiện chủ trương kinh tế hóa hoạt động khoáng sản, từng bước áp dụng quy chế chọ, chỉ định, đấu giá trữ lượng mỏ đề cấp giấy phép khai thác, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về thuế.

Qua thực tiễn cần đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ nguồn thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản Nhà nước giành cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa bàn có khoáng sản được khai thác, chế biến nhằm gắn quyền lợi của địa phương có khoáng sản với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế khai thác trái phép.

- Nhằm hạn chế việc khai thác không đúng quy định, gây khó khăn cho công tác quản lý cần có quy định bắt buộc khi dự thầu san lấp phải có xuất xứ rõ ràng về nguồn cát (có giấy phép khai thác mỏ).


5. Các vấn đề về thị trường


So với các nước trong khu vực tài nguyên cát sông của tỉnh Vĩnh Long đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu, chất lượng cát đạt tiêu chuẩn sử dụng cho san lấp. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông phải coi trọng định hướng thị trường trong tương lai để đầu tư khai thác đúng mức không gây lãng phí tài nguyên.

6. Vấn đề vốn đầu tư

a. Nhu cầu tổng thể vốn đầu tư:

Để thực hiện các nhiệm vụ sản lượng khai thác cát theo kế hoạch hàng năm hiện nay khoảng 3 triệu m3/năm và đến 2020 khoảng 10,8 triệu m3/năm, trung bình 6,171 triệu m3/năm theo kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp trên khu vực có điều kiện tương tự thì tổng nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ 2010- 2020 khoảng 50 -60 tỷ đồng (theo giá hiện hành).



b. Các giải pháp huy động vốn

Với số vốn đầu tư cho khai thác cát như vậy so với các ngành sản xuất khác không nhiều. Tuy nhiên với tình hình phát triển như hiện nay nhu cầu vốn của tỉnh Vĩnh Long còn đang thiếu trầm trọng. Để tiết kiệm cần huy động các nguồn của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn trong đầu tư khai thác cát. Phải huy động và thu hút vốn trong nước, đặc biệt là của Tp. HCM và các tỉnh lân cận. Hiện nay các sông Sài Gòn và sông Đồng Nai hầu như cấm khai thác cát; các thiết bị đã đầu tư trên các khu vực này có thể huy động vào hoạt động khai thác tại các tỉnh lân cận. Các nhà thầu các công trình lớn có thể góp vốn đầu tư khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên.

- Sử dụng nguồn vốn theo hướng tập trung nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thiết bị khai thác năng suất cao, gọn nhẹ, an toàn, ít ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và ít ô nhiễm môi trường. Tài nguyên cát hiện nay còn phong phú tuy nhiên không phải là vô hạn, cần đầu tư các thiết bị mới nâng cao chất lượng và giá trị tài nguyên cát như sàng tuyển, phân loại tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.



7. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

Phối hợp, liên kết giữa các ngành, các địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra triển khai thực hiện quy hoạch. Đồng thời, cần được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi cho mọi đối tượng tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.

Sau khi quy hoạch này được phê duyệt, cần công khai hóa quy hoạch thăm dò khai thác cát lòng sông của tỉnh, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút sự chú ý của toàn dân khu vực có khoáng sản, của các nhà doanh nghiệp hoạt động khai thác tham gia thực hiện quy hoạch. Các hoạt động khai thác cát sông phải có sự giám sát của chính quyền địa phương cũng như ý kiến cộng đồng dân cư nơi có khoáng sản.

Khoáng sản cát sông có tính đặc thù chúng thay đổi theo không gian và thời gian, phần lớn chúng ta nắm bắt quy luật để lợi dụng nguồn lợi do thiên nhiên mang lại. Định kỳ giám sát trên các mỏ 02 năm/lần, thường xuyên nghiên cứu, cứ 2 năm một lần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tại mỗi khu vực khai thác khi có hiện tượng sạt lở bờ nghiêm trọng cần dừng ngay hoạt động khai thác, để xác định nguyên nhân quyết định phương án xử lý thích hợp.

Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch thăm dò khai thác cát sông ngắn hạn và trung hạn. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ.

Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền như Chỉ thị, quy định, công văn hướng dẫn cụ thể.

Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách về hoạt động khoáng sản tài nguyên cát sông.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, nhằm xác định về nhu cầu cát san lấp và khả năng cung cấp nhu cầu tại chỗ, đồng thời điều kiện khai thác phải phù hợp với các yếu tố bắt buộc khác như: môi trường, an toàn giao thông đường thủy, cảnh quan văn hóa lịch sử và trật tự an toàn xã hội.

So với sự phát triển hiện nay và lâu dài khoáng sản cát trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long chủ yếu phân bố trên sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn, với trữ lượng tài nguyên tương đối lớn, có thể đủ đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế trong lâu dài. Việc xây dựng quy hoạch, khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.

Nội dung bản quy hoạch đã đạt được:

1- Đánh giá tổng thể điều kiện địa lý, tài nguyên, kinh tế xã hội và tiềm năng tài nguyên cát trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long với tổng tài nguyên, trữ lượng (tính riêng cho tỉnh Vĩnh Long) là: 129.833.822 m3. Với sự phát triển khoa học ngày nay thì “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2020” có nhiều điểm mới hơn so với “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long năm 2000” cụ thể “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2020” đã phân định ra các khu vực, các mỏ cụ thể hóa theo nhu cầu phát triển của từng giai đoạn, vừa là cơ sở vững chắc để các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền quản lý tốt hơn nữa nguồn tài nguyên cát sông hiện có trong tỉnh nhà.

Cùng với thời gian với đặc thù luôn được bổ cập từ thượng nguồn các hoạt động khảo sát, thăm dò sau này sẽ còn phát hiện ra, hoặc chính xác hóa nhiều mỏ cát mới, đồng thời nếu đầu tư thêm thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học trong hoạt động khai thác, nếu so sánh với nhu cầu cát san lấp trên thị trường Vĩnh Long và tốc độ bồi lắng giai đoạn 2000 đến 2009 thì trữ lượng cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long có thể đủ cung cấp cho thị trường với thời gian lâu dài.

2- Trên cơ sở đo đạc thực tế và ứng dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) đã tổng hợp được bản đồ hiện trạng tài nguyên cát và địa chất môi trường các sông thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đây là cơ sở ban đầu quan trọng để lập quy hoạch thăm dò khai thác cát có khoa học và thực hiện công tác giám sát, điều chỉnh quy hoạch cho các năm tiếp theo phù hợp với điều kiện tự nhiên theo hướng có lợi. Phản ánh đúng thực trạng của công tác đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác và quản ký hoạt động khoáng sản cát tại các sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

3- Thu thập, dự báo được các số liệu về nhu cầu cát san lấp trong phạm vi trong tỉnh. Tổng nhu cầu cát san lấp phục vụ cho nhu cầu xây dựng các KCN tập trung, cụm công nghiệp, hệ thống giao thông, các khu đô thị và nhà ở từ 2010 đến 2020 khoảng 74,055.839 triệu m3.

4- Lập được quy hoạch khung và kế hoạch chi tiết cho công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:



* Hoạt động khảo sát, thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng cát sông và các vấn đề môi trường liên quan.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động khảo sát, thăm dò đánh giá chất lượng, tiềm năng tài nguyên, hướng sử dụng chế biến cát sông và các vấn đề môi trường liên quan hướng tới nâng cao giá trị khoáng sản và đầu tư phát triển bền vững.

Toàn bộ phạm vi các con sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long được quy hoạch: khu vực đủ cơ sở đầu tư thăm dò khai thác công nghiệp từ năm 2010 bao gồm: 19 khu đã và đang cấp phép khai thác, 07 khu đã và đang thăm dò tiếp tục cấp phép khai thác đến 2015, 07 khu quy hoạch thăm dò khai thác mới giai đoạn 2010 đến 2015 và 04 khu thăm dò khai thác mới giai đoạn 2016 đến 2020, 07 khu vực tài nguyên dự trữ có thể cấp phép thăm dò khai thác sau 2020.

- Thời hạn giấy phép 05 năm;

- Điều kiện, năng lực để cấp giấy phép khai thác: Phải có ít nhất 1/2 số lượng phương tiện khai thác của doanh nghiệp xin cấp giấy phép khai thác làm chủ sở hữu.

- Thời gian khai thác trong ngày phải được cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm hạn chế tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi có khu vực khai thác và đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông đường thủy. Các tổ chức, cá nhân phải cam kết thời gian hoạt động không sớm hơn 05 giờ sáng và không quá 20 giờ tối, tuỳ tình hình thực tế của khu vực mỏ khai thác.

- Định kỳ kiểm tra hiện trạng mỏ 02 năm/ lần (Đo hồi âm địa hình đáy sông tại khu vực mỏ).

* Sản lượng khai thác theo từng thời kỳ như sau:

- Từ năm 2009- năm 2012 công suất 3-4 triệu m3/năm;

- Từ năm 2013- năm 2016 công suất 4-6 triệu m3/năm;

- Từ năm 2017- năm 2020 công suất 6-10 triệu m3/năm;



* Các khu vực cấm khai thác bao gồm:

+ Trên phà Mỹ Thuận 1330m; dưới cầu 1.000m;

+ Trên và dưới cầu Đình Khao: 300m;

+ Trên dưới phà Cổ Chiên (thuộc tỉnh Trà Vinh): 500 m;

+ Trên dưới phà Cần Thơ: 500m (tạm cấm đến năm 2011)

+ Vực sâu khu vực thành phố Vĩnh Long (từ dưới chợ Vĩnh Long lên đến trên khách sạn Cửu Long).

+ Vực sâu đoạn thuộc ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ.

5- Đồng thời đưa ra các giải pháp để thực hiện và quản lý quy hoạch:

- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên cát lòng sông;

- Các giải pháp về kỹ thuật;

- Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Cơ chế, chính sách đặc biệt quan tâm đến địa phương có hoạt động khai thác cát sông;



Giải pháp trước mắt là tiến hành xem xét cấp giấy phép lại đối với 19 giấy phép sắp hết hạn, trong đó có 11 giấy phép hết hạn vào cuối tháng 12/2009 trên cơ sở điều tra xác định trữ lượng còn lại, chỉ lấy và phân tích mẫu độ hạt cơ bản (các mẫu còn lại không cần lấy và phân tích, điều chỉnh lại tọa độ, diện tích cho phù hợp với đặc điểm trữ lượng và đảm bảo an toàn giao thông, môi trường…

Thời gian thực hiện là 06 tháng tính từ ngày UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Báo cáo quy hoạch này.

- Các vấn đề về thị trường;


- Vấn đề vốn đầu tư và các giải pháp huy động vốn;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.



Để quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng cát sông đảm bảo tính khoa học và thực tiễn chúng tôi xin có kiến nghị như sau:

1. Tiềm năng cát trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long là yếu tố động, thường xuyên được bổ cập đây là nguồn lợi kinh tế đáng kể. Để đánh giá nguồn tiềm năng bổ cập này chúng tôi kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long xét và cấp kinh phí cho các nghiên cứu chuyên đề khảo sát lượng cát bổ cập hàng năm.

2. Cát là sản phẩm tích tụ lòng sông nên dễ bị thay đổi về trữ lượng, chất lượng (tùy thuộc vào điều kiện tích tụ, và luôn được bổ cập). Việc khai thác cát ngầm dưới nước khó đảm bảo thiết kế, khó kiểm tra chính xác. Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ gây khó khăn cho việc giám sát quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như các ban ngành có liên quan.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong hoạt động giám sát, hậu kiểm hoạt động khai thác cát sông. Để giám sát hoạt động khai thác cát Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như các ban ngành liên quan có kinh phí rất hạn chế, phần lớn dựa vào kinh phí các doanh nghiệp và như vậy sẽ thiếu khách quan cũng như tính năng động thấp. UBND tỉnh cần có cách tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát sông. Từng bước phân quyền giám sát, hậu kiểm hoạt động khoáng sản cát sông cho các địa phương huyện, xã.

3. Về chế độ chính sách liên quan đến hoạt động khoáng sản cát lòng sông:

- Bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến được quy định tại Điều 7 Luật Khoáng sản và được hướng dẫn thi hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 219/1999/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 1999.

Qua thực tiễn cần đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ nguồn thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản trong đó có cát sông giành cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa bàn có khoáng sản được khai thác nhằm gắn quyền lợi của địa phương có khoáng sản với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế khai thác trái phép.

- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới về khai thác, chế biến nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên cát sông.

4. Nằm ở vùng đất yếu mới thành tạo của hệ thống sông lớn các hoạt động của lòng sông như sự dịch chuyển (quy mô lớn và lâu dài), bồi tụ, sạt lở (quy mô nhỏ và ngắn hạn) là tự nhiên. Việc khai thác cát sông và các vấn đề môi trường liên quan như sạt lở, bồi tụ rất nhạy cảm để khẳng định các vấn đề trên thật khó khăn. Trữ lượng cát trên các lòng sông có thể là yếu tố động thường xuyên được bổ cập đây là nguồn lợi đáng kể.

+ Để nghiên cứu tổng quan về trữ lượng, sạt lở- bồi tụ của dòng sông và tiết kiệm ngân sách cũng như chi phí cho các doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép huy động kinh phí của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác cát sông cho các công tác đánh giá hiện trạng khoáng sản và môi trường hai năm một lần và từng thời kỳ để điều chỉnh kế hoạch thăm dò khai thác cho phù hợp.

+Phối hợp với Bộ KHCN, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chương trình nghiên cứu hiện tượng sạt lở bờ sông xác định nguyên nhân, dự báo biến hình lòng sông, dự báo xói lở. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giao thông khu vực ven sông; tổ chức tuyên truyền đến các địa phương ven sông về các quy luật và diễn biến lòng sông, tránh những thiệt hại, lợi dụng tối đa nguồn lợi của sông đem lại.

Tiềm năng cát sông tỉnh Vĩnh Long thật đa dạng và quan trọng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhu cầu san lấp rất lớn, khoáng sản cát cũng chiếm một vị trí trong đó. Theo tinh thần của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, theo đó phân quyền cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép hoạt động khoáng sản nhóm vật liệu xây dựng thông thường (trong đó có cát sông) và quy định tại Điều 3a. Nguyên tắt hoạt động khoáng sản: Việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng bản quy hoạch này là cơ sở để quản lý cho công tác thăm dò, khai thác cát trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ mang tính khoa học và thực tiễn cao.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty CP Địa chất và Khoáng sản xin chân thành cám ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, UBND các địa phương, Thành phố Vĩnh Long, UBND các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh, Bình Tân, các Sở: Công Thương, Xây dựng, Khoa học - Công nghệ, Giao thông, NN & PTNT, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch và Đầu tư…tỉnh Vĩnh Long, Đoạn quản lý đường sông số 11, Cảng vụ Cần Thơ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã giúp chúng tôi hoàn thành bản quy hoạch này.

Ngày tháng 10 năm 2009

Thay mặt tập thể tác giả


Lê Anh Quốc


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương