Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


Chu Thi Hoai*, Tran Duy Ninh**



tải về 3.39 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

Chu Thi Hoai*, Tran Duy Ninh**


*Hoa Binh General Hospital; **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objectives: To describe the current situation of ENT diseases among high school students with Muong ethnic minority in Hoa Binh province. Methods: A cross-sectional study was conducted randomly on 758 students with Muong ethnic minority background in three high schools in Hoa Binh province. ENT diseases were diagnosed by endoscopic examination and international standard classification. Results: We found a high incidence of ENT diseases in high school students from Muong ethnic minority in Hoa Binh province (68.4%); There were more male students than female ones have ENT diseases (p<0.01); there were few differences in incidence of ENT diseases in term of the different grades and their parents’ jobs. Students mainly got throat problems (48.7%) followed by sino-nasal diseases (40.4%), and middle ear diseases (1.1%). Among those, 23.1% students had two types of the mentioned ENT diseases and 0.4 % had three ones.

Keywords: ???

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT

BẰNG TIÊM NỘI KHỚP ACID HYALURONIC

Đặng Thị Thu Quyên*, Lưu Thị Bình**


*Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bắc Ninh; **Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic (AH) tại Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 68 bệnh nhân (119 khớp tổn thương) được chẩn đoán Thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR 1991 từ tháng 6/2014- tháng 8/2015, chia thành 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu (NC) gồm 34 bệnh nhân với 60 khớp tổn thương được điều trị bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic. Nhóm chứng (C) gồm 34 bệnh nhân với 59 khớp tổn thương không tiêm AH. Kết quả: 2 nhóm nghiên cứu tương đồng nhau về tuổi, giới, mức độ tổn thương, mức độ đau ở thời điểm trước khi điều trị (T0) với p > 0,05. Đánh giá theo thang điểm VAS và Lysholm, tại thời điểm sau mũi tiêm thứ 5 (T5), sau khi điều trị 12 tuần (T12): VAS5 (NC) 2,52 ± 0,68 so với nhóm C 5,94 ± 0,09; VAS12 (NC) 1,38 ± 0,49 so với nhóm C 5,00 ± 0,12; LYS5 (NC) 78,25 ± 3,88 so với nhóm C 68,47 ± 0,46; LYS12 (NC) 86,65 ± 4,05 so với nhóm C 71,09 ± 0,46 đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các dấu hiệu phá gỉ khớp, sự hạn chế vận động, tiếng lục khục ở khớp cải thiện rõ (p < 0,05). Sau khi tiêm nội khớp AH đa số bệnh nhân có diễn biến bình thường 96,6%. Có 1 trường hợp đau tăng tại khớp, chiếm 1,7%, 1 trường hợp mẩn ngứa sau tiêm mũi thứ 2 (1,7%). Kết luận: điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic đạt hiệu quả cao hơn nhóm điều trị nội khoa thông thường; việc sử dụng phương pháp này tương đối an toàn.

Từ khóa: thoái hóa khớp gối, acid hyaluronic.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa khớp là tổn thương của toàn bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản của các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp tân tạo.[1],[2],[3].

Tại Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do thoái hóa khớp gối nặng [6][8]. Theo số liệu điều tra dịch tễ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam có 5,7% người ở nông thôn và 4,1% ở thành phố mắc bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là nguyên nhân thứ ba (4,66%) trong nhóm các bệnh khớp đã điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai [2].

Bệnh được đặc trưng bởi tổn thương của toàn bộ khớp, với tổn thương cơ bản là sụn khớp kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp, màng hoạt dịch trong đó có hiện tượng giảm số lượng và chất lượng acid hyaluronic trong dịch khớp. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu đựng quá tải, kéo dài đối với sụn khớp [6]. Năm 1970, nghiên cứu liệu pháp bổ sung acid hyaluronic trong thoái hóa khớp gối được Rydell và cộng sự công bố lần đầu tiên tại Pháp[4]. Từ đó đến nay đã có nhiều nước áp dụng liệu pháp này trong điều trị thoái hóa khớp gối [5],[6],[9] nhờ hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng vận động kéo dài và rất ít tác dụng không mong muốn. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả tiêm acid hyaluronic trong điều trị thoái hóa khớp gối song mới áp dụng ở một số địa phương. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic (GO-ON).



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 68 bệnh nhân với tổng số 119 khớp tổn thương được điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn và loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu sau:

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu

Được chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn Hội thấp khớp học Mỹ (ACR,1991) [8]; ở giai đoạn II, III, IV theo phân loại của Kellgren và Lawrence [4] và chấp nhận tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi nghiên cứu

Loại khỏi nghiên cứu các bệnh nhân có chống chỉ định tiêm nội khớp gối: nhiễm khuẩn tại khớp hoặc/và nhiễm khuẩn toàn thân, có các bệnh khớp khác như chấn thương, ung thư; đang bị bệnh cấp tính kèm theo như sốt cao, nhồi máu cơ tim, tràn dịch khớp gối mức độ nhiều, dị ứng với các thành phần của thuốc điều trị (nếu đã biết); bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.



2. Địa điểm nghiên cứu

Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên



3. Thời gian nghiên cứu: 6/2014 - 8/2015

4. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, can thiệp

5. Phương pháp lấy mẫu

- Chọn mẫu có chủ đích, cỡ mẫu thuận tiện (toàn bộ).

- Quy trình nghiên cứu và các nội dung nghiên cứu

+ Khai thác đặc điểm về tuổi, giới, các thông số lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm khớp gối, chụp X quang thường quy khớp gối ở hai tư thế thẳng nghiêng. Chẩn đoán giai đoạn thoái hóa khớp gối trên X quang theo Kellgren và Lawrence 1987.

+ Nhóm NC: tiêm nội khớp acid hyaluronic. Loại acid hyaluronic được sử dụng là Sodium hyaluronat (GO – ON) chứa sẵn trong bơm tiêm 2,5ml/ 25mg. Liều: mỗi tuần tiêm 01 ống. Liệu trình điều trị: 5 tuần liên tục. Thủ thuật được thực hiện tại phòng tiêm vô trùng của khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.

+ Nhóm C: (không tiêm nội khớp acid hyaluronic). Được điều trị bằng các thuốc nội khoa thông thường theo đường uống như: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (glucosamin).

+ Đánh giá hiệu quả lâm sàng tất cả 119 khớp theo các thông số dưới đây. Thời điểm đánh giá: trước khi tiêm mũi đầu - nhóm NC (trước điều trị - nhóm C) và sau mỗi mũi tiêm (T1, T2, T3, T4, T5), lần cuối cùng là sau tuần thứ 12 (T12). Chỉ số nghiên cứu về lâm sàng:

* Mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scales).

* Đánh giá chức năng và vận động khớp gối theo thang điểm Lysholm.

* Đánh giá mức độ hạn chế chức năng vận động qua độ gấp duỗi khớp gối

* Dấu hiệu phá gỉ khớp: Có / Không

* Tiếng lục khục khi cử động khớp: Có / Không

* Dịch khớp gối (qua Siêu âm): Có / Không

* Đánh giá tác dụng không mong muốn của liệu pháp: các tác dụng không mong muốn của liệu pháp được ghi nhận và xử trí tai biến (nếu xảy ra) tại các thời điểm T0 đến T12 hoặc ở bất kỳ thời điểm nào nếu có triệu chứng trong khoảng 12 tuần theo dõi. Các chỉ số đánh giá sau tiêm, phản ứng tràn dịch khớp, nhiễm khuẩn vị trí tiêm… Triệu chứng toàn thân: thay đổi mạch, huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mẩn ngứa, sốc,… hoặc các triệu chứng khác (nếu có).



7. Xử lý số liệu: theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 11.5. Ý nghĩa các thuật toán được nhận định theo phương pháp thống kê y học.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1: Phân bố tuổi của các nhóm nghiên cứu

Tuổi


Nhóm NC

Nhóm C

p


Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

50 – 60

3

8,8

3

8,8

61 – 70

20

58,8

18

53,0

> 70

11

32,4

10

38,2

Tổng

34

100

34

100

Trung bình

67,88 ± 5,56

68,29 ± 7,32

> 0,05

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm NC 67,88 ± 5,56, tuổi trung bình của nhóm C 68,29 ± 7,32. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Hà (từ 50 – 60 tuổi chiếm 60%,). [1].

Bảng 2. Phân bố về giới tính

Giới


Nhóm NC

Nhóm C

p


Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Nam

13

38,2

14

41,2

Nữ

21

61,8

20

58,8

Tổng

34

100

34

100

> 0,05

Nhận xét: nhóm NC bệnh nhân nữ chiếm 61,8%, nam 38,2%; nhóm C bệnh nhân nữ 58,8%, nam 41,2%. Phân bố về giới tính của cả 2 nhóm có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo nghiên cứu của Lê Thu Hà thì tỉ lệ nữ chiếm 95% [1].

Bảng 3. So sánh đá ứng điều trị của các nhóm nghiên cứu theo thang điểm VAS

Thời điểm đánh giá

Nhóm NC (VAS)

Nhóm C (VAS)

p

T0

8,25 ± 0,57

8,12 ± 0,56

> 0,05

T2

7,00 ± 0,66

7,85 ± 0,54

< 0,05

T3

5,58 ± 0,72

7,29 ± 0,53

< 0,05

T4

4,02 ± 1,14

6,54 ± 0,50

< 0,05

T5

2,52 ± 0,68

5,93 ± 0,52

< 0,05

T12

1,38 ± 0,49

4,97 ± 0,74

< 0,05

Nhận xét: tại thi điểm T0, nhóm NC có VAS0 trung bình 8,25 ± 0,57, nhóm C có VAS0 là 8,12 ± 0,56. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê cho thấy ở thời điểm ban đầu (T0) cả 2 nhóm bệnh nhân có mức độ đau tương đương nhau. Nhóm NC có VAS12 trung bình 1,38 ± 0,49, nhóm C có VAS12 trung bình 4,97 ± 0,74. (p < 0,05).

Thang điểm VAS là thang điểm đánh giá cảm giác đau chủ quan của người bệnh. Mức độ đau của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã được cải thiện ngay sau mũi tiêm đầu tiên và các mũi tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Anna Plaas [4], Nguyễn Văn Pho [3].


Bảng 4. So sánh đáp ứng điều trị của các nhóm nghiên cứu theo thang điểm Lysholm

Thời điểm đánh giá

Nhóm NC (LYS)

Nhóm C (LYS)

p

T0

40,48 ± 8,20

40,77 ± 10,19

> 0,05

T1

48,45 ± 5,34

45,56 ± 0,87

> 0,05

T2

59,38 ± 5,10

54,94 ± 1,08

< 0,05

T3

66,38 ± 3,60

61,56 ± 0,91

< 0,05

T4

72,10 ± 6,29

65,18 ± 0,68

< 0,05

T5

78,25 ± 3,88

68,47 ± 0,46

< 0,05

T12

86,65 ± 4,05

71,09 ± 0,46

< 0,05

Tại thời điểm T0, nhóm NC có LYS0 trung bình 38,45 ± 3,62, nhóm C có LYS0 là 37,76 ± 0,56. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê cho thấy ở thời điểm ban đầu cả 2 nhóm bệnh nhân mức độ hạn chế chức năng vận động tương đương. Từ sau mũi tiêm thứ 2, sự khác biệt rõ hơn giữa 2 nhóm. Nhóm NC có LYS12 trung bình 86,65 ± 4,05, nhóm C có LYS12 trung bình 71,09 ± 0,46. (p < 0,05). Lysholm phân thành 4 mức độ: rất tốt (91 – 100) điểm, tốt (77 – 90 điểm), trung bình (68 – 76 điểm), xấu (< 68 điểm). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Navarro F [7].

Bảng 5. Đánh giá tác dụng không mong muốn sau tiêm

Phản ứng sau tiêm

Số lượng

Tỉ lệ %

Bình thường, đau giảm

58

96,6

Đau tăng tại khớp

1

1,7

Mẩn ngứa vùng khớp tiêm

1

1,7

Sưng nề, viêm vô khuẩn

0

0

Viêm đỏ nhiễm khuẩn

0

0

Tác dụng phụ khác

0

0

Nhận xét: sau khi tiêm 58/60 khớp không có phản ứng bất thường, đau giảm (97,16%), 1/60 khớp có đau tăng tại khớp (1,7%) ở thời điểm T3, 1/60 khớp có biểu hiện mẩn ngứa vùng khớp tiêm ở lần tiêm thứ 2. Nhưng sau 1 – 2 ngày thì đau giảm, hết mẩn ngứa. Kết quả trên cho thấy việc áp dụng liệu pháp tiêm nội khớp acid hyaluronic là tương đối an toàn. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả các nghiên cứu của Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Pho, Nguyễn Mai Hồng,…[1],[2],[3],[4].

IV. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng tiêm nội khớp acid hyaluronic ở 68 bệnh nhân (119 khớp) tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015, so sánh 2 nhóm tiêm và không tiêm AH, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Hiệu quả của liệu pháp

- Hiệu quả tiêm acid hyaluronic trên các triệu chứng lâm sàng: liệu pháp đạt hiệu quả từ sau mũi tiêm thứ 3 (T3) và duy trì được hiệu quả kéo dài sau 3 tháng (T12) trên các thông số đánh giá:

+ Mức độ đau theo tháng điểm VAS tại thời điểm T0 so với T3, T4, T5 và T12 (p < 0,05)

+ Mức độ đau và chức năng vận động khớp gối theo thang điểm Lysholm tại thời điểm T0 so với T3, T4, T5 và T12 (p < 0,05).

* Liệu pháp tiêm AH nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp gối tương đối an toàn cho người bệnh: 96,6% sau khi tiêm bệnh nhân có biểu hiện bình thường; 1,7% có phản ứng đau tăng sau mũi tiêm thứ 3, sau đó bình thường; 1 khớp (1,7 %) có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa sau tiêm nhưng tự hết sau 1 ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thu Hà và CS (2006), “Nghiên cứu hiệu quả của Hyruan trong điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y – Dược học quân sự số 3 - 2006 khoa học tháng 10/2005, tr.69 – 74

2. Nguyễn Mai Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy (2006), “Đánh giá hiệu quả của tiêm nội khớp hyaluronic acid trong điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học thực hành số 6 (547)/2006 – Bộ Y tế, tr.67 – 70.

3. Nguyễn Văn Pho, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Đánh giá hiệu quả của liệu pháp bổ sung chất nhầy sodium hyaluronat (GO – ON) trong điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học lâm sàng số 32 tháng 9/2008. , tr. 24 - 31.

5. Anna Plaas et al (2011), “Intraarticular injection of hyaluronan prevents cartilage erosion, periarticular fibrosis and mechanical allodynia and normalizes stance time in murine knee osteoarthritis”, Arthritis research & therapy 2011, 13(46), p.10-15.

6. Jansen AL et al (2002) “Rheumatoid factor and antibodies to cyclic citrulirnated peptide differentiate rheumatoid arthritis from undifferentiated polyarthritis in patients with early arthritis.” I Rheumatol,(29), p.2074-2076.

4. Kellgren J.H. Lawrence J.S (1957). “Radiological assessment of osteoarthritis”. Am.Rhem. Dis 16:494-501.

7. Navarro F Sarabia et al (2011), “A 40-month multicentre, randomised placebo-controlled study to assess the efficacy and carry over effect of repeated intra-articular injections of hyaluronic acid in knee osteoarthritis: the AMELIA project”. Ann Rheum Dis 70: 1957- 1962

8. Shu – Fen Sun et al (2009).Hyaluronic acid as a treatment for ankle osteoarthritis”. Curr Rev Musculoskelet Med 2: 78 – 82

9. Schellekens GA (1998) “Citrulline is an essential, constituent of antigenic determinants recognized by rheumatoid arthritis-specific autoantibodies” J Clin Invest, (101), p.273-281.



TREATMENT OUTCOMES OF PRIMARY OSTEOARTHRITIS IN JOINT KNEE BY INJECTED HYALURONIC ACID (AH)

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương