Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


Do Thien Quang*, Duong Hong Thai **



tải về 3.39 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Do Thien Quang*, Duong Hong Thai **


* Army Hospital 110 in Bac Ninh, **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe the clinical characteristics, endoscopic image, histopathology and assess treatment outcomes for colorectal endoscopic polypectomy power snares at Army Hospital 110 from 3/2014 to 2/2015. Methods: prospective study on 92 patients with colorectal polyps, using endoscopic hoses, eligible polypectomy power snares describing the clinical signs, endoscopic image, histopathology and surveillance of the patients after 3 months. Results: Colorectal polyps were found at all ages, the older the more case, more men than women; the most common clinical symptoms were gastrointestinal disorders (69,57%), bloody diarrhea and abdominal pain. Polyps was detected in rectum and sigmoid colon, mainly sessile polyps. There were 2 types of polyps: Neoplastic (39,13%), high risk of cancer and non-neoplastic. Polypectomy power snares by endoscopy brouhgt high efficiency (98,91% success) and safe. Conclusion: People of all ages may have colorectal polyps which can causes cancer risk. The main positions of polyps are in rectum, sigmoid colon; though sessile polyps are more common, but polypectomy power snares by endoscopy results into high efficiency of treatment.

Key words: colorectal polyps, polypectomy power snares, endoscopic.


KẾT QUẢ PHỐI HỢP LIỆU PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU HÔ HẤP ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐỢT CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA YÊN PHONG

Khổng Thục Chinh*, Hoàng Hà**


* Bệnh viện đa khoa Yên Phong, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả kết quả phối hợp liệu pháp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Yên Phong. Đối tượng và phương pháp: 139 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhđược chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn và phân loại của Athonisen 1987 và GOLD 2013 tại bệnh viện đa khoa Yên Phong từ tháng 1/2014 đến tháng5/2015. Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu hô hấp. Kết quả: Bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trên 70 là 52,5%,tuổi trung bình là 69,87±8,3. Nam giới chiếm đa số 75,5%, nhóm GoldA là 18,7%, GoldB là 7,5%, nhóm GoldC là 38,12% và GoldD là 35,7%. Bệnh nhân khi vào viện có triệu chứng khó thở 65,51%, khạc đờm 92,1%, co kéo cơ hô hấp 59,7%;ran ẩm 95%, tương ứng khi ra viện1,4%; 36,0%; 5% và 15,1% với p < 0,01. Kết luận: phối hợp vật lý trị liệu hô hấpcó kết quả tốt với điểm mMRC khi vào viện 2,92 ± 0,34, khi ra viện 1,98 ± 0,43; điểm CAT khi vào viện 26,63 ± 3,23, khi ra viện 13,3 ± 7,64, với p < 0,01.

Từ khóa: vật lý trị liệu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn,sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và có liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá,thuốc lào đóng vai trò hàng đầu.

Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu, Phan Thị Thu Phương và cộng sự bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam có tỷ lệ mắc rất cao [2], năm 2010 bệnh này đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế. Nằm trong mạng lưới quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đơn vị chẩn đoán, điều trị, tư vấn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản Bệnh viện Đa khoa Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động từ năm 2013. Bên cạnh việc tuân thủ các qui trình theo hướng dẫn, bệnh viện đã chú trọng triển khai phối hợp một số liệu pháp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp phù hợp với điều kiện còn hạn chế về cơ sở vật chất và nhân lực tại tuyến cơ sở [1, 6]. Những kết quả bước đầu cho thấy phối hợp các liệu pháp vỗ rung, dẫn lưu tư thế, ho hữu hiệu nhằm tống đẩy đờm, giải phóng đường thở trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp cho nhiều kết quả tốt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả phối hợp một số liệu pháp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đợt cấp tại bệnh viện Đa khoa Yên Phong.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân đến điều trị nội trú tại bệnh viên đa khoa Yên Phong được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau: Được chẩn đoán xác định BPTNMT theo Gold 2013 và ho khạc đờm tăng lên; đờm chuyển thành đờm mủ; khó thở nặng lên có thể có kèm theo các triệu chứng toàn thân [1,8].

Các bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

*Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng kèm theo như suy tim, cao huyết áp không kiểm soát, cơn đau ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim mới, nhồi máu phổi, phình tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi, kén khí lớn ở phổi.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Đa khoa Yên Phong .

2.3. Thời gian: 1/2014-6/2015.

2.4. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang.

2.5. Phương pháp chọn mẫu: toàn bộ, có chủ đích, cỡ mẫu thuận tiện.

2.6. Chỉ tiêu tiến hành nghiên cứu

- Chỉ tiêu về tuổi, giới, tiền sử.

- Chỉ tiêu phân loại bệnh theo Athonisen.

Có 3 triệu chứng chính: Khó thở tăng lên, khạc đờm tăng lên, đờm chuyển thành đờm mủ

Và các triệu chứng phụ: Sốt, chảy nước mũi, ho, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhịp thở , nhịp tim tăng > 20% so với ban đầu.

Chẩn đoán :

* Mức độ nhẹ:1 triệu chứng chính kèm theo 1 trong các triệu chứng phụ trên.

* Mức độ trung bình: có 2 triệu chứng chính.

* Mức độ nặng:có cả 3 triệu chứng chính.

- Phân loại giai đoạn A, B, C, D theo GOLD 2013 [1, 2, 8].

- Phân loại các mức mMRC [1, 2, 8].

- Phân loại chất lượng cuộc sống CAT [1, 2, 8].

- Đánh giá kết quả điều trị thông qua sự thay đổi các triệu chứng cơ năng ,số lượng đờm thải ra, triệu chứng thực thể, cận lâm sàng và bộ câu hỏi CAT và mMRC trước và sau điều trị.

2.7. Tiến hành

- Tiến hành chẩn đoán, phân loại, điều trị tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của dự án.

- Phối hợp vật lý trị liệu hô hấp:Vỗ, rung, dẫn lưu tư thế và ho hữu hiệu phù hợp với đặc điểm từng bệnh nhân.

- Các bệnh nhân nghiên cứu được thu thập thông tin, khám lâm sàng,đánh giá mức độ khó thở, lượng giá lượng đờm thải ra trong ngày bằng cốc nhựa có vạch sẵn ml. Điều trị thuốc theo hướng dẫn của BYT và phối hợp với vỗ ,rung ,dẫn lưu tư thế,tập thở ra mạnh và ho hữu hiệu. Đo lượng đờm thải ra trong ngày sau khi áp dụng các liệu pháp VLTL hô hấp. Sau khi điều trị ổn định đánh giá lại các triệu chứng, điểm mMRC, CAT và đo chức năng hô hấp khi có thể.



2.8. Xử lý số liệu: Theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Bệnh nhân

Nhóm tuổi

n

%

< 50

2

1,43

50– < 59

16

11,51

60-<70

48

34,53

≥ 70

73

52,51

Tổng

139

100,0

Tỷ lệ Nam/Nữ (105 / 34 = 75,5%/ 24,5%)

Tuổi trung bình: 69,87±8,3

Kết quả bảng 1 cho thấy BPTNMT đợt cấp điều trị tại viện có tỷ lệ nam giới chiếm 75,5% cao hơn so với nữ giới (24,5%). Bệnh nhân có độ tuổi từ 70 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (52,51%), sau đó là nhóm tuổi 60 - 69 chiếm 34,53%, nhóm bệnh nhân có độ tuổi <50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,43%).

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi thường gặp BPTNMT đợt cấp tương đương với nghiên cứu của các tác giả khác như Trần Văn Bình, Trần Thị Hằng [3, 4]. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho thấy độ tuổi hay gặp là trên 65 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân Nam / Nữ là 3,08 lần, một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ nam/nữ cũng tương đương, khoảng từ 2 - 3 lần [3, 4, 5].



Bảng 2. Đặc điểm tiền sử của bệnh nhân nghiên cứu

Bệnh nhân

Tiền sử

N

%

Có hút thuốc lá, thuốc lào

106

76,3

Có tiếp xúc khói bụi

30

21,6

Có tiêm phòng vaccine

2

1,4

Thời gian mắc bệnh

<5

14

10,1

5-10

106

76,3

11-20

17

12,2

>20

2

1,4

Số đợt bùng phát trong năm

< 2

19

13,7

≥ 2

120

86,3

Số lượng thuốc hút trung bình (bao-năm) (± SD): 33,9 ± 11,85

Thời gian mắc bệnh trung bình (năm)) (± SD): 8,2±4,6

Số đợt bùng phát trung bình trong năm: (± SD): 3,47 ± 1,27

Kết quả bảng 2 cho thấy đa số bệnh nhân có hút thuốc lá (76,3%). Số thuốc hút trung bình 33,9 ± 11,85. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả khác như Nguyễn Thanh Thủy (2013) có 88,4% số BN hút thuốc lá và số lượng 27,6 ± 13,5 bao-năm[6]; Trần Văn Bình (2014) có 87,4% BN hút thuốc và số lượng 40,01 ± 17,82 bao-năm[3].

Thời gian mắc bệnh trung bình 8,2 ± 4,6 năm. Số đợt bùng phát trung bình trong năm 3,47 ± 1,27 đợt và hầu hết bệnh nhân không được tiêm phòng cúm và phế cầu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thủy [4, 6].



Bảng 3. Phân bố mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen 1987

Mức độ nặng

n

Tỷ lệ %

Anthonisen 1(nặng)

72

51,8

Anthonisen 2(trung bình)

53

38,1

Anthonisen 3(nhẹ)

14

10,1

Tổng

139

100

Bảng 3 cho thấy phần lớn BN ở mức độ nặng (51,8%), mức độ trung bình chiếm (38,1%) mức độ nhẹ chiếm thiểu số (10,1%). Kết quả này phù hợp với kết quả của Đặng Văn Huyên, Trần Thị Hằng và Trần Văn Bình [ 3, 4, 5].
Bảng 4. Phân bố mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo GOLD 2013




Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

Nhóm D

Tổng

n

26

18

53

42

139

Tỷ lệ %

18,7

7,5

38,12

35,7

100

Bảng 4 cho thấy BN chủ yếu thuộc nhóm nguy cơ cao, nhiều triệu chứng (38,12 &35,7). Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hằng, Trần Văn Bình [3, 4].

Bảng 5. Thay đổi triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị

Thời gian

Triệu chứng

Trước điều trị

Sau điều trị

P

n

%

n

%

Ho khạc đờm

138

99,3

50

36,0

< 0,01

Khó thở

91

65,5

2

1,4

< 0,01

Đau ngực

69

49,6

9

6,5

< 0,01

Co kéo cơ hô hấp

83

59,7

7

5,0

< 0,01

Lồng ngực hình thùng

109

78,4

107

77,0

> 0,05

RRFN giảm

135

97,1

139

100

> 0,05

Ran rít

134

96,4

6

4,3

< 0,01

Ran ẩm

132

95,0

21

15,1

< 0,01

Ran ngáy

135

97,1

9

6,5

< 0,01

Số lượng đờm TB (ml)

23,30 ± 9,94

31,46 ± 13,41

<0,01

Khi BN vào viện triệu chứng khó thở 65,5%, ho khạc đờm có 99,3%, co kéo cơ hô hấp 59,7%, đau ngực 49,6%, số lượng đờm thải ra trung bình trong ngày 23,30 ± 9,94 ml. Lúc ra viện đã cải thiện nhiều, còn 1,4% khó thở, 36,0% còn triệu chứng ho khạc đờm, còn đau ngưc 6,5%, số lượng đờm thải ra trung bình trong ngày 31,46 ml. Các khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Có nhiều biến chuyển tốt về triệu chứng thực thể, lúc vào viện thấy các triệu chứng tại phổi như ran rít 96,4%, ran gáy gặp 97,1%, ran ẩm chiếm 95,0%. Khi BN ra viện ran rít, ran gáy gặp 4,3 % và 6,5%, ran ẩm còn 15,1%. Kết quả này phù hợp với diễn biến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Triệu chứng RRFN giảm thay đổi ít, kết quả này cũng hợp lý bởi RRFN giảm là do bệnh nhân đã có khí phế thũng nên điều trị ít cải thiện tình trạng khí phế thũng. Như vậy can thiệp vật lý trị liệu đã góp phần đáng kể để tăng thải đờm ra khỏi đường thở, giảm nhanh các triệu chứng cơ năng và thực thể cho bệnh nhân BPTNMT đợt cấp.



Bảng 6. Thay đổi kết quả điều trị theo các mức độ mMRC

Chỉ số

Tiêu chí

Trước điều trị

Sau điều trị

P

n

%

n

%

mMRC = 0

0

0

0

0

< 0,01

mMRC = 1

0

0

14

10,1

mMRC = 2

14

10,1

114

82,0

mMRC = 3

122

87,8

11

7,9

mMRC = 4

3

2,1

0

0

mMRC Trung bình

2,92 ± 0,34

1,98 ± 0,43

Kết quả ở bảng 6 cho thấy khi vào viện, khó thở độ 3 có 87,8%, khó thở độ 4 có 2,1%, khó thở độ 2 10,1%, không có BN nào ở mức 0 . Khi ra viện, khó thở độ 3 còn 7,9%, không còn BN nào khó thở độ 4 .Đã có sự chuyển đổi tích cực đáng kể khi ra viện: khó thở độ 1 tăng đến 10,1%, khó thở độ 2 là 82,0%. Điểm trung bình mMRC khi vào viện 2,92 ± 0,34 chuyển đến 1,98 ± 0,43 khi ra viện với p < 0,01. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Trần Văn Bình (2014) [3, 6].

Bảng7. Điểm trung bình trước và sau điều trị theo CAT.

Thời gian

Tiêu chí

Trước điều trị

Sau điều trị

P

n

%

n

%

CAT < 10

0

0

73

52,5

< 0,01

CAT 10-19

2

1,4

31

22,3

CAT 20-30

111

79,9

32

23

CAT ≥ 30

26

18,7

3

2,2

Tổng điểm trung bình

26,63 ± 3,23

13,3 ± 7,64

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khi ra viện có sự cải thiện đáng kể. Khi vào viện 98,6% bệnh nhân có điểm CAT trên20 điểm, trong đó 79,9% CAT trên 20; 18,7% CAT trên 30. Lúc ra viện còn 2,2% BN ở mức 31-40 điểm, 22,3% BN ở mức 21-30 điểm, điểm CAT từ 10-20 có 22,3% số BN. Có52,5% số BN ở mức dưới 10 điểm. Điểm trung bình CAT trước điều trị là 26,63 ± 3,23, sau khi điều trị còn 13,3 ± 7,64 giảm đáng kể, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần bằng nghiên cứu của Đặng Văn Huyên tại trung tâm hô hấp Bạch Mai, của Trần Văn Bình tại bệnh viện huyện Lục Ngạn, Trần Thị Hằng tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạn [3, 4]. Tuy nhiên điểm CAT sau điều trị của chúng tôi cải thiện nhiều hơn.

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu 139 bệnh nhân BPTNMT đợt cấp điều trị phối hợp vật lý trị liệu hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Tỷ lệ bệnh nhân Nam/Nữ là 105/34 (3,088 lần).

- BN trên 70 tuổi có 52,5%; từ 60 - 70 tuổi 34,5%; nhóm dưới 40 không có BN nào.

- BN thuộc nhóm nguy cơ cao, nhiều triệu chứng và Athonisen mức độ nặng chiếm đa số (73,82% & 72%)

- Bệnh nhân khi vào viện, có các triệu chứng khó thở 65,5%, ho 99,3%, khạc đờm 92,1%, đau ngực 49,6%, số lượng đờm thải ra trung bình 23,30 ± 9,94 ml. Tương ứng khi ra viện là 1,4%; 36%; 36% ; 6,5% và 31,46 ± 13,41 ml, p < 0,01.

- Bệnh nhân khi vào viện, có triệu chứng ran rít 96,4%, ran ngáy 97,1%, ran ẩm 95%, tương ứng khi ra viện là 4,3% ; 6,5% ; 15,1% ; với p < 0,01.

- Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC: khó thở độ 3 chiếm 87,8%, độ 4 2,1%, độ 2 10,1%, không có BN nào ở mức độ 0 và 1; Tương ứng khi ra viện là 7,9% ; 0 % và 82,0%,đã có 10,1% mMRC = 1. Điểm trung bình mMRC khi vào viện 2,92 ± 0,34, khi ra viện 1,98 ± 0,43 với p < 0,01.

- Bệnh nhân khi vào viện 100% có điểmchất lượng cuộc sống CAT > 10, khi ra viện chỉ còn 47,5% . Điểm CAT > 20 chỉ còn 25,2%. Điểm CAT trung bình 26,63 ± 3,32 trước điều trị giảm còn 13,3 ± 7,64 với p < 0,01

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2014), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp", Nhà xuất bản Y học. Tr 15-18-19

2.Ngô Quý Châu (2012),"Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính",Nhà xuất bản y học. TR 13-17.

3. Trần Văn Bình (2013), "Kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Lục Ngạn", Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tr 38-51.

4. Trần Thị Hằng (2011), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện đa khoa Bắc Cạn." .Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tr 37-52.

5. Đặng Văn Huyên (2013), "Nghiên cứu hiệu quả của thông khí không xâm nhập bằng máy BiPAP trong điều trị đợt cấp BPTNMT tại trung tâm hô hấp BV Bạch Mai". Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 31-37.

6. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), "Phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2011 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr36-42.

7. Phạm Thị Ngọc Ái,Bùi Thu Huệ,"Vật lý trị liệu cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính".Tạp chí y học TP,HCM .Tập 9.2005.

8. GOLD (2014), "Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease (update 2013)".

RESULTS FROM THE COORDINATION OF RESPIRATORY PHYSICAL IN TREATING CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE DURING THE OUTBREAK AT YEN PHONG GENERAL HOSPITAL


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương