Làm ăn với tq: 'lòng tham và nỗi sợ'



tải về 23.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích23.68 Kb.
#28033

Làm ăn với TQ: 'lòng tham và nỗi sợ'

BBC


Image copyright AFP Image caption Bà Theresa May và chồng, ông Philip May trước cổng Phủ Thủ tướng Anh

Nhà báo kỳ cựu của BBC News, bà Carrie Gracie nhắc lại bài học 'lòng tham và nỗi sợ' trong quan hệ với Trung Quốc của Úc nhân việc Anh xét lại đầu tư của Trung Quốc vào điện nguyên tử.

Được biết tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, khi còn làm Bộ trưởng Nội vụ, từng bày tỏ ý kiến quan ngại về vấn đề an ninh khi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hồi năm 2015 mời Trung Quốc tham gia dự án Hinkley Point C.


An ninh và an toàn nguyên tử


Cố vấn cho bà May, ông Nick Timothy, người nay là Chánh văn phòng Phủ thủ tướng, đã lên tiếng trước chuyến thăm Anh của ông Tập Cận Bình (10/2015), chất vấn chuyện để Trung Quốc đặt chân vào ngành điện nguyên tử Anh.

Theo bà Carrie Gracie trong bài viết hôm 31/07, thì "mới tháng 10 năm ngoái, khi Thủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne chuẩn bị công bố hợp đồng Hinkley nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ông Timothy đã lên tiếng phê phán mạnh thoả thuận này,"



Ông viết trên trang Conservativehome:

Cơ quan phản gián MI5 tin rằng tình báo Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại quyền lợi Anh Quốc ở trong và ngoài nướcNick Timothy viết hồi 2015

"Khi ông Tập đến London, hai chính phủ sẽ ký các thỏa thuận cho những tập đoàn nhà nước Trung Quốc cổ phần trong các nhà máy điện nguyên tử Anh, ở Hinkley Point, vùng Somerset và ở Sizewell, vùng Suffolk. Người ta tin rằng những thoả thuận này sẽ cho phép người Trung Quốc thiết kế và xây dựng cả lò phản ứng nguyên tử thứ ba tại Bradwell ở Essex.

"Các chuyên gia an ninh, mà ta hiểu là ở trong các cơ quan chính phủ cũng như bên ngoài, đang lo ngại rằng người Trung Quốc sẽ dùng vai trò của họ để gắn các điểm yếu vào hệ thống computer cho phép họ sau này có thể đóng sập cả nguồn sản xuất năng lượng Anh tùy theo ý thích.

"Những ai vốn nghĩ khả năng đó khó xảy ra thì nên biết tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (Chinese National Nuclear Corporation), một trong số các công ty liên quan đến các kế hoạch xây cất tại Anh, nói rõ trên trang web của họ rằng họ không chỉ có trách nhiệm 'tăng giá trị của tài sản quốc gia và phát triển xã hội', mà còn 'tăng cường quốc phòng'.



Image copyright PA Image caption Anh sẽ quyết định về nhà đầu tư của Trung Quốc vào dự án Hinkley Point vào mùa thu năm nay

"Cơ quan phản gián MI5 tin rằng tình báo Trung Quốc tiếp tục hoạt động chống lại quyền lợi Anh Quốc ở trong và ngoài nước."

Bà Carrie Gracie cũng so sánh thái độ quá 'cởi mở' của chính phủ tiền nhiệm tại Anh với cách tiếp cận Trung Quốc cẩn trọng hơn của Đức.

Với Thủ tướng Anh vừa lên nhậm chức, bà Theresa May, câu hỏi là các lãnh đạo quốc tế khác "xử lý khó khăn ra sao" trong quan hệ với Trung Quốc.

Vì không có tầm vóc và vị thế như Hoa Kỳ, ví dụ gần hơn cho Anh học tập là các nước ngay gần.

Ví dụ như Thủ tướng Angela Merkel có các chuyến thăm Trung Quốc để giành hợp đồng lớn cho các tập đoàn Đức.



Image copyright Leon Neal WPA PoolGetty Images Image caption Thủ tướng tiền nhiệm Cameron đón Chủ tịch Tập tại London tháng 10/2015 để 'tạo ra kỷ nguyên vàng Anh - Trung'

Tại Trung Quốc, bà Merkel vẫn đọc diễn văn công khai nhắn đến nhân quyền và nhà nước pháp quyền.

"Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đạt được việc có quan hệ gần gũi, nhiều lợi ích kinh tế với Bắc Kinh và cùng lúc lên tiếng mạnh lẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của Đức, và cũng mạch lạc hơn khi đề cập đến các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, việc Trung Quốc đàn áp nhân quyền và tự do ngôn luận."

"Còn với hai ông Cameron và Osborne, lãnh đạo Trung Quốc như đã quen rằng đối tác Anh luôn giữ kín khác biệt hai bên ở hậu trường, dù đó là chuyện Trung Quốc bán phá giá thép, chuyện Hong Kong, chuyện giam cầm các luật sư hay chuyện Biển Nam Trung Hoa."


'Tham lam và sợ hãi'


Nhà báo BBC cũng nhắc lại vấn đề lớn hơn trong quan hệ với Trung Quốc mà các nước Phương Tây và Úc phải giải quyết.

Nhắc lại cuộc nói chuyện giữa Angela Merkel và Thủ tướng Úc khi đó, ông Tony Abbott hồi 2015, quan hệ với Trung Quốc được lãnh đạo Úc mô tả là "do lòng tham và nỗi sợ điều khiển".



Image copyright Andrew Taylor G20 Australia Image caption Ông Tony Abbott đã nói thẳng với bà Angela Merkel về 'lòng tham và nỗi sợ' trước TQ

Bà Merkel hỏi ông Abbott "chính sách Trung Hoa của Úc vận hành theo tiêu chí gì?", và đã nhận được câu trả lời hết sức thẳng thắn như vậy.

Một mặt, Úc cần thị trường Trung Quốc, cần đầu tư Trung Quốc (lòng tham - greed), để có tăng trưởng kinh tế, cân bằng ngân sách.

Mặt khác, Úc cũng có nỗi sợ (fear) trước các thách thức an ninh từ Trung Quốc, theo Bộ Ngoại giao, cơ quan tình báo Úc nói với ông Abbott.

Công an Trung Quốc sang cả Úc để "săn cáo", tức là bắt mang về những người đào tẩu bị chính quyền truy nã.

Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên các tuyến hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa, nơi Trung Quốc xây các đảo nhân tạo để đòi chủ quyền lãnh hải, cũng làm Úc lo ngại.

Nhưng theo nhà báo BBC, vấn đề nói chung không chỉ của Úc là các nước làm ăn với Bắc Kinh sẽ phải nghiêng về bên 'lòng tham', hay 'nỗi sợ' nhiều hơn, hoặc tùy lúc nào, đối với Trung Quốc.

Được biết chính phủ của bà Theresa May cho hay họ sẽ đánh giá mọi góc độ trong dự án đầu tư của Trung Quốc vào nhà máy điện nguyên tử thông qua một đối tác Pháp và ra kết luận đầu mùa thu năm nay.



Xem thêm video:Nữ hoàng Anh đón Chủ tịch Tập.Video:Vì sao Anh - Trung nay hữu hảo?
tải về 23.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương