Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


Chương Sáu Quan Niệm Về Một Nguyên Lý Siêu Việt



tải về 2.02 Mb.
trang18/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31

Chương Sáu

Quan Niệm
Về Một Nguyên Lý Siêu Việt

Như đã trình bày trong phần Dẫn Nhập, cuộc hành trình tinh thần đi tìm Đấng Siêu Việt bắt đầu dò dẫm quan sát và suy tư từ nhân sinh, nhân tính của một con người có một địa vị, một chỗ đứng trong trời đất, rồi qua những ước vọng lớn lao của con người muốn được hưởng Thiên Ân Cứu Độ, nhờ căn nguyên và động lực của Tình Ái Vô Biên thúc đẩy, và vì trái tim xao xuyến của con người không bao giờ được an tâm, mãn nguyện cho đến khi gặp được Nguồn Suối Nước đầy tràn hạnh phúc, hoan lạc của chính” Đấng”, mà Bản Tính là Tình Ái. Như vậy, cuộc hành trình ấy đã đi từ cụ thể, hữu hình tới siêu việt, vô hình.

Do đó, trong Chương Sáu này, ta sẽ bàn giải những ý niệm về Một Nguyên Lý Siêu Việt, là Nguyên Lý Tuyệt Đối của vũ trụ càn khôn. Về bên Tam giáo Đông Phương, sẽ lần lượt suy tư về những quan niệm siêu hình (ngày xưa gọi là “Hình Nhi Thượng Học”, tức là cái học thuộc về những lẽ vô hình, rất uyên áo cao viễn: coi Nho Giáo, q.I, trang 67), như: “ĐẠO” là gì, một ý niệm trừu tượng rất hay dùng trong Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhưng mỗi tông phái, triết học lại diễn giảng với những sắc thái khác biệt. Do đó, trong Đoạn I, ta tìm hiểu ý nghĩa “ĐẠO” của Nho Giáo. Đoạn II, “ĐẠO” của Lão-Trang. Đoạn III “ĐẠO”, “Thái Cực”, theo các môn phái Lý Học, Tâm Học, tức Đạo Học. Đoạn IV, sẽ bàn về Ý Thức Siêu Thoát trong Phật Giáo. Ngoài danh xưng “ĐẠO”, các triết gia còn dùng nhiều danh từ khác nữa để chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, chẳng hạn như: Thái Cực, Vô Cực, Vô, Vô Danh, Chân Như… Trong ba Đoạn trên, ta nhận thấy quan niệm về “ĐẠO”, về Một Nguyên Lý Tuyệt Đối, theo “Nhất Nguyên Luận”, nghĩa là “Vạn Vật Nhất Thể”, coi vũ trụ càn khôn là một khối duy nhất. Trong Chương Bảy, ta sẽ bàn về Nguyên Lý Tuyệt Đối đó được mô tả, suy luận, theo triết lý về Ngôi Vị, Nhân Vị, hay Bản Vị, nghĩa là về Một Đấng Tối Cao, Siêu Việt, làm Chủ Tể, là Đấng Tạo Hóa, cai trị, xét xử, điều khiển muôn vật muôn loài. Đó là quan niệm về Một Đấng Thượng Đế, Chủ Tể vũ trụ, là Thiên, Thiên Chủ, Trời, Ông Trời… như ta thấy trong lịch sử tôn giáo ở Việt Nam, Trung Hoa. Cũng nên nhận định trước: Theo văn hóa, và triết lý Đông phương, vì ảnh hưởng của triết lý “Nhất Nguyên Luận”, “Nhất Quán”, tức là coi vũ trụ vạn vật là Một Toàn Thể, Một khối, nên mới có thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”. Còn Thiên Chúa Giáo, chú trọng đến quan niệm Ngôi vị, Bản vị, hay Nhân vị, nên phân biệt Ngôi Vị Tuyệt Đối của Đấng Tạo Hóa, “KHÁC” với các “nhân vị” của loài thụ tạo, tuy rằng hết mọi vật mọi loài đều bởi Thiên Chúa mà ra. Đó là sự khác biệt căn bản giữa hai luồng tư tưởng, mặc dầu cả hai đều cố gắng tìm kiếm và suy tư để hiểu biết về Một Nguồn Gốc của vạn sự vạn vật.

ĐOẠN I . Quan Niệm “Đạo” Trong Nho Giáo

Trong Đoạn I này, ta sẽ lần lượt trình bày những ýniệm về Đạo như:

A. Định nghĩa chung, Đạo là gì?

B. Nho Giáo phân biệt “ĐẠO” và “đạo”, khác nhau như


thế nào?

C. Đạo : nguồn gốc, bản thể và sinh hóa của Vũ Trụ.

D. Ngũ Hành, cơ cấu của vũ trụ.

E. Đạo : nguồn gốc sự biến hóa của Vũ Trụ

Trước khi bàn đến các ý niệm trừu tượng, siêu hình của Nho Giáo về “ĐẠO”, ta nên giải nghĩa theo nguyên tự, theo nghĩa đen, nghĩa siêu hình, nghĩa bóng. Tại sao lại phân biệt “Đạo” và “đạo”?

A. Định Nghĩa Chung: Đạo là gì?

Danh từ “ĐẠO” (chữ hoa) hay “đạo” rất thông dụng trong ngôn ngữ Việt nam, nên cần truy tầm ý nghĩa căn do của chữ đó bởi đâu mà ra! Ta thường được nghe thấy chữ đó ghép với các danh từ khác như: Đạo Thiên Chúa, Đạo Công Giáo, Đạo Phật… hoặc Thiên Đạo, Địa Đạo, Nhân Đạo..; (viết theo lối chữ thường) như: đạo vợ chồng, đạo làm con, đạo làm người, đạo xử thế…, lãnh đạo, hướng đạo.., việc đạo, việc đời, việc đạo đức… Gần đây, trong Sách Lễ, phần Kinh Tạ Ơn, bản dịch mới (1991?), có câu: “Chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, nhờ Chúa Giê-Su KiTô, Con yêu quí của Cha, thật là chính đáng, “phải đạo”, và sinh ơn cứu độ cho chúng con”. Vậy, “phải đạo”, nghĩa là làm sao?



1. Định Nghĩa về Chữ “ĐẠO” và “đạo”

Theo nghĩa đen, chữ Hán-Việt “đạo”, có nghĩa là đường đi, hay đường lối cách thức, luật lệ, như: độc đạo (đường một chiều), hướng đạo, quĩ đạo… (Chú ý: chữ đạo, “đồng âm dị nghĩa”, vừa có nghĩa là “đường đi”, vừa có nghĩa là “nói” như danh từ “đàm đạo”; ngoài ra, còn một nghĩa nữa là “trộm cướp” như “đạo tặc”, v.v.: trong Hán tự, mỗi ý nghĩa có một chữ viết khác, không giống tiếng Việt, vừa viết, vừa đọc âm là một chữ).

Theo nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng, siêu hình, nhưng chưa thật là huyền bí, thì chữ “đạochỉ đường hướng, chính sách, bổn phận, phận vụ, hay đặc tính, đặc điểm, đã ấn định riêng cho từng sự vật, từng con người trong vũ trụ. Chẳng hạn, theo Nho giáo, trong câu nói: “đạo làm con phải thảo kính cha mẹ” (chữ “đạo”, viết lối chữ thường, để phân biệt với chữ “ĐẠO”, chỉ Nguyên Lý Siêu Việt), thì chữ “đạo” là đường lối cư xử, là bổn phận phải làm, lý tưởng phải theo, lề luật phải giữ cho hợp với phận sự làm con đối với cha mẹ.

Do đó, từ thế giới hữu hình, tương đối, gọi là"Hình Nhi Hạ Học”, người ta “vượt” lên “Hình Nhi Thượng Học”, tức cõi huyền bí, rồi lý luận rằng: trên mọi vật, mọi loài, trên hết các “đạo” tương đối, phải có một “ĐẠO” (luôn viết chữ hoa) Phổ Biến, Tuyệt Đỉnh, bao trùm tất cả các “đạo” (viết chữ thường), và làm Mẫu Mực cho muôn loài. ĐẠO ấy rất huyền bí, vô hình, vô tượng, là Nguyên lý, Nguồn Gốc của vũ trụ, là Cơ Cấu, Là Đường Hướng Vận Chuyển, Biến Hóa, Điều Hòa của muôn vật muôn loài. Ta sẽ bàn luận thêm ở dưới.(149)



2. Lai lịch về Ý Niệm “ĐẠO”

Quan niệm “ĐẠO” phổ biến, tuyệt đối này được tất cả các tôn giáo, triết lý thời cổ cùng dùng, tuy mỗi môn phái giải thích khác nhau. Bởi vậy, Đức Khổng Phu Tử nói: “Sáng nghe Đạo, tối chết cũng đáng “ (triêu văn Đạo, tịch tử khả hỉ, Luận Ngữ 4:8). Phật giáo cũng dùng chữ ĐẠO để chỉ lúc được giác ngộ, đốn ngộ (sudden Enlightenment) là lúc được “kiến Đạo”.(151)

Theo Lịch sử triết học Trung Hoa, ta thấy môn phái của Dương Chu, Lão Tử, Trang Tử được gọi là “đạo gia” (taoist). Nhưng các vị danh nho như Chu Hi, Vương Dương Minh (Nho giáo) cũng gọi là “đạo gia”, vì phong trào phục hưng Khổng học của họ mang tên “Đạo Học”.

Các đạo gia của Nho Giáo như Hàn Dũ (768-824) và Lí Ngao (chết 844?) cho rằng việc truyền Chân Lý hay Đạo bắt đầu từ các Thánh Vương Nghiêu-Thuấn cho đến Khổng Tử, Mạnh Tử là chấm dứt. Sau đó, không ai hiểu đúng về Đạo, về Chân Lý Tuyệt Đối nữa! “Cái ta gọi là Đạo, không phải là cái Đạo của Lão Tử và Phật. Vua Nghiêu lấy Đạo truyền cho Vua Thuấn. Vua Thuấn truyền cho Vua Vũ (sáng lập nhà Hạ). Vua Vũ truyền cho Vua Văn, Vũ, Chu Công (ba người sáng lập nhà Chu). Văn, Vũ, Chu Công truyền cho Khổng Tử. Khổng Tử truyền cho Mạnh Tử”… Các đạo gia như Chu Hi lập ra phái Lý Học và Vương Dương Minh lập ra phái Tâm Học, cũng là tiếp tục ngành lý tưởng của Khổng Học, nhất là khuynh hướng thần bí của Mạnh Tử.(152)

Trái lại, các đạo gia của môn phái Lão-Trang lại muốn dành phần ưu thắng cho học thuyết của mình. Vì thế, Trang Tử cho rằng nho gia (Khổng Học) chỉ biết “lề lối chế độ” cụ thể, chứ không biết gì tới nguyên lý tiềm ẩn, còn đạo gia (Lão-Trang) thì biết"nguyên lý" chứ không biết lề lối chế độ. Nói cách khác, nho gia chỉ biết “ngành” của Đạo, chứ không biết phần “cội rễ” của Đạo; còn đạo gia thì biết căn bản chứ không biết ngành.

Nói tóm lại, ý niệm về “Đạo”, là một cố gắng của các nho gia, đạo gia, thiền gia, đi tìm Một Chân lý độc nhất làm căn nguyên cho sự hiện hữu của vũ trụ mà họ tạm gọi là Đạo. Nhưng mỗi môn phái, triết thuyết chỉ bàn về một khía cạnh nào đó của Đạo mà thôi. Vì thế, nếu muốn hiểu biết ý niệm về Đạo một cách đầy đủ hơn, cần phải phối hợp các khái niệm lại để chúng bổ túc cho nhau. Mối ưu tư chung của các triết gia Đông Phương là tìm về một nguồn độc nhất của vạn sự vạn vật. Tư tưởng, triết lý chỉ đạo là “lẽ nhất quán” của vũ trụ, tức là Nhất Nguyên Luận (Monism). Do đó, có thể nói, triết lý Đông phương là những cố gắng suy tư để giải thích những quan niệm thống nhất như: “vạn vật nhất thể”, “thần nhân tương dữ”, “tam tài”… Muôn vật muôn loài chung qui chỉ có một mối mà thôi như lời phát biểu của Khổng Tử: “Thiên hạ lo gì nghĩ gì? Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cũng về một mối, trăm điều lo nghĩ mà vẫn quay về một mối. Thiên hạ lo gì nghĩ gì? (Thiên hạ hà tư hà lự? Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự. Thiên hạ hà tư hà lự? Hệ từ hạ).(153)



B. Phân Biệt “ĐẠO” và “đạo”

Tất cả các triết gia thời cổ đều cố công đi tìm “ĐẠO”, tức Chân Lý Tuyệt Đối, như một cứu cánh cần vươn tới. Nhưng cách suy tư, diễn tả Chân lý đó rất khó khăn, và phức tạp, vì Thực Tại đó là Siêu Việt, thuộc “Hình Nhi Thượng”, vô hình, còn trí khôn loài thụ tạo, và ngôn từ thuộc loài tương đối. Do đó, cần phải nghiên cứu riêng từng môn phái đối với ý niệm Đạo, để giúp ta có một cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về Chân Lý Tuyệt Đối đó.



1. Phân Biệt hai Ý Niệm về “ĐẠO” và “đạo”

Các nho gia phân biệt hai ý niệm: một là “ĐẠO(viết chữ hoa, trong Việt ngữ), để chỉ chính Nguyên Lý Thuần Nhất, từ đó phát sinh và biến hóa vạn sự vạn vật trong vũ trụ; hai là, “đạo” (viết chữ thường), trong “Dịch Truyện” để chỉ những cái “lý” rất phức tạp, chi phối từng loại, từng sự vật khác nhau trong vũ trụ. Mỗi loài có cái “lý”, hay cái “đạo” riêng của nó. Chẳng hạn, “đạo làm người”, nghĩa là gì? Hễ ai là người thì cũng có “đạo” ấy, tức là cái làm cho giống người, khác hẳn với các giống khác. Cho nên, “đạo làm người”, tức là các đặc tính, đặc điểm, bổn phận, nghĩa vụ, phận sự… tạo thành cấu kết nên một con người, một cá nhân cụ thể. Vậy, ý nghĩa của câu nói: “đạo làm người”, là nhắn nhủ ta hãy cư xử, hành động, tư tưởng cho thích hợp với địa vị, và bản tính của con người “linh ư vạn vật”, phải sống làm sao “cho ra cái giống người”! (Tú Xương).

Ý niệm về “đạo” này đã được Đức Khổng Tử áp dụng vào luân lý, đạo đức, tức “Chính Danh Định Phận”. Theo học thuyết này, mỗi người phải ăn ở, cư xử cho thích hợp với danh xưng của chính mình. Chẳng hạn, câu nói: “đạo làm con”, phải phụng dưỡng cha mẹ. Vậy “đạo làm con” không được làm gì? Nếu là nguời con mà ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, thì không còn xứng đáng gọi mình là “con” nữa, vì danh xưng “con”, phải kèm theo những bổn phận, nghĩa vụ của nó, danh nào, bổn phận nấy. Cũng thế, “đạo vợ-chồng”: nếu muốn xứng với danh hiệu đó, thì vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương, tôn trọng nhau… Trái lại, vợ hay chồng bất trung với nhau, lỗi bổn phận, thì không còn xứng đáng mang danh là vợ, là chồng nữa!(154)

Ta có thể so sánh ý niệm “đạo” với ý niệm “cộng tướng” (universal) trong triết học Tây phương hay “biến hạng” (variables) trong công thức toán học hay Luận lý học tượng trưng (symbolic logic). Một biến hạng a, b, c,… thay thế cho một “loại” hay nhiều “loại” vật cụ thể, cùng có những đặc điểm, đặc tính như nhau. Cần nói thêm: ý niệm “đạo” theo Khổng Tử nghiêng về bổn phận luân lý, còn ý nghĩa chữ “đạo” trong “Dịch Truyện” mang tính chất trừu tượng, siêu hình hơn, như sẽ bàn ở dưới đây.



2. Ý Niệm “đạo” Dùng Trong Dịch Kinh

Theo Lịch sử Triết Học Trung Hoa, Dịch Kinh vốn là sách dùng để bói toán. Sau này, các nho gia đã thêm vào một phần gọi là “Dịch Truyện”(Appendices) gồm những bài chú giải về nguồn gốc vũ trụ, siêu hình, và luân lý. Theo truyền thuyết, Dịch Kinh do Phục Hy hoặc Văn Vương lập ra.

Ở đây, không cần biết về bói toán như cát, hanh, lợi…, nhưng chỉ xét xem những “công thức” trong Dịch Kinh tượng trưng cho ý nghĩa gì. Chu Hi phân biệt hai loại: “Quẻ Đơn”, và “Quẻ Kép”. Quẻ đơn gồm có tám quẻ đơn, gọi là “bát quái”

Quẻ Đơn” có ba gạch, mỗi gạch gọi là hào:

KIỀN ĐOÀI LY CHẤN TỐN KHẢM CẤN KHÔN

Quẻ Kép” gồm có sáu hào do sự phối hợp đắp đổi chồng nhau của hai Quẻ đơn mà thành ra (8×8) là 64 “quẻ sáu vạch”, tức là 384 hào.

KIỀN KHÔN

Mỗi “quẻ đơn”, mỗi “quẻ kép”, mỗi “hào” được coi là những “công thức”’ và mỗi “công thức” biểu tượng cho một “đạo” hoặc nhiều “đạo”. Người ta cũng giả thiết rằng: những lời bàn, lời giải của các triết gia về 64 quẻ kép và 384 hào là biểu thị cho tất cả các “đạo” ở trong vũ trụ. Chẳng hạn, quẻ KIỀN và các hào của nó biểu thị cái “đạo” của các loài, các vật “mạnh”, trong vũ trụ. Do đó, vật nào, loài nào có đủ điều kiện về “mạnh”, thì được xếp loại vào trong “công thức” tượng trưng cho “Kiền”. Trái lại, quẻ kép và hào của “KHÔN” đều biểu thị cho “đạo” của các loài, các vật có điều kiện “thuận”. Bởi vậy, người xưa cho rằng, nếu muốn biết “đạo” của người chồng phải thế nào, thì coi xem quẻ Kiền trong Dịch Kinh nói gì; trái lại, nều muốn biết “đạo” của người vợ thì coi quẻ Khôn.(155) ( Chú ý: ý niệm “đạo” đã được Trình Di và Chu Hi suy diễn để làm thành ý niệm “lý” trong thuyết “LÝ HỌC”, như sẽ bàn sau).



C. Đạo: Nguồn Gốc, Bản Thể, Sinh Hóa của Vũ Trụ

Nếu trong vũ trụ này, loài nào, vật nào cũng đều có cái “đạo” của nó, thì xét về mặt toàn thể thống nhất của, vũ trụ, ta nhận thấy cái “đạo” bao trùm của tất cả các “đạo”, chính là “ĐẠO” Đơn Nhất, Thuần Nhất, Tuyệt Đối, phát sinh và biến hóa mọi vật mọi loài. ĐẠO này làm Mẫu Mực Tối Thượng cho sự vận hành, cho “đường hướng” của toàn thể vũ trụ.



1. Đạo và Âm-Dương: Sinh Hóa Của Vũ Trụ

Trong Hệ từ (Dịch truyện III) có câu: “Một DƯƠNG một ÂM: gọi là ĐẠO” (Nhất Dương nhất Âm vị chi Đạo). Câu này có ý nghĩa triết lý, siêu hình như thế nào? ĐẠO là Nguyên Lý linh diệu, huyền bí vô cùng, ta không thể hiểu được rõ chân tính, chân tướng, hay bản thể của ĐẠO ấy. Nhưng ta có thể quan sát sự biến hóa, sinh thành của vạn vật mà biết được cách thức hành động của Đạo ấy biểu lộ ra trong thiên nhiên như thế nào. Muốn sản xuất một vật gì thì cần phải có “động tác”, tức năng lực phát sinh ra nó, đồng thời lại phải có “chất liệu” để tạo ra nó. Một bên là hành động, là “động”, bên kia là thụ động, là “tĩnh”. Động-Tĩnh đi liền nhau, khác nhau nhưng đối đáp, tương đối, điều hòa với nhau, hợp tác với nhau. Yếu tố chủ động và mạnh đó là DƯƠNG, yếu tố thụ động và thuận đó là ÂM. Trên bình diện siêu hình, Âm-Dương tức là Luật Tương Đối, Điều Hòa, TrungHòa của ĐẠO. Cho nên, Đạo của vũ trụ khởi đầu bởi sự biến hóa của hai cái Tương Đối đó. Nên chú ý: chữ Âm và Dương không có ý nghĩa tự tại, tuyệt đối, tức là một vật không nhất định luôn luôn là Âm, hay là Dương, nhưng nó thay đổi tùy sự tuơng đối, tương quan với các vật khác. Chẳng hạn, bà hoàng hậu là “Âm” tương đối với vua là “Dương”; nhưng bà lại là “Dương” khi so sánh bà là mẹ sinh ra hoàng tử; vì thế, biểu hiệu của bà là con chim đậu phía Nam, mùa của Dương, hạ chí. Hoàng đế là “Dương “đối với dân, nhưng là “Âm” đối với “Thái Cực” (Thái Nhất). Nếu nhìn vào hình của Thái Cực (ở chính giữa), ta thấy một hình tròn chia làm hai phần bằng nhau, phần trắng chỉ Dương, phần đen chỉ Âm, nhưng trong phía Âm có một “chấm trắng”, và trong phần Dương có một “chấm đen”. Chấm trắng đó có nghĩa là: trong Âm đã chứa đựng “mầm mống” của Dương và chấm đen đó nghĩa là: trong Dương đã chứa sẵn “mầm mống” của Âm (coi hình Thái Cực và bát quái).

Nói tóm lại, những danh từ Âm, Dương, khởi đầu theo nghĩa đen để chỉ sáng-tối, nam-nữ, trống-mái, đực-cái…, nhưng về sau dùng trong “Hình nhi thượng học” (siêu hình học) những chữ đó đã đổi sang ý nghĩa trừu tượng ám chỉ các lực lượng tương phản, tương đối nhau. Trong Dịch Kinh, biểu tượng cho Dương là một gạch liền (___), và Âm là gạch đứt
(_ _). Cặp Âm-Dương đó (_ _ và ___) đã phối hợp mà làm ra “bát quái”, tức tám” quẻ ba đơn”, (mỗi quẻ ba gạch), và 64 “quẻ sáu kép”, (mỗi quẻ sáu gạch), cả thảy là 384 hào (gạch), tức là những “đạo”, những thế lực vô hình chi phối sự vận chuyển trong vũ trụ .(156)

2. LÝ THÁI CỰC Là Gì?

Trong Hệ từ (Dịch Kinh) cũng có câu: “Đạo Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ (Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Tất cả các danh từ trong câu trên đây đều có ý nghĩa siêu hình biểu thị Luật Điều Hòa, Tương Đối mà ta suy diễn được trong cách thức biến hóa, sinh thành của vũ trụ. Đối chiếu với câu trên thì ĐẠO là (LÝ) THÁI CỰC, và Âm-DươngLưỡng Nghi…

Bởi vậy, ĐẠO hay (LÝ) Thái Cực vô cùng huyền bí, tâm trí con người không thể hiểu được bản thể linh diệu vô biên đó, nhưng có thể quan sát cái động thể của ĐẠO (Lý Thái Cực) để biết các sự vật sinh thành, biến hóa làm sao. Nho gia chỉ chú trọng nghiên cứu cái động thể mà thôi! Ta thấy vạn vật luôn sinh hóa, biến đổi không ngừng: đó là ý nghĩa của chữ DỊCH (Dịch là biến đổi) và biến hóa theo Luật Tương Đối, tức Luật Âm-Dương. Âm-Dương theo lẽ Điều Hòa mà sinh ra Ngũ Hành là Thuỷ, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Những danh từ này cũng phải hiểu theo nghĩa siêu hình, ám chỉ “đạo”, lực lượng vô hình đối đáp nhau để phát sinh vạn vật và lôi kéo vạn vật biến chuyển một cách điều hòa, trung hòa. Nói tóm lại, theo nho gia, mọi sự mọi loài hiện hữu đều do ĐẠO mà ra và đều có cùng một nguồn gốc là ĐẠO. Đó cũng là ý nghĩa của thuyết: “Vạn Vật Nhất Thể”.

D. Ngũ Hành: Cấu Trúc Của Vũ Trụ

Như ta đã thấy ở trên, các nho gia đã dùng triết lý Âm-Dương điều hòa theo Luật Tương Đối để chứng minh cho thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”, vạn sự vạn vật đều bởi một nguồn gốc là “ĐẠO” mà ra. Các nho gia còn tìm phương thức để giải nghĩa cái cấu trúc của vũ trụ được xếp đặt và vận chuyển như thế nào. Đó là thuyết về “NGŨ HÀNH”’ sau đó, mới cắt nghĩa sự liên đới giữa thiên đạo, nhân đạo, và địa đạo để chứng minh cho thuyết “Thần-Nhân Tương Dữ”, “Tam Tài”, “Hồng Phạm”, “Cửu Trù”, “Mục đích luận”, “Duy cơ luận”,…



1. Thuyết “Ngũ Hành” là gì?

Quan niệm về “Ngũ Hành”, là thiên thứ nhất trong “Cửu Trù”. Ngũ Hành gồm có: thứ nhất là Thuỷ, nhì là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. (Tính chất của) Thuỷ là ướt và xuống. Hỏa là cháy và lên. Mộc là cong và thẳng. Kim là nhường và đổi. Thổ là gieo giống, gặt hái.

Như trên đã trình bày về thuyết Âm-Dương, các triết gia đi từ những quan sát các vật cụ thể, các hiện tượng thiên nhiên như: sáng-tối, ngày-đêm, nóng-lạnh, giống đực-giống cái, nam-nữ,… để rút ra những ý niệm trừu tượng, siêu hình, tức là nói theo kiểu ngày xưa, từ “Hình nhi hạ học” vượt lên “Hình nhi thượng học”. Quan niệm về Ngũ Hành cũng vậy. Khởi đầu, Ngũ Hành chỉ những chất như nước, lửa, gỗ, kim loại, đất… cấu kết nên thế giới, vũ trụ này. Nhưng theo lý luận siêu hình học, Ngũ Hành ám chỉ những thế lực điều khiển sự vận chuyển, biến hóa của lịch sử nhân loại, và là nền tảng của các triết thuyết như: “Vạn vật nhất thể”, “Thần-Nhân tương dữ”, v.v.

Chữ “Hành” nghĩa là “làm”, hoạt động, nên ngũ hành, theo nghĩa đen là năm hoạt động hay năm tác nhân (agents). Người ta cũng gọi là “Ngũ Đức”, năm thế lực. Về phương diện nguyên liệu, chất liệu, Ngũ Hành là năm yếu tố cấu thành vũ trụ. Do đó, chữ “hành” lại có nghĩa là “yếu tố” (element), trong đó Hành Thổ ở giữa (Trung Cung) là căn cơ và cũng là cùng đích của muôn vật. Ngũ Hành là năm yếu tố cộng thêm yếu tố cốc (lúa) là sáu yếu tố cần thiết cho sự sống. Vì thế, vị quân vương và mọi người phải chăm lo khai thác, mở mang kinh tế, nông nghiệp và kỹ nghệ, thì dân mới no, mới giầu, nước mới mạnh được. Về phương diện không gian, Ngũ Hành chiếm năm vị trí chính yếu là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Về thời gian, Ngũ Hành biểu thị năm thời đại khác nhau, năm mùa khác nhau, bốn mùa “biến thiên” bên ngoài và một mùa “hằng cửu” bên trong vừa là mùa hoàng kim khởi thuỷ, vừa là mùa Hạnh Phúc lý tưởng lúc chung cuộc.



Về phương diện siêu hình, Ngũ Hành gồm một Trung Điểm bên trong và “tứ tượng” bên ngoài, tức là gồm cả huyền cơ về bản thể, về nguyên lý hằng cửu, tức lý Thái Cực ở bên trong, và bốn hiện tượng, tức dịch lý biến thiên ở bên ngoài. Tứ tượng là bốn hiện tượng, trạng thái biến đổi của một bản thể bất biến. Do đó, theo nghĩa siêu hình huyền bí, chữ “Hành” phải hiểu là “đạo”, là” diễn biến” (processus) của một nặng lực trung tâm phát ra tứ phía đồng thời thay hình đổi dạng khác nhau tùy chỗ. Cách thức biến đổi đó khi thì có tính chất chảy, uyển chuyển, lúc thì cứng rắn, nóng nảy. Hành “Thổ” ở giữa, vì tính chất mầu mỡ của đất để sinh sản hoa mầu, nên tượng trưng cho năng lực sáng tạo của Thiên, của Nguyên Lý Tuyệt Đối. Do đó, vạn sự vạn vật, mọi biến thiên trong vũ trụ, chung cuộc đều bởi một “ĐẠO” mà ra, để chứng minh cho thuyết “Vạn vật nhất thể”.(157)

Theo lý luận siêu hình, “ĐẠO” đó đã biến ra “Ngũ Cung”, trong âm nhạc cổ truyền. Thiên (ĐẠO) xướng dấu nhạc, và Địa đáp lại bằng tiếng “cồng”’ và tiếng cồng đó vang dội ra bốn phương, thành ra bốn cung, rồi tiếng cồng và bốn cung hợp nên Ngũ Cung, tất cả đều phát xuất từ một “Đạo” mà ra.(158)

Chú ý: Trung Hoa lấy tứ Linh (bốn con vật thiêng) là: Long, Li, Qui, Phượng, để tượng trưng cho tứ tượng.

2. Liên Đới giữa Thiên-Đạo, Nhân-Đạo, Địa-Đạo

Từ cách thức cấu trúc của vũ trụ, tức cách xếp đặt và vận chuyển của Ngũ Hành, các triết gia suy diễn ra sự liên đới giữa Thiên-Đạo, Nhân-Đạo, và Địa-Đạo, để lập ra các thuyết sau đây:



a) Thần-Nhân tương dữ (Trời và người có quan hệ với nhau). Theo thuyết này thì đời sống con người mật thiết lên hệ với thiên nhiên và nhất là Thiên Lý, Thiên Mệnh, tức Đấng Tạo Hóa. Thuyết này cũng được hai thuyết khác hỗ trợ là Mục đích luận (teleology), và Duy cơ luận (mechanistic).

b) Mục Đích Luận. Thuyết này chủ trương vạn sự vạn vật, và mọi biến cố, hiện tượng trong vũ trụ đều đã được xếp đặt theo một mục đích, một ý hướng nào đó, do bàn tay sáng tạo và chỉ vẽ của một Đấng Thượng Trí siêu phàm nên vũ trụ mới có trật tự, hòa hợp. Vả lại, vũ trụ này được tạo dựng với mục đích là phục vụ con người. Do đó, nếu con người–đặc biệt vị quân vương được coi là đại diện cho dân nước–không tuân giữ Thiên Mệnh, tức Mệnh Lệnh của Trời, hay xử sự trái với Thiên Lý, Thiên Đạo, thì sẽ gây nên các tai họa trong thiên nhiên như lụt lội, bão táp, mất mùa. Đấy là những lời cảnh giác nhà vua phải sửa sang lại việc cai trị cho hợp với Thiên Mệnh.

c) Duy Cơ Luận. Thuyết này coi vũ trụ là một guồng máy, trong đó mỗi vật, mỗi loài là một bộ phận. Vì vũ trụ là một toàn thể, một khối, nên mỗi bộ phận đều liên quan đến nhau. Khi một bộ phận hư hỏng thì cũng liên lụy, cũng gây tai hại cho các bộ phận khác nữa.

d) Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh. Trong tinh thần hòa hợp Thiên Đạo, địa đạo, và nhân đạo, người xưa đã đặt ra những qui tắc về luân lý đạo đức, về cách cai trị dân nước cho các bậc quân vương được gọi là “thiên tử”, hầu đem lại hạnh phúc, an hòa cho toàn dân. Những qui tắc đạo đức đó được giải thích trong chương HỒNG PHẠM rút ra từ Thư Kinh (Sử ký, phần V, quyển IV). Hồng Phạm nghĩa là “khuôn lớn”, là mẫu mực cao cả mà các vị quân vương phải noi theo trong việc cai trị dân nước. Đó là Hiến Chương nền tảng dạy các vị quân vương cách thức thay Thiên (Trời) để trị dân. Theo truyền thuyết, Võ Vương vì muốn biết rõ phương pháp trị dân cho hợp với Thiên Mệnh, nên đến hỏi ý kiến Cơ Tử. Cơ Tử tâu vua: vì vua biết cách trị thuỷ, nên Trời ban cho vua Hồng Phạm Cửu Trù. Và Cơ Tử lần lượt giảng giải chín thiên Hồng Phạm cho vua Võ, sáng lập ra nhà Hạ (khoảng 2205, trước Chúa Cứu Thế giáng trần). Hồng Phạm Cửu Trù được xếp theo Lạc Thư, như sẽ trình bày ở dưới.

Hồng Phạm chia ra “CỬU TRÙ” (Nine Categories), tức là chín phạm trù ghi chép những đức tính và những việc vị quân vương phải theo để hòa hợp với thiên nhiên diễn ra trong không gian và thời gian. Trong chín thiên, thì thiên 5 là quan trọng nhất vì giảng giải về đức độ của vị quân vương; 4 thiên truớc bàn về cách thế để đạt tới đức độ toàn thiện; 4 thiên sau bàn về phương pháp giữ gìn đức độ ấy. Ta nên biết: ý niệm về Ngũ Hành được trình bày trong thiên một của Hồng Phạm Cửu Trù xếp theo Lạc Thư .(159)

Ngoài Hồng Phạm, tập tài liệu ngắn, nhưng được coi là cổ nhất của triết lý Trung Hoa, còn có “NGUYỆT LỆNH” tìm thấy trong tác phẩm “Lã Thị Xuân Thu” vào cuối thế kỉ thứ ba trước Chúa Cứu Thế giáng trần. Về sau được đưa vào sách Lễ Kí. Đặt tên là Nguyệt Lệnh, vì là cuốn lịch ghi những bổn phận mà vua và dân phải làm hàng tháng để giữ mối giao hảo, hoà hợp với thiên nhiên, theo thời gian và không gian.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương