Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


e) HÀ ĐỒ, LẠC THƯ, TÒA MINH ĐƯỜNG là gì?



tải về 2.02 Mb.
trang19/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   31

e) HÀ ĐỒ, LẠC THƯ, TÒA MINH ĐƯỜNG là gì? Như ta đã thấy các triết gia dùng những vật cụ thể như các hiện tượng thiên nhiên đối đáp thay thế nhau để suy tư và rút ra những lý thuyết về siêu hình, về nguồn gốc, về cơ cấu của vũ trụ. Các triết gia thời xưa cũng thích dùng những con Số và gán cho chúng những ý nghĩa siêu hình, ma thuật (magic), kết thành những hình đồ dùng để cắt nghĩa về sự vận chuyển của vũ trụ như ta sẽ thấy trong Hà Đồ, Lạc Thư, nhà Minh Đường. Có thể nói: đó là hình ảnh, bản đồ về Thế Giới, làm biểu tượng cho vũ trụ quan của người thời xưa.

Ta không chú ý đến những truyền thuyết hoang đường, hay những con vật thiêng như con rùa, con rồng, hoặc các con Số ma thuật, v.v. Nhưng chỉ chú trọng vào ý nghĩa tượng trưng tiềm tàng ở bên trong các hình ảnh đó, để hiểu biết xem người xưa quan niệm thế nào về vũ trụ, và nhất là về Một Đấng Hóa Công tạo dựng và an bài vạn sự vạn vật.



HÀ ĐỒ, LẠC THƯ, là gì?

Hà là sông, Đồ là họa đồ, bản đồ; do đó, Hà Đồ là “Họa Đồ của con Sông”. Sông nào? Đó là sông Lạc, một sông nhánh của sông Hoàng Hà, nơi phát xuất nền văn minh cổ của Trung Quốc, có thủ đô cổ tên là Lạc Dương, đời nhà Chu (1122 B.C). Chữ Thư, nghĩa là sách, bản văn, bản chép (ngày nay, “đồ thư” nghĩa là thư viện). Cho nên Lạc Thư là bản văn của sông Lạc. Có truyền thuyết cho rằng: vua Phục Hi đi chơi dọc sông, thấy có con “long-mã"(mình ngựa đầu rồng) nổi lên, trên lưng có bức đồ. Phục Hi theo đó mà vẽ ra “Hà đồ"; còn Vua Vũ có công trị thuỷ, nên được Trời sai một con rùa nổi lên mặt sông Lạc, mu rùa có hình vẽ về vũ trụ. Vũ vương theo đó làm ra “Lạc Thư”.

Theo các nhà khảo cổ thì Hà Đồ, Lạc Thư, cùng với Cửu Đỉnh của vua Vũ mai một đi, không còn ai để ý tới nữa, sau khi triều đại nhà vua đã mất. Mãi tới đời nhà Tống, thế kỉ 12, thì lại thấy Hà Đồ Lạc Thư tái xuất. Nhưng các triết gia Trung Hoa cũng không ngưỡng mộ gì Hà Đồ Lạc Thư của nhà Tống. Dầu sao, đối với các học giả và dân chúng, họ chỉ quan tâm đến ý nghĩa về những con số dùng để biểu tượng, hình dung về cách xếp đặt, và cách xoay vần của vũ tru.

Bởi vậy, ta tìm thấy ý nghĩa gì về vũ trụ qua cách xếp đặt những con số trong HÀ ĐỒ của nhà Tống? (coi:trang 475), ta thấy các chấm tròn trắng chỉ Dương, số lẻ, các chấm tròn đen chỉ Âm, số chẵn. Mười số đầu xếp hình Thập Tự, số 5 và 10 ở chính giữa. Đó là cách xếp đặt của Nguyệt Lệnh và thiên một của Hồng Phạm, tức Ngũ Hành, những con số là biểu tượng ám chỉ Ngũ Hành, Phương hướng và các Mùa. Số 1, 2, 3, 4, 5 (vòng trong); và 6, 7, 8, 9, 10, (vòng ngoài). Nếu hai số của mỗi cánh trừ cho nhau như: 6-1=5; 9-4=5; 7-2=5; 8-3=5, ta đều có số 5. Cách xếp đặt, xoay vần đó chứng tỏ sư điều hòa, cân đối của hiện tượng thiên nhiên trong trời đất! Chú ý: Hà Đồ gần với “ Tiên Thiên Bát Quái” của Phục Hi, lập ra Bát Quái (quẻ ba đơn). Hình này xếp đặt các quẻ đơn rất cân đối về Âm-Dương. Còn Lạc Thư lại giống cách xếp đặt của “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn vương, sáng lập nhà Chu(1185-1135 B.C). Văn vương cũng chế ra “quẻ sáu gạch”, và lập “Nhà Minh Đường”, như sẽ bàn ở dưới đây.



LẠC THƯ (trang 478), ta thấy 9 con số đầu xếp hình vuông ma thuật (ở giữa là số 5). (Tây phương gọi là hình vuông Saturn (Thần Nông), tức Chronos ăn thịt các con). Hình này chỉ diễn biến trong thời gian. Có thể lấy các số lẻ xếp thành Thập Tự hi- lạp, kết với các số chẵn xếp thành Thập Tự Thánh Andreas (Thập Tự chéo). Nếu trừ con số 5 ở giữa là con số khởi sự cho việc xoay vần, thì mỗi đường xuyên tâm đều là số 10 (8+2; 3+7; 4+6; 9+1). Con số 10 là số hoàn toàn, là tổng số của thật tại. Trời ban cho Lạc Thư (nhờ con rùa)một hình bản đồ Thế giới chia Trái Đất (hình vuông) thành chín Miền (chín ô vuông). Theo truyền thuyết, vua Vũ đã đi chu du khắp Thế Giới để phân chia và cai trị. Nhưng sau này, các vị quân vương không cần đi xa, nhưng chỉ cần đi quanh quẩn, vòng quanh nhà MINH ĐƯỜNG cũng có thể điều hòa không gian, thời gian, và xếp đặt thời tiết, phương hướng. Tòa nhà Minh Đường có mái tròn lợp rơm, nền hình vuông: đó là hình ảnh về Thế Giới. Nhà Minh Đường có loại 5 gian, và loại 9 gian. Bởi vậy, hằng năm, các vị thiên tử diễn lại “tấn tuồng vũ trụ” như: Mùa Xuân, ngự cung Thanh Dương, phía Đông, áo mão, cờ xí xanh. Mùa Hạ, ngự cung Minh Đường, phía Nam, áo mão, cờ xí đỏ. Sau hạ chí, ngự trung cung, Thái Miếu, Thái Thất, áo mão, cờ xí vàng. Mùa Thu, ngự cung Tổng chương, phía Tây, áo mão, cờ xí trắng. Mùa Đông, ngự cung Huyền Đường, phía Bắc, áo mão, cờ xí đen(coi:trang 480)

g) Ý Nghĩa Những Con SỐ. Người thời xưa hay dùng những con số và gán cho chúng những ý nghĩa tượng trưng như: Số chẵn là Âm; số lẻ là Dương. Số 2: biểu hiệu của trái Đất và hình vuông. Số 3: biểu hiệu Trời và hình tròn. Số 10: chỉ sự hoàn toàn. Số 5: chỉ sự phối hợp Âm-Dương, vì là tổng số của 2 (Đất)+3 (Trời). Do đó số 5 chỉ nhiều đức tính như: Ngũ vị, Ngũ phúc, Ngũ tạng, Ngũ Hành, Ngũ Đế… Đặc biệt số 5 chỉ con người, vì là nơi (locus) phối hợp của Trời 3, và Đất 2. Nho giáo có Ngũ đế, Phật giáo có Lục Tổ, Lão giáo có Bát tiên. Số 9: con số huyền bí như 9×9 chỉ Dương và Trời; ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày lành nhất; 9 gian nhà Minh Đường; 9 Đỉnh, Cửu Đỉnh; Cửu Trù. Số 100: nghĩa là “nhiều thứ” như: Bách tử (trăm con) hoặc số 1000, chỉ nhiều lắm như: Thiên Thu (đời đời kiếp kiếp).

Nói tóm lại, những con Số, những biểu tượng, những hình đồ như Âm-Dương, Ngũ Hành, nhà Minh Đường, Hà Đồ, Lạc Thư… đều mang một ý nghĩa tiềm ẩn, trừu tượng, siêu hình biểu lộ sự cố công của con người muốn đi tìm Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Thiên Mệnh, theo câu của Dịch Kinh: “THỂ duy nhất, DỤNG vạn thù”, tức là chỉ có một Bản Thể làm Nguyên Lý, nhưng được biểu lộ ra bên ngoài, trong vũ trụ, bằng nhiều công dụng, nhiều cách thức.(160)



E. Nguồn Gốc Sự Biến Hóa Của Vũ Trụ

Như trên đã trình bày, Lý Thái Cực là huyền bí, thuần nhất, tuyệt đối, ta không thể biết cái “chân thể”, chân tướng được. Nhưng ta có thể thấy cái “động thể”của “Đạo” (Thái Cực) đó, khi Đạo biểu lộ ra bằng hành động theo Luật Tương Đối, Điều Hòa “Âm-Dương”, để phát sinh vạn sự vạn vật. Chính Đạo đó, thì “bất biến”, mà lại là nguồn gốc cho mọi sự sinh động, biến hóa trong vũ trụ này!



1. Ý Nghĩa chữ “DỊCH”

Vì chủ truơng sự Biến Hóa, nên các nho gia chú ý đến khía cạnh “động thể” của Đạo, tức khía cạnh dịch lý biến thiên. Trên phương diện này, cuốn DỊCH KINH là nền tảng triết lý giải thích tất cả những hiện tượng luôn luôn xuất hiện và biến dịch trong vũ trụ này.

Những “hào”, tức những nét “gạch” trong Dịch Kinh đều có ý nghĩa tượng trưng ám chỉ sự biến hóa thành muôn hình vạn trạng, không ngừng trong vũ trụ. Khởi đầu là sự giao động của cặp tương đối: ÂM (gạch đứt _ _ ) và DƯƠNG (gạch liền __), rồi cứ thế đắp đổi nhau phối hợp điều hòa mà làm ra 8 “quẻ ba đơn”, 64 “quẻ sáu kép”, tức 384 “hào”.

Cách thức xếp đặt các quẻ (quái từ) cũng giúp ta thấy ý nghĩa của sự biến hóa của cặp Âm-Dương. Nên nhớ: Âm hay Dương, không có đặc tính nhất định, tự tại, tuyệt đối, nhưng ý nghĩa biến đổi tuỳ theo công dụng, tùy sự đối đáp tương đối với các vật khác. Do đó, không có sự vật nào là hoàn toàn Âm, hay hoàn toàn Dương. Bởi vậy, hễ Thái-Dương, thì bắt đầu giảm xuống Thiểu-Dương để trở về Thái-Âm, chẳng hạn, mặt trời (ngày) lúc chính ngọ là cực điểm, thì sau đó bắt đầu trở về chiều tối, về đêm. Khi tới nửa đêm, tức Thái -Âm thì lại quay về ban sáng, Thiểu-Âm, rồi ban trưa, tức Thái-Dương. Cứ xoay vần, vận chuyển mãi mãi như thế theo vòng tròn. Do đó, theo triết lý của Dịch Kinh, thì vũ trụ này tiến hóa không ngừng. Chỉ có một luật của Đạo không hề thay đổi, đó là Luật Phản Phục (Reversal), nghĩa là Luật đó luôn luôn giữ sự Điều Hòa, Trung Hòa:”không thái quá, cũng chớ bất cập”. Đó cũng là Đạo “thường hằng bất biến”. Bởi vậy, nếu muốn sống hạnh phúc, và xã hội an vui, thì con người cũng phải noi theo Luật Trung Hòa của “Đạo”, trong việc tu thân và tiếp nhân xử thế.



2. Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái là gì?

Hai hình này cũng minh chứng cho tư tưởng “DỊCH”. Nhìn cách xếp đặt, phân chia ra hai phần Âm-Dương, và các quẻ Âm-Dương đối đáp nhau, ta sẽ thấy ý niệm về “dịch lý biến thiên” nổi bật lên. Theo truyền thuyết, hình Tiên Thiên Bát Quái, do Phục Hi, vị sáng chế ra Bát Quái (quẻ ba gạch), xếp đặt một cách cân đối lạ lùng. Hình này gần với cách xếp đặt của Hà Đồ. Còn Lạc Thư lại tương quan với Hậu Thiên Bát Quái. Cách xếp đặt của Hậu Thiên Bát Quái khác với Tiên Thiên Bát Quái. Theo truyền thuyết, Văn Vuơng nhà Chu sáng chế ra Hậu Thiên Bát Quái. Văn vương cũng lập ra “Quẻ sáu gạch”, và xây “Tòa nhà Minh Đường”. Nhìn vào Hình của Hậu Thiên Bát Quái, ta thấy đường vận chuyển, tức “Hành” (như Ngũ Hành) của Thái Nhất hay Thái cực ở Trung Cung (Số 5), theo lộ trình này: mỗi lần Thái Nhất đặt xong vị trí cho 4 “quẻ ba đơn”, thì lại về ngự ở Trung Cung: (1) Khảm, (2) Khôn, (3) Chấn, (4) Tốn, về qua Trung Cung (5), rồi tiến sang (6) Kiền, (7) Đoài, (8) Cấn, (9) Li, rồi trở về Trung Cung (10,5). Do đó, ta cách xếp đặt thứ tự các Quẻ như trên, đã tạo nên “hình vuông ma thuật”.(161)

Nói tóm lại, hai Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, với cách xếp đặt tương đối của cặp Âm-Dương và các Quẻ, cốt yếu minh chứng sự Biến Hóa của vạn sự vạn vật thuộc loài tương đối. Vì thế, truyền thuyết cho rằng: Hà Đồ biểu thị cái “Chân Thể” của Âm-Dương trong Hậu Thiên Bát Quái (Hà Đồ vi Hậu Thiên Âm-Dương chi THỂ), còn Lạc Thư biểu lộ cái “Công Dụng” của Âm-Dương trong Tiên Thiên Bát Quái (Lạc Thư vi Tiên Thiên Âm-Dương chi DỤNG).

Toát Lược Mấy Đặc Điểm

1. Chữ Đạo hay đạo thông dụng trong ngôn ngữ Việt-Hoa, theo nghĩa nguyên tự, nghĩa đen, tức là đường đi.

2. Theo nghĩa bóng, nghĩa siêu hình, Nho Gia phân biệt: ĐẠO (chữ hoa) chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, vô hình vô tượng, siêu việt, nguồn gốc của vũ trụ càn khôn; ĐẠO cũng chỉ “đường hướng” của Nguyên Lý đó, bao trùm và làm mẫu mực cho vạn sự vạn vật. Còn “đạo” (chữ thường), chỉ bổn phận, nghĩa vụ luân lý, hay đặc tính của mỗi vật mỗi loài như: “đạo” làm con, phải thảo kính cha mẹ. Ngoài ra, trong Dịch Truyện, mỗi hào, mỗi quẻ được kể là một “đạo”, một “công thức”, tượng trưng cho một vật nào đó.

3. Nguyên Lý Tuyệt Đối ĐẠO, xét về “Thể” (Chân Thể, Bản Thể) tức là “Tĩnh Thể”, thì vượt trên hết mọi loài tương đối, nên không thể suy tư, diễn tả bằng ngôn từ được. Nhưng trí khôn có thể biết được “động thể” của Đạo, khi biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động tương đối, điều hòa, gọi là Âm-Dương.

4. Theo nghĩa siêu hình, Âm hay Dương không phải chỉ một sự vật nhất định là Âm hoặc là Dương, nhưng để chỉ Luật Tương đối, Điều hòa trong vũ trụ luôn biến đổi: khi một vật ở vị thế “Thái-Dương”, thì bắt đầu chuyển sang “ Thái-Âm “ hoặc khi tới “Thái-Âm “, thì lại trở về “Thái-Dương “, cứ xoay vần như thế mãi. Trong Âm đã có “mầm mống” Dương, và trong Dương đã có “mầm mống” Âm. Nhờ Luật điều hòa Âm-Dương mà vạn sự vạn vật được nẩy nở sinh sản.

5. Nho gia chủ trương thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”, cũng là “Nhất Nguyên Luận”, vì cho rằng vạn sự vạn vật đều do một nguồn gốc là Đạo mà sinh ra, theo Luật Tương Đối, Điều Hòa của Âm-Dương. Đạo cũng gọi là Thái Nhất hay Thái Cực.

6. Các triết gia thích dùng những hình ảnh, họa đồ, con số.. như: Hà Đồ, Lạc Thư, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh, nhà Minh Đường… để diễn tả cái cấu trúc, cách bố trí Điều Hòa, Hòa Hợp của vũ trụ, theo Luật Trung Hòa, “đừng thái quá, chớ bất cập”.

7. Do đó, nếu muốn sống hạnh phúc, an cư lạc nghiệp, thì con người phải bắt chước, noi theo Luật Trung Hòa. Hòa Hợp của ĐẠO. Vì thế mới có thuyết “Thần Nhân tương dữ”, và các thuyết như: Mục đích luận, Duy cơ luận, …

8. Ngũ Hành, theo nghĩa siêu hình, để chỉ những “đạo”, những thế lực vô hình điều khiển sự vận chuyển xoay vần của vũ trụ, một cách điều hòa. Nguyên Lý Tuyệt Đối, chính là ĐẠO (Thái Cực)phát sinh ra các hiện tượng, các mùa trong trời đất.

9. Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh là những luật lệ. mệnh lệnh của Trời ban cho các bậc đế vương phải tuân giữ, để thay Trời cai trị và đem lại an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Nếu làm trái Thiên Mệnh, thì các tai họa sẽ xẩy tới.

10. Nho giáo chủ trương triết lý “Dịch”, nghĩa là vũ trụ vạn vật luôn biến hóa. ĐẠO (THÁI CỰC) thì “thường hằng bất biến”, mà lại là nguồn gốc của mọi “biến hóa”, sinh động trong vũ trụ. Bởi vì, khi “động thể” của Đạo biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động, theo luật Âm-Dương điều hòa, thì muôn vật muôn loài được sinh hóa.

11. Nho gia chú trọng về mặt “động thể”, tức biến hóa của Đạo (Thái Nhất, Thái Cực), nên dùng những hình đồ hay biểu tượng như Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Ngũ Hành…, để diễn tả tư tuởng về biến hóa: “dịch lý biến thiên”.



ĐOẠN II . Quan Niệm “Đạo” Của Lão-Trang

Như đã trình bày ở trên, các bậc danh nho từ Khổng Tử, Mạnh Tử… đến Chu Hi, Vương Dương Minh…, đều dùng chữ “Đạo” để chỉ “Thái Cực” (Thái Nhất). Lão Tử, Trang Tử… thuộc Lão Giáo cũng dùng danh từ “Đạo” để chỉ Nguyên Lý thuần nhất của vũ trụ, nhưng hai ý niệm về “Đạo” có phần khác nhau.

Các đạo gia (Lão Giáo) cho rằng nho gia chỉ biết “lề lối chế độ” cụ thể, chứ không biết gì tới Nguyên Lý tiềm ẩn. Vả lại, các nho gia chú trọng về phương diện “động thể” của Đạo biểu lộ ra ngoài vũ trụ, còn phần “chân thể”, bản thể, thì không đề cập tới vì cho rằng quá cao siêu, mầu nhiệm, không thể hiểu được!

Trong Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, môn phái gọi là “Danh gia” (School of Names) phân biệt: một là “Hình nhi hạ học”, tức là nghiên cứu, học hỏi về những sự vật “dưới hình tượng”, nghĩa là những vật cụ thể mà giác quan có thể cảm giác, có thể tưởng tượng được, như vũ trụ hiện ta đang thấy bây giờ. Đó là thế giới tương đối ta có thể quan sát, diễn tả, suy nghĩ và “đặt tên” cho mỗi vật như: mặt trời, cái bàn, cái ghế… Đó là thế giới “Hữu Danh”. Cũng thuộc về thế giới này, kể cả những ý niệm trừu tượng như cộng tướng (Universals), và các tư tưởng mà trí khôn loài người có thể suy luận ra được. Tuy các ý niệm không có hình tượng, nhưng vẫn thuộc thế giới “Hữu Danh”, vì ta vẫn có thể đặt tên cho mỗi ý niệm đó, chẳng hạn: lòng từ bi, đức bác ái, sự tàn ác… Trái lại, đối với chân lý thuộc “Hình nhi thượng học”, nghĩa là “ở trên hình tượng”, tức là thuộc thế giới tuyệt đối, vượt lên trên khả năng của lý trí nhân loại, thì ta không thể suy tư, không thể dùng danh từ, hay ý tưởng gì mà diển tả được. Không thể lấy những danh từ, tư tưởng do kinh nghiệm về thế giới hữu danh, hữu hình, “tương đối”, mà áp dụng cho thế giới tuyệt đối được. Đó là quan niệm “Đạo”, siêu việt, huyền bí của Lão Tử. Sau đây, ta sẽ bàn về những điểm như: Đạo là “Vô Danh”, là “Vô”, là “ Một”, là” Thường”, Đạo và Đức là gì?



A. Đạo Là Vô Danh

ĐẠO của Lão-Trang là “VÔ DANH”. Đối với Lão Tử, ĐẠO là một Nguyên Lý thuần nhất, “huyền bí trên mọi huyền bí”, nên không thể dùng một ý tưởng hay một danh từ nào mượn ở thế giới tương đối, hữu hình này, để diễn tả cái Tuyệt Đối, vì thuộc thế giới khác, siêu việt. Ngay việc dùng chữ “ĐẠO” để tạm gọi Nguyên Lý đó, thì cũng là điều gượng gạo, “bất đắc dĩ” mà thôi. Đó chỉ là kiểu “nói xuông”, không giống như khi ta dùng danh từ cái “bàn” để chỉ một đồ vật là cái bàn. Bởi vậy, mới có kiểu nói: ĐẠO là “Vô danh”, vì nếu Đạo có tên gọi như mọi vật khác, thì Đạo không còn là Đạo nữa! Tại sao? Vì Đạo thuộc “Tuyệt Đối”, vô cùng KHÁC với vạn sự vạn vật trong thế giới tương đối, hữu hình này. Tuy là “Vô Danh”, nhưng Đạo là nguồn gốc phát sinh mọi vật mọi loài “hữu danh”. Đạo luôn hằng cửu, không bao giờ mất. Dưới đây là nguyên bản lời phát biểu về Đạo của Lão Tử, trong những dòng chữ đầu của sách “Đạo Đức Kinh”:

1. Đạo khả đạo, phi thường Đạo

2. Danh khả danh, phi thường Danh

3. Vô Danh, thiên hạ chi thủy

4. Hữu danh, vạn vật chi mẫu



Giải Nghĩa

1. Đạo khả đạo, phi thường Đạo: “Đạo” mà có thể dùng “lời nói” để “nói “ ra được, thì không còn là Đạo Tuyệt Đối, “thường hằng bất biến”, không hề thay đổi nữa! ( chú ý: ở đây, Lão Tử “chơi chữ”: chữ Đạo thứ nhất ám chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, chữ “đạo” thứ hai có nghĩa là lời nói (như đàm đạo, huấn đạo…chữ “Đạo”, đồng âm dị nghĩa). Tại sao? Vì Đạo là Tuyệt Đối, nên vượt lên trên hết mọi loài thụ tạo, tức là loài tương đối. Do đó, ta không thể dùng những tên gọi thông thường của những loài thụ tạo, tương đối, để gọi Tuyệt Đối được, vì làm như vậy là hạ giá Tuyệt Đối xuống hàng tương đối. Mặt khác, ta cũng không thể nói được “chân thể” của Đạo là gì. Bởi vì, nếu nói Đạo là “sống”, thì sống tất nhiên có “chết”, theo lẽ tương đối đi theo nhau. Như vậy, Đạo cũng “chết” nữa hay sao? Nếu nói Đạo là lớn lao, thì lớn tất nhiên có nhỏ, tương đối đi theo. Vậy Đạo lớn bao nhiêu, nhỏ bao nhiêu, rất khó mà biết được! Cho nên, Đạo Tuyệt Đối thì không thể dùng lời nói ra được, và trí khôn hạn hẹp của loài người cũng không thể suy tưởng được!(162)



2. Danh khả danh, phi thường Danh: Tất cả những vật, những loài trong thế giới tương đối này đều có một tên gọi để chỉ vật ấy như: ngọn núi, cái bàn, cái ghế… Những danh từ đó không thể dùng để chỉ Nguyên Lý Thường Hằng Bất Biến, vì Tuyệt Đối, vượt trên mọi loài tương đối. Như vậy, tại sao còn dùng danh từ “Đạo” để gọi Nguyên Lý Tuyệt Đối ? Đúng lý ra, ngay cả chữ “Đạo” cũng không được dùng. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải dùng, thì nên hiểu rằng: đó là việc bất xứng, và bị “cưỡng ép” mà thôi!

3. Vô Danh, thiên hạ chi thủy: vì mọi vật, mọi loài thuộc thế giới tương đối, nên đều có tên gọi. Đạo không phải là một sự vật thuộc loài tương đối, nên Đạo là “Vô Danh”. Từ buổi nguyên sơ, khi vũ trụ còn là một khối hỗn mang, mờ mịt, mông lung, thì Đạo đã có rồi. Đạo vốn hằng có trước sự xuất hiện của loài tương đối, trước mọi hình thể, mọi danh xưng và mọi tiếng nói. Tuy Đạo Tuyệt Đối là “Vô Danh”, nhưng lại là nguyên thuỷ sinh ra mọi loài tương đối, “hữu danh”.

4. Hữu danh, vạn vật chi mẫu: Bởi vậy, tuy Đạo Tuyệt Đối là “Vô Danh”, “Vô Hình, Vô Tượng”, nhưng lại là “đầu”, là căn nguyên sinh ra các loài “hữu danh”, “hữu hình”. Khi những loài thụ tạo xuất hiện, thì mỗi loài mỗi vật đều có hình, có tên gọi, theo luật tương đối, nghĩa là: nếu nói được một, tất có hai, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vận vật, hình hình sắc sắc, thiên hình vạn trạng… Đạo chính là “Mẹ” của muôn loài tương đối, hữu danh vậy!(163)



B. Đạo Là “Vô”

Các đạo gia Đông phương thích dùng phương pháp suy luận “phủ định” (via negativa) như: Vô, Vô-Vô, Không-Không… để biểu lộ tính chất siêu việt, tuyệt đối, huyền bí của Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Thái Cực, hay Đạo.



1. Cõi Tuyệt Đối và Thế giới Tương Đối

Trước hết, có một cõi siêu việt, vô thinh, vô hình, vô sắc…, theo “Hình nhi thuợng học”. Đó là một thế giới tuyệt đối, không thể dùng một danh từ nào để diễn tả, vì vượt trên mọi ý niệm, tưởng tượng, suy tư của loài thụ tạo, thuộc thế giới tương đối, theo “Hình nhi hạ học”, vì có hình sắc, có đối đãi nhau như: sáng-tối, nóng-lạnh,… có-không, tốt-xấu, thiện-ác…, trong-ngoài, trên-dưới, tĩnh-động… Thế giới tương đối này cũng gọi là Nhị Nguyên Luận (dualism) vì hai yếu tố đối đáp, tương quan với nhau, hễ có nóng thì đối lại là lạnh.

Tuyệt Đối phải vượt lên trên tất cả các cặp tương đối nhị nguyên đó, tức là phải vượt ra ngoài mọi hiện tượng, mọi cảm giác ở ngoại giới, lại cũng cần loại bỏ mọi ý thức, suy tưởng, vì những giao động ước muốn đó cũng là những hiện tượng của tinh thần trong nội giới. Không thể dùng lý trí mà so sánh hay tìm hiểu Tuyệt Đối được, nhưng chỉ có thể biết bằng cảm nghiệm riêng, bằng cách hiện thật nơi bản thân. Đó gọi là kinh nghiệm thần bí (mystic).

ĐẠO vốn Vĩnh Cửu, vì vượt không-thời gian, lại Tuyệt Đối Siêu Việt, không thể diễn tả được, nhưng là Nguyên Thuỷ sinh ra vạn sự vạn vật, vạn hữu. Vì thế, Lão Tử “tạm gọi” Tuyệt Đối là ĐẠO, hay “VÔ” như trong chương 40, sách Đạo-Đức-Kinh:

“ Muôn vật trong trời đất sinh ra từ cái Có, cái có sinh ra từ Không” (Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu, hữu sinh ư VÔ)”, “hữu sinh ư VÔ” hay “hữu sinh ư ĐẠO”, cũng giống nhau.

2. “VÔ” là “ĐẠO”

“ĐẠO là VÔ”, chữ VÔ ở đây, không có nghĩa là: hoàn toàn trống rỗng, là “không có gì hết”, là “vô thần” hay “chết là hết”… Nếu “Vô”là “không có gì hết” (Nothing) thì làm sao sinh ra vạn sự vạn vật được? Bởi vậy, phải hiểu ý nghĩa chữ “VÔ” ở đây cũng giống như ý nghĩa chữ “VÔ DANH”. Vì ĐẠO là huyền bí vô cùng, siêu việt tuyệt đối, nên lý trí không thể hiểu biết hay dùng chữ nào thuộc tương đối mà đặt tên được! Do đó, để bảo toàn tính chất tuyệt đối của ĐẠO, nên các đạo gia “tạm gọi” là “VÔ”. Nói là “tạm gọi”, vì đúng lý ra, ngay những chữ như “Đạo” và “Vô” cũng không được dùng nữa, vì tất cả đều thuộc thế giới tương đối. Nếu nói “vô” (không) thì lại đối đáp với “hữu” (có). Thực ra, ĐẠO vượt lên trên cả “có” lẫn “không” (thuộc loài tương đối). Như ý nghĩa câu nói: “ĐẠO ẩn mà chưa lộ hình, đó gọi là VÔ vậy” (Đạo ẩn nhi vị hình, cố vị chi Vô). Tóm lại, nếu các triết gia thích dùng cách phủ định để chỉ Chân Lý Tuyệt Đối là “VÔ”, thì muốn nói trong thế giới thụ tạo, tuơng đối này chẳng có (vô) vật nào, chữ nào, ý tưởng nào xứng đáng để diễn tả về ĐẠO, dầu cố gắng tới đâu, cũng “không” hiểu biết được ĐẠO. Do đó, chữ “VÔ” ở đây phải hiểu là “không có vật tương đối” nào có thể sánh ví, chứ không phải là “không có Nguyên Lý Tuyệt Đối”, là “vô Thần”, như một số người lầm tưởng.(164)



3. THỂ (TĨNH) và DỤNG (ĐỘNG) là gì?

Khi nói đến ĐẠO, các đạo gia, nhất là Lão Tử luôn ám chỉ hai ý nghĩa hay hai phương diện của Đạo ấy: một mặt là phần “Thể” hay “Tĩnh”, và mặt khác là phần “Dụng” hay “Động”. Phần “Thể” hay “Tĩnh” thuộc Hình Nhi Thượng, ta không thể biết được bản thể huyền bí của Đạo như thế nào. Do đó, tạm dùng chữ “Vô”, theo nghĩa câu “Vô Danh thiên địa chi thuỷ”: từ đầu hết (vô thuỷ) đến lúc trời đất xuất hiện, tạm gọi là “Vô”, vì trong thời kỳ mông lung đó, không có ý niệm, hình ảnh, hay danh từ nào mà diễn tả. Nhưng khi phần “Dụng” hay “Động” của Đạo chợt phát hiện, thì vạn sự vạn vật bắt đầu “có” mặt trong thế giới hữu hình, và sinh sôi nẩy nở, chia ra các thứ loại, theo nghĩa câu: “Hữu danh vạn vật chi mẫu”.

Bởi vậy, “có” với “không”, “vô” với “hữu”, để chỉ hai phương diện của Một Thực Thể Thuần Nhất, Tuyệt Đối là Đạo mà thôi! “Thiên hạ muôn vật trong trời đất sinh ra tự cái “có”, cái “có” sinh ra tự cái “Không”, “có” và “không” đều xuất phát tự cái lớn lao “Vô Cực”, cái “sâu kín khôn lường”, cái mà ta gọi là mầu nhiệm (Huyền) trên hết mọi mầu nhiệm, đó là ĐẠO. Trong Đạo Đức Kinh, chương 1 có câu: “Hai cái ấy (có-không) đều do một nơi sinh ra mà tên khác nhau, đều bảo là sâu kín mờ mịt. Sâu kín lại càng sâu kín thêm, ấy là cửa phát ra mọi biến hóa khôn lường của sự vật” (Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi Huyền, Huyền chi hựu Huyền, chúng diệu chi môn).

“Tuy chia ra “có” và “không”, “Thể” và “Dụng” để làm đối tượng cho hai môn học: Triết lý Siêu hình và Khoa học Thực nghiệm, nhưng hai cái cùng do một nguồn gốc “ĐẠO” mà phát sinh ra. Ta biết: Lão Tử nhấn mạnh đến phần “Thể” của Đạo, tức “VÔ”, tức “Tĩnh”, siêu hình, huyền bí; còn Khổng Tử thì chú trọng đến phần “Dụng”, tức “Động” của Đạo. Nhưng Tĩnh là gốc của Động, vì thế Lão Tử chăm lo phần gốc mà coi nhẹ cái ngọn”.(165)



4. “VÔ VI” là gì?

Để giải nghĩa sự quan trọng của Vô, Lão Tử dùng nhiều cách sánh ví để minh chứng sự lợi ích của cái “không”. Trong chuơng XI, đại ý viết: Bánh xe, nhờ chỗ “trống không” ở giữa, mới xuyên qua được cái trục, nhờ thế mà xe lăn được. Chén bát “có rỗng” ở giữa mới chứa đựng được. Nhà “có trống” mới dùng làm chỗ để ở được. Do ba ví dụ trên mà suy diễn ra, mọi đồ vật như báng xe lăn, chén bát, nhà, có thể dùng được đều nhờ ở chỗ “trống không”. ĐẠO là VÔ, vô hình vô tượng, thế mà trời đất vạn vật đều bởi ĐẠO mà ra: “Hữu sinh ư Vô”. Cái “không” của ĐẠO có một cái “Dụng” rất lớn lao.

Đối với Lão Tử, ĐẠO là VÔ, nghĩa là Thanh Tịnh “VÔ VI”, như “không làm” gì cả, nhưng kỳ thực không có gì mà không do cái làm của nó mà ra (Vô Vi nhi vô bất vi). ĐẠO chí Tĩnh mà cũng chí Động. Đạo “Vô Vi”, “bất tranh”, không làm, không tranh giành, vậy mà không có gì tranh được nó hay thắng được nó (bất tranh nhi thiện thắng). Một hình ảnh làm ví dụ: Cái quả lắc của đồng hồ chạy đều đặn từ phải qua trái rồi lại từ trái qua phải, không thái quá, không bất cập, không ở luôn một bên, là nhờ có trục “vô hình” ở giữa giữ quân bình. Đường vô hình này tượng trưng cho “ĐẠO”, tức “Trung Đạo”, tuy không thấy chuyển động gì cả (chí Tĩnh), không làm gì (Vô Vi), nhưng kỳ thực nó là động cơ của tất cả mọi biến động, vì nó giữ sự quân bình, TRUNG HÒA cho hai lực lượng đối chọi nhau Âm-Dương được điều hòa qua đi, trở lại. Vì thế gọi: “ĐẠO” “không làm gì”, nhưng thực ra không cái gì là “Nó" không làm (chương 37, Đạo Đức Kinh:"Đạo thường vô vi nhi vô bất vi"). ĐẠO sáng tạo ra vạn vật và phú bẩm cho mỗi vật các đức tính tự nhiên. Do đó, tuy ĐẠO không làm, nhưng để cho mỗi vật làm theo khả năng bẩm sinh, cách hồn nhiên,(như trẻ con), không gượng ép, giả tạo, giả hình, nhân tạo.(166)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương