Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu



tải về 3.39 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

Chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ: Dựa theo tiêu chuẩn của Petersen và cộng sự năm 2001 và tiêu chuẩn chẩn đoán SGNTN bổ sung của Petersen năm 2004.

Chẩn đoán sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu: Dựa theo tiêu chuẩn DSM- IV

Thời gian nghiên cứu: Tháng 2 năm 204 đến tháng 8 năm 2015.



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não 3 tháng




Số BN

Tỷ lệ %

Sa sút trí tuệ

46

33,3

Không

SSTT


(n = 92)

Suy giảm nhận thức nhẹ

17

12,3

Không RL

nhận thức



75

54,3

Nhận xét: Tỷ lệ SSTT sau nhồi máu não 3 tháng chiếm 33,3%. Tỷ lệ có suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não là 12,3%.

Bảng 2. Phân bố SSTT theo trình độ học vấn

Học vấn

Số BN

Tỷ lệ %

Cấp I

12

26,1

Cấp II

17

37,0

Cấp III

8

17,4

Đại học, CĐ, TC

9

19,5

Tổng

46

100

Nhận xét: Trình độ học vấn thấp nguy cơ SSTT càng tăng. Tỷ lệ SSTT cao hơn ở nhóm học vấn cấp II (37,0%) và nhóm cấp I (26,1%).


Bảng 3. Phân bố SSTT theo tuổi

Tuổi

Số BN

Tỷ lệ %

60-69

8

17,4

70-79

16

34,8

> 80

22

47,8

Tổng

46

100

Nhận xét: Tỷ lệ SSTT tăng theo tuổi. Tuổi trên 80 chiếm tỷ lệ cao nhất (47,8%)

Bảng 4. Phân bố SSTT theo giới

Giới

Số BN

Tỷ lệ %

Nam

32

69,6

Nữ

14

30,4

Tổng

46

100

Nhận xét: Tỷ lệ SSTT gặp ở nam

( 69,6%) cao hơn ở nữ ( 30,4%)



Bảng 5. Tần suất một số yếu tố nguy cơ

Yếu tố liên quan

Số BN

Tỷ lệ %

Bình thường

1

2,2

Tăng HA

32

69,6

Đái tháo đường

3

6,5

RLCH Lipid

6

13,0

Hút thuốc

1

2,2

Nghiện rượu

3

6,5

Nhận xét: Tăng HA, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid là yếu tố nguy cơ của nhồi máu não cũng như SSTT. Tỷ lệ SSTT ở nhóm bệnh nhân tăng HA chiếm tỷ lệ cao nhất ( 69,6%)

Biểu đồ 1: Tần suất tổn thương các lĩnh vực nhận thức của nhóm sa sút trí tuệ

Nhận xét. Tỷ lệ tổn thương các lĩnh vực nhận thức không đồng đều. Lĩnh vực trí nhớ từ bị tổn thương nhiều nhất (100%), sau đó đến lĩnh vực thị giác không gian và chức năng thực hiện nhiệm vụ (93,5%). Lĩnh vực ngôn ngữ bị rối loạn ít nhất (43,5%).

Bảng 6. So sánh điểm TB các trắc nghiệm thần kinh tâm lý giữa nhóm SSTT và không SSTT

Nhóm

Trắc nghiệm



Có SSTT

Không SSTT

P





MMSE

19,42,5

27,2 + 1,2

0,001

Nhớ từ

Nhớ từ ngay

8,91,7

16,1 + 3,8

0,001

Nhớ từ có trì hoãn

3,70,7

7,8 + 2,2

Nhận biết có trì hoãn

4,71,0

8,1 + 1,7

Kể chuyện ngay

4,21,0

9,9 + 2,3

Kể chuyện có trì hoãn

3,50,8

8,0 + 2,1

Nhớ hình

Nhớ hình ngay

5,81,3

9,4 + 1,2

0,001

Nhớ hình có trì hoãn

4,51,1

8,5 + 1,8

Nhận biết có trì hoãn

6,61,4

9,7 + 0,5

Chú ý

Đọc xuôi dãy số

4,30,9

7,81,5

0.001

Đọc ngược dãy số

3,40,8

6,31,4

Ngôn ngữ

Trắc nghiệm Boston có thay đổi

8,02,2

12,42,0

0,001

Nói lưu loát về các con vật

9,02,0

16,73,5

XD hình ảnh qua thị giác

Trắc nghiệm vẽ đồng hồ

5,81,5

8,91,4

0,001

Chức năng thực hiện

Đánh giá chức năng thùy trán

8,61,8

14,52,4

0,001

Tốc độ VĐ thị giác

Trắc nghiệm gạch bỏ số

15,14,0

28,44,2

0,001


Nhận xét. Điểm trung bình hầu hết các trắc nghiệm thần kinh tâm lý ở nhóm nhồi máu não có SSTT thấp hơn hẳn so với nhóm nhồi máu não không có SSTT. Lĩnh vực có điểm trung bình thấp hơn đáng kể là lĩnh vực nhớ từ, chức năng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ vận động thị giác. Sự khác biệt này có ỹ nghĩa thống kê với p < 0,05.


Bảng 7. Liên quan giữa vị trí nhồi máu và sa sút trí tuệ

Vị trí nhồi máu

SSTT

Không SSTT

P

Vỏ não

19

21

P< 0,05

Dưới vỏ

27

71

Bán cầu ưu thế (trái)

24

34

P< 0,05

Bán cầu không ưu thế (phải)

13

44

Hai bên bán cầu

4

12

Thân não

5

2

Nhận xét. Có sự liên quan giữa vị trí nhồi máu với sa sút trí tuệ. Nhồi máu vùng vỏ não tỷ lệ SSTT cao hơn vùng dưới vỏ. Nhồi máu ở vị trí bán cầu ưu thế tỷ lệ SSTT cao hơn bán cầu không ưu thế.

BÀN LUẬN

Tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não dao động từ 10 đến 30% tùy thuộc vào từng quốc gia, từng đối tượng và từng thời điểm đánh giá, Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời điểm đánh giá 3 tháng sau nhồi máu não lần đầu, tỷ lệ SSTT là 33,3%, tỷ lệ có suy giảm nhận thức nhẹ là 12,3%. Tác giả Nguyễn Thanh Vân (2009), đánh giá sau một tháng ở những bệnh nhân nhồi máu não lần đầu thì tỷ lệ SSTT là 25% và tỷ lệ suy giảm nhận thức là 19,2% [5]. Tỷ lệ SSTT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Nguyễn Thanh vân vì chúng tôi đánh giá tại thời điểm 3 tháng sau nhồi máu não. Ngoài tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não, chúng ta cần phải quan tâm đến tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ nhưng chưa sa sút trí tuệ, những bệnh nhân này nếu được can thiệp điều trị kịp thời sẽ không tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Tác giả Đào Thị Bích Ngọc (2009) nghiên cứu trên 120 bệnh nhân nhồi máu não tại khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai thấy tỷ lệ SSTT 35% và tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ 28,33% [2]. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi vì tác giả Đào Thị Bích Ngọc chọn đối tượng là tất cả các bệnh nhân nhồi máu não, không loại trừ các bệnh nhân đã có tiền sử tai biến mạch máu não.

Raquel Barba năm 2000 nghiên cứu tại Tây Ban Nha thấy tỷ lệ SSTT sau nhồi máu não là 30% [6]. Wai Kong Tang năm 2004 nghiên cứu tại trung tâm đột quỵ ở Hồng Kong thấy tỷ lệ SSTT sau tai biến mạch máu não là 20% [7].

Tuổi cao, trình độ học vấn thấp là nguy cơ của SSTT sau nhồi máu não. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân, lứa tuổi 70-79 nguy cơ SSTT gấp 2,7 lần so với lứa tuổi 60-69, lứa tuổi trên 80 nguy cơ cao gấp 5,19 lần so với lứa tuổi 60-69. Tác giả cũng nhận xét học vấn càng thấp thì nguy cơ SSTT càng cao, học vấn cấp tiểu học và trung học cơ sở nguy cơ SSTT tăng 7,1 lần so với học vấn đại học [5].

Tăng huyết áp, đái tháo đường , rối loạn chuyển hóa lipid là yếu tố nguy cơ của SSTT sau tai biến mạch máu não. Raquel đã cho biết tăng huyết áp là nguy cơ của SSTT do mạch máu với OR=1,3, đái tháo đường là nguy cơ của SSTT với OR=1,2 [6]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân nghiên cứu thấy tăng huyết áp là nguy cơ của SSTT sau nhồi máu não với OR= 1,94, đái tháo đường là nguy cơ với OR= 1,92 và rối loạn chuyển hóa lipid máu là nguy cơ của SSTT với OR= 0,73 [5].

Sa sút trí tuệ do mạch máu thì tỷ lệ tổn thương các lĩnh vực về nhận thức lẻ tẻ không đồng đều. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân đã so sánh hai nhóm SSTT do mạch máu và SSTT trong bệnh Alzheimer thấy nhóm SSTT do mạch máu sự rối loạn các lĩnh vực nhận thức lẻ tẻ không đồng đều, trong đó chức năng thị giác không gian bị ảnh hưởng nhiều nhất (61,5%) [5].

Điểm trung bình của các trắc nghiệm thần kinh tâm lý của nhóm SSTT sau nhồi máu não thấp hơn hẳn so với nhóm nhồi máu não không có SSTT. Trong đó lĩnh vực thấp nhất là trí nhớ từ, sau đó lầ chức năng thực hiện nhiệm vụ và tốc độ vận động thị giác. Đào Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên 120 bệnh nhân nhồi máu não thấy điểm trung bình của trắc nghiệm MNSE nhóm SSTT thấp hơn nhiều so với nhóm không SSTT (14,63,4) [2].

Vị trí nhồi máu có liên quan đến tỷ lệ SSTT. Nhồi máu ở những vị trí chiến lược như vỏ não, bán cầu ưu thế tỷ lệ SSTT cao hơn vì đây là vùng quan trọng trong thực hiện các chức năng cao cấp của vỏ não. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân, Đào Thị Bích Ngọc nghiên cứu thấy nhồi máu vùng vỏ, nhồi máu bán cầu trái có tỷ lệ SSTT cao hơn [2, 6].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 138 bệnh nhân nhồi máu não lần đầu chúng tôi rút ra kết luận sau:



  • Tỷ lệ SSTT sau nhồi máu não 3 tháng là 33,3%.

  • Sa sút trí tuệ ở nhóm tuổi trên 80 chiếm tỷ lệ cao hơn cả, bênh nhân có trình độ học vấn thấp tỷ lệ SSTT cao hơn.

  • Tỷ lệ tổn thương các lĩnh vực nhận thức của nhóm sa sút trí tuệ sau nhồi máu não lẻ tẻ không đồng đều, điểm trung bình của các trắc nghiệm tâm lý thấp hơn hẳn so với nhóm nhồi máu não không có SSTT.

  • Vị trí nhồi máu não có liên quan đến tỷ lệ SSTT.

KIẾN NGHỊ

  • Song song với việc phục hồi chức năng vận động sau tai biến mạch máu não, cần chú ý đên phục hồi chức năng nhận thức để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và giảm gánh nặng cho y tế cũng như cho người nhà bệnh nhân .

  • Kiếm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid máu để giảm tỷ lệ nhồi máu não, từ đó giảm tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Chương (2014), “sa sút trí tuệ”, tạp chí Thần kinh học Việt nam, 7/2014, tr. 31- 38.

  2. Đào Thị Bích Ngọc (2013), “ Nghiên cứu bước đầu về rối loạn nhận thức ở bệnh nhân nhồi máu não ngay sau giai đoạn cấp”, Tạp chí Y học thực hành 876 (7/2013), tr. 52-54.

  3. Nguyễn Hoàng Ngọc (2014), “ Nghiên cứu tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân sau đột quỵ não cấp bằng thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu MMSE”, Tạp chí Thần kinh học Việt nam, 7/2014, tr. 62- 70.

  4. Phạm Thắng (2010), Bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác, nhà xuất bản học, Hà Nội, tr 200- 217.

  5. Nguyễn Thanh Vân (2009), “Sa sút trí tuệ sau nhồi máu não và một số yếu tố nguy cơ”, Tạp chí Y học thực hành 641+642, 1/2009 tr. 3-7.

  6. Raquel Barba, Susana M.E, Elena R.G et al. (2000). Postroke dementia: clinical features and risk factors. Stroke 31, 1499- 1501.

  7. Tang W.K., Sandra S.M. Chan, Helen F.K. Chiu et al (2004), “Frequency and determinants of post stroke dementia in Chinese”, Stroke, 35, pp. 930-935.



CHARACTERISITCS OF ELDERLY PATIENTS OF ABOVE 60 YEARS WITH DEMENTIA AFTER CEREBRAL INFARTION

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương