Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


EVALUATING SAFTY IN VACCINATION PROGRAM



tải về 3.39 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

EVALUATING SAFTY IN VACCINATION PROGRAM

IN HOA BINH PROVINCE

Bui Thu Hang*, Trinh Van Hung**

*Hoa Binh Provincial Health Department,

** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy



SUMMARY
Objectives: To survey the facilities, equipment for vaccination and to evaluate the knowledge, practice on safe vaccination of the medical staffs at commune health centres level.

Subjects and methods: a cross-sectional descriptive at 30 commune health centres, 150 medical staffs performed vaccination from September to November in 2014. Results: 50% of the commune health stations reached standardized facilities and 53% of the commune health stations had standardized equipment, material as the regulations on safe vaccination. There was a gap in the knowledge of vaccination among the medical staffs (60.6%), compared to maximum score. Practice on safe vaccination procedures still had limitation, 9.3 % of the mothers did not receive counseling on benefits and effects of vaccination. 27.3% did not received counseling on side effects and risks. 36.7 % of medical staffs did not washe hands before vaccination. 12% of injections was found with improper techniques. 17.3 % of the injections directly pressed with wet antiseptic cotton. 18 % of injections with needles’ capsnot placed in safe box right after diluent mixture. 13.3% of children were not monitored 30 minutes at the commune health stations after injection. 22% of the mothers were not provided with guidelines on how to monitor after returning home.

Keywords: safe vaccination,expanded immunization.


THỰC TRẠNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2015

Chu Thị Thu Hoài*, Trần Duy Ninh**


*Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình; **Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 785 học sinh dân tộc Mường tại 3 trường phổ thông trung học tỉnh Hòa Bình được chọn ngẫu nhiên. Bệnh lý tai mũi họng được xác định bằng phương pháp nội soi và phân loại theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế. Kết quả: Học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng khá cao (68,4%); học sinh nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với học sinh nữ (p<0,01); không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo các khối lớp và theo nghề nghiệp của bố mẹ. Học sinh mắc nhiều nhất các bệnh về họng (48,7%), sau đó đến các bệnh về mũi xoang (40,4%), các bệnh về tai có tỷ lệ mắc thấp hơn (1,1%). Trong đó có 23,1% học sinh mắc phối hợp 2 bệnh và 0,4% mắc 3 bệnh về tai mũi họng.

Từ khóa:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Học sinh chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, là một nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển và là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Lứa tuổi học sinh rất thường mắc các bệnh lý về tai mũi họng (TMH). Mặc dù các bệnh lý TMH ít gây tử vong nhưng nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng, di chứng nặng nề, cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc với khoảng 808.200 dân cư (2013) trong đó người Mường chiếm 63,3%. Toàn tỉnh có 194.412 học sinh, sinh viên chiếm 24%, trong đó riêng tỷ lệ học sinh phổ thông trung học (PTTH) chiếm khoảng 4% [6]. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về bệnh TMH của học sinh còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng bệnh TMH của học sinh PTTH dân tộc Mường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đạt được mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2015.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: học sinh PTTH dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường PTTH huyện Cao Phong, trường PTTH huyện Kỳ Sơn và trường PTTH huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Thời gian nghiên cứu: 01/2015 - 05/2015.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu


* Số trường, phương pháp chọn trường:

- Số trường: 03

- Phương pháp chọn trường: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, lập danh sách toàn bộ các trường PTTH thuộc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình, bốc thăm ngẫu nhiên lấy ra 03 trường vào mẫu nghiên cứu.

* Số học sinh trong mỗi trường, phương pháp chọn học sinh:

- Số học sinh trong mỗi trường nghiên cứu được tính theo công thức:




Cỡ mẫu được ước tính dựa trên tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh theo nghiên cứu trước là 67% [1], với hệ số tin cậy 95% và sai số mong muốn d=0,06, tính được cỡ mẫu tối thiểu là 256 học sinh, làm tròn thành 260 học sinh/1 trường.

- Chọn học sinh theo khối lớp: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng để đảm bảo tính đại diện cho các khối lớp 10, 11 và 12.

Số học sinh trong mỗi khối lớp được tính theo công thức:

n

nx = Nx



N

Trong đó:

nx: Số học sinh cần nghiên cứu ở mỗi khối lớp.

Nx: Số học sinh người dân tộc Mường của từng khối lớp.

n: Cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi trường (n=260).

N: Tổng số học sinh người dân tộc Mường có trong mỗi trường.

Chọn học sinh vào mẫu nghiên cứu:

Lập danh sách học sinh là người dân tộc Mường của từng lớp theo thứ tự A, B, C...

Trong mỗi khối lấy theo thứ tự từ lớp A đến lớp B... cho đến khi đủ cỡ mẫu. Cụ thể như sau:

Trường PTTH huyện Cao Phong có 346 học sinh là người dân tộc Mường: Khối 10 có 135 học sinh, chọn 101 học sinh; Khối 11 có 126 học sinh, chọn 95 học sinh; Khối 12 có 85 học sinh, chọn 64 học sinh.

Trường PTTH huyện Kỳ Sơn có 325 học sinh là người dân tộc Mường: Khối 10 có 165 học sinh, chọn 132 học sinh; Khối 11 có 108 học sinh, chọn 86 học sinh; Khối 12 có 53 học sinh, chọn 42 học sinh.

Trường PTTH huyện Lương Sơn, tổng số học sinh dân tộc Mường đủ tiêu chuẩn có 265 em, số lượng trên xấp xỉ với cỡ mẫu nghiên cứu, vì vậy lấy toàn bộ số học sinh này vào mẫu nghiên cứu.



2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng tại các trường

- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo khối lớp

- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo giới tính

- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của bố, mẹ

- Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nhóm bệnh



- Các bệnh đã gặp về tai, về mũi xoang, về họng.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu


Thăm khám lâm sàng bằng phương pháp nội soi TMH cho 100% các đối tượng. Chẩn đoán và phân loại bệnh theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế.

2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


Số liệu được nhập, kiểm soát trên chương trình Epidata và xử lý trên chương trình SPSS 18.0. Sử dụng test 2 để so sánh 2 tỷ lệ %.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng tại các trường

Trường THPT

Tổng số khám

Mắc bệnh

TMH

Không mắc

bệnh TMH

p

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Cao Phong(1)

260

185

71,2

75

28,8

p>0,05

Lương Sơn(2)

265

182

68,7

83

31,3

Kỳ Sơn(3)

260

170

65,4

90

34,6

Tổng số

785

537

68,4

248

31,6

Nhận xét: Học sinh PTTH dân tộc Mường có tỷ lệ mắc bệnh TMH là 68,4% và không có sự khác biệt giữa các trường (p>0,05).

Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo khối lớp

Lớp


Tổng số khám

Mắc bệnh

TMH

Không mắc bệnh TMH

P

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Lớp 10(1)

333

242

72,7

91

27,3

p>0,05

Lớp 11(2)

327

211

64,5

116

35,5

Lớp 12(3)

125

84

67,2

41

32,8

Tổng số

785

537

68,4

248

31,6

Nhận xét: Học sinh khối lớp 10 có tỷ lệ mắc bệnh TMH cao hơn khối lớp 11 (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt so với lớp 12 (p>0,05).

Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH giữa khối 11 và 12.



Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo giới tính

Giới tính


Tổng số khám

Mắc bệnh

TMH

Không mắc bệnh TMH

p

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Nam

322

254

78,9

68

21,1

p<0,01


Nữ

463

283

61,1

180

38,9

Tổng số

785

537

68,4

248

31,6

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh nam (78,9%) cao hơn học sinh nữ (61,1%) có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 4. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của bố

Nghề nghiệp

của bố


Tổng số khám

Mắc bệnh

TMH

Không mắc bệnh TMH

P

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

CB, NV

62

43

69,4

19

30,6

p>0,05


Công nhân

85

58

68,2

27

31,8

Nông dân

384

264

68,8

120

31,3

Nội trợ

3

2

66,7

1

33,3

Nghề khác

251

170

67,7

81

32,3

Tổng số

785

537

68,4

248

31,6




Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh theo nghề nghiệp của bố (p>0,05).

Bảng 5. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của mẹ

Nghề nghiệp

của mẹ


Tổng số khám

Mắc bệnh

TMH

Không mắc bệnh TMH

P

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

CB, NV

93

60

64,5

33

35,5

p>0,05


Công nhân

50

39

78,0

11

22,0

Nông dân

359

251

69,9

108

30,1

Nội trợ

53

33

62,3

20

37,7

Nghề khác

230

154

67,0

76

33,0

Tổng số

785

537

68,4

248

31,6




Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh theo nghề nghiệp của mẹ (p>0,05).

Bảng 6. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nhóm bệnh

Nhóm bệnh

SL

Tỷ lệ (%)

Bệnh tai

9

1,1

Bệnh mũi xoang

317

40,4

Bệnh họng

382

48,7

Mắc 1 trong các bệnh TMH

337

42,9

Mắc phối hợp 2 bệnh TMH

181

23,1

Mắc phối hợp cả 3 bệnh TMH

3

0,4

Nhận xét: Học sinh mắc nhiều nhất các bệnh về họng (48,7%), sau đó đến các bệnh về mũi xoang (40,4%), các bệnh về tai có tỷ lệ mắc thấp hơn (1,1%). Trong đó có 23,1% học sinh mắc phối hợp 2 bệnh và 0,4% mắc 3 bệnh về TMH.

Bảng 7. Các bệnh đã gặp về tai

Bệnh về tai

SL

Tỷ lệ (%)

Viêm tai giữa cấp tính

2

0,2

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

6

0,8

Viêm tai giữa mạn tính ổn định

3

0,4

Rò luân nhĩ

7

0,9

Nút ráy tai

9

1,1

Tổng cộng các bệnh về tai

9

1,1

Nhận xét: Tại thời điểm nghiên cứu có 2 học sinh viêm tai giữa cấp tính (0,2%) và 6 học sinh viêm tai giữa mạn tính (0,8%). Tỷ lệ học sinh rò luân nhĩ là 0,9%.

Bảng 8. Các bệnh đã gặp về mũi xoang

Bệnh về mũi xoang

SL

Tỷ lệ (%)

Viêm mũi cấp tính

50

6,4

Viêm mũi mạn tính

109

13,9

Viêm mũi dị ứng

129

16,4

Vẹo vách ngăn

79

10,1

Viêm xoang cấp tính

37

4,7

Viêm xoang mạn tính

54

6,9

Tổng cộng các bệnh về mũi xoang

317

40,4

Nhận xét: Trong các bệnh về mũi xoang, bệnh gặp nhiều nhất là viêm mũi dị ứng (16,4%), sau đó đến viêm mũi mạn tính (13,9%), viêm xoang mạn tính (6,9%) và viêm xoang cấp tính (4,7%).

Bảng 9. Các bệnh đã gặp về họng

Bệnh về họng

SL

Tỷ lệ %

Viêm họng cấp tính

111

14,1

Viêm họng mạn tính

205

26,1

Viêm amidan cấp tính

113

14,4

Viêm amidan mạn tính

127

16,2

Tổng cộng các bệnh về họng

382

48,7

Nhận xét: Trong các bệnh về họng, viêm họng mạn tính là bệnh phổ biến nhất (26,1%), sau đó đến viêm amidan mạn tính (16,2%), viêm amidan cấp tính (14,4%) và viêm họng cấp (14,1%).

4. BÀN LUẬN

Bằng phương pháp thăm khám nội soi TMH cho 785 học sinh, kết quả nghiên cứu tại các bảng 1-5 cho thấy: tỷ lệ học sinh PTTH dân tộc Mường mắc các bệnh lý về TMH khá cao (68,4%); học sinh nam mắc bệnh TMH nhiều hơn nữ; không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các khối lớp và theo nghề nghiệp của bố mẹ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Duy Ninh ở trẻ em một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ XX (tỷ lệ mắc bệnh TMH của trẻ em từ 7 - 15 tuổi từ 47,2-77,8%) [4]. Tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh PTTH dân tộc Mường cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh PTTH dân tộc Ê Đê (50,6%) trong nghiên cứu của Phùng Minh Lương (2010) [3]. Ngược lại, tỷ lệ này lại thấp hơn so với tỷ lệ mắc bệnh TMH ở người dân tộc Tày ở lứa tuổi 16 - 30 là 77,07% trong nghiên cứu của Vũ Văn Minh (1999) [5]. Nghiên cứu ở học sinh người dân tộc Mường cho kết quả tương đương với tỷ lệ mắc bệnh TMH theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) trên 355 học sinh trung học cơ sở tại Thái Nguyên, trong đó chủ yếu là người Kinh (67,0%) [1]. Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh TMH ở học sinh PTTH dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đang ở mức cao. Do đó, cần có những biện pháp kiểm soát bệnh TMH ở học sinh nhằm nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng học tập cho các em.

Kết quả nghiên cứu tại bảng 6 cho thấy học sinh mắc bệnh về họng chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7%), tiếp đến là bệnh lý mũi xoang (40,4%) và thấp nhất là mắc các bệnh về tai (1,1%). Kết quả này phù hợp với cơ cấu nhóm bệnh TMH trong nghiên cứu của Trần Duy Ninh với học sinh các dân tộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc [4], nghiên cứu của Vũ Văn Minh ở người dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên [5] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà ở học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên [1].

Kết quả nghiên cứu các bệnh lý về tai tại bảng 7 cho thấy: tỷ lệ mắc các bệnh về tai của học sinh PTTH dân tộc Mường là 1,1%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu trên học sinh phổ thông cơ sở của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) [1], tỷ lệ mắc các bệnh lý về tai là 5,9%. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Hiền (2004) trên 2305 người dân tại tỉnh Cà Mau ở độ tuổi từ 16 - 70 (tỷ lệ mắc bệnh lý về tai chiếm 1,6%) [2].

Kết quả nghiên cứu tại bảng 8 cho thấy: bệnh viêm mũi xoang dị ứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh mũi xoang (16,4%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phùng Minh Lương năm 2010 [3], tỷ lệ bệnh viêm mũi dị ứng ở cộng đồng dân tộc Ê Đê các lứa tuổi là 12,9%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà ở cùng thời điểm giao mùa (Xuân - Hè) (2014) [1] với tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi di ứng của học sinh trung học cơ sở tại Thái Nguyên là 9,6%.

Kết quả nghiên cứu tại bảng 9 cho thấy: tỷ lệ mắc các bệnh về họng của học sinh là 48,7%, cao nhất trong các bệnh TMH. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hà (2014) [1], tỷ lệ mắc các bệnh về họng của học sinh trung học cơ sở các dân tộc khác là 54,1%. Các bệnh thường gặp về họng là: viêm họng mạn tính (26,1%), viêm amidan mạn tính (16,2%), viêm amidan cấp tính (14,4%) và viêm họng cấp (14,1%). Ở lứa tuổi này học sinh bị viêm amidan, viêm họng dễ có nguy cơ gây các biến chứng ở tim, khớp và thận nếu không được điều trị.

Điều đáng quan tâm là thời điểm thăm khám vào cuối năm học, các em học sinh phải chuẩn bị cho các kỳ thi nên bệnh chưa được quan tâm. Vì vậy đòi hỏi vai trò của người cán bộ y tế trong các trường học tư vấn cho các bậc phụ huynh quan tâm điều trị các bệnh cấp tính, đồng thời tư vấn điều trị các bệnh mạn tính cho các em trong kỳ nghỉ hè.



KẾT LUẬN

Học sinh phổ thông trung học dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình có tỷ lệ mắc bệnh Tai mũi họng khá cao (68,4%); học sinh nam có tỷ lệ mắc cao hơn so với học sinh nữ (p<0,01); không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo các khối lớp và theo nghề nghiệp của bố mẹ.



Học sinh mắc nhiều nhất các bệnh về họng (48,7%), sau đó đến các bệnh về mũi xoang (40,4%), các bệnh về tai có tỷ lệ mắc thấp hơn (1,1%). Trong đó có 23,1% học sinh mắc phối hợp 2 bệnh và 0,4% mắc 3 bệnh về tai mũi họng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Thái Hà (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trường trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên.

  2. Phạm Thế Hiền, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường, “Nghiên cứu mô hình một số bệnh tai mũi họng ở người lớn và các yếu tố dịch tễ liên quan tại tỉnh Cà Mau”, Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 8, Phụ bản số 1, 2004.

  3. Phùng Minh Lương (2011), Nghiên cứu mô hình và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tai mũi họng thông thường của dân tộc Ê Đê Tây Nguyên, đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

  4. Trần Duy Ninh và cộng sự (1998), “Mô hình bệnh Tai mũi họng của một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Quyển IX, Nhà xuất bản Y học, Trang 174 - 189.

  5. Vũ Văn Minh và cộng sự (1999), “Tìm hiểu tình hình mắc bệnh tai mũi họng của dân tộc Tày huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 3(445)/2003, trang 55 – 56.

  6. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình (2013), “Báo cáo tổng kết công tác giáo dục năm 2013”.


Status of OTOLARNYGOLOGICAL diseases AMONG MUONG HIGH school pupils in HOA BINH PROVINCE in 2015

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương