Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


Do Ba Hien *, Trinh Xuan Trang **



tải về 3.39 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

Do Ba Hien *, Trinh Xuan Trang **


* Bac Ninh General Hospital; ** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe commom complication in dialysis cycle among chronic renal failure patients at stage III and IV b at Bac Ninh General Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was applied on 95 chronic renal failure patients who took renal dialysis from 01/2015 to 05/2015 at the Artificial Kidney Department - Bac Ninh Provincial General Hospital. Patients were applied routine dialysis (Hemodialyis). To assess blood pressure during the dialysis by standard Emili. Results: The rate of hypotension was 50.5%. The rate of hypotension according to the number of dialysis was 8.9%. No patients died during the study. Complication rates at 50-59 years old was 25.5%. The rate of complications in groups 7-12 months and 13-36 months was 22.8% and 23.9%. Complication rate of renal dialysis for 3 times a week group was 22.4%. Conclusion: The rate of complications of renal dialysis was 22.2%. The rate of hypotension symptoms was 50.5%. Hypotension rates according to the number of dialysis was 8.9%. No patients died during the study. The rate of complications occurred in 50-59 years old was 25.5%. The rate of complications in groups 7-12 months and 13-36 months were 22.8% and 23.9%. respectfully.

Keywords: Chronic renal failure; dialysis cycle; hypotension; complications in dialysis cycle.


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG THÒNG LỌNG ĐIỆN QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Đỗ Thiện Quảng*, Dương Hồng Thái **


* BVQY 110 Bắc Ninh, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị cắt polyp đại trực tràng (ĐTT) bằng thòng lòng điện qua nội soi tại Bệnh viện 110 từ 3/2014 đến 2/2015. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả 92 BN có polyp ĐTT, đã nội soi ĐTT bằng ống mềm, đủ điều kiện cắt polyp bằng thòng lọng điện. Mô tả các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học. Tiến hành cắt polyp, đánh giá kết quả và theo dõi diến biến của bệnh nhân (BN) sau cắt đến 3 tháng. Kết quả: polyp ĐTT gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao càng hay gặp, nam nhiều hơn nữ; triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là rối loạn tiêu hóa (69,57%), đi ngoài ra máu, đau bụng. Hay gặp polyp ở trực tràng và đại tràng xích ma, chủ yếu loại polyp không cuống. Có 2 loại polyp gồm: Neoplastic (39,13%) là các polyp nguy cơ gây ung thư cao và Non-Neoplastic. Cắt polyp bằng thòng lọng điện qua nội soi ống mềm cho hiệu quả cao (thành công 98,91%) và diễn biến ổn định, an toàn. Kết luận: polyp ĐTT gặp ở mọi lứa tuổi, có nguy cơ gây ung thư hóa cao. Vị trí hay gặp là trực tràng, đại tràng sigma. Loại hay gặp loại không có cuống. Cắt bằng thòng lọng điện cho kết quả thành công cao.

Từ khoá: polyp đại trực tràng, nội soi, thòng lọng điện


  1. Đặt vấn đề

Polyp đại trực tràng (ĐTT) khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê tại Mỹ, polyp đại trực tràng có ở 15 - 20% người trưởng thành khoẻ mạnh
, khoảng 1% số trẻ ở tuổi học đường bị bệnh này, ở người trên 60 tuổi polyp đại trực tràng chiếm tỉ lệ khoảng 10% . Có nhiều loại polyp với tiềm năng ác tính hóa rất cao, 95% ung thư ĐTT được hình thành từ các polyp tuyến lành tính . Diễn biến của polyp ĐTT khá phức tạp, ngoài tiến triển thành ung thư, polyp ĐTT còn gây ra một số biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, tắc ruột... vì thế việc phát hiện và điều trị polyp ĐTT là cần thiết, có tác dụng dự phòng và ngăn chặn các biến chứng trên .

Có nhiều phương pháp cắt bỏ polyp ĐTT nhưng phương pháp cắt polyp qua nội soi bằng nhiệt điện hoặc bằng laser hiện nay đang được nhiều nước ứng dụng, vì có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được chi phí chữa bệnh, giảm thời gian nằm điều trị nội trú, ít ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, bệnh nhân (BN) có thể ăn ngay sau khi cắt. Đặc biệt nếu phát hiện và cắt bỏ sớm những polyp mới có ổ ung thư tại chỗ thì có thể ngăn chặn được ung thư ĐTT do polyp tiến triển thành .

Tại Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh, từ năm 2001 chúng tôi đã tiến hành cắt polyp ĐTT qua nội soi ống mềm bằng thòng lọng nhiệt điện, bước đầu đã mang lại được nhiều thành công giúp cho BN giảm được chi phí chữa bệnh do không phải nằm điều trị nội trú, giảm đáng kể các ca phẫu thuật mở thành bụng cắt polyp, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi tại Bệnh viện quân y 110” với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học polyp đại trực tràng.

2. Nhận xét kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện qua nội soi.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 92 BN được phát hiện có polyp qua nội soi ĐTT ống mềm tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 110 Bắc Ninh từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015 thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn.

- Những BN phát hiện có polyp và có chỉ định cắt polyp qua nội soi ĐTT ống mềm.

- Hình ảnh nội soi và mô bệnh học là polyp ĐTT.

- Polyp có đường kính cuống hoặc chân ≤30mm và5mm.

- Bệnh nhân có không quá 20 polyp ở ĐTT.

- Kết quả xét nghiệm đông máu bình thường.

- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu, cung cấp đủ các thông tin vào mẫu nghiên cứu và đồng ý làm thủ thuật.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Không đồng ý làm thủ thuật.

- Có dấu hiệu tắc ruột hay bán tắc ruột.

- Kèm theo các bệnh có đi ngoài ra máu: ung thư, lỵ, viêm loét đại trực tràng chảy máu, trĩ, nứt kẽ hậu môn.

- Bệnh nhân đang có các bệnh như : suy tim cấp, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc, rối loạn đông máu, đái tháo đường không kiểm soát được.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả

2.2.2. Cách thức tiến hành.

- Chuẩn bị bệnh nhân: nhịn ăn trước 8 giờ, làm sạch đại tràng bằng uống Fortrans, tiêm giảm co thắt bằng thuốc Vincopane 20mg trước khi soi 30 phút. Làm các xét nghiệm công thức máu, máu chảy, máu đông.

- Các bước tiến hành cắt polyp đại trực tràng

+ Đưa máy soi nhẹ nhàng, từ từ vào đại trực tràng cho đến khi quan sát được polyp thì cố định máy soi. Quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, đường kính polyp... để lựa chọn dụng cụ cắt polyp phù hợp.

+ Xác định công suất nguồn cắt đốt: phụ thuộc vào kích thước polyp mà đưa ra công suất và thời gian đốt polyp

+ Kiểm tra thòng lọng cắt polyp sao cho có độ mở tối đa và khi rút vào phải nằm gọn trong lòng dây 2mm. Lồng thòng lọng vào vị trí xác định của polyp và từ từ thắt thòng lọng cho đến khi thấy chặt tay. Kiểm tra niêm mạc ĐTT có nằm trong thòng lọng không.

+ Xác định đường cắt của thòng lọng nhiệt điện trên polyp, chúng tôi dựa theo kỹ thuật xác định đường cắt của Jerome D. Waye và cs . Kỹ thuật cắt khác nhau với từng loại polyp có cuống hoặc không có cuống.

- Theo dõi tình trạng chảy máu tại vị trí cắt trong vòng vài phút, nếu không thấy chảy máu tại vị trí cắt thì kết thúc thủ thuật, nếu thấy tại vị trí cắt còn rỉ máu có thể dùng nguồn điện đốt tiếp vào mỏm cắt polyp hoặc kẹp clip. Theo dõi đến khi không còn chảy máu cho BN về. Hẹn BN khám lại, soi lại ĐTT sau 3 tháng



2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: thu thập và xử lí bằng phần mềm SPSS 15.0.

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 1: Phân bố theo tuổi, nhóm tuổi, giới.

Giới

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Tổng

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Tuổi ( SD)

51,17 10,18

56,23 17,89

53,28 16,74

20

2

2,17

3

3,26

5

5,43

21-40

7

7,61

6

6,52

13

14,13

41-60

21

22,83

16

17,39

37

40,22

> 60

26

28,26

11

11,96

37

40,22

Tổng

56

60,87

36

39,13

92

100

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là 53,28 16,74. Trong đó gặp nam (60,87%) nhiều hơn nữ (39,13%). Tỉ lệ BN có độ tuổi từ 41-60 và trên 60 chiếm tỉ lệ cao nhất 40,22%, hay polyp đại tràng hay gặp ở độ tuổi trên 40. Chúng tôi gặp 5 BN có tuổi dưới 20 chiếm 5,43%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt hoàn toàn về nhóm tuổi hay gặp so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy tại Thái Nguyên năm 2009 cho thấy polyp ĐTT thường gặp ở lứa tuổi dưới 20, chiếm 49,6%., do đặc thù ở Bệnh viện chúng tôi không có khoa nhi. Có sự đồng nhất giữa kết quả của chúng tôi với tác giả Thủy là số lượng BN nam chiếm đa số với tỉ lệ 65,6% nam .

Đa số các báo cáo của nhiều tác giả nước ngoài đều cho rằng polyp ĐTT gặp tăng dần theo độ tuổi . Tại Mỹ năm 1993, polyp ĐTT có ở 15 - 20% người trưởng thành khoẻ mạnh, khoảng 1% số trẻ ở tuổi học đường bị bệnh này, ở người trên 60 tuổi polyp ĐTT chiếm tỉ lệ khoảng 10% .

Các tác giả trong và ngoài nước đều có chung nhận xét, polyp ĐTT gặp ở nam nhiều hơn nữ như Tống Văn Lược hay Winawer S. J. và cs



3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân có polyp đại trực tràng.

Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng.

Đặc điểm lâm sàng

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Đi ngoài ra máu

28

30,43

Đau bụng

39

42,39

Rối loạn đại tiện

(táo, lỏng, táo lỏng xen kẽ)

64

69,57

Không có triệu chứng

13

14,13

Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở BN có polyp ĐTT bao gồm: rối loạn đại tiện chiếm tỉ lệ cao nhất 69,57%, tiếp theo là đau bụng chiếm tỉ lệ 42,39, đi ngoài ra máu 30,43%, tuy nhiên có 13 bệnh nhân chiếm 14,13% không biểu hiện triệu chứng. Có BN biểu hiện một hay hai, ba triệu chứng lâm sàng.

Nguyễn Thị Thu Thủy nhận thấy đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp nhất tỷ lệ 81,3%, đau bụng chỉ chiếm 33,4%. Tác giả không thống kê biểu hiện rối loạn đại tiện .

Lê Quang Thuận, Vũ Văn Khiên năm 2009, cũng nhận thấy đau bụng và đi ngoài phân máu là 2 triệu chứng hay gặp nhất của polyp ĐTT .



Bảng 3. Vị trí polyp

Vị trí polyp

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Trực tràng

39

42,39

Đại tràng xích ma

16

17,39

Đại tràng xuống

2

2,17

Đại tràng ngang

16

17,39

Đại tràng lên

4

4,35

Manh tràng

3

3,26

Nhiều vị trí

12

13,04

Tổng

92

100

Polyp ở trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 42,39%, tiếp đến là polyp ở đại tràng xích ma và đại tràng ngang đều chiếm 17,39%. Ít gặp nhất là ở đại tràng xuống chiếm 2,17%. Ở nhiều vị trí chiếm 13,04%.

Vị trí của polyp rất quan trọng vì điều này cho thấy cần kiểm tra thật kỹ những vùng hay gặp polyp khi nội soi. Từ những năm 1977 các tác giả Mỹ (Pelayo Correa và cs) đã vẽ bản đồ vị trí các polyp ở ĐTT, cho thấy các polyp tuyến hay gặp nhất là vùng trực tràng, ít gặp ở vùng manh tràng .



Bảng 4. Đặc điểm hình dạng và số lượng polyp

Đặc điểm

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Hình dạng polyp

Có cuống

29

31,52

Không có cuống

50

54,35

Hình dạng khác

13

14,13

Số lượng

polyp

1 polyp

76

82,61

2 polyp

9

9,78

3 polyp

7

7,61

Polyp không có cuống chiếm tỷ lệ cao nhất 54,35%, có cuống chiếm tỉ lệ 31,52%. Chủ yếu gặp BN có 1 polyp chiếm 82,61%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Nguyễn T. Thu Thủy năm 2009 . Tác giả nghiên cứu trên 32 BN, cho thấy tỉ lệ BN có 1 polyp chiếm 84,4%, s bnh nhân có t 2 đến 8 polyp chiếm 15,6% . Kết quả nghiên cứu trên bảng 4 cũng tương tự kết quả của Tống Văn Lược .

Bảng 5. Đặc điểm mô bệnh học của polyp đại trực tràng

Loại polyp

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Neoplastic Polyp

36

39,13

Non-Neoplastic Polyp

Viêm

34

36,96

Thiếu niên

5

5,43

Tăng sản

17

18,48

Tổng

92

100

Kết quả mô bệnh học cho thấy, tỉ lệ BN có loại polyp u tuyến (Neoplastic polyp) chiếm tỉ lệ 39,13% thấp hơn loại (Non-Neoplastic polyp) gồm polyp viêm, polyp thiếu niên và polyp tăng sản chiếm trên 60%.

Tương tự Nguyễn T. Thu Thủy ghi nhận 78,1% polyp thuộc nhóm Non-neoplastic và 21,9% polyp thuộc nhóm Neoplastic . Nhóm polyp u tuyến có khả năng gây ung thư hóa cao hơn nóm Non-Neoplastic. Tống Văn Lược cũng nhận thấy polyp u tuyến chi chiếm 24,41%, trong khi đó Lê Quang Thuận lại ghi nhận polyp u tuyến chiếm 51,47% .

3.3. Kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện.


Biểu đồ 1. Kết quả cắt polyp đại trực tràng

Thực hiện cắt polyp bằng thòng lọng nhiệt điện cho kết quả thành công cao, chiếm 98,91%. Chỉ 1 trường hợp thất bại do không cắt được hết polyp và tái phát khi khám lại sau 3 tháng. Tỉ lệ thành công trên tương tự như báo cáo của Tống Văn Lược , nhưng cao hơn báo cáo của Nguyễn T. Thu Thủy tại Thái Nguyên .

Bảng 6. Diễn biến sau cắt polyp 24 giờ

Các triệu chứng

Có thay đổi

Không thay đổi

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Mạch

3

3,26

89

96,74

Huyết áp

2

2,17

90

97,83

Đau bụng

Âm ỉ

17

18,48

72

78,26

Quặn

3

3,26

chướng hơi ít

25

27,17

67

72,83

Đại tiện ra máu

3

3,26

89

96,74

Theo dõi cắt trong 24 giờ có 3 BN mạch nhanh trên 100 lần/phút, 2 BN có huyết áp thấp dưới 90/60 mmHg, tuy nhiên sau xử trí các dấu hiệu trên được kiếm soát an toàn. Gần 20% BN có đau bụng sau cắt, tuy nhiên chủ yếu đau âm ỉ và trước soi cắt, cũng đã đau như vậy. Hiện tượng chướng hơi ít gặp ở 27,17% BN, đại tiện ra máu 3 BN. Kết quả của chúng tôi tương tự như diễn biến sau cắt của Nguyễn T.Thu Thủy và Tống Văn Lược . Các bệnh nhân đều hết triệu chứng sau điều trị nội khoa.

Bảng 7. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi sau cắt polyp 3 tháng

Triệu chứng



Không

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Đi ngoài ra máu

0

0

92

100

Đau bụng

3

3,26

89

96,74

Niêm mạc bằng phẳng

91

98,91

1

1,09

Nơi cắt bị loét, sùi

0

0

92

100

Còn chân, cuống
Polyp tái phát

1

1,09

91

98,91

Hình ảnh nội soi sau cắt 3 tháng có 98,91% BN có niêm mạc bằng phẳng, 1,09% BN còn cuống tái phát. Đây là kết quả thành công rất cao tương tự như nghiên cứu can thiệp của Nguyễn T. Thu Thủy và Tống Văn Lược . Hay trong báo cáo của Lê Quang Thuận và Vũ Văn Khiên cho thành công 100% .

4. Kết luận

- Triệu chứng lâm sàng của polyp ĐTT thường nghèo nàn và có các dấu hiệu như rối loạn đại tiện, đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu mức độ ít. Polyp ĐTT gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng cao càng nguy cơ gặp nhiều. Do vậy chỉ cần có dấu hiệu rối loạn đại tiện, nên đi khám ĐTT sớm.

- Vị trí polyp chủ yếu gặp ở vùng trực tràng hoặc đại tràng sigma. Vị trí này dễ soi và đốt polyp, mang lại kết quả thành công cao. Chủ yếu gặp loại polyp lành tính, tuy nhiên phát hiện các polyp u tuyến được can thiệp cắt polyp sẽ là biện pháp dự phòng ung thư ĐTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TREATMENT RESULTS OF COLORECTAL POLYP BY COLONOSCOPIC POLYPECTOMY POWER SNARES AT ARMY HOSPITAL110

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương