Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


Phạm Kim Liên*, Nguyễn Thị Ly**



tải về 3.39 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Phạm Kim Liên*, Nguyễn Thị Ly**

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao(HRCT)và mối liên quan với mức độ tắc nghẽn, nhóm bệnh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(BPTNMT) đợt bùng phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 72 bệnh nhân được chẩn đoán xác định COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2011. Kết quả: Nghiên cứu gồm 62 nam (86,11%) và 10 nữ (13,89%), tuổi thấp nhất là 31, cao nhất là 88, trung bình 70,2 ± 9,92, độ tuổi 60-75 là (51,4%). Tỉ lệ bệnh nhân khó thở độ 1 là 48,6%, độ 2 12,5%, độ 3 23,6%, độ 4 là 15,3%. Giá trị trung bình FEV1 (%SLT) và FEV1/FVC là 50,968 ± 11,52 và 51,34 ± 5,923. Kết quả chụp HRCT gặp hình ảnh khí phế thũng 62,5% xơ phổi 25%, đám mờ 19,4%, giãn phế quản 12,5%, và mosaic 4,1%. Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy gặp thùy trên và lan tỏa 16/50 và 18/50, khí phế thũng đa tiểu thùy gặp ở thùy dưới 27/56, lan tỏa 27/56, khí phế thũng cạnh vách gặp rải rác các thùy phổi, không thấy khí phế thũng bong bóng ở thùy trên và thùy giữa. KPT gặp ở nhóm D (54/80). Giá trị trung bình FEV1%STL và FEV1/FVC ở nhóm có KPT so với nhóm không có KPT là 45,198 ± 10,517 với 60,584 ± 4,64, 50,511 ± 0,06 với 50,5175 ± 0,484 (p<0,05).Kết luận:Hình ảnh HRCT trên bệnh nhân BPTNMT gặp chủ yếu KPT và xơ phổi,4 loại hình thái KPTđa số ở thùy dưới và lan tỏa. Giai đoạn của bệnh, nhóm bệnh, phân thùy phổi có liên quan tới sự xuất hiện KPT và hình thái KPT trên HRCT, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Từ khoá: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở các nước phát triển. Bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và là hậu quả của sự tiếp xúc lâu ngày với các chất và khí độc hại . Quá trình viêm, mất cân bằng của hệ thống proteinase, anti-proteinase, sự tấn công của các gốc oxy tự do, làm phá hủy cấu trúc đường thở và nhu mô phổi dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp. Trong đó tổn thương quan trọng nhất ở nhu mô phổi là làm căng giãn liên tục và phá hủy các thành phế nang, tạo thành các khoang chứa khí nhỏ. Trong đợt cấp BPTNMT, khi các túi khí này vỡ, lâm sàng biểu hiện tình trạng tràn khí màng phổi với các mức độ khác nhau. Khí phế thũng có biến chứng tràn khí màng phổi nhiều có thể gây suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong.

Mặc dù BPTNMT được chẩn đoán dựa trên cơ sở đo phế dung kế có sự tắc nghẽn không hồi phục tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao (HRCT) có giá trị trong việc xác định bản chất tổn thương tại phổi, vị trí tổn thương và phát hiện các bệnh lý đi kèm với BPTNMT . Xquang chuẩn có thể xác định kiểu hình khí phế thũng mức độ vừa và nặng, trong đó HRCT rất có ưu thế trong việc phát hiện khí phế thũng giai đoạn đầu, khí phế thũng mức độ nhẹ, chẩn đoán đoán nguyên nhân, phân loại hình thái tổn thương khí phế thũng. Việc phát hiện sớm, tìm hiểu kiểu hình khí phế thũng ở bệnh nhân BPTNMT là rất cần thiết giúp hỗ trợ điều trị nội khoa, là yếu tố gợi ý phân loại thể lâm sàng, dự phòng biến chứng TKMP và xem xét chỉ định phẫu thuật giảm thể tích phổi, tuy nhiên vấn đề này hiện nay còn chưa được quan tâm đầy đủ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tàivới mục tiêu: Mô tả hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải caovà mối liên quan với mức độ tắc nghẽn, nhóm bệnh trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện.

2. Đối tượng nghiên cứu:

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo tiêu chuẩn GOLD2011[3] điều trị nội trú tại khoa Nội Tiết- Hô Hấp Bệnh viện ĐKTWTN từ 9/2014 đến 6/2015.

+ Ho khạc đờm 3 tháng/ năm và liên tiếp 2 năm trở lên.

+ Tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ: Hút thuốc, khói bụi nghề nghiệp, hóa chất, khói bếp...

+ Chẩn đoán xác định BPTNMT: Gaensler (FEV1/FVC) <70%

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân có các bệnh lý khác phổi: Ung thư phế quản phổi, Lao phổi, Giãn phế quản

- Bệnh nhân không hợp tác.

3. Nội dung nghiên cứu:

- Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán xác định COPD được khai thác bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm, đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu.

- Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.



- Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm:

+ Hỏi bệnh, hỏi tiền sử, số đợt bùng phát/năm, đánh giá mức độ khó thở

+ Khám toàn thân: huyết áp, chiều cao, cân nặng, tính BMI

+ Chỉ số thông khí phổi: FEV1/FVC, FEV1%SLT, FVC



+ HRCT: khí phế thũng, đám mờ, xơ phổi, giãn phế quản, khảm mosaic

- Chẩn đoán xác định COPD, chẩn đoán mức độ tắc nghẽn theo GOLD- 2011

- Đánh giá mức độ khó thở theo bảng mMRC

- Phân loại nhóm ABCD theo tiêu chuẩn GOLD 2013

4. Xử lí phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Giá trị

Đặc điểm

Tối thiểu

Tối đa

SD

Tuổi

31

88

70,2±9,92

Số đợt bùng phát/năm

1

5

2,66±0,52

BMI

14,18

25,40

19,30±3,09


Nhận xét: Tổng số là 72, trong đó 62 nam chiếm 86,11% và 10 nữ chiếm 13,89%. Tuổi thấp nhất là 31 tuổi, cao nhất là 88 tuổi, độ tuổi trung bình là 70,2 ± 9,92. Số đợt bùng phát trong năm trung bình là 2,66±0,52, chỉ số BMI trung bình là 19,30±3,09
Tỷ lệ %



Biểu đồ 1: Đánh giá tỉ lệ bệnh nhân khó thở theo phân loại mMRC
Nhận xét : Tỉ lệ bệnh nhân khó thở mức độ 1 là 48,6%, độ 2 12,5%, độ 3 23,6%, độ 4 là 15,3%

Bảng 2.Kết quả một số giá trị thông khí phổi của nhóm nghiên cứu

Các chỉ tiêu

Tối thiểu

Tối đa

± SD

FVC (lít)

1,65

2,66

2,23 ± 0,2622

FEV1 (lít)

0,73

1,62

1,148 ± 0,196

FEV1 (%SLT)

32,2

67,66

50,968 ± 11,52

FEV1/FVC %

38,0

68,0

51,34 ± 5,923

Nhận xét: Chỉ số tối đa của FEV1 (%SLT) và FEV1/FVC của nhóm nghiên cứu là 67,66% và 68%, chỉ số tối thiểu là 32,2% và 38%, giá trị trung bình là 50,968 ± 11,52 và 51,34 ± 5,923

2. Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao


Biểu đồ 2: Kết quả hình ảnh chụp HRCT

Nhận xét:Hình ảnh khí phế thũng và xơ phổi là62,5% và 25%, các hình ảnh như đám mờ gặp 19,4%, giãn phế quản 12,5%, và mosaic gặp 4,1%

Bảng 3. Phân bố vị trí tổn thương KPT trên HRCT (n=72)

Khí phế thũng

Thùy trên

Thùy giữa

Thùy dưới

Lan tỏa

Trung tâm tiểu thùy

16

5

11

18

Đa tiểu thùy

0

0

27

29

Cạnh vách

3

2

18

14

Bong bóng

0

0

2

2

Nhận xét: Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy gặp thùy trên và lan tỏa 16/50 và 18/50, khí phế thũng đa tiểu thùy gặp ở thùy dưới 27/56, lan tỏa 27/56, khí phế thũng cạnh vách gặp rải rác các thùy phổi, khôngthấy khí phế thũng bong bóng thùy trên và thùy giữa trong nghiên cứu này.

Bảng 4. Liên quan khí phế thũng với các chỉ số thông khí phổi(n=45)

Chỉ số

Có KPT

Không KPT

P(*)

FVC (lít)

2,14 ± 0,243

2,38 ± 0,222

<0,05

FEV1 (lít)

1,095±0,1904

1,235 ±0,1747

<0,05

FEV1 (%SLT)

45,198 ± 10,517

60,584 ± 4,645

<0,05

FEV1/FVC

0,511 ± 0,065

0,5175 ± 0,4848

>0,05

(*) Kiểm định bằng test T-độc lập

Nhận xét : Giá trị trung bình FEV1%SLT thấp hơn ở nhóm có KPT so với nhóm không có KPT, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 5 . Liên quan hình thái KPT với nhóm bệnh(n=45)

Hình thái KPT

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm D

P

Trung tâm tiểu thùy

9

6

14

<0,05

Đa thiểu thùy

2

3

23

<0,05

Cạnh vách

4

2

15

<0,05

Bong bóng

0

0

2

>0,05

Nhận xét: KPT trung tâm tiểu thùy, KPT đa tiểu thùy, KPT cạnh vách gặp nhóm A 15/80, nhóm B (11/80), nhóm D (54/80), KPT bong bóng chỉ gặp ở nhóm D

Bảng 6. Liên quan vị trí khí phế thũng và nhóm bệnh (n=45)

Nhóm

Vị trí

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm D

P

Thùy trên

11

5

2


<0,05

Thùy giữa

3

2

2

Thùy dưới

4

6

21

Lan tỏa

0

2

29

Nhận xét: Nhóm A có KPT thùy trên 11/18,nhóm B có KPT rác khắp các phân thùy, nhóm D có KPT thùy dưới 21/54, lan tỏa 29/54, sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê p<0,05

IV. BÀN LUẬN

Nghiên cứu gồm có 72 bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2011 trong đó bệnh chủ yếu gặp ở giới nam với 62 nam (86,11%) và 10 nữ (13,89%) độ tuổi trung bình 70,2 ± 9,92 , hơn nửa số bệnh nhân nghiên cứu nằm trong độ tuổi 60-75 (51,4%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu trong nước của GS. Ngô Qúy Châu và cộng sự từ năm 1996-2000 [3] tỉ lệ bệnh nhân chủ yếu lứa tuổi >50(80,3%) tỉ lệ nam/nữ là 2,13.

Đo chức năng thông khí được coi là cách đánh giá khách quan tắc nghẽn lưu lượng thở, thông qua đo CNTK chẩn đoán và theo dõi BPTNMT. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đều được đo chức năng hô hấp để xác định mức độ nặng của bệnh. Đồng thời dựa vào kết quả đo CNTK để phân loại nhóm bệnh ABCD theo GOLD 2011. Trị số trung bình của FEV1% so với trị số lý thuyết là 50,968 ± 11,52chứng tỏ phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu có rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ nặng vừa (giai đoạn II). Gặp đủ mức độ khó thở trên tổng số các bệnh nhân nghiên cứu, chủ yếu gặp mức độ khó thở nhẹ. Tỉ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Kim Liên, Đỗ Quyết (2011) [4]

Chụp HRCT 72 bệnh nhân trong nghiên cứu với lát cắt mỏng 1mm ở thì hít vào thấy được các hình ảnh sau: khí phế thũng, giãn phế quản, xơ phổi, giãn phế quản, khảm mosaic và đám mờ tại phổi. Hình ảnh khí phế thũng là gặp nhiều nhất, sau đó là xơ phổi và đám mờ phế nang. Về hình thái khí phế thũng, trong nghiên cứu này KPT đa tiểu thùy gặp nhiều 56/147, khác với nghiên cứu Gupta 2009 [4]. Có sự khác biệt này do trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân vào viện trong giai đoạn nặng gặp nhiều hơn so với nghiên cứu Gupta và cs [4]

Về phân bố các loại khí phế thũng trên các thùy phổi, chúng tôi thấy KPT đa tiểu thùy, KPT trung tâm tiểu thùy chủ yếu gặp thùy dưới và lan tỏa, phù hợp với nghiên cứu về phân bố các loại khí phế thũng của Nazia Mehfooz và cộng sự 2013 [5]

Có mối liên quan giữa sự xuất hiệnKPT với sự giảm giá trị trung bình FEV1%SLT, FEV1/FVC, ở nhóm bệnh nguy cơ cao (nhóm D) so với các nhóm còn lại, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Có thể kết luận rằng ở nhóm bệnh càng nặng thì càng có khả năng xuất hiện KPT trên HRCT

Tuy nhiên cần có nghiên cứu trong thời gian dài hơn, quy mô bệnh nhân lớn hơn mới cho kết quả khách quan.

KẾT LUẬN

-Tổng số 72 bệnh nhân, gồm 62 (86,11%)và 10 nữ (13,89%). Tuổi thấp nhất là 31 tuổi, cao nhất là 88 tuổi, trung bình là 70,2 ± 9,92, bệnh nhân chủ yếu nằm trong độ tuổi 60-75 (51,4%).

- Bệnh nhân nghiên cứu có mức độ khó thở nhẹ là 48,6%, độ 2 12,5%, độ 3 23,6%, độ 4 là 15,3%

- Chỉ số tối đa của FEV1 (%SLT) và FEV1/FVC của nhóm nghiên cứu là 67,66% và 68%, chỉ số tối thiểu là 32,2 và 38%, giá trị trung bình là 50,968 ± 11,52 và 51,34 ± 5,923

- Trong 72 bệnh nhân BPTNMT được chụp HRCT, hình ảnh khí phế thũng và xơ phổi được thấy nhiều nhất : 62,5% và 25%. Các hình ảnh như đám mờ gặp 19,4%, giãn phế quản 12,5%, và mosaic gặp 4,1%

- Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy gặp nhiều thùy trên và lan tỏa 16/50 và 18/50, khí phế thũng đa tiểu thùy gặp ở thùy dưới 27/56, lan tỏa 27/56, khí phế thũng cạnh vách gặp rải rác các thùy phổi, không thấy khí phế thũng bong bóng thùy trên và thùy giữa.

- Có giảm hơn các chỉ số thông khí phổi ở nhóm có KPT so với nhóm không có KPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Qúy Châu (2011), “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Bệnhhô hấp dành cho học viên sau đại học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

2. Ngô Qúy Châu, Chu Thị Hạnh (2003), “Tình hình bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại khoa hô hấp, bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996-2000)” , Tạp chí nghiên cứu y học 21, tr.68-71

3. Phạm Kim Liên, Đỗ Quyết (2011),“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y học thực hành, số 766, tr 145-147

4. Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease: Executive summary (2011). Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD).

5. Gupta P.P., Yadav., Verma M. (2009), “ High-resolution computed tomography features in patients with chronic obstructive pulmonary disease.” Singapore Med 50, tr193-20

6. Nazia M., Rakesh B, Zubair A.,Hrct findings in early cases of COPD- an experience” Department of TB and Respiratory Disease, JN Medical College, AMU, Aligarh, UP, INDIA
CT-SCAN GRAPHICS OF RIB-CAGE AT HIGHT RESOLUTION AMONG COPD PATIENTS IN THE OUTBREAK AT THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL

Pham Kim Lien, Nguyen Thi Ly

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe high resolution CT-scan images (HRCT) of rib-cage and the relationship between obstruction level and the disease group among COPD patients in the outbreak. Subjects and Methods: Cross-sectional study. 72 patients were diagnosed with COPD by GOLD standards 2011.

Results: In the study, there were 62 males (86.11%) and 10 females (13.89%). The minimum and maximum age were 31 and 88 respectively. The average age was 70.2 (±9.92). Patients aged 60 – 75 accounted for 51.4%. 48.6% of patients had suffocation level 1. The number of patients with suffocation level 2, 3 and 4 took up 12.5%, 32.6% and 15.3%. Average FEV1 (%SLT) and FEV1/FVCwere 50,968 (± 11,52) and 51,34 (± 5,923). The results of HRCT showed that 62.5% had stretched alveolus, 25% had got pulmonary fibrosis, 19.4% had blur cloudy image, 12.5% had stretched alveolus and 4.1% got mosaic. Dropsy air at central lobe met at upper lobe and spred 16/50 and 18/50, mutiple loe dropsy met at lower lobe and spred 27/56, dropsy at edge was found occasionally at pneumonia lobe, no dropsy air was found on upper and middle lobe. KPT was found in group D (54/80). Average FEV1%STL and FEV1/FVC among group with KPT comparing to those without KPT was 45,198 (± 10,517) compared to 60,584 (± 4,64) and 50,511 (± 0,06) compared to 50,5175 (± 0,484) (p<0,05). Conclusion: HRCT images on COPD patients was KPT and pneumonia fibrosis, 4 types of KPT was on lower lobe and spred. The stage of disease, disease group and lobe division was related to the appearance of KPT and KPT mode on HRCT with p<0,05.

Từ khoá: COPD, pneumonia dropsy air, CT-scan of rib-cage.
* Khoa nội Tim Mạch – BVĐK tỉnh Phú Thọ.

** Phó khoa nội Tim Mach BVDDKTWW Thái Nguyên, Phó hiệu trưởng trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên.

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ Hs-CRP HUYẾT THANH VÀ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương