Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số



tải về 3.39 Mb.
trang19/20
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.39 Mb.
#38463
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

BÀN LUẬN


Bảng 1 cho thấy tỉ lệ đối tượng nghiên cứu ≥ 70 tuổi chiếm cao nhất (32,9%); tiếp theo là từ 60 – 69 tuổi với 30,5%, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,1 ± 15,6. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Liên và cộng sự (cs) với độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 53,87 ± 23,5[4]. Có sự khác biệt này là do đặc điểm cỡ mẫu của nghiên cứu, nhưng điều đó cũng cho thấy phần lớn bệnh nhân VPMPCĐ vào viện là những bệnh nhân cao tuổi, lại có thu nhập không cao. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục và chất lượng thuốc điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cho tỉ lệ bệnh nhân nam (59,8%) lớn hơn bệnh nhân nữ (40,2%).Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Tiến Dũng (2007) với tỉ lệ bệnh nhân nam lớn hơn bệnh nhân nữ [3].
Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu mắc viêm phổi không điển hình (67,1%), tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm phổi điển hình là 32,9%. Đây là đặc điểm hoàn toàn phù hợp với bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và là một đặc điểm cần quan tâm do khi mắc viêm phổi không điển hình thì bệnh nhân dễ bỏ qua các triệu chứng, tới khám điều trị muộn hơn hoặc điều trị không đúng cách.

Tỉ lệ nuôi cấy dương tính là 29,3%; trong đó phần lớn là vi khuẩn gram âm (75,0%), tỉ lệ vi khuẩn gram dương chiếm 25,0%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân VPMPCĐ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương với tỉ lệ vi khuẩn gram (-) chiếm đa số (69,0%) [3]. Nghiên cứu của Ngô Quý Châu cũng cho kết quả tỉ lệ vi khuẩn gram âm chiếm 79,1%, vi khuẩn gram dương chiếm 20,9%[2]. Phần lớn vi khuẩn kháng thuốc là các vi khuẩn gram (-) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh VPMPCĐ cho bệnh nhân.

Trong tổng số vi khuẩn gây VPMPCĐ thì tỉ lệ VPMPCĐ do S.pneumoniae chiếm cao nhất (25,0%); tiếp theo là do H.influenzae với 16,7% và thấp nhất là do Accinetobacter với 8,3%. Nghiên cứu của Ngô Quý Châu cho kết quả 3 vi khuẩn kháng kháng sinh gặp với tỷ lệ cao là S. Pneumonia (17,9%), K. Pneumonia (25,4%), P. aeruginosa (22,4%) và một số loài vi khuẩn khác gặp với tỷ lệ ít hơn[2]. Theo Niederman M.S và cs (2001) thì S.pneumoniae là tác nhân thường gặp nhất (20-26%); H.influenzae (3-10%); còn lại là các tác nhân khác[6]. Sở dĩ có kết quả này là do phế cầu khuẩn S.pneumoniae và vi khuẩn H.influenzae là những vi khuẩn ở đường hô hấp, thường bùng phát gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. S. Pneumoniae, H. Influenzae và vius cúm thường gây viêm phổi vào những tháng mùa đông. VPMPCĐ do H.influenzae thường gây viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ và người lớn, có liên quan đến việc xuất hiện một số yếu tố nguy cơ: tuổi cao, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch,người mắc các bệnh phổi mãn tính.

Mặc dù S.pneumoniae một thành viên phổ biến của hệ vi khuẩn bình thường vùng hầu họng, xong đó chính lại là lý do làm cho S.pneumoniae trở thành nguyên nhân hàng đầu gây VPMPCĐ. S.pneumoniae gây bệnh là do: có vỏ polysaccarit là yếu tố bảo vệ vi khuẩn tránh được sự thực bào từ các đại thực bào, có Pneumolysin là chất phá huỷ tế bào nội mô phổi, có Protein A trên bề mặt tế bào vi khuẩn giúp phế cầu bám dính vào tế bào biểu mô phế quản, và có enzym phân huỷ IgA (sIga protease) giúp phế cầu tồn tại được ở hầu họng. Bên cạnh đó, chính những yếu tố này và việc có mặt phổ biến ở vùng hầu họng làm cho S.pneumoniae có tính kháng kháng sinh cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ đề kháng kháng sinh của S.pneumoniae đối với nhóm β-lactam – Pelicillins chiếm từ 25,0 – 60,0%; đề kháng với nhóm Macrolides chiếm từ 66,7% - 83,3%; đề kháng với nhóm Fluoroquinolon từ 50 – 66,7%. S.pneumoniae còn đề kháng 100,0% với Metronidazol, Neomycin, Tobramycin, Ceftazidime và Cephalexine. Một điểm cần hết sức lưu ý trên lâm sàng chính là sự kháng kháng sinh hoàn toàn của S.pneumoniae với Ceftazidime – một kháng sinh thuộc nhóm β-lactam – Cephalosporin thế hệ 3,4.

H.influenzae là những vi khuẩn ở đường hô hấp và có tính kháng kháng sinh tương đối cao. Nghiên cứu cho thấy H.influenzae đề kháng hoàn toàn (100,0%) với Ampicillin, Cefepime, Amoxicillin + A.clavulanic, Clindamycin, Chloramphenicol, Cotrimoxazol và Rifampicine. Tỉ lệ đề kháng của H.influenzae với Cephalosporin thế hệ 1 chiếm từ 50 – 66,7%; nhóm Fluoroquinolon trong khoảng 0 – 33,3% và Doxycycline là 75,0%. Tỉ lệ kháng kháng sinh của H.influenzae trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Ngọc và cs (2007). Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Ngọc và cs (2007) cho thấy có 38,0% trường hợp H.influenzae tiết men β-lactamase (+) kháng Ampicillin và 12,0% kháng Amoxicillin + A.clavulanic. Ngoài ra thì H. influenzae còn nhạy cảm với hầu hết các kháng sinh Cephalosporin, Amoxicillin/clavulanate và Azithromycin. Kháng sinh thông thường như Trim/ sulfa có tỉ lệ kháng cao (50,0%) [5]. Lý giải điều này là do đặc điểm cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu; nghiên cứu của Trần Văn Ngọc và cs được tiến hành từ năm 2007 trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi tiến hành năm 2015; mà đặc điểm vi khuẩn và tính kháng kháng sinh thì liên tục biến đổi.


KẾT LUẬN


Phần lớn vi khuẩn gây VPMPCĐ là vi khuẩn gram âm (75,0%), tỉ lệ vi khuẩn gram dương chiếm 25,0%.Trong tổng số vi khuẩn gây VPMPCĐ thì tỉ lệ VPMPCĐ do S.pneumoniae chiếm cao nhất (25,0%); tiếp theo là do H.influenzae với 16,7% và thấp nhất là do Accinetobacter với 8,3%.S.pneumoniae còn đề kháng 100,0% với Metronidazol, Neomycin, Tobramycin, Ceftazidime và Cephalexine và đề kháng cao với kháng sinh nhóm Macrolides và Fluoroquinolon. H.influenzae đề kháng hoàn toàn (100,0%) với Ampicillin, Cefepime, Amoxicillin + A.clavulanic, Clindamycin, Chloramphenicol, Cotrimoxazol và Rifampicine.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Quý Châu (2011), Viêm phổi, Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Ngô Quý Châu (2013), "Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị các bệnh nhân viêm phổi tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm 1996-2000", Nội san Lao và Bệnh phổi, Hội chống lao và Bệnh phổi Việt Nam, 39 pp. 42-45.

3. Lê Tiến Dũng (2007), "Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2005 - 2006", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11 (Phụ bản 1), pp. 193-197.

4. Phạm Kim Liên, et al. (2007), "Đặc điểm lâm sàng, X quang và đáp ứng điều trị của viêm phổi cộng đồng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên", Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt chào mừng Hội nghị khoa học bệnh Phổi toàn quốc lần thứ II (Bộ Y tế - Viện thông tin thư viện y học trung ương) pp. 21-23.

5. Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân, and Đặng Văn Ninh (2007), "Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Chợ Rẫy 03/05 - 06/05", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11 (Phụ bản 1), pp. 168-172.

6. M. S. Niederman, et al. (2001), "Guidelines for the management of adults with community-acquired pneumonia. Diagnosis, assessment of severity, antimicrobial therapy, and prevention", Am J Respir Crit Care Med, 163 (7), pp. 1730-1754.
BACTERIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH COMMUNITY-ACQUIRED PNEUMONIA TREATED AT THAI NGUYEN TB AND LUNG DISEASES HOSPITAL

Ma Thi Huong*, Pham Kim Lien**


*Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Disease Hospital,

**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe the characteristics of bacteria causing community-acquired pneumonia (CAP) at Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Diseases Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted on CAP patients in Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Diseases Hospital from 08/2014 to 08/2015. Results: Of 82 patients, the mean age was 61.1 ± 15.6, the percentage of male was 59.8%. The percentage of positive sputum culture was 29.3%. Gram-negative bacteria was majority (75.0%) compared with gram-positive bacteria (25.0%). The highest generation bacteria accounted for CAP was S. pneumonia (25.0%); followed by H. influenzae with 16.7% and the lowest was Accinetobacter with 8.3%. S. pneumoniae and H. influenzae had high resistance to many antibiotics. Conclusion: Most of CAPs were caused by gram-negative bacteria cause with high antibiotic resistance.

Keywords: community-acquired pneumonia, bacteria, antibiotic resistance

Tác giả liên hệ:

Tác giả 1: Ma Thị Hường

Email: bshuongkccbvl@gmail.com

SĐT: 0912197606

Tác giả 2: Phạm Kim Liên

Email: lientnvn@gmail.com

SĐT: 0912804172

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ THỪA CÂN, BÉO PHÌ HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC NINH NĂM 2015


Ngô Thị Xuân*, Phạm Trung Kiên**

*Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh; **Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội


TÓM TẮT

Mục tiêu: xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: học sinh tiểu học thành phố Bắc Ninh năm học 2014-2015. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, xác định thừa cân và béo phì theo tiêu chuẩn của WHO năm 2007. Kết quả: đánh giá BMI của 4998 học sinh tiểu học, tỉ lệ thừa cân: 15,8% ; béo phì: 7,8%; Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở các trường khu vực trung tâm thành phố cao hơn vùng ngoại ô (29,1% so với 14,5%; p<0,05); Không có sự khác biệt tỉ lệ thừa cân và béo phì ở các nhóm tuổi nhóm tuổi học sinh; tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (19,6% so với 11,1%; p<0,05). Kết luận: tỉ lệ thừa cân và béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Bắc Ninh là 23,6%; tỉ lệ thừa cân và béo phì có liên quan với địa dư sống và giới tính của trẻ.

Từ khóa: thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉ lệ thừa cân và béo phì đang gia tăng và đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2010 43 triệu trẻ thừa cân và béo phì và dự đoán năm 2020 sẽ có khoảng 60 triệu trẻ em bị thừa cân và béo phì [9]. Tại Việt Nam tỉ lệ trẻ thừa cân và béo phì cũng đang gia tăng rất nhanh. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia từ năm 2000 đến năm 2010 tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 2,5% lên 5,6% [3]. Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ vì khi thừa cân và béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ĐTĐ týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn lipit máu…Điều trị thừa cân và béo phì rất khó khăn và kết quả không cao. Do đó, phòng ngừa được thừa cân và béo phì ở trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ thừa cân và béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [9]. Bắc Ninh là thành phố tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa rất nhanh, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói quen sinh hoạt, ăn uống của người dân, trong đó có trẻ em tuổi học đường. Tuy nhiên cho đến nay chưa có số liệu về thừa cân và béo phì ở trẻ em thành phố Bắc Ninh nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra số liệu về thừa cân và béo phì ở trẻ em tại thành phố Bắc Ninh, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội. Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thừa cânbéo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tiểu học, sinh từ năm 2004 đến năm 2008.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2015.

- Địa bàn nghiên cứu: thành phố Bắc Ninh.



2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ

p(1- p)


n = Z 2 (1- a/2)

p.e2

n: Cỡ mẫu cần thiết; Z: Độ tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96;

p : Tỉ lệ điều tra trước (tỉ lệ thừa cân béo phì là 18,2%); chọn e = 0,1.

Theo công thức tính mẫu tối thiểu là 1738; tỉ lệ bỏ cuộc 10% thì cỡ mẫu sẽ là 1900 học sinh. Trong nghiên cứu chúng tôi lấy 4998 trẻ.

- Phương pháp chọn mẫu: mỗi lớp học trung bình có 40 học sinh, để có đủ mẫu cần chọn 50 lớp. Chọn ngẫu nhiên 6 trong số 23 trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tại mỗi trường lấy toàn bộ học sinh của trường vào nghiên cứu.

- Chỉ số nghiên cứu: tuổi, giới, lớp, khu vực sống, cân nặng, chiều cao..

- Đánh giá thừa cân và béo phì theo WHO năm 2007: BMI từ 85-95 percentile là thừa cân; BMI≥95percentile là béo phì [8].

- Thu thập số liệu: trẻ được cân bằng cân sức khỏe TANITA SC-330 có sai số 0,1kg; đo chiều cao bằng thước đo chiều cao đứng của UNICEF.

- Nhập số liệu bằng Epidata, xử lý số liệu bằng Stata13.0



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Tỉ lệ TC/BP

Tình trạng dinh dưỡng

n

Tỉ lệ (%)

Thừa cân

788

15,8

Béo phì

392

7,8

Thừa cân/béo phì

1.180

23,6

Không thừa cân/béo phì

3.818

76,4

Tổng

4.998

100,0

Nhận xét: tỉ lệ thừa cân ở học sinh tiểu học Bắc Ninh cao gấp hai lần tỉ lệ béo phì.

Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ thừa cân béo phì theo địa dư

Địa dư

Số

học sinh


Thừa cân

Béo phì

Thừa cân và béo phì

n

%

n

%

n

%

Trung tâm

3.117

614

19,7

293

9,4

907

29,1

Ngoại ô

1.881

174

9,3

99

5,3

273

14,5

Tổng số

4.998

788

15,8

392

7,8

1180

23,6

p

<0,05

Nhận xét: tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trường học khu vực trung tâm thành phố cao hơn khu vực ngoại ô (p<0,05).

Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ thừa cân, béo phì theo lớp (tương đương theo lứa tuổi)

Lớp

Số

học sinh


Thừa cân

Béo phì

Thừa cân và béo phì*

p*

n

%

n

%

n

%

Lớp 1

1174

144

12,3

73

6,2

217

18,5

>0,05


Lớp 2

1127

193

17,1

67

5,9

260

23,1

Lớp 3

963

173

17,9

86

8,9

259

26,9

Lớp 4

898

152

16,9

79

8,8

231

25,7

Lớp 5

836

126

15,9

87

10,4

213

25,5

Nhận xét: tỉ lệ thừa cân và béo phì ở các lứa tuổi không có sự khác biệt (p>0,05).


%



Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ thừa cân và béo phì theo tuổi và giới

Nhận xét: tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nam cao hơn ỏ trẻ nữ ở tất cả các lứa tuổi (p<0,05).



IV. BÀN LUẬN

Đánh giá cân nặng và chiều cao của 4498 học sinh tiểu học khu vực ngoại ô và trung tâm của thành phố Bắc Ninh, chúng tôi thấy tỉ lệ thừa cân là 15,8% và béo phì là 7,8% tính chung cả thừa cân và béo phì là 23,6%. Nếu so sánh với số một số nước trên thế giới như Canada, Australia, Hy Lạp, Mexico, Braxin thì tỉ lệ thừa cân béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không quá khác biệt, tại Mexico là 41,8%; Brazil: 22,1%; Ấn độ là 22,0% và Argentina là 19,3% [7]. Vậy nhưng nếu so với các nước trong khu vực thì tỉ lệ này quá cao, tại Malaixia tỉ lệ thừa cân và béo phì là 17,9%; tại Trung Quốc: 14,9% (trẻ trai) và 8,0% (trẻ gái); tại Nhật Bản là 14,3-16,2% [9]. Điều đáng lo ngại là nếu so sánh với tỉ lệ thừa cân béo phì chung của Việt Nam năm 2010 là 5,6% thì tỉ lệ này rất đáng báo động [3]. Nghiên cứu tại Thái Nguyên tỉ lệ thừa cân và béo phì chỉ có 7,3% [5], tại Hà Nội (năm 2006) là 10,7% [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất tại Hải Phòng thấy tỉ lệ thừa cân béo phì còn cao hơn kết quả của chúng tôi (thừa cân 21,4% và béo phì là 17,0%) [2]. Đặc biệt, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì là 31,8% [1]. Sự gia tăng đột biến của tỉ lệ thừa cân và béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả khác có thể do tăng tình trạng này, một lý do khác còn có thể do việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân và béo phì của các nghiên cứu không giống nhau. Nếu áp dụng các tiêu chuẩn chấn đoán thừa cân và béo phì dựa vào BMI theo mức đánh giá của người lớn thì tỉ lệ thừa cân và béo phì của trẻ em là rất thấp. Ở người lớn nếu BMI≥25 mới là thừa cân, béo phì trong khi ở trẻ em tiêu chuẩn BMI của thừa cân béo phì thấp hơn rất nhiều. Một lý do khác có liên quan đến chấn đoán thừa cân béo phì là cách xác định tuổi, nếu chỉ tính tuổi mà không tính cụ thể từng tháng tuổi thì kết luận thừa cân béo phì là rất khác nhau (ví dụ: điểm cutoff xác định thừa cân béo phì của trẻ 6 tuổi 1 tháng là 16,8 và 17,4; trong khi ở trẻ và 6 tuổi 11 tháng là 17,1 và 18,2). Trong nghiên cứu của chúng tôi chấn đoán thừa cân béo phì theo WHO năm 2007, tuổi của trẻ được chúng tôi tính đến từng tháng tuổi.

Chúng tôi thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực trung tâm thành phố cao có ý nghĩa so với khu vực ngoại thành. Nghiên cứu trên phạm vi cả nước cũng thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (6,5% so với 4,2%) [3]. Nghiên cứu tại Hà Nội thấy tại ngoại thành tỉ lệ thừa cân béo phì là 2,2% trong khi tại trung tâm là 22,0% [6]. Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan tại thành phố Hồ Chí Minh cũng thấy tỉ lệ béo phì ở nội thành cao hơn ngoại thành (12,3% so với 3,7%). Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc tại Thái nguyên cũng thấy thừa cân béo phì ở ngoại ô thành phố là 3,0% trong khi tại trung tâm là 5,1% [5]. Lý giải điều này có thể do mức sống và thói quen ăn uống, sinh hoạt của người dân khu vực nội thành có nhiều nguy cơ gây thừa cân béo phì cho trẻ hơn khu vực ngoại thành do sử dụng nhiều thực phầm giàu calo, trẻ em nội thành còn ít tham gia các hoạt động thể lực, ít vận động hơn trẻ em ngoại thành do thiếu sân chơi bãi tập, không phải tham gia lao động và làm các công việc gia đình hàng ngày.

Chúng tôi thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở các lứa tuổi học sinh tiểu học không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì có liên quan với lứa tuổi của trẻ. Phan Thị Ngọc nghiên cứu tại Thái Nguyên thấy tỉ lệ béo phì tăng dần từ trẻ 6 đến 11 tuổi [5], trong khi Lê Thị Hợp nghiên cứu tại Hải Phòng lại thấy tỉ lệ béo phì giảm dần theo lứa tuổi [2].



Nghiên cứu của chúng tôi thấy ở các lứa tuổi tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nam đều cao hơn trẻ nữ (p<0,05), đây cũng là nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Phan Thị Ngọc nghiên cứu tại Thái Nguyên thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam là 5,8% trong khi ở nữ chỉ có 3,8% [5]. Nghiên cứu của Trần Hồng Loan tại thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu của Lê Thị Hợp tại Hải Phòng; Trần Thị Phúc Nguyệt tại Hà Nội…cũng thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Nghiên cứu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Kuwait cũng thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ [7]. Điều này có thể giải thích một phần do vai trò yếu tố nội tiết nam có ưu thế hơn trong sự tăng trưởng của trẻ, ngoài ra còn do ý thức giữ gìn dáng vóc của trẻ gái được cha mẹ và bản thân trẻ quan tâm nhiều hơn.

V. KẾT LUẬN

  1. Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Bắc Ninh là 23,6%.

  2. Không có sự khác biệt tỉ lệ thừa cân béo phì theo tuổi, nhưng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, ở khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và CS (2012), “Tình trạng dinh dưỡng học sinh trung học phổ thông TP.HCM”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Tập 8, 3: 46 – 51.

  2. Lê Thị Hợp, Hoàng Thị Đức Ngàn (2012), “Tỉ lệ TC,BP và một số yếu tố liên quan của trẻ em tại một số trường tiểu học tại Hải Phòng năm 2012”, Đề tài NCKH của viện Dinh dưỡng.

  3. Nguyễn Công Khẩn (2007), Điều tra tỉ lệ béo phì toàn quốc năm 2005, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

  4. Trần Thị Hồng Loan (2003), Tình trạng thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, Luận văn thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

  5. Phan Thị Ngọc (2011), Nghiên cứu tỉ lệ béo phì học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Nhi khoa, Trường ĐHYD Thái Nguyên.

  6. Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), “ Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà Nội và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng” Luận án Tiến sĩ y học, tr.121 - 122, Trường Đại học Y Hà Nội.

  7. Gupta N., Goel K., Shah P.,(2012), Childhood obesity in developing countries: epidemiology, determinants, and prevention, Endocr Rev., 33(1):48-70.

  8. WHO (2007), “Who reference, BMI-for-age Girls (Boys) 5 to 19 years (percentiles)”.

  9. WHO (2009), Population-based prevention strategies for childhood obesity: report of a WHO forum and technical meeting, Geneva, 15–17 December 2009.


PREVALENCE OF OVERWEIGHT AND OBESITY AMONG PUPILS AT PRIMARY SCHOOLS IN BAC NINH CITY IN 2015

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương