Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH GÚT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIÊN DU



tải về 3.39 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH GÚT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIÊN DU

Lưu Thị Bình*, Lê Việt An**


*Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; **Bệnh viện Đa khoa Tiên Du

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân gút điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tiên Du. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tiến cứu 58 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh gút theo tiêu chuẩn ILAR và OMERACT năm 2000. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ = 7/1, tuổi trung bình 57,74 ± 10,602. 53,4% bệnh nhân thuộc nhóm 40 đên 59 tuổi. Tỷ lệ gút cấp và mạn lần lượt là 36% và 64%. Trên 50% bệnh nhân có thói quen uống rượu và ăn nhiều đạm. 55,1% bệnh nhân có kèm tăng huyết áp. Vị trí tổn thương đầu tiên phần lớn là khớp bàn ngón chân I (65,5%). 93% bệnh nhân có tăng acid uric máu. X quang khớp bàn ngón chân I hầu như không phát hiện được tổn thương trong giai đoạn gút cấp. Tỷ lệ đường đôi trên siêu âm khớp bàn ngón chân I là 71,4%. Siêu âm khớp bàn ngón chân I có khả năng phát hiện viêm màng hoạt dịch, và phát hiện khuyết xương ở 33,8% các trường hợp không có Tophi trên lâm sàng. Kết luận: Siêu âm khớp có khả năng phát hiện bằng chứng lắng đọng tinh thể urat ở bệnh nhân gút tốt hơn khám lâm sàng và chụp X quang.

Từ khoá: gút, siêu âm, khớp bàn ngón chân I

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh gút là bệnh viêm khớp thường gặp, nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa nhân purine. Bệnh thường xảy ra ở nam giới với tỷ lệ lưu hành là 1,39% ở Anh; 1,40% ở Mỹ, tại Việt Nam là 0,14- 1,36% . Tại bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du chúng tôi gặp một tỷ lệ các bệnh nhân gút với biểu hiện nặng, ở giai đoạn muộn, biến dạng khớp nhiều gây suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong khi đó, các phương tiện giúp chẩn đoán theo dõi tiến triển bệnh còn hạn chế: khám lâm sàng còn một tỷ lệ nhầm lẫn chẩn đoán với các bệnh khớp viêm khác, X quang không thể theo dõi tiến triển tổn thương khớp trong giai đoạn đầu, siêu âm trở nên hữu ích hơn đối với phát hiện bệnh theo dõi tổn thương đối với các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân khi không thể chọc hút dịch khớp. Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân gút điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tiên Du.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, chọn mẫu có chủ đích.

2. Đối tượng nghiên cứu

- Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh gút theo tiêu chuẩn ILAR và OMERACT năm 2000 , điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa huyện Tiên Du từ tháng 8/2014 đến 8/2015.

- Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Loại trừ: - Các bệnh nhân gút thứ phát do các bệnh lý ác tính.

- Các bệnh nhân suy thận mạn, nhiễm khuẩn hạt Tophi.

- Các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.


3. Nội dung nghiên cứu

- Tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm bệnh gút được khai thác bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm, nếu đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu.

- Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

* Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Lâm sàng:

+ Đánh giá viêm đau khớp hiện tại và trong tiền sử: vị trí, tính chất đau, thời gian khởi phát, thời gian mắc bệnh, thời gian xuất hiện hạt Tophi, đáp ứng với Colchicin...

+ Khám đánh giá toàn thân, các cơ quan và tổn thương kèm theo: Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính BMI, phát hiện có hạt tophi (vị trí, kích thước...).



  • Cận lâm sàng

+ Làm xét nghiệm máu: Bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8 giờ, mẫu máu lấy buổi sáng, gồm: acid uric, định lượng CRP máu, cấy máu...

+ Chụp xquang khớp BNC I hai bên đánh giá: hình ảnh khuyết xương, bóng hạt Tophi, hẹp khe khớp, thoái hóa thứ phát.

+ Siêu âm khớp BNC I hai bên đánh giá: hình ảnh đường đôi, dày màng hoạt dịch, tăng sinh mạch màng hoạt dịch trên siêu âm Doppler năng lượng, hình ảnh hạt Tophi, khuyết xương, tràn dịch khớp.

4. Xử lí phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ

1. Dịch tễ

- Tỷ lệ bệnh nhân Nam/Nữ = 7/1.

- Tuổi trung bình trong nghiên cứu 57,74 ± 10,6 tuổi (thấp nhất 37, cao nhất 88). Tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi là 94,8%. Nhóm bệnh nhân từ 40 đên 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,4 %.

- Có 10,3% bệnh nhân sống ở thành thị, 89,7% bệnh nhân sống ở nông thôn.



2. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm khớp gút

- Thời gian mắc bệnh trung bình 43,64 ± 39,13 tháng (ngắn nhất là trước vào viện 2 ngày, dài nhất là 159 tháng).



- Có 11/58 (18,9%) bệnh nhân có triệu chứng sốt, 37/58 (64%) bệnh nhân có hạt Tophi.



Biểu đồ 1. Đặc điểm giai đoạn bệnh trong nghiên cứu
Nhận xét: Có 64% bệnh nhân đang ở giai đoạn gút mạn, 36% bệnh nhân ở giai đoạn gút cấp

Bảng 1. Một số yếu tố có liên quan đến bệnh gút

Một số yếu tố có liên quan bệnh gút

Bệnh nhân

n

Tỷ lệ %

Thói quen sinh hoạt

hút thuốc lá

22

37,9

Thói quen uống rượu

36

62,1

Thói quen lười vận động

24

41,4

Thói quen ăn nhiều đạm

30

51,7

Bệnh kèm theo

Tăng huyết áp

32

55,1

Đái tháo đường

6

10,3

HCCH

14

24,1

Tiền sử gia đình

1

1,7

Nhận xét: Các thói quen sinh hoạt là yếu tố nguy cơ của bệnh gút trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao. Trong đó thói quen uống rượu (62,1%) và thói quen ăn nhiều đạm (51,7%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong số các bệnh kèm theo ở bệnh nhân gút có Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 55,1%.

Bảng 2. Số lượng khớp viêm tại thời điểm nghiên cứu

Số lượng khớp viêm

Chẩn đoán

Gút cấp

Gút mạn

n

%

n

%

0 - 1

16

76,2

9

24,3

2 - 3

5

23,8

14

37,8

4 - 6

0

0

13

35,1

7

0

0

1

2,8

Nhận xét: Tại thời điểm nghiên cứu các bệnh nhân gút cấp chủ yếu đang viêm từ 1 đến 3 khớp, còn các bệnh nhân gút mạn chủ yếu viêm từ 2 đến 6 khớp.


Biểu đồ 2. Vị trí tổn thương khớp trong cơn gút đầu tiên
Nhận xét: Vị trí tổn thương trong cơn gút đầu tiên chủ yếu là khớp BNC I

Bảng 3. Thời gian mắc bệnh và thời gian xuất hiện hạt Tophi sau khi có cơn gút cấp đầu tiên

Thời gian

Thời gian mắc bệnh

Thời gian xuất hiện hạt Tophi

n

%

n

%

< 6 tháng

7

12,0

1

2,7

6 tháng < 1 năm

5

8,6

1

2,7

1 - < 5 năm

27

46,6

33

89,2

Trên 5 năm

19

32,8

2

5.4

Tổng

58

100

37

100

Thời gian trung bình

X ± SD (tháng)

43,64± 39,13

(min =1, max = 159)



31 ± 18,33

(min = 5, max = 81)



Nhận xét: thời gian mắc bệnh sớm nhất là 1 tháng, dài nhất là 159 tháng, thời gian mắc bệnh trung bình là 43,64 ± 39,13 tháng. Có 37 bệnh nhân có hạt Tophi, thời gian xuất hiện Tophi sau cơn gút cấp đầu tiên gần nhất là 5 tháng, dài nhất là 81 tháng, thời gian xuất hiện hạt Tophi sau cơn gút cấp đầu tiên trung bình là 31 ± 18,33 tháng

2. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm khớp gút

Bảng 4. Nồng độ Acid uric máu và CRP ở bệnh nhân gút

Đặc điểm

Số bệnh nhân có tăng Acid uric

Nồng độ acid uric trung bình X ± SD (micromol/l)

Số bệnh nhân có tăng CRP

Nồng độ CRP trung bình

X ± SD (ng/dl)

Gút cấp (n=21)

20

551,76 ± 10768

19

19,39 ±15,55

Gút mạn (n=37)

34

593,03 ± 159,45

37

25,43 ± 18,28

Giá trị p (*)




0,189




0,246

Tổng (n=58)

54

23,24 ± 17,45

56

578,09 ± 143,27

(*) kiểm định bằng test t độc lập

Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ acid uric trung bình và nồng độ CRP trung bình của hai nhóm gút cấp và gút mạn. Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều tăng acid uric máu và CRP.

Bảng 5. Tổn thương xương khớp BNCI trên X quang của bệnh nhân gút

Giai đoạn Gút

Hình ảnh Xquang

Gút cấp (n=21)

Gút mạn (n=37)

Giá trị p (**)

n

%

n

%

Khuyết xương

1

4,7

26

70,2

p < 0,001

Bóng hạt Tophi

0

0

21

56,7

p < 0,001

Hẹp khe khớp

1

4,7

18

48,6

p < 0,001

Thoái hóa thứ phát

0

0

24

64,8

p < 0,001

(*) kiểm định bằng test chi - square

Nhận xét: Xquang khớp BNCI hầu như không phát hiện được các hình ảnh bất thường trong giai đoạn gút cấp. Sự khác biệt về tỷ lệ các đặc điểm trên X quang ở hai nhóm gút cấp và gút mạn khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 6. Hình ảnh siêu âm khớp BNC I ở các bệnh nhân Gút

Giai đoạn Gút
Hình ảnh siêu âm

Số bệnh nhân (n=58)

Số khớp (n=116)

n

%

n

%

Đường đôi

49

87,5

78

67,2

Dày MHD

36

62,1

46

39,6

Tăng sinh mạch MHD

40

68,9

56

48,2

Bão tuyết MHD

24

41,3

29

25

Hạt Tophi

36

62,1

53

45,6

Khuyết xương

45

77,5

62

53,4

Tràn dịch

27

46,5

35

30,1

Nhận xét: trên hình ảnh siêu âm khớp BNC I của bệnh nhân gút, tỷ lệ gặp hình ảnh đường đôi là 87,5% số bệnh nhân và 67,2% số khớp đã được siêu âm, cao nhất so với các đặc điểm khác.

Bảng 7. Liên quan giữa hạt Tophi khớp BNC I trên lâm sàng với tổn thương khuyết xương trên X quang và siêu âm

Hạt Tophi trên lâm sàng

Khuyết xương trên x quang

Khuyết xương trên siêu âm



không



không

Có (n=77 )

31

79,5%


8

20,5%


36

92,3%


3

7,7%


Không (n=39)

7

9,1%

70

90,9


26

33,8%

51

66,2%


Giá trị p

0,0001

0,0001

Nhận xét: Xquang có khả năng phát hiện khuyết xương ở 9,1% trường hợp khớp BNC I không có hạt Tophi và siêu âm có khả năng phát hiện khuyết xương ở 33,8% các trường hợp không có hạt Tophi trên lâm sàng. Hình ảnh khuyết xương gặp trên Xquang và siêu âm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với hạt Tophi trên lâm sàng.

IV. BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân gút, chúng tôi gặp 61,5% bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 40-59, tuổi trung bình là 57,74 ± 10,602 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ xấp xỉ 7/1. Bệnh thường gặp ở nam giới, tương tự một số nghiên cứu trong nước. .

Tiên Du là một huyện của tỉnh Bắc Ninh, dân cư chủ yếu là làm nghề nông nên một điều dễ hiểu là có đến 89,7% bệnh nhân sống ở nông thôn.

2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân gút

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu có thời gian mắc bệnh sớm nhất là 1 tháng, dài nhất là 159 tháng, thời gian mắc bệnh trung bình là 43,64 ± 39,13 tháng. Theo một số nghiên cứu khác , thời gian mắc bệnh trung bình các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn, có thể do sự phát triển kinh tế các bệnh nhân mới mắc xuất hiện nhiều hơn, người dân lại được tiếp xúc với các nguồn thông tin trên truyền thông nên có ý thức bệnh tật đi khám sớm và được phát hiện bệnh trong thời gian ngắn hơn.

Có 37 bệnh nhân có hạt Tophi, thời gian xuất hiện Tophi sau cơn gút cấp đầu tiên gần nhất là 5 tháng, dài nhất là 81 tháng, thời gian xuất hiện hạt Tophi sau cơn gút cấp đầu tiên trung bình là 31 ± 18,33 tháng. Theo y văn, thời gian bắt đầu xuất hiện hạt Tophi trung bình là từ 4 đến 10 năm sau cơn gút cấp đầu tiên. Thời gian xuất hiện hạt Tophi trong nghiên cứu của chúng tôi khá ngắn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11/58 (18,9%) bệnh nhân có triệu chứng sốt. Có 64% bệnh nhân đang ở giai đoạn gút mạn, 36% bệnh nhân ở giai đoạn gút cấp. Các thói quen sinh hoạt là yếu tố nguy cơ của bệnh gút trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao. Trong đó thói quen uống rượu (62,1%) và thói quen ăn nhiều đạm (51,7%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút ngoài tiền sử gia đình là yếu tố không thể thay đổi được thì các yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn bất hợp lí nhiều đạm, hút thuốc, uống rượu bia, thói quen lười vận động đều là các yếu tố nguy cơ thay đổi được dựa trên nhận thức thái độ và thay đổi hành vi, chính vì vậy để phòng ngừa bệnh gút cần phải thông tin đến cho người bệnh về sự thay đổi các yếu tố nguy cơ trên. Đặc biệt, trong số các bệnh kèm theo ở bệnh nhân gút có Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 55,1%. Theo y văn tỷ lệ bệnh tăng huyết áp trong các bệnh nhân gút từ 25 – 50%, trong một số nghiên cứu còn lên tới 80% và tỷ lệ tăng huyết áp trên các bệnh nhân có tăng aciduric là 22 – 38%. Tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ của bệnh gút, bệnh gút làm tỷ lệ tăng huyết áp cao độ cao hơn. Chính vì vậy, điều trị tăng huyết áp còn cần cân nhắc tới đồng thời với điều trị cơ bản bệnh gút .

Có 65,5% bệnh nhân khởi phát ở khớp bàn ngón chân, tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm đã được biết đến của bệnh gút và các nghiên cứu khác . Khớp bàn ngón chân I là một khớp hay gặp trong các cơn gút cấp đầu tiên, tuy nhiên lại là khớp nhỏ ở bàn chân, khi viêm cấp cho dù có tràn dịch cũng rất khó có thể tiến hành chọc hút dịch làm xét nghiệm tìm tinh thể urat, tiêu chuẩn chẩn đoán vàng của bệnh gút.



3. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân gút

Nồng độ acid uric máu trung bình của hai nhóm của nhóm gút cấp và gút mạn lần lượt là 551,76 ± 10768 và 593,03 ± 159,45 micromol/l (p> 0,05), khác nhau không có ý nghĩa và ở mức cao, cho thấy việc kiểm soát acid uric máu của các bệnh nhân này còn chưa hiệu quả. Hậu quả của tình trạng này là các đợt khớp viêm nhiều gây đau đớn cho bệnh nhân, và kiểm soát bệnh khó khăn. Việc quản lí bệnh nhân khám lại định kì và chỉnh liều thuốc giảm acid uric máu là vô cùng quan trọng.

Xquang khớp BNCI hầu như không phát hiện được các hình ảnh bất thường trong giai đoạn gút cấp. Sự khác biệt về tỷ lệ các đặc điểm trên X quang ở hai nhóm gút cấp và gút mạn khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Trong giai đoạn gút cấp là giai đoạn cần đặt ra chẩn đoán để dùng thuốc phòng các cơn gút cấp cho bệnh nhân mặc dù có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng nhưng vẫn cần có một phương tiện hữu hiệu để chẩn đoán và theo dõi. X quang chỉ có khả năng phát hiện tổn thương xương, bóng hạt Tophi cạnh khớp, hẹp khe khớp và thoái hóa thứ phát là các tổn thương ở giai đoạn muộn của bệnh. Chính vì thế X quang không còn là xét nghiệm hiệu quả trong việc chẩn đáon và theo dõi bệnh gút ở giai đoạn cấp.

Những năm gần đây, với sự tiện lợi và thuận tiện siêu âm ngày càng được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng đặc biệt là trong siêu âm khớp mang lại rất nhiều kết qảu đang mong đợi. Hình ảnh siêu âm của bệnh gút cho thấy các biểu hiện viêm màng hoạt dịch hay tràn dịch là các tổn thương cấp tính trong giai đoạn cấp và cả các hình ảnh là bằng chứng của sự lắng đọng tinh thể urat như hình ảnh đường đôi, hình ảnh bão tuyết màng hoạt dịch, hình ảnh hạt Tophi . Trong nghiên cứu của chúng tôi, hình ảnh siêu âm khớp BNC I của bệnh nhân gút tỷ lệ gặp hình ảnh đường đôi là 87,5% số bệnh nhân và 67,2% số khớp đã được siêu âm, cao nhất so với các đặc điểm khác. Đây là một dấu hiệu đã được chứng minh là độ đặc hiệu, độ nhạy cao trong chẩn đoán bệnh gút .

Như chúng ta đều đã biết, hạt Tophi sau khi hình thành và lắng đọng tại khớp gây hủy xương, thoái hóa thứ phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy hình ảnh khuyết xương gặp trên Xquang và siêu âm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với hạt Tophi trên lâm sàng .X quang có khả năng phát hiện khuyết xương ở 9,1% trường hợp khớp BNC I không có hạt Tophi và siêu âm có khả năng phát hiện khuyết xương ở 33,8% các trường hợp không có hạt Tophi trên lâm sàng. Kết quả này cũng giống như một số nghiên cứu khác .

Tóm lại, trong các phương pháp cận lâm sàng được dùng hiện nay tại bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du thì siêu âm khớp trở thành một công cụ hữu hiệu, có thể khám theo dõi và phát hiện tổn thương tốt hơn so với khám lâm sàng và X quang.



KẾT LUẬN

- Tỷ lệ nam/nữ = 7/1, tuổi hay gặp là trung niên, thời gian xuất hiện Hạt Tophi trung bình là 31 ± 18,33. Tỷ lệ bệnh nhân gút cấp và mạn là 36% và 64%.

- Các yếu tố nguy cơ và bệnh kèm theo hay gặp của các bệnh nhân gút là uống rượu (62,1%), ăn nhiều đạm (51,7%) và tăng huyết áp (55,1%).

- X quang hầu như không phát hiện được các tổn thương xương khớp bệnh gút trong giai đoạn cấp. (p< 0,001)

- Siêu âm khớp có khả năng phát hiện bằng chứng lắng đọng tinh thể urat ở bệnh nhân gút tốt hơn khám lâm sàng và chụp X quang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Văn Ái, Lê Anh Thư (2010), “104 đặc điểm bệnh goute ở bệnh nhân lớn tuổi bệnh viện Chợ rẫy”, Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (Phụ bản số 2), pp. 570-6.

2. Hồ Thị Thanh Tâm, Ngô Thế Hoàng, Nguyễn Đức Công (2013), “Đặc điểm của bệnh Goute ở người lớn tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất”, Y học TP Hồ Chí Minh, 17 (Phụ bản số 3), pp. 270-4.

3. Brooks P., Hochberg M., ILAR for, OMERACT (2001), “Outcome measures and classification criteria for the rheumatic diseases. A compilation of data from OMERACT (Outcome Measures for Arthritis Clinical Trials), ILAR (International League of Associations for Rheumatology), regional leagues and other groups”, Rheumatology, 40 (8), pp. 896-906.

4. Gibson T. J. (2013), “Hypertension, its treatment, hyperuricaemia and gout”, Curr Opin Rheumatol, 25 (2), pp. 217-22.

5. Girish Gandikota, Melville David M., Kaeley Gurjit S., Brandon Catherine J., Goyal Janak R., Jacobson Jon A., Jamadar David A. (2013), “Imaging Appearances in Gout”, Arthritis, 2013, pp. 10.

6. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), bệnh học cơ xương khớp nội khoa, 187.

7. Thiele R. G., Schlesinger N. (2007), “Diagnosis of gout by ultrasound”, Rheumatology (Oxford), 46 (7), pp. 1116-21.



8. Wong Rose, Davis Aileen M., Badley Elizabeth, Grewal Ramandip, Mohammed Malaika (2010), prevalence of arthritis and rheumatic diseases around the world a growing burden and implications for Health Care Needs.


CHARACTERISTICS OF GOUT DISEASE

AT TIEN DU DISTRICT GENERAL HOSPITAL

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương