Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


Khổng Học và Lão Học Khác Nhau Ở Điểm Nào?



tải về 2.02 Mb.
trang17/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31

1. Khổng Học và Lão Học Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Lão Học chủ trương trở lại đời sống giản dị, hòa hợp với Thiên Nhiên, nên đã chống lại Khổng Học muốn duy trì giá trị truyền thống và uy quyền của dĩ vãng. Lão Học tìm kiếm hạnh phúc cá nhân trong sự thoát tục, thanh bần, thần bí và hòa hợp với vũ trụ. Trái lại, Khổng Học chủ trương thiết lập một trật tự xã hội dựa vào tôn chỉ của đạo Nhân-Nghĩa, của lễ giáo, của thể chế và của luật Trung Hòa, Trung Dung. Lão Học thuộc về Âm, biểu tượng khía cạnh cá nhân, âm thầm, Vô Vi. Còn Khổng Học thuộc về Dương, nghiêng về xã hội, rực rỡ và Hữu Vi. Lão Học chủ xướng một nền luân lý cá nhân để điều khiển bản thân. Trái lại, Khổng Học giảng thuyết một nền luân lý xã hội để điều hành quốc gia.

Khổng Học hay Lão Học đều công nhận ĐẠO hay THÁI CỰC là nơi hội tụ của Âm-Dương, nhưng để đạt tới Thái Nhất đó, thì Khổng Học và Lão Học đề xướng hai triết học, hai phương pháp khác nhau.(140)

Đức Khổng Phu Tử nhận thấy rằng: vũ trụ này do một Vị Thượng Đế mà người xưa gọi là THIÊN (TRỜI), tạo dựng nên: đó là nền tảng của các tín ngưỡng cổ truyền. Theo suy tư triết lý, Đức Khổng cũng nhận thấy trong vũ trụ càn khôn, phải có một Nguyên Lý duy nhất, tạm đặt tên là ĐẠO, là nguồn gốc bao trùm tất cả các nguyên lý khác. Từ Nguyên Lý duy nhất, tức ĐẠO, phát sinh ra muôn vật muôn loài. Ngoài ra, Đức Khổng cũng san định một nền Luân Lý dựa trên Nhân Bản, tức Nhân-Đạo, cũng gọi là “Đạo làm Người”, gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Năm nhân đức này cần thiết để phát huy nhân bản, để trở nên các vị thánh hiền, gọi là bậc quân tử.

Trang Tử chống lại đường lối tu thân của Khổng Tử, vì cho rằng năm điều Ngũ Thường là giả tạo, đi ngược lại nếp sống tự nhiên của con người, và vì phân chia ra giai cấp quân tử và tiểu nhân. Do đó, Trang Tử viết: Hết thảy vạn vật đều do ĐẠO mà ra, và mỗi vật đều có cái ĐỨC của nó, nghĩa là hết thảy vạn vật, mỗi vật đều có cái tính tự nhiên của nó. Nếu biết thuận theo tính tự nhiên mà sống, thì hạnh phúc có ngay trong lúc đó, không phải cầu cạnh đâu khác ở ngoài. Thường thì sở dĩ bản tính con người không được tự do phát triển là do sự ràng buộc, uốn nắn của chế độ, giáo dục, luân lý giả tạo của xã hội bên ngoài. Bởi vậy, Trang Học cũng như Lão Học hết sức phản đối nhân tạo mà đề cao cái sống gần với thiên nhiên. Bò ngựa bốn chân, đó là do Trời làm, còn khớp đầu ngựa, xỏ mũi bò, đó là do người làm ra. Giữ cẩn thận đừng làm mất Thiên Chân, đó là trở về cái “Chân” của mình (trở về bản tính tự nhiên của mình).(141)

2. Ai Yêu? Yêu Ai?

Tình yêu chân thật là vị tha, nghĩa là coi tha nhân (người Khác) như một đối tượng tự lập, tự tại có giá trị, có nhân phẩm cao quí, đáng yêu mến, kính trọng, vì là con cái của Một Chúa và đã được Chúa Cứu Thế cứu độ: “Nhân linh ư vạn vật”! Dầu cá nhân đó phạm lỗi, thù nghịch với ta, ta vẫn phải yêu thương, kính trọng, vì người đó vẫn còn “nhân tính”.

Trong Phúc Âm, Chúa Cứu Thế dạy các môn đệ: “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét minh, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia, ai lột áo ngoài của con, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì con hãy cho và ai lấy gì của con, đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn công phúc gì nữa? Kẻ tội lỗi cũng yêu kẻ yêu mình. Nếu các con làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì có công phúc gì? Vì kẻ tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu các con cho vay mượn và mong được trả lại, thì các con được công phúc gì? Vì kẻ tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để thu lại đủ số. Phần các con, hãy thương yêu thù nghịch mình, hãy làm ơn, hãy cho vay mượn mà không trông đòi lại. Như thế, phần thưởng của các con sẽ rất lớn và các con sẽ là con của Đấng Cao Cả, vì Ngài nhân từ đối với kẻ vô ơn và gian ác. Hãy nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán’ đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho thì sẽ cho lại các con’ người ta sẽ lấy đấu lớn, lắc chặt và đầy tràn, vì các con đong đấu nào thì sẽ đong lại bằng đấu ấy”. (Luca 6:27).

Một đoạn khác trong Phúc Âm viết: “Anh em đã biết có luật rằng: Con hãy yêu anh em mình và ghét thù địch. Nhưng Thầy bảo: Anh em hãy yêu thù địch, hãy làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và bỏ vạ cho anh em. Như thế, anh em được nên con cái Cha ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho kẻ lành và kẻ dữ, và làm mưa xuống trên kẻ công chính và kẻ gian ác. Nếu anh em yêu kẻ yêu mình thì anh em có công phúc gì? Những người thu thuế chẳng làm như vậy sao? Và nếu anh em chào hỏi bà con mình thôi, thì nào có gì hơn người khác? Kẻ ngoại giáo chẳng làm như vậy sao? Vậy anh em hãy nên toàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Toàn Thiện”. (Mathêu 5:43-48).

Qua hai đoạn Phúc Âm trích dẫn ở trên liên quan đến vấn đề Tình Ái, ta nhận thấy những đặc điểm nhu sau: Mỗi người, dầu là bạn hữu, thù địch, kẻ lành, người dữ, kẻ ân nhân, người làm hại… bất cứ ai cũng có một “nhân vị”, một nhân phẩm đáng yêu thương. Ngoài ra, Thiên Chúa được xưng hô là “CHA”, tức là một Đấng, một Ngôi Vị Cao Cả trên hết, đầy tràn Tình Yêu Vô Hạn đối với loài thụ sinh, đặc biệt nhân loại được nhận làm “con cái” của Chúa. Do đó, trong tình Bác Ái, Chúa Yêu và người được Chúa yêu là hai Ngôi vị, nhân vị riêng biệt, khác nhau. Đức Bác Ái Vô Cùng của Chúa khiến ta được kết nghĩa với Chúa, nhưng không trộn lẫn, không xóa bỏ Ngôi Vị Tuyệt Đối, Cao Cả của Chúa. Chúa là Đấng Siêu Việt, vượt trên mọi cá nhân, và có quyền xét đoán, thưởng phạt, theo sự Công Bằng. Chúa là Gương mẫu cho nhân loại noi theo để yêu thương, tha thứ cho tha nhân. Chúa yêu thuơng kẻ gian ác, tội lỗi, vì chủ ý là muốn cứu độ và ban hạnh phúc thật cho chính họ, và vì Chúa biết rõ họ không hoàn toàn hư hỏng như người chung quanh nghĩ tưởng. Đối với con mắt thiển cận, vị kỉ của người đời, nhiều khi ta tìm cách “bôi nhọ” kẻ khác, chỉ bới móc những cái xấu nhỏ mọn của họ, nhưng không nhìn thấy những gì tốt đẹp, đáng yêu, đáng kính nơi người mà ta đã vội coi là kẻ thù.

Vì chúng ta muốn nên toàn thiện, theo gương Chúa dạy, nên ta cũng phải “vượt” lên trên những xét đoán thiên lệch, thiển cận, vị kỉ của ta. Chỉ một mình Chúa mới thấu suốt tâm trí mỗi người! Nhiều khi ta kết án tha nhân là tội lỗi, gian ác, nên ta ghét bỏ vì là thù địch của ta. Nhưng ta rất dễ lầm lạc! Biết đâu nơi những tù nhân bị kết án tử hình theo luật pháp, nhưng trước mặt Chúa, họ là vô tội, hoặc ít ra, họ vẫn còn nhân phẩm, còn có thể cải tà qui chính để được cứu độ. Do đó, đức Bác Ái, theo gương mẫu của Chúa, luôn đòi hỏi ta vượt tính ích kỉ, ti tiện, hà tiện, để tỏ lòng quảng đại, vị tha, tha thứ, với mục đích đem lại hạnh phúc thật cho tha nhân. Tha nhân là đối tượng của tình yêu thương, là kích thước đo lường tình Bác ái của ta, như Lời Chúa: “Anh em muốn người ta làm cho mình thế nào, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Luca 6:31). Nhà Nho cũng có câu: “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn, thì chớ làm cho kẻ khác). Yêu thương chân thật, không phải là xóa bỏ nhân cách, nhân phẩm của kẻ khác, hoặc bắt kẻ khác phải hoàn toàn giống mình, theo ý mình muốn, nhưng luôn tôn trọng “nhân vị”, và những nguyện vọng chính đáng của “người khác”, Tình yêu thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con cái, dầu mật thiết, hợp nhất đến đâu, cũng vẫn là những nhân vị khác biệt, có một bản lãnh riêng.

Quan niệm về Tình Bác Ái vừa trình bày ở trên, khác với quan niệm triết lý về Tình Ái, về Bố Thí, như sẽ bàn luận sau đây:

Trong “Phật Học Tinh Hoa”, trang 160-161, viết: “Có lẽ từ trước đến giờ chưa có một tôn giáo nào lại phủ nhận sự trường tồn của linh hồn như Phật Giáo… Theo Phật Giáo, quan niệm về một cái TA (NGÃ) trường cửu là một quan niệm sai lầm và hoàn toàn giả tưởng.”…. “Bởi nhận thấy có một cái TA đáng yêu đáng quý nên con người mới làm đủ thế thần đặng bảo vệ Nó và gìn giữ Nó được mãi mãi, trường tồn. Để được bảo vệ, Nó mới tạo ra một đấng Thượng Đế để được che chở, bênh vực… cũng như một đứa con cần được Mẹ Cha bao bọc. Để được giữ gìn mãi mãi, Nó mới bày ra cái thuyết Hữu-Ngã, nghĩa là có Linh hồn bất tử (Atman). Hay nói một cách khác, thuyết Thượng Đế cũng như thuyết Linh hồn bất tử đều là những lý thuyết do Bản-Ngã tạo ra để tự phỉnh, để tìm cách tự an ủi và thỏa mãn khát vọng được mãi mãi tồn tại, mong thoát khỏi cái luật vô thường. Sở dĩ người ta mê say tôn giáo… là để tìm những thỏa mãn nói trên, nghĩa là để thỏa mãn cái lòng lo sợ bị tiêu diệt của Bản-Ngã. Nhất định họ rất sợ nghe nói đến những gì nghịch lại với lòng ao ước của họ”.

Cũng trong cuốn “Phật Học Tinh Hoa”, khi bàn đến “Bố Thí Ba-La-Mật”, trang 227, viết: “Huống chi bậc tu Đại Thừa như Bồ Tát Thừa thì hạnh đầu tiên là Bố Thí Ba-La-Mật, tức là pháp “bố thí bất trụ tướng”, chứ đâu phải công việc “bố thí trụ tướng” như phần đông đã làm. Sao gọi là “bất trụ tướng bố thí”? “Bố Thí” mà “không trụ tướng” là bố thí mà “chẳng thấy có mình là người bố thí, cũng chẳng thấy có người được mình bố thí” (thọ thí). Như vậy hành động bố thí của Bồ Tát là một hành động của người đã được Giải thoát hoàn toàn, như hành động tự nhiên và vô niệm của Mặt-Trời chiếu sáng vạn vật mà không hay rằng mình chiếu sáng, và cũng không chiếu sáng cho riêng ai, cho kẻ thân hay người thiện… mà là chung cho tất cả mọi người và mọi vật. Bố thí là vì phải bố thí, không thể không bố thí cho được. Bố thí mà vẫn “vô tâm”, “vô niệm”… đó mới thật là hành vi bố thí của các vị Bồ Tát. “Bố thí bất trụ tướng” là cái đức tự nhiên của Bồ Tát. Chúng sanh “bố thí” là để được danh hay được lợi, nếu không thuộc về vật chất cũng thuộc về tinh thần: bố thí để được phúc báo, hoặc được người người mang ân và kính phục, để tỏ ra người ban ân là kẻ đứng trên người thọ ân”.

Qua hai bản văn trích dẫn ở trên, ta nhận thấy chủ trương của môn phái đó là: không công nhận có Đấng Thượng Đế, là Đấng Tuyệt Đối, là Thiên Chúa, là Ngôi Vị Siêu Việt, “vượt trên vạn sự vạn vật, và trên hết các “nhân vị” khác. Ngoài ra, môn phái này cũng chối bỏ “Linh hồn bất tử”, tức là không có Ta, (NGÃ), tức “Vô Ngã”, không có “nhân vị” tự tại, không có Bản Ngã. Do đó, áp dụng trong việc bố thí là: không có “ai” bố thí, cũng không có “ai” nhận của bố thí cả.

Ta thấy triết lý của môn phái này đi ngược lại cách thực hành đức Từ Bi của chúng sinh là để cứu vớt một con người cụ thể, một nạn nhân “bão lụt” đang cần ta giúp đỡ. Chúng sinh cũng cầu mong phúc báo, khi làm phúc bố thí. Như ta đã bàn luận ở trên, Tình yêu vị tha, đức Bác Ái chân thật là coi tha nhân như một đối tượng tự tại có giá trị, có nhân phẩm cao quí, nên tự nó đáng yêu, đáng kính, bất kể sang hèn, giầu nghèo, mạnh yếu..Mỗi nhân vị có giá trị nội tại của nó. Mỗi nhân vị, mỗi nguời là một cứu cánh của tình ái, không phải là phưong tiện. Yêu mến Thiên Chúa là kết nghĩa, kết hiệp với một Ngôi Vị Tuyệt Đối, “KHÁC” với hết thảy các nhân vị thuộc loài tương đối. Tuy yêu thương vị tha, vô điều kiện (unconditional love), nhưng vẫn phân biệt “người yêu” và “người được yêu”.

Bởi vậy, nếu phủ nhận sự tồn hữu của một Đấng Thượng Đế Siêu Việt là Chủ Tể vũ trụ càn khôn, nếu không công nhận có “người” (tha), có “ta” (ngã), nếu tất cả là “vô ngã”, “vô hồn”, thì làm gì còn có yêu thương nữa! Làm gì còn những người, những tâm hồn để trao đổi tình ái cho nhau nữa! Vả lại, nếu thiếu ý niệm về nhân vị, (ngôi vi, bản vị), thì đức Từ Bi, Bác Ái chỉ còn là mối tình thương xót, thương hại mà thôi! Bởi vì “thương hại” không nhằm vào một nhân vị, một cá nhân riêng biệt đang đau khổ, nhưng chỉ chú trọng đến “sự đau khổ” một cách chung chung, tổng quát, như câu nói: đời là bể khổ! Sự đau khổ, sự bất hạnh nói chung, cần phải tiêu diệt, vì chính nó là sự bất hạnh, không cần phân biệt là của ai cả, vì không có “chủ thể”, không có “ai” đó mà đau đớn. Người chịu đau khổ vì bị đâm chém và kẻ gây nên tội ác đều là “vô ngã”, là hư vô! Cho nên, khi khổ thì cam tâm chịu vậy, không phàn nàn trách móc “ai”, không cần tha thứ cho “ai”, vì có”ai” đâu để mà than thân, trách phận, để mà tha thứ ?



3. Yêu Thương là Cứu Cánh hay Phương Tiện?

Nếu không đề cập đến Tình Yêu Sáng Tạo của Một Ngôi Vị Tuyệt Đối, lại cũng chủ trương “vô ngã”, không có bản vị, nhân vị, thì ý niệm về Từ Bi thuộc về ngoại vi (exoteric), không thuộc về bản thể tự tại của một ngôi vị. Người ta sẽ khó trả lời những câu hỏi như: vì lý do gì mà yêu? Yêu dựa trên căn bản nào? Yêu là cứu cánh (mục đích) hay phương tiện? Vì không công nhận mỗi nhân vị có một giá trị nội tại, cũng không cho mỗi nhân vị là một mục đích, cứu cánh của tình yêu thương, nên đức Từ Bi, hay việc Bố thí chỉ còn là một phương thế, một phương tiện để đạt một mục tiêu khác, chẳng hạn để diệt dục, diệt tính ích kỉ. Do đó, đức Từ Bi việc Bố thí, được dùng như một “kỹ thuật” để vượt cái “tôi” ích kỉ (ego), để giải thoát cái “tôi” eo hẹp. Làm phúc bố thí là một phương thế để chứng tỏ, hoặc để tiêu diệt lòng ham muốn của mình mà thôi! Yêu thương không còn là tìm hạnh phúc cho người mình yêu như một mục đích cần phải nhằm tới!(142)

Trong “Phật Giáo Tinh Hoa”, trang 218-219, viết:” Bởi vậy, tu “lục độ” mà muốn đừng mắc trong lục độ, bị luân hồi sinh tử, thì phải tu “lục độ ba-la-mật”. Lục độ là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. “Lục độ ba-la-mật” tức là “bố thí ba-la-mật”, “trì giới ba-la-mật”, “nhẫn nhục ba-la-mật”, “tinh tấn ba-la-mật”, “thiền định ba-la-mật”, “trí huệ ba-la-mật”.(143)

Ở đây, ta cần chú ý đến thứ tự xếp đặt các lục độ thường và lục độ ba-la-mật. Ta nhận thấy: “Bố thí” là bước đầu trên đường tu đức, là phương thế để dần dần tiến lên các đức tính cao hơn, và đến trí huệ ba-la-mật (bát nhã) là tuyệt đỉnh của việc tu luyện. Do đó, Từ Bi và bố thí chỉ là phương thế để trút bỏ được lòng tham lam ích kỉ, vì diệt dục để tiến đến “vô”, “vô ngã”, mới là mục đích của việc tu luyện.

Triết lý trên đây khác với quan niệm coi đức Bác Ái, tức lòng “Mến Chúa Yêu người”, làm cứu cánh. Để thi hành đức Bác Ái, nên xây cất bệnh viện, phòng phát thuốc, hay viện trợ thực phẩm… mục đích là giúp đỡ người anh em đang thiếu thốn khổ cực. Công cuộc cứu trợ là vì hạnh phúc của người anh em, chứ không phải vì tư lợi. Nếu người anh em được ấm no, lành mạnh, nhân phẩm được nâng cao, đó là điều đáng mừng! Cũng vì hạnh phúc của con cái mà cha mẹ phải hy sinh đời sống, sức khoẻ, tiền bạc, thời giờ… miễn sao con cái được nên thân nên người! Đó là tình Yêu vị tha, cao đẹp! Dầu đứa con bệnh hoạn tật nguyền, xấu xí… cha mẹ vẫn yêu thương săn sóc đùm bọc. Đối với một tu sĩ “xuất gia tu hành”, nghĩa là từ giã gia đình để vô các tu viện, ta cũng cần phân biệt hai ý hướng khác nhau. Một hạng tu sĩ từ bỏ của cải, ruộng đất, nhà cửa, cha mẹ, anh chị em, vợ con… vì coi những thứ đó tự chúng không giá trị gì, chỉ là những “của nợ”, làm vương vấn ràng buộc khiến tâm hồn không đựợc thảnh thơi, ung dung thư thới. Bởi vậy, người tu sĩ hoan hỉ thoát tục để sống an nhàn, vui thú trong tu viện, mặc kệ cho đời lầm than khổ sở, miễn là mình an thân an phận. Ý hướng tu hành như trên là ích kỉ, không phải do đức Bác Ái vị tha. Trái lại, quan niệm chân chính về việc tu trì là lấy tình “Mến Chúa Yêu người” làm nền tảng và làm chủ đích. Chỉ vì muốn bắt chước tình Yêu vị tha vô hạn của Chúa, chỉ vì muốn nên toàn thiện, chỉ vì muốn cho mọi người nhìn nhận Chúa là Cha, nên người tu sĩ sẵn sàng hiến thân, hy sinh đời sống để hoàn toàn phụng sự Chúa, và dấn thân, đem hết tài năng nghị lực để phục vụ tha nhân, đặc biệt những người kém may mắn, số phận hẩm hiu, bệnh tật, nghèo đói, cần sự giúp đỡ hơn những người khác.(144)

4. Tại Sao Yêu?

Ý nghĩa của đức Bác Ái Thiên Chúa Giáo đặt căn bản trên đoạn sách Kinh Thánh, I Gioan 4:7-12: “Thưa quí vị, chúng ta hãy thương yêu nhau, vì tình thương phát sinh bởi Thiên Chúa. Vì ai yêu thương thì kẻ ấy sinh ra bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương thì không nhận biết Thiên Chúa, Vì THIÊN CHÚA LÀ YÊU THƯƠNG. Thiên Chúa đã tỏ lòng yêu thương chúng ta, bởi đã sai Con Một mình xuống thế gian để chúng ta nhờ Con Một ấy mà được sống. Tình Yêu Thương ấy thật rõ ràng ở chỗ: không phải chúng ta yêu mến Chúa trước mà là Chúa đã yêu thương chúng ta trước và đã sai Con mình giáng thế hy sinh đền tội chúng ta. Thưa anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, thì chúng ta có bổn phận thương yêu nhau. Chưa ai được xem thấy Thiên Chúa. Nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta và lòng Chúa thương ta mới trọn vẹn. Chúng ta nhận biết chúng ta ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng ta, bởi lẽ Chúa đã ban Thánh Thần mình cho chúng ta”.

Qua đoạn Kinh Thánh trên, ta nhận thấy một chân lý tuyệt diệu nơi bản thể của Thiên Chúa: Bản Thể Thiên Chúa Là Yêu Thương! Chính vì Chúa yêu thương nên đã sáng tạo ra vũ trụ, đã dựng nên nhân loại và cũng vì yêu thương mà Chúa đã cứu độ nhân loại bằng cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đấng Cứu Thế. Tình Ái của Chúa vẫn còn tiếp tục hiện diện và thấm nhuần đời sống của nhân loại. Lửa Yêu Thương này chính là Chúa Thánh Thần, là Thần Khí của Thiên Chúa. Do đó, nếu Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Ta yêu thương tha nhân vì Chúa và qua Chúa. Mến Chúa và yêu người phải đi đôi với nhau, vì không thể yêu Chúa mà lại ghét tha nhân là tác phẩm của Chúa được. Khi nào giảm bớt lòng mến Chúa thì cũng suy kém về lòng yêu người. Chính mức độ của tình yêu thương khiến ta trở nên giống Chúa hơn, vì bản tính Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiếu lòng Bác Ái đối với tha nhân, thì không thể coi là đã yêu mến Chúa một cách chân thực được. Do đó, lý do ta yêu mến tha nhân, vì là tác phẩm, là “dưỡng tử”, là “hình ảnh” của Chúa. Mỗi người không phân biệt chủng tộc, giai cấp xã hội… đều có giá trị trước mặt Chúa.(145)

Trong cuốn sách “Thế Giới Quan Phật Giáo”, trang 41, viết: “Sau khi Phật niết bàn, muốn kỷ niệm công đức dạy bảo lớn lao, ở các giảng đường, tịnh xá của chư tăng, các đệ tử tạc tượng Ngài để chiêm ngưỡng. Trong khi ấy có một số ít tín đồ tăng lữ, trình độ thấp kém, sau khi Đấng đức hạnh hoàn toàn đã qua đời, cảm thấy mất hẳn một nương tựa lớn, thành thử họ cứ đến trước hình tượng ấy để lễ bái chiêm ngưỡng, gọi là sự tử như sự sinh, xem đức Phật như lúc sống còn vậy. Nhân thế về sau thành ra hình thức cúng bái, nhất là về sau khi Phật giáo truyền qua Tàu với một dân tộc mà cả lịch sử lẫn lễ nghi phong tục tín ngưỡng đều rất phiền phức. Phật giáo nghiễm nhiên thành một tôn giáo hẳn. Có lẽ bản ý của Ngài truyền giáo xưa, vốn nghĩ để tuỳ theo căn cơ trình độ của các tín đồ cho họ có thể vin theo, đặng để an tâm trên đường học đạo, nhưng về sau cứ sai lạc dần dần, khiến Phật giáo mang hẳn lấy sắc thái tôn giáo, ấy là điều sai lạc bởi hoàn cảnh, thời đại, chứ đâu bởi từ Phật giáo, mà dù nguyên thủy Phật giáo mang một ít hình thức tôn giáo (như lối tổ chức) cùng các giới luật nghiêm khắc của toàn thể tăng già, chỉ là phương tiện thực hành, để đi đến triết lý cao xa, nhưng lại cũng chỉ mượn môn triết lý để đi đến chỗ… chân như thực tướng, bản thể rộng lớn vô biên. Nên tuy rằng Phật giáo không phải tôn giáo, triết học mà cũng có thể là tôn giáo triết học vậy”.

Như ta đã nhận định nhiều lần, biết rõ được ý tưởng của Phật Thích Ca là điều khó khăn. Vì sinh thời, Ngài thường tránh không trả lời về nhhững câu hỏi liên quan đến siêu hình như sự tồn hữu của một Vị Thượng Đế, hoặc về số phận của các vị Bồ Tát sau khi chết. Do đó, sau khi Ngài đã nhập Niết Bàn, thì có rất nhiều môn phái nổi lên, diễn giảng nhiều giáo thuyết khác nhau. Vì vậy, mới xẩy ra tình trạng: cách thực hành khác với lý thuyết và dùng phương pháp “Upaya”, nghĩa là “tuỳ căn cơ mà thuyết pháp”, tuỳ trình độ, hoàn cảnh mà diễn giảng. Theo bản văn trên và lịch sử cho biết: Phật Thích Ca không tự nhận là một vị Thần Thánh có quyền thi ân giáng phúc gì, nhưng chỉ vì lòng mộ mến mà mà một số người đã lập ra “hình thức cúng bái”.

Nhưng nếu chủ trương: hoàn toàn không tin tưởng vào Một Đấng Tuyệt Đối, làm Chủ Tể vạn sự vạn vật, nếu hiểu “Vô Ngã” là cái “Ngã”, cái “tôi” tự nó không có giá trị gì, vì là một hợp chất, hỗn độn do những điều ngu muội, sai lầm tạo nên cái kiếp của một con người,vì ham sống, vì dục vọng mà con người luẩn quẩn trong vòng sinh tử, luân hồi nghiệp chướng, kiếp này là quả báo của kiếp trước, kiếp này làm người, kiếp sau làm súc vật… Do đó, cái cá nhân, cái “ngã” đầy tham vọng ích kỉ đó là vô giá trị cần phải tiêu diệt… Hiểu như vậy, thử hỏi: Nếu tất cả đều là “Vô”, “Vô Ngã”, thì động lực của lòng Từ Bi đối với tha nhân phát sinh từ đâu và dựa trên nền tảng nào?

Thực ra, cần phải phân biệt trong con người có tiềm ẩn một năng lực tinh thần phi thường có thể vượt trên cái “ngã”, cái “tôi” vị kỉ, cái “Giả Ngã”, tức cái “Ngã” không đích thực, để tiến đến cái “Ngã”, cái “Tôi” chính thực, tức là cái “Chân Ngã” cao siêu. Vì chính mối thiện tâm cốt tuỷ của con người đã bị tính vị kỉ, xấu xa, tham vọng làm hoen ố. Cho nên, giá trị đích thực của con người nằm ở cái “Chân Ngã”, tức cái nhân vị, bản ngã cao quí đã được Thiên Chúa nâng lên hàng “nghĩa tử”, và đã được Chúa Cứu Thế giải thoát. Chính cái “Chân Ngã”, phát xuất từ Đức Bác Ái, tức lòng “Mến Chúa yêu người”, là động lực tạo nên sức mạnh tinh thần, khiến ta hy sinh xả thân vì hạnh phúc của tha nhân. Do dó, những công việc từ thiện, do Đức Bác Ái là động lực thúc đẩy, có tác động cảm hóa lòng người để trở nên tốt lành, và đem lại hạnh phúc thật cho tha nhân.

5. Yêu Thế Nào?

Theo lý thuyết và thực hành, ta có thể diễn tả cách thức biểu lộ Tình Ái trong Thiên Chúa Giáo như sau:

Vì Thiên Chúa Giáo đặt căn bản của Tình Ái trên Tình Yêu Thương Vô Biên cũa Thiên Chúa đối với mỗi “nhân vị”, và đối với chính bản thân mình, nên không lý do gì ta lại không yêu tha nhân như Chúa đã yêu ta trước. Bởi vậy, đặc tính của tình ái là sự tương thân tương ái giữa người với người, giữa các nhân vị có giá trị tự tại. Do đó, tình ái phải tự nhiên bộc phát, uyển chuyển đáp ứng với hoàn cảnh và nhu cầu của từng cá nhân.

Đức Bác Ái chân thật đòi hỏi phải phá bỏ mọi bức tường ngăn cách, kỳ thị, chia rẽ phân biệt giai cấp, đấu tranh gây hận thù. Đức Bác Ái, đặt nền tảng trên Tình Yêu Vô Hạn, Bao La của Chúa đối với mọi người bình đẳng, cần được thể hiện trong thực tế bằng cách canh tân vũ trụ này nên tốt đẹp hơn để mọi người được hưởng dùng. Do đó, Đức Bác Ái khích lệ, thúc bách tham gia vào công cuộc cải cách xã hội, khai thác tài nguyên và phát triển khoa học kỹ thuật, vì vũ trụ này là công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hóa và Ngài đã trao quyền quản trị cho loài người trông coi. Bởi vậy, các tín hữu cần hăng hái tham gia các công cuộc từ thiện, cứu trợ để xây dựng “Nước Thiên Chúa” nơi trần thế. Vì lý do đó, ta chứng kiến nhiều tổ chức cứu tế xã hội có tầm mức quốc tế đã phát xuất từ các đoàn thể Thiên Chúa Giáo như Hội Hồng Thập Tự, Hội Caritas… Đức Bác Ái chân thật phải đi đôi với việc làm cụ thể là ‘làm phúc bố thí”.

Một hình thức khác để biểu lộ đức Bác Ái là thành lập những Cộng Đồng Tín Hữu. Tình thân ái công đồng đã giúp liên kết các phần tử trong Hội Thánh. Ngoài các giờ phụng tự, tập họp chung để cầu nguyện như các Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, các tín hữu được khuyến khích gia nhập các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành để hoạt động tông đồ theo từng lứa tuổi, từng chức nghiệp. Theo giáo luật, mọi tín hữu phải ghi danh vào một giáo xứ, và nhiều giáo xứ liên kết thành địa phận. Những cơ cấu tổ chức có hệ thống chặt chẽ, là cách thế củng cố tình tương thân tương trợ, giúp nhau thực thi đức Bác Ái từ thời Giáo hội sơ khai, noi gương các Thánh Tông Đồ, cho đến ngày nay và mãi về sau.(146)

Nếu không tin vào sự tồn hữu của Một Vị Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa cầm quyền sinh tử, và thưởng công những ai làm điều thiện và phạt kẻ gian ác, nếu không tin có Thiên Chúa Ngôi Vị, thì vũ trụ này là vô-bản-vị, nghĩa là được kết tụ lại bởi luật Karma, Nghiệp-Báo mà thôi! Vì cho mỗi người không có bản ngã, là “vô ngã”, nghĩa là mỗi cá nhân tự tạo cho mình cái nghiệp (karma), nên mỗi cá nhân chỉ là một dòng nghiệp-báo chất chứa kết tụ lại, nhưng luôn biến đổi. Việc tốt hay xấu là tự mình gây cho mình. Mỗi người có một “nghiệp” riêng ngăn cách với tha nhân. Dầu muốn cứu tha nhân, cũng không làm gì được, vì mỗi người phải tự cứu lấy mình. Cùng lắm, ta có thể giúp tha nhân một cách gián tiếp như làm gương sáng cho họ về lòng từ bi hoặc là tránh đừng khơi dậy tính ích kỉ tham lam nơi họ.

Vì quan niệm về Nghiệp-Báo như trên, nên không cần tổ chức những cộng đồng đông đảo, để cùng tham dự lễ nghi chung, cùng cầu nguyện chung. Mỗi tín đồ lẻ tẻ đến chùa chiền cúng bái tụng niệm. Mỗi tu sĩ tự đi tìm lấy cách thức tu luyện để nhập Niết Bàn, vì con đường giải thoát là riêng tư của mỗi người. Tuy cùng sống trong tu viện, được kỷ luật và sự giáo huấn của các thiền sư hướng dẫn, nhưng căn bản trong đời sống tu trì vẫn là việc tụng niệm, “tọa thiền”, một mình ở một nơi vắng vẻ hiu quạnh. Do đó, công việc từ thiện không có giá trị bằng “tọa thiền”, để tạo cho tâm hồn hoàn toàn bình thản vô tư. “Bố thí Ba-La-Mật”, tức “Bố thí bất trụ tướng” mới có giá trị. “Bố thí bất trụ tướng” là bố thí mà chẳng thấy có mình là người bố thí, cũng chẳng thấy có người được mình bố thí (thọ thí).(147)

Nếu chủ trương “Vô Ngã”, tức cá nhân không phải là một bản vị có giá trị nội tại, là mục tiêu của việc từ thiện, nhưng là một dòng “nghiệp-báo-cần-phải-được-tiêu-diệt”, thì công cuộc làm phúc bố thí giúp người không phải là chủ đích chính yếu. Điều đáng quan tâm hơn hết, chính là Nghiệp-Báo. Nghiệp thì có thiện nghiệp và ác nghiệp. Đối với bất cứ công việc từ thiện nào, cũng phải thẩm định xem nó gây ra thiện nghiệp hay ác nghiệp cho người làm ra (bất kể việc đó có ích lợi cho kẻ khác). Nếu việc đó gây thêm nghiệp báo cho chính mình thì đừng làm. Vả lại, theo lý thuyết về nghiệp báo thì mỗi cá nhân vừa là tác giả vừa là quản thủ cái nghiệp của mình. Hơn nữa, chính cái nghiệp của mỗi cá nhân nó trói buộc cá nhân đó không sao thoát được. Do đó, người nào tạo nghiệp cho người ấy, kẻ khác chẳng làm gì được, chẳng giúp đỡ gì được để giải gỡ cho họ. Bởi vậy, tại sao ta lo lắng về số phận của tha nhân làm gì?

Vả lại, ý niệm cho rằng : dục vọng“ham sống” là một sai lầm, vì nó tạo nên nghiệp này qua nghiệp khác, kiếp này qua kiếp nọ không ngừng…, cộng thêm lý thuyết “vô ngã”, và không tin tưởng vào Một Đấng Thượng Đế…, khiến ta tự hỏi: Nhân loại lấy nguồn thần lực, động lực ở đâu để có thể khởi xướng một cuộc cách mệnh, một triết lý về cải cách xã hội, chính trị một cách quyết liệt, và mạnh mẽ?(148)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương